Tuần 25 - Tiết 99
Ngày soạn
Ngày dạy
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh
- Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình
- Nâng cao lòng yêu quí quê hương
II. Chuẩn bị:
- GV: soạn giáo án, tìm tư liệu
- Hs: Tìm tư liệu, có điều kiện quan sát ghi nhận
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Kiểm tra lí thuyết: Nêu yêu cầu đối với người viết khi giới thiệu một danh lam thắng cảnh
Kiểm tra tư liệu của hs theo đề tài và bố cục đã phân công
3. Tiến trình các hoạt động
Tuần 25 - Tiết 99 Ngày soạn Ngày dạy CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh - Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình - Nâng cao lòng yêu quí quê hương II. Chuẩn bị: GV: soạn giáo án, tìm tư liệu Hs: Tìm tư liệu, có điều kiện quan sát ghi nhận III. Tiến trình lên lớp Ổn định Kiểm tra lí thuyết: Nêu yêu cầu đối với người viết khi giới thiệu một danh lam thắng cảnh Kiểm tra tư liệu của hs theo đề tài và bố cục đã phân công Tiến trình các hoạt động Hoạt động của thầy, trò Nội dung ghi * Hoạt động 1: Học sinh thảo luận theo tổ để thống nhất một dàn ý chung theo đề tài đã cho * Hoạt động 2: Giáo viên tổng kết bổ sung, đưa ra dàn ý chung nhất * Hoạt động 3: Gọi 2 em đọc bài, gv nhận xét, cho điểm Đề 1: Thuyết minh khu di tích Nguyễn Đình Chiểu I. MB: Giới thiệu sơ lược về NĐC và khu di tích của ông II. TB: 1. Vị trí địa lí: Ngày 3/7/1888 sau cơn bệnh nặng cụ qua đời hưởng thọ 66 tuổi, được an táng tại ấp 3 xã An Đức- Ba Tri Bến Tre, trên phần đất của người học trò thân tín là cụ Nhứt Xược 2. Lịch sử hình thành - Trước 1958 mộ cụ NĐC và vợ là Lê Thị Điều chỉ là nắm đất xung quanh ghép đá ong, 1958 Ngô Đình Diện để lừa mị đồng bào đã cho trùng tu bằng xi măng, nâng nền cao hơn, dựng chung một tấm bia mộ ở phía trên đầu. Năm sau cải táng mộ Sương Nguyệt Anh từ xã Mỹ Nhơn về nằm cạnh, 1972, chính quyền Sài Gòn cho xây dựng đền thờ gần mộ cụ. - Năm 1990 được Bộ TTVH công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, đầu tư trùng tu lại đền thờ cũ và xd rào bao bọc với diện tích 5600m2 - 1999, BTTVH và tỉnh Bến Tre đầu tư xây dựng đền thờ mới, khởi công ngày 1/7/2000 và khánh thành ngày 1/7/2002, kinh phí Bộ TTVH cấp 5.7 tỷ, Bến Tre đầu tư 1.2 tỷ. Tổng trị giá công trình 6.9 tỷ, diện tích 13.000 m2 3. Kiến trúc, cảnh quan - Bên ngoài+ khu di tích NĐC là một loại hình kiến trúc đặc biệt mang tính tư tưởng văn hoá cao. Theo tác giả công trình hình tròn với 3 tầng mái tượng trưng cho “ba lần trí thức”: dạy học, làm thúôc, viết văn + Nhà bia với hai tầng mái tượng trưng cho 2 công trạng nổi bật: Một là “Công đầu trong thơ văn yêu nước” Hai là “Bước nhảy vọt trong văn học dân gian + Đối với người mang tính triết lý kinh dịch phương Đông thì cho rằng mặt bằng đền thờ và các phần mái mô phỏng theo biểu tượng âm dương: “Lưỡng nghi, từ tượng bát quái, thập nhị địa chi” Còn đối với người nghệ sĩ lãng mạng cho rằng hình tròn và những nét cong lượng hoà quyện cùng hoa văn đuôi mái như nét bút, hồn thơ của một nhà thơ yêu nước - Nội thất đền thờ + Tượng NĐC bằng đồng nặng 1.2 tấn, lư hương, chân đèn, cặp hạc cũng bằng đồng thau + Bốn liễu áp cột khắc 2 câu thơ: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà - Và 2 câu đối Nhân nghĩa sánh ngời vầng nhật nguyệt Văn chương tỏ rạng ánh sao khuê + Hai mảng phù điều Bên trái: Miêu tả cảnh cụ NĐC đọc bài Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong tại chợ đập (Ba Tri) năm 1883 Bên phải: miêu tả trận đánh đồng tiêu của người giáo làng Phan Ngọc Tòng lãnh đạo nghĩa binh bằng những vũ khí thô sơ đánh Pháp tại Giồng Gạch (An Hiệp) khi chúng hành quân lấn chiếm Ba Tri vào đêm 17/11/1868 III. Kết bài: Vị trí của khu di tích lịch sử NĐC đ/v người Bến Tre và nhân dân cả nước * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Tìm tư liệu thuyết minh về quần thể tượng đài Đồng Khởi ở công viên TXBT - Soạn Hịch tướng sĩ. Học “Chiếu dời đô”
Tài liệu đính kèm: