Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 - Trường THCS Phúc Sơn

Tiết 93

 HỊCH TƯỚNG SĨ

 ( Trần Quốc Tuấn )

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần y/n, ý chí quuyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sôi sục thời Trần ở thời điểm dt ta chuẩn bị cuộc k/c chống giặc Mông - Nguyên x/l lần thứ 2.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điểm tích, điển cố trong VBNL trung đại

3. Thái độ:

 - Tình yêu, niềm tự hào về đất nước.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02 /2011
Ngày giảng :
8a : ...
8b : .........
Tiết 93
 Hịch tướng sĩ
 ( Trần Quốc Tuấn )
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức :
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần y/n, ý chí quuyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ. 
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sôi sục thời Trần ở thời điểm dt ta chuẩn bị cuộc k/c chống giặc Mông - Nguyên x/l lần thứ 2.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điểm tích, điển cố trong VBNL trung đại
3. Thái độ :
 - Tình yêu, niềm tự hào về đất nước.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	1. GV: SGK, SGV
	2. HS: đọc và tìm hiểu bài
III. Tiến trình bài dạy
	1.ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra (15'): 
 	a. Đề bài:
	Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn.
b. Đáp án, biểu điểm:
	Nội dung và nghệ thuật văn bản "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn.
 	*) Nội dung: 5 điểm
	- Thể hiện quyết tâm dời đô của Lí Công Uẩn.
	- Thể hiện khát vọng của Lí Công Uẩn và của nhân dân Đại Việt về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường.
	- Thể hiện khí phách, ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
	*) Nghệ thuật:5 điểm
	- Sử dụng những câu văn biền ngẫu, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm.
	- Kết cấu chặt chẽ. Cách lập luận giàu sức thuyết phục.
	- Kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'): GV giới thiệu khái quát tác giả Trần Quốc Tuấn và bài Hịch tướng sĩ.
3. Bài mới: 
Hoạt động của gv của và hs
Nội dung
HĐ1. Giới thiệu tác giả tác phẩm ( )
- HS đọc phần chú thích (SGK T. 58)
- GV: Em hãy tóm tắt những nét chính về tác giả Trần Quốc Tuấn?
- GV: Thế nào là hịch?
- HS: Hịch là thể văn nghị luận thời xưa...
- GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài "Hịch tướng sĩ"?
- HS: Trước khi xảy ra cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai
- GV: Nêu mục đích của bài hịch?
- HS: Khích lệ tướng sĩ học tập sách binh thư yếu lược, thức tỉnh lòng yêu nước căm thù giặc, đồng thời cổ vũ tinh thần hăng say luyện tập quân sự, sẵn sàng chiến đấu quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược
HĐ2. Đọc và hiểu chú thích ( )
- Hướng dẫn đọc: giọng rõ ràng, cuốn hút, có sức thuyết phục
- GV đọc - Gọi HS đọc - Nhận xét
( giải nghĩa một số chú thích khó)
HĐ3. Tìm hiểu văn bản ( )
- GV: Nêu bố cục bài hịch?
- HS: Bốn phần.
+P1: Từ đầu -> “tiếng tốt” : Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách.
+ P2: Tiếp -> “vui lòng”: Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
+ P3: Tiếp -> “được không?” : Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
+ P4: Còn lại: Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
- HS đọc đoạn đầu của bài hịch.
- GV: Mở đầu bài hịch tác giả nêu vấn đề gì?
- HS: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách
- GV: Gương các trung thần nghĩa sĩ mà tác giả đưa ra là những ai?
- HS: Kỉ Tín, Do Vu, Thần Khoái, Kính Đức...
- GV: Nhận xét của em về cách đưa những tấm gương trong sử sách?
- HS: Vừa là tướng sĩ cao cấp vừa là những bề tối xa. Có gương đời xưa như thời Xuân Thu, Chiến Quốc, lại có tấm gương rất gần thời Tống, Nguyên
- GV: Nêu gương như vậy có tác dụng, hàm ý gì?
- HS: So sánh
- GV: Qua sự hiểu biết của mình, em có nhận xét gì về vai trò của nam nhi trong xã hội xưa?
- HS: Lập công danh
- HS đọc đoạn tiếp theo từ "Huống chi" đến "vui lòng". Nêu nội dung của đoạn.
- GV: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào?
- HS: Hành động thực tế: tham lam tàn bạo, ngang ngược, đi lại nghênh ngang...
- GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nêu sự độc ác, ngang ngược của kẻ thù?
- HS: Hình tượng ẩn dụ: "lưỡi cú diều" "thân dê chó"
- GV: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- HS: Tác giả chỉ ra nỗi nhục của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm
- GV so sánh với thực tế lịch sử: năm 1277 Sài Xuân đi sứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước. Năm 1281, Sài Xuân lại đi sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toác cả đầu. Vua sai Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra tiếp, Xuân nằm khểnh không dậy.
- GV: Việc tác giả nêu tội ác của giặc như vậy nhằm mục đích gì?
- HS: Khích lệ lòng tự hào dân tộc của các tướng sĩ
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm
II. Đọc và hiểu chú thích 
III. Tìm hiểu văn bản 
* Kết cấu: 4 phần
1. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách
- Khích lệ được nhiều người ai cũng có thể lập công danh, lưu truyền trong sử sách. 
- Gợi cho tướng sĩ phải suy nghĩ: Gương hy sinh của người như vậy, còn ta như thế nào?
2. Tội ác của kẻ thù và lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
a. Tội ác của kẻ thù:
- Tham lam tàn bạo
- Ngang ngược
-> Khích lệ lòng tự hào dân tộc của các tướng sĩ
4. Củng cố (3')
	 - HS nhắc lại hoàn cảnh sáng tác bài hịch?
	 - Bố cục bài hịch?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	 - Học thuộc lòng bài hịch
	 - Nắm chắc nội dung đã tìm hiểu
	 - Soạn tiếp bài theo câu hỏi SGK
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn : 02 /2011
Ngày giảng :
8a : ...
8b : .........
Tiết 94
 Hịch tướng sĩ
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức :
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần y/n, ý chí quuyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ. 
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sôi sục thời Trần ở thời điểm dt ta chuẩn bị cuộc k/c chống giặc Mông - Nguyên x/l lần thứ 2.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điểm tích, điển cố trong VBNL trung đại
3. Thái độ :
 - Tình yêu, niềm tự hào về đất nước.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	1. GV: SGK, SGV
	2. HS: đọc và tìm hiểu bài
III. Tiến trình bài dạy
	 1.ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra (
	3. Dạy nội dung bài mới:
hoạt động của gv và hs
nội dung
HĐ1. Lòng yêu nước và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn ( )
- HS đọc đoạn "Ta thường tới bữa quên ăn" đến "vui lòng",
- Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện như thế nào?
( Quên ăn, quên ngủ, đau đớn thắt tim, thắt ruột...)
- Em có nhận xét gì về lòng căm thù giặc của tác giả?
- Thái độ của tác giả như thế nào?
( uất ức, căm tức sẵn sàng hy sinh vì nước.)
- Từ lòng căm thù giặc tác giả muốn có hành động gì?
( Xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu...)
- Em có nhận xét gì về các động từ đó?
( Động từ mạnh -> sự căm tức bị dồn nén.)
- Hành động và thái độ của chủ tướng sè có tác động như thế nào đến các tướng sĩ và nhân dân?
( Động viên, khích lệ to lớn tinh thần chiến đấu vì chủ quyền dân tộc.)
HĐ2. Phân tích phải trái, khẳng định đúng sai. ( )
- Tác giả nêu ra mối ân tình giữa chủ soái và tướng lĩnh như thế nào?
( - Không có mặc -> cho áo
 - Không có ăn -> cho cơm)
- Cách đưa ra mối ân tình đó nhằm mục đích gì?
( khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi...)
- Trần Quốc Tuấn đã phê phán điều gì ở các tướng lĩnh?
( - Chủ nhục - không lo
 - Nước nhục - không thẹn
 - Hầu giặc - không tức
 - Vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn...)
- Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai, tác giả còn chỉ ra những việc nào đúng, nên làm?
- Những hành động đều xuất phát từ mục đích là gì?
( Quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.)
- Để tác động vào nhận thức của tướng sĩ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật như thế nào? Tác dụng?
( Giúp người đọc thấy rõ đúng sai, nhận ra điều phải trái)
HĐ3. Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu ( )
- HS đọc đoạn cuối 
- GV: Thái độ của tác giả khi vạch rõ hai con đường chính và tà như thế nào? Tác dụng?
 HS nhắc lại nội dungvà nghệ thuật đặc sắc của bài hịch
- HS đọc ghi nhớ
- GV treo bảng phụ ( Ghi lược đồ kết cấu của hịch tướng sĩ ) 
III. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
2. Tội ác của kẻ thù và lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
b. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
- Hành động: Quên ăn, quên ngủ, đau đớn... 
-> Căm thù giặc sâu sắc
- Thái độ: uất ức, căm tức sẵn sàng hy sinh để rửa nỗi nhục.
-> Động viên, khích lệ to lớn tinh thần chiến đấu vì chủ quyền dân tộc.
3. Phân tích phải trái, khẳng định đúng sai.
a. Mối ân tình giữa chủ và tướng:
-> Khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi...
b. Phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ:
- Phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo "tập dượt cung tên..."
=> Thủ pháp so sánh, tương phản (Từ phủ định, từ khẳng định)
điệp ngữ, điệp ý tăng tiến
5. Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu:
- Tác giả vạch rõ ranh giới giữa hai con đường sống và chết: hoặc là địch hoặc là ta -> thanh toán những thái độ trù trừ trong hàng ngũ tướng sĩ .
- Động viên ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người 
* Ghi nhớ (SGK T. 66) 
4. Củng cố (3')
	 - Nội dung chính của bài hịch là gì?
	 - Nét đặc sắc về nội dung của bài?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	 - Học bài, học thuộc bài hịch	 
 - Làm bài tập 1,2 (phần luyện tập SGK T. 61)
	 - Đọc hiểu bài: Hành động nói
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn : 02 /2011
Ngày giảng :
8a : ...
8b : .........
Tiết 95
 Hành động nói
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :	
- K/n hành động nói.
- Các kiểu hành động nói thường gặp.
2. Kĩ năng :
- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: 
 Có thái dộ sử dụng lời nói trong giao tiếp
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ
	- HS: đọc và tìm hiểu bài
III. Tiến trình bài dạy
	1.ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra 
 Thế nào là câu phủ định? Chức năng của câu phủ định?
	3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu khái niệm hành động nói
- HS đọc ví dụ (SGK T. 62) - GV treo bảng phụ
- Lý Thông đã nói với Thạch Sanh như thế nào?
- Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì?
- Lý Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
( Có. Vì nghe Lý Thông nói, Thạch Sanh vội vã từ giã mẹ con Lý Thông ra đi)
- Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
( Bằng lời nói)
- Việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
Vậy: hành động nói là gì?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2.Tìm hiểu một số kiểu hành động nói
Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích HS đọc các câu còn lại.
- Mỗi câu trong lời nói của Lý Thông đều nhằm mục đích gì?
- HS đọc ví dụ 2 (SGK T. 63)
- Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động?
- Qua hai đoạn trích trong ví dụ phần I và II, em hãy liệt kê các kiểu hành động nói?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ3. Luyện tập 
HS nêu yêu cầu bài tập 1
- HS thảo luận theo 4 nhóm (5') 
- Dại diện trình bày
- GV đưa ra đáp án - HS so sánh - Nhận xét 
- HS đọc đoạn trích (a) - Nêu yêu cầu
- Chỉ ra hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói?
- HS thảo luận nhóm theo bàn (3')
- Đại diện trình bày - Nhận xét 
I. Hành động nói là gì?
* Ví dụ: SGK
- "Con trăn ấy là của vua nuôi... anh ở nhà lo liệu"
->Đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi
=> Việc làm của Lý Thông là một hành động vì nó là một việc làm có mục đích
* Ghi nhớ (SGK T. 62)
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp
*Ví dụ:
- Câu 1: trình bày
- Câu 2: đe doạ
- Câu 3: khuyên bảo
- Câu 4: hứa hẹn
*Ví dụ 2:
- Lời cái Tí:
+ Để hỏi
+ Bộc lộ cảm xúc
- Lời chị Dậu:
+ Dùng để tuyên bố
* Ghi nhớ (SGK T.63)
IV. luyện tập: 
Bài tập 1 (T. 63)
Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ" nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ
Bài tập 2 (T. 63)
a. 
- bác trai đã khá rồi chứ ? -> hỏi
- Cám ơn cụ... mệt lắm -> trình bày
- Này, bảo bác ấy... hoàn hồn -> điều khiển
- Vâng... còn gì -> Trình bày
- Thế thì phải giục anh ấy... rồi đấy
-> điều khiển 
4. Củng cố (2')
	- Hành động nói là gì? Những kiểu hành động nói thường gặp?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học thuộc ghi nhớ. 
 - Làm bài tập 3 (T. 64)
 - Chuẩn bị trả bài viết số 5
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn : 02 /2011
Ngày giảng :
8a : ...
8b : .........
Tiết 96 
 Trả bài tập làm văn số 5
( Văn thuyết minh )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 HS nắm vững hơn cách là bài văn thuyết minh
2. Kĩ năng: 
 Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết bài văn thuyết minh. Biết cách sửa những lỗi sai trong bài viết của mình.
3. Thái độ: 
 Đánh giá ưu nhược trong bài viết để có định hướng viết tốt hơn loại văn bản này.
II. Chuẩn bị cùa GV và HS
	- GV: Chấm, chữa bài viết của HS, bảng phụ ( ghi dàn ý bài)
	- HS: Trả lời các câu hỏi hướng dẫn giờ trả bài.
III. Tiến trình bài dạy
	1.ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra (5'):
 Kết hợp trong giờ
	3. Bài mới: Nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng dàn bài cho bài viết.
- HS đọc đề bài
- GV chép đề lên bảng
- HS xác định yêu cầu của đề.
+ Thể loại
+ Nội dung
- HS thảo luận xây dựng dàn bài
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận -> treo bảng phụ. 
HĐ2. Nhận xét bài làm của HS ( )
- GV trả bài cho HS - HS tự nhận xét 
- GV nhận xét chung.
HĐ3. Chữa lỗi bài viết của HS ( )
- GV trả bài
- HS tự chữa lỗi trong bài viết của mình
- HS trao đổi bài theo cặp cùng kiểm tra việc chữa bài của bạn.
- GV hướng dẫn chữa một số lỗi.
+ GV dưa ra lỗi sai
+ HS nêu cách chữa.
HĐ4. Công bố điểm, đọc bài viết khá 
( )
* Công bố điểm: 
Điểm
Số HS
9 - 10
7 - 8
5 - 6
3 - 4
1 - 2
* Đọc bài viết khá: 
I. Đề bài: Giới thiệu một thắng cảnh quê em 
1.Dàn bài 
Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về khu thắng cảnh quê em.
Thân bài: 
Giới thiệu quần thể khu thắng cảnh:
- Vị trí địa lí.
- Nguồn gốc, lịch sử tồn tại.
+ Quần thể khu thắng cảnh quê em :
Phía trước , bên trong, khung cảnh xung quanh.
- ý nghĩa kinh tế, tinh thần đối với người dân quê em.
 Kết bài: 
Suy nghĩ, niềm tự hào về khu thắng cảnh trên quê hương.
II. Nhận xét:
* Ưu điểm: 
- Đa số HS nắm được cách viết bài văn thuyết minh. 
- Bài viết có bố cục rõ ràng.
- Đa số các em đã có vốn tri thức khá đầy đủ về vấn đề thuyết minh.
- Một số bài trình bày sạch, đẹp.
* Nhược điểm:
- Một số bài trình bày bài viết theo lối liệt kê từng địa danh lịch sử
- Một số bài còn mắc lỗi chính tả, dùng từ.
III. Trả bài, chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- mười năm km
- chủ chương
- lăm
- trương
Dùng từ
- quy tụ hàng trăm du khách
- Tập trung
Diễn đạt
- Theo em được biết thì thắng cảnh rộng 1000m2
- Theo em được biết thì Bó Ngoặng có diện tích 1000m2
4. Củng cố ( ) 
	- GV nhận xét chung giờ trả bài.
	- Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh
5. Hướng dẫn học ở nhà ( )
	- Xem lại cách viết bài văn thuyết minh
	- Chuẩn bị bài: Nước Đại Việt ta
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc