Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - GV: Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - GV: Nguyễn Văn Hà

Tiết 97-98 HỊCH TƯỚNG SĨ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.

 - Biét vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu tham khảo.

 - HS: Đọc kĩ văn bản, xem lại khái niệm thể Hịch đã học ở phần tự chọn, trả lời câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - GV: Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 25
Tiết 97-98: Hịch tướng sĩ
Tiết 99: Hành động nói
Tiết 100: Trả bài TLV số 5
Ngày soạn: 20 / 2 /09
Tiết 97-98 HỊCH TƯỚNG SĨ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 - Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.
 - Biét vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.
B. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu tham khảo.
 - HS: Đọc kĩ văn bản, xem lại khái niệm thể Hịch đã học ở phần tự chọn, trả lời câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hiểu Chiếu là gì?
 - Trong Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nêu lí do dời đô là gì? Lập luận trong Chiếu dời đô như thế nào? 
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tháng 9-1284, trong cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn công bố bài Dụ chư tì tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) để kích động tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền, kêu gọi họ ra sức học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NDHĐ CHÍNH
A Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
-Đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc.
-Dựa vào chú thích, nêu hiểu biết của em về TQT?
-So sánh Chiếu và Hịch?
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
-Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính mỗi đoạn? 
-Gọi HS đọc đoạn 2.
-Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả ntn?
-Nêu dẫn chứng:1277, Sài Xuân đi sứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước. 1281, Sài Xuân lại đi sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cung Dương Minh, quân sĩ ngăn lại, hắn dùng roi đánh toạc cả đầu.Vua sai TQKhải ra đón, hắn nằm khểnh không dậy.
-Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để lột tả tội ác của giặc?
-Qua đó, TQT đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?
-Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQT thể hiện qua thái độ, hành động gì? 
-Vị chủ tướng nói lên nỗi lòng của mình sẽ có tác động ra sao đối với tướng sĩ?
-Gọi HS đọc đoạn 3.
-Đoạn này có mấy ý? Đó là những ý nào?
-Mối quan hệ an tình giữa TQT với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ?
-Mối quan hệ ân tình ấy đã khích lệ đến tướng –sĩ ntn? 
-Sau khi nêu mối ân tình chủ soái - tướng sĩ, TQT phê phán những thái độ, hành động sai trái gì của tướng sĩ? Hậu quả được hình dung ntn? 
-Hãy nhận xét về cách nói, giọng điệu ở đoạn văn này? Tác giả sử dụng một loạt kiểu câu gì? Tác dụng?
-Sau khi phê phán nghiêm khắc, TQT chỉ bảo các tướng sĩ những gì? Nhằm mục đích gì?
-Nghệ thuật lập luận của 2 đoạn văn có gì đáng chú ý?
-Kết thúc bài hịch TQT khẳng định điều gì? Phân tích nghệ thuật lập luận ở đoạn kết?
C. Hoạt động 3: Tổng kết.
Hãy thảo luận để tìm xem TQT đã triển khai lập luận ntn qua bài hịch?
-Hãy lập lược đồ kết cấu của lập luận ấy?
-Tư tưởng cốt lõi của bài hịch là gì? 
-Nêu cảm nhận về lòng yêu nước của TQT?
-Tổng kết.
I.Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
-Đọc văn bản.
-Đọc chú thích.
-Trình bày hiểu biết về TQT.
-Đọc chú thích về hịch.
-Thảo luận để rút ra nhận xét:
 +Giống: thể văn nghị luận dùng để ban bố công khai, có kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
 +Khác: Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh còn hịch để cổ vũ, kêu gọi, nhằm động viên, khích lệ tinh thần.
II. Đọc – hiểu văn bản. 
*Xác định bố cục: 4 đoạn.
 +Từ đầu...tiếng tốt:Nêu những gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách.
 +Tiếp...vui lòng: kể rõ tội ác của giặc với lòng căm thù cao độ.
 +Tiếp...có được không?:Phân tích phải, trái, làm rõ đúng sai.
 +Phần còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, kích lệ tinh thần chiến đấu. 
*.Tìm hiểu văn bản.
-Đọc đoạn 2.
-Kẻ thù tham lam, tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét của của kho, hung hãn, ngang ngược. 
-Hình ảnh ẩn dụ.
-Lời hịch đã khơi gợi ý thức dân tộc và lòng căm thù giặc sâu sắc.
-TQT mất ăn, mất ngủ, đâu đớn tột cùng. Ông uất ức, căm tức, sẵn sàng xả thân để rửa mối nhục cho nước.
-TQT đã là một tấm gương yêu nước bất khuất, có tác dụng động viên rất lớn đối với tướng sĩ.
-Đọc đoạn 3.
-Đoạn văn có 3 ý:
 +Mối ân tình giữa TQT vpới tướng sĩ dựa trên 2 quan hệ: quan hệ chủ -tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ. Quan hệ chủ tướng đã khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, còn quan hệ cùng cảnh ngộ lại khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung , khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo ua tôi cũng như đối với tình cốt nhục.
-Đọc đoạn 3. 
-Phê phán những thú vui, những cách sống tầm thường, thái độ bàng quan trước vận mệnh TQ gây tai họa khôn lường.
-Thảo luận: Giọng văn khi nghiêm khắc (có tính chất sĩ mắng, mỉa mai, chế giễu), có khi lại chân thành, tình cảm (bày tỏ thiệt hơn) khiến tướng sĩ cảm thấy xấu hổ mà tránh xa, từ bỏ. 
-Nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo luyện tập binh thư để quyết chiến, quyết thắng giặc Mông-Nguyên xâm lược.
-Thảo luận:
 +Cấu trúc lập luận giống nhau: Những biểu hiện - hậu quả (hiệu quả).
 +Cấu trúc đối xứng, đối lập về lời, về câu, về cách mở đầu, kết thúc, đối lập về ý, về tư tưởng.
 +Nghệ thuật so sánh tương phản, điệp từ, điệp ý tăng tiến. 
-Đọc đoạn kết.
-TQT vạch ra 2 con đường chính - tà, vinh - nhục, sống – chết với thái độ dứt khoát, cương quyết để thuyết phục tướng sĩ., động viên tới mức cao nhất ý chí chiến đấu của mọi người.
III.Tổng kết.
-Thảo luận để tìm xem TQT đã triển khai lập luận ntn qua bài hịch:
+Khích lệ ý chí lập công, xả thân vì nước bằng gương các trung thần, nghĩa sĩ.
 +Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước,
 +Khích lệ lòng trung quân, ái quốc và lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng cảnh ngộ. 
 +Khích lệ lòng tự trọng, trách nhiệm của mỗi người khi nhận rõ đúng sai. 
 -Tư tưởng quyết chiến, quyết thắng.
-Nêu cảm nhận cá nhân.
-Đọc ghi nhớ.
I.Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
1.Tác giả: Trần Quốc Tuấn, anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên vào thời nhà Trần ở thế kỉ XIII.
2.Thể hịch: (SGK)
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Bố cục: Bốn phần.
2. Phân tích:
 a/Vạch trần tội ác tham tàn, bạo ngược của quân xâm lược Mông – Nguyên bằng hình ảnh ẩn dụ để khích lệ ý thức và lòng căm thù giặc của tướng sĩ.
 b/Mối quan hệ ân tình, nghĩa tình:
 +Quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ.
 +Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ.
c/Phê phán các hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của tướng sĩ:
-Việc làm tưởng như nhỏ nhặt nhưng hậu quả khôn lường.
-Cách nói đa dạng, nghệ thuật so sánh tương phản, điệp từ, điệp ý tăng tiến. 
-Khuyên tướng sĩ nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược.
.
d/Đoạn kết:
-Vạch rõ hai con đường Sống - chết, vinh - nhục để thuyết phục.
-Thái độ dứt khoát: Không chấp nhận kẻ bàng quan.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ/SGK
 D. Hoạt động 4:
 *Dặn: Đọc kĩ bài hịch.
 Giải BT 2/61.
 Soạn Nước Đại Việt ta. 
Ngày soạn: 24 / 2 /09
Tiết 99 	HÀNH ĐỘNG NÓI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài
 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình
B. CHUẨN BỊ
- GV : Chấm bài, nhận xét ưu khuyết điểm , tìm lỗi diễn đạt phổ biến để sửa cho HS. Thống kê điểm.
 - HS : Học sinh đọc bài làm, đọc kĩ bài làm, xem các lỗi GV đã chỉ ra và chữa lỗi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2. Bài mới : 
* Đề và tìm hiểu đề:
 HS chọn một trong hai đề sau:
 Đề 1 : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở thành phố Đà nẵng
 Đề 2: Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ) một đồ chơi mang bản sắc Việt Nam( diều giấy, lồng đèn hoặc thuyền giấy...) 
A. Tìm hiểu đề :
 - Thể loại : Văn thuyết minh
 - Đối tượng: + Một danh lam thắng cảnh ở thành phố Đà nẵng ( Ngũ hành sơn, Sơn trà, Bà nà...).
B Phương pháp thuyết minh : Vận dụng 6 phương pháp đã học về phương pháp thuyết minh
C. Hình thức : Bố cục ba phần rõ ràng. Chữ viết sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt.
Ngày soạn: 24 / 2 /09
Tiết 96 TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài
 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình
B. CHUẨN BỊ
- GV : Chấm bài, nhận xét ưu khuyết điểm , tìm lỗi diễn đạt phổ biến để sửa cho HS. Thống kê điểm.
 - HS : Học sinh đọc bài làm, đọc kĩ bài làm, xem các lỗi GV đã chỉ ra và chữa lỗi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2. Bài mới : 
* Đề và tìm hiểu đề:
 HS chọn một trong hai đề sau:
 Đề 1 : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở thành phố Đà nẵng
 Đề 2: Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ) một đồ chơi mang bản sắc Việt Nam( diều giấy, lồng đèn hoặc thuyền giấy...) 
A. Tìm hiểu đề :
 - Thể loại : Văn thuyết minh
 - Đối tượng: + Một danh lam thắng cảnh ở thành phố Đà nẵng ( Ngũ hành sơn, Sơn trà, Bà nà...).
B Phương pháp thuyết minh : Vận dụng 6 phương pháp đã học về phương pháp thuyết minh
C. Hình thức : Bố cục ba phần rõ ràng. Chữ viết sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt.

Tài liệu đính kèm:

  • doc25.doc