Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Trường TH Canh Liên

Tuần 24 – Tiết 93+ 94 HỊCH TƯỚNG SĨ

 ( Trần Quốc Tuán )

I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn , của nhân dân ta trong cuộc k/chiến chống giặc ngoại xâm , thể hiện lòng căm thù giặc , tinh thần quyết chiến , quyết thắng của kẻ thù xâm lược .

- Nắm được đặc diểm cơ bản của thể hịch . Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thể văn chính luận của “Hịch tướng sĩ “ .

- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy lô gíc và tư duy hình tượng , giữa lí lẽ và tình cảm .

-Rèn luyện kỉ năng đọc , cảm thụ , phân tích

- Giáo dục HS lòng yêu nước .

II- Chuẩn bị :

1-GV : N/C sgk và sgv , Tài liệu tham khảo – soạn giảng

2- HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV

III- Tiến trình tiết dạy :

1- Ổn định : (1) Kiểm tra sĩ số và nề nếp HS

2- KTBC : (5) - Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của “ Chiếu dời đô “

 - Vì sao nói việc “ Chiếu dời đô “ ra đời phản ánhý chí độc lập , tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ?

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSoạn : 26-2-2006 
Tuần 24 – Tiết 93+ 94 HỊCH TƯỚNG SĨ 
 ( Trần Quốc Tuán ) 
I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS 
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn , của nhân dân ta trong cuộc k/chiến chống giặc ngoại xâm , thể hiện lòng căm thù giặc , tinh thần quyết chiến , quyết thắng của kẻ thù xâm lược . 
- Nắm được đặc diểm cơ bản của thể hịch . Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thể văn chính luận của “Hịch tướng sĩ “ . 
- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy lô gíc và tư duy hình tượng , giữa lí lẽ và tình cảm .
-Rèn luyện kỉ năng đọc , cảm thụ , phân tích 
- Giáo dục HS lòng yêu nước . 
II- Chuẩn bị : 
1-GV : N/C sgk và sgv , Tài liệu tham khảo – soạn giảng 
2- HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số và nề nếp HS 
2- KTBC : (5) - Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của “ Chiếu dời đô “ 
 - Vì sao nói việc “ Chiếu dời đô “ ra đời phản ánhý chí độc lập , tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ? 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài: (1’) Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại . Ông góp công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên . Là nhà lí luận quân sự với các t/phẩm “vạn kiếp tông bí truyền thư “ , “ Binh thư yếu lược “  Còn là tác giả của bài hịch lừng danh : Dụ chỉ tì tướng hịch văn (HTS. 9/ 1284 ) 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
8’
5’
25’
Hđộng 1: Tìm hiểu tác giả , tác phẩm 
- Gọi HS đọc phần chú thích * 
? Nêu những nét chính về t/ giả ? 
+Trần Quốc Tuấn là một người có phẩm chất cao đẹp , có chí lớn có tài năng . Là một chiến lược thiên tài vị anh hùng dân tộc . Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên . Những năm cuối đời ông về sống ở Vạn Kiếp , để lại cho đời những pho sách quí 
? Hoàn cảnh ra đời của bài “Hịch tướng sĩ “ 
? Tác phẩm được viết theo thể loại gì ? 
“Hịch là thể văn thế nào ? 
? Bố cục bài Hịch tướng sĩ ntn ? TQT đã có những s/tạo gì trong “HTS “ 
*HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu vb :
-H/ dẫn cách đọc , đọc vb chú ý tính cân xứng , nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu .
- Gọi HS đọc vb , chú thích 
-? Bài hịch chia làm mấy đoạn ? ý của mỗi đoạn 
*Hđộng 3 :H/dẫn đọc hiểu văn bản 
? Mở đầu bài hịch , tác giả nêu gương sử sách phương Bắc . Đó là những ai ? Họ đã làm những việc gì ? 
? cách nêu gương có gì đáng chú ý ? 
? Những tấm gương ấy có đặc điểm gì chung ? 
? Cách nêu gương như vậy nhằm mục đích gì ? 
- GV chuyển ý : Sau khi nêu gương sử sách , tác giả quay về thực tế nước nhà 
- Gọi HS đọc Đ2 của bài hịch 
? Tác giả đã chỉ trích hành động và bản chất của quân giặc qua chi tiết h/ảnh nào ? 
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi nói đến tội ác của quân giặc ? 
? Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của quân giặc ? 
? Trần Quốc Tuấn nêu ra điểm này để làm gì ? 
- GV giảng chốt ý . 
*Thảo luận 
? Dựa vào những hiểu biết về l/sử , so sánh với lời hịch , thử nghĩ xem t/giả đã khích lệ được điều gì ở tướng sĩ ? 
- GV chốt : Khích lệ lòng căm thù giặc và nỗi nhục mất nước 
- Gọi HS đọc đoạn “ Ta thường ..vui lòng “ 
? Trước tội ác của giặc , tác giả đã thể hiện nỗi lòng của mình ra sao ? 
? T/giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để biểu hiện tâm trạng mình ? 
? Qua những chi tiết đó cho thấy Trần Quốc Tuấn là người như thế nào ? 
*GV bình : Trước tình cảnh đất nước như vậy , Trần Quốc Tuấn đau xót đến quặn lòng , quên ăn mất ngủ , căm tức chưa trả được thù , sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước . Đoạn văn chính luận đã khắc hoạ thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước Trần Quốc Tuấn , tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ . 
- HS đọc chú thích * 
- Nêu những nét tiêu biểu về cuộc đời , sự nghiệp 
+HS trả lời :
- Trước cuộc k/ chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 
- Thể loại hịch 
-HS trả lời 
- Đọc văn bản 
-
 Đọc chú thích 
- Nêu bố cục 
- HS trả lời 
+Vừa có những tướng lĩnh cao cấp , vừa là những người bình thường có cả gương đời xưa và nay . 
+quên mình hi sinh vì chủ , vì nước 
+khích lệ ý chí lập công danh , hi sinh vì nước . 
- HS đọc đoạn 2 
- phát hiện chi tiết 
+Aån dụ 
+ láo xược , ngạo mạn , tham lam .
+ Tố cáo bản chất cầm thú của giặc 
- HS thảo luâïn nhóm 
-> cử đại diện nhóm phát biểu 
- Nhóm khác nhận xét , bổ sung . 
-Đọc 
- HS trả lời .
+thậm xưng , cách dùng điển cố 
- HS suy nghĩ trả lời : Yêu nước căm thù giặc sâu sắc 
I- Giới thiệu : 
1- Tác giả : Trần Quốc Tuấn (1226- 1300) 
là vị anh hùng dân tộc , văn võ song toàn , có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên 
2- Tác phẩm : 
-Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2 (9/1284 ) 
- Thể loại: Hịch 
II- Tìm hiểu văn bản : 1- Đọc vb , tìm hiểu chú thích , bôc cục 
2- Phân tích ; 
a- Tội ác của giặc : 
-nghênh ngang ngoài đường ,
-..uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình .
-..đem thân dê chó bắt nạt tể phụ 
- đòi ngọc lụa , thu bạc vàng .
->ẩn du
=> tham lam , hống hách , ngang tàng 
b- Tâm trạng của t/giả 
-quên ăn , .vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa . 
-.căm tức ..xẻ thịt , lột da , ăn gan uống máu 
-..trăm thân ..nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa ..vui lòng -> thậm xưng 
=> Nỗi đau xót trước tình cảnh đất nước 
căm thù giặc cao độ , ý chí quyết tâm chiến đấu , sẵn sàng hi sinh vì dân vì nước . 
- 
 TIẾT 2
* Mục tiêu càn đạt : 
- Giúp HS hiểu được mối quan hệ chủ tướng – mối quan hệ cùng cảnh ngộ 
- Phê phán sai lầm của các tướng sĩ .
- Trần Quốc Tuấn chỉ ra những viêïc đúng nên làm
- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy lô gíc và tư duy hình tượng , giữa lí lẽ và tình cảm . 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
8’
12’
8’
8’
5’
- Gọi HS đọc đoạn văn từ “các ngươi kém gì “ 
- Sau khi bày tỏ nỗi lòng của mình , Trần Quốc Tuấn nêu lên mối ân tình giữa ông và các tướng sĩ . Mối ân tình ấy dựa trên mối quan hệ nào ? 
? Khi nêu lên mối ân tình ấy , Trần Quốc Tuấn đã khích lệ điều gì ở họ ? 
? Trần Quốc Tuấn đã phê phán các tướng sĩ qua những chi tiết nào ? 
? Em có nhận xét gì về thái độ và lối sống của các tướng sĩ ? 
? T/giả đã nêu ra những hậu quả gì ? 
*GV giảng : TQT vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc , thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước . Ông vuqà phê phán vừa hích động lòng tự trọng và lòng cặm thù giặc của csc tướng sĩ . Ông nêu ra những thái độ và lối sống của các tướng sĩ để họ thấy được tác hại của việc đam mê chơi bời sẽ chuốc lấy thất bại khi có giặc Mông Nguyên tràn sang .
? Cùng với việc phê phán thái độ và hành động của các tướng sĩ , Tràn Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm . Đó là những hành động gì ? 
? Khi khẳng định việc làm đúng tác giả tập trung vào vấn đề gì ? 
? Để tác động vào nhận thức của người đọc , tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn văn trên ? 
? Cách viết ấy có tác động tới tướng sĩ như thế nào ? 
*GV bình 
- Gọi HS đọc đoạn cuối 
? Đoạn cuối bài hịch , tác giả vạch rõ hai con đường chính tà cũng có nghĩa là hai con đường sống- chết , mục đích để làm gì ? 
? Cách lập luận như thế có tác dụng gì trong việc tập hợp lực lượng , giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến , quyết thắng ? 
*GV chốt ;Đoạn cuối bài hịch có giá trị động viên tới mức cao nhất , ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người 
*Hđộng 4 : Hướng dẫn tổng kết :
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của tác phẩm ? 
? Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ? 
- GV chốt ý 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk 
-HS đọc đoạn văn 
- Trả lời 
+ Ý thức trách nhiệm lòng trung quân ái quôca ..
-HS phát hiện chi tiết 
+Thái độ bàng quan , thờ ơ , vô trách nhiệm , lối sống cầu an hưởng lạc 
-HS phát hiện chi tiết 
- Phát hiện chi tiết 
+ Nêu cao tinh thần cảnh giác , chăm lo tập dượt cung tên -> quyết chiến , quyết thắng kẻ thù x/lược 
-HS trả lời
+ Khích lệ lòng tự trọng ở mỗi người 
- HS đọc đoạn cuối 
- trả lời : 
+thuyết phục các tướng sĩ có thái độ dứt khoát .
+Loại trừ , thanh toán những thái độ trù trừ trong háng ngũ quân sĩ , động viên những người còn thờ ơ , do dự để họ đứng hẳn sang phía của lực lượng quyết chiến , quyết thắng . 
- HS suy nghĩ trả lời 
- HS khác bổ sung 
- Đọc phần ghi nhớ sgk 
b- Mối ân tình : 
- Quan hệ chủ – tướng 
- Quan hệ cùng cảnh ngộ 
-> khích lệ ý thức trách nhiệm , lòng trung quân ái quốc , và lòng ân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ 
c-Phê phán sai lầm các tướng sĩ : 
- Nhìn chủ nhục mà không biết lo 
- Thấy nước nhục mà không biết thẹn. 
- Hầu quân giặc mà không biết tức 
- Nghe nhạc Thái Thường 
..không biết căm 
-..chọi gà , đánh bạc , vui thú vườn ruộng , quyến luyến vợ con , lo làm giàu , ham săn bắn , thích rượu ngon , mê tiếng hát 
-> hậu quả nươc mất , nhà tan 
=> t/giả phê phán lối sống cầu an hưởng lạc và thái độ bàng quan của các tướng sĩ . 
*Hành động đúng : 
- Huấn luyện quân sĩ , tập dượt cung tên .
-..bêu đầu Hốt Tất Liệt , rửa thịt Vân Nam Vương 
-> Nêu cao tinh thần cảnh giác , trau dồi binh lực , quyết chiến , quyết thắng kẻ thù xâm lược 
=> Nghệ thuật so sánh , tương phản , điệp từ , điệp ý tăng tiến . 
=> khích lệ lòng tự trọng , liêm sỉ ở mỗi ngườ ...  Khi đất nước thanh bình D Khi đất nước vừa kết thuác chiến tranh 
b- Trần Quốc Tuấn nêu gương các bặc trung thần nghĩa sĩ vốn được lưu danh trong sử sách nước Nam ta . Đúng hay sai ? A Đúng B Sai 
* Tự luận : Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện như thế nào ? 
- Có thể dùng bảng phụ sau để giupHS thấy rõ cách triến khai lập luận của bài hịch :
- Kích lệ lòng căm thù giặc , nỗi nhục mất nước 
- Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng nhân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ .
- Khích lệ ý chí lập công danh , xả thân vì nước 
- Khích lệ lòng tự trọng , liêm xỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai , thấy rõ điều đúng . 
=>Khích lệ lòng yêu nước bất khuất , quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược .
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Đọc bài hịch nắm nội dung phân tích 
- Học thuộc lòng đoạn “Ta thường vui lòng “ 
- Đọc , tìm hiểu và soạn bài “ Hành động nói “ . Đọc các đoạn trích , trả lời câu hỏi sgk 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn : 28-2-2006 
Tuần 24- Tiết 95 HÀNH ĐỘNG NÓI 
I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS hiểu :
- Nói cũng là một thứ hành động 
- Số lượng hành động nói khá lớn , nhưng có thể qui lại thành một số kiểu khái quát nhất định 
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học dể thục hioện cùng một hoạt động nói .
II- Chuẩn bị : 
1- GV : N/C sgk , sgv , Tài liệu tham khảo – Soạn giảng 
2- Tìm hiểu kĩ bài , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2- KTBC : (5’) 
- Câu phủ định là gì ? Cho VD 
- Có mấy loại câu phủ định cơ bản ? Dựa vào đâu để phân loại như thế .
* Trắc nghiệm : Câu “ Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình tự tiện chuyển dời ? “ trong “Chiếu dời đô” có ý nghĩa bác bỏ ý kiến cho rằng các vua thời Tam đại tự tiện dời đô theo ý riêng mình . A- Đúng B- Sai 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) GV hỏi 1 HS : Em có soạn bài không ? – HS trả lời . Vừa rồi cô thực hiện 1 hành động nói , mục đích là để kiểm tra việc soạn bài của các em . Vậy hành động nói là gì ? Thé nào là mục đích nói ? Cô cùng các em tìm hiểu ở bài học hôm nay . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
10’
8’
15’
Hđộng 1 : Tìm hiểu khái niêm “ hành đông nói “ 
- Treo bảng phụ 
- Y/c HS đọc đoạn văn (sgk) 
? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì ? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy ? 
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ? 
? Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì ? 
? Nếu hiểu hành động là việc làm cụ thể của con người nhằm 1 mục đích nhất định thf việc làm của LT có phải là một hành động không ? Vì sao ? 
- KL : Lí Thông đã thực hiện 1 hoạt động nói 
? Vậy em hiểu hoạt động nói là gì ? 
- Hình thành ghi nhớ 
- Y/c 2 HS thực hiện h/động nói 
- Nhận xét , uốn nắn sửa chữa ( nếu HS thực hiện sai ) 
- Khắc sâu : Nói ra câu của mình , A đã thực hiện hành động điều khiển và hành động hỏi 
Hđộng 2 : Tìm hiểu các kiểu h/động nói 
- Y/c HS quan sát bảng phụ 
? Trong đoạn trích , ngoài câu đã phân tích , mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm 1 mục đích nhất định . Những mục đích ấy là gì ? 
- Y/c HS chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích mục 2 
? Liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết qua phân tích 2 đoạn trích ở mục I và II 
- Y/c HS đọc ghi nhớ 
- Khắc sâu các kiểu hàng động nói 
Hđộng 3 : Hướng dẫn HS luyện tập 
- Giao nhiệm vụ cho HS 
- Gợi ý , nhận xét , sửa chữa , khắc sâu , bổ sung ( nếu cần ) 
- Treo bảng phụ (đoạn trích c sgk/ 61) 
- Nhắc HS : không phải câu có từ “hứa” bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa .
- Quan sát đoạn văn trên b/phụ 
- Đọc đoạn văn 
+Nhằm đuổi TS đi để cướp công TS 
+Câu “ Thôi , bây giờ trốn ngay đi “ 
+ Có chi tiết đó là “ Chàng vội vã từ giã ..nuôi thân “ 
+bằng lời nói ( ngôn từ ) 
+Việc làm của LT là một hành động , vì nó có tính mục đích 
+HS trả lời 
- 2 HS thực hiện : 
Mẫu : A- Bạn cho mình mượn quyển sách đi ! 
 B- ( đưa quyển sách cho bạn ) 
Hoặc : A-Mấy giờ rồi ? 
 B- 1g 30’ 
- Q/sát kĩ loạt lời của L T 
+”con trăn ấy ..” trình bày 
+”Nay em giết nó ..” đe doạ 
+”có chuyện gì ..” hứa hẹn 
+Lời của Tí : hỏi , bộc lộ cảm xúc 
+Lời của chị Dậu : báo tin 
- HS trả lời các hoạt động nói 
- Đọc ghi nhớ 
- Xác định mục đích nói của TQTkhi viết HTS 
- Xác định câu thể hiện mục đích của hành động nói .
- Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong đoạn trích 
( Đọc và xác định lần lượt từng câu ) 
- Đọc kĩ đoạn văn 
- Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong những câu có chứa từ “hứa” 
I- Hành động nói là gì 
Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định 
II- Các kiểu hành động nói : 
- Hành động hỏi 
- Hành động điều khiển 
- Hành động hứa hẹn 
- Hành động bộc lộ cảm xúc 
III- Luyện tập : 
1-Mục đích của TQT khi viết HTS : 
Khích lệ tướng sĩ học tập “BTYL” do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của họ .
- Câu “ Nếu các ngươi biết chuyên tâm tức là kẻ nghịch thù “ 
2- Xác định các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói : - Câu vàng đi đời (báo tin ) 
- Cụ bán rồi ? (hỏi) 
- Bán rồi ! (xác nhận) 
-Khốn nạn ..
- Ông giáo ơi ( bộc lộ cảm xúc ) 
- Nó thấy tôi mừng 
(kể, tả ) 
3- 
Anh phải hứa với con ( điều khiển , ra lệnh ) 
Anh hứa đi . (ra lệnh)
Anh xin hứa ( hứa ) 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’ ) 
a- Củng cố : 
- Hành động nói là gì ? Mục đích của hành động nói ? 
- Khi nói “ Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước , đời nào không có ? “ ( HTS) 
 Thực hiện kiểu hành động nói nào ? 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học thuộc nội dung bài ,( thuộc phần ghi nhớ ) 
- Làm bài tập ( 2a,b ) 
- Chuẩn bị : Trả bài viết số 5 ( HS chuẩn bị dàn ý chi tiết cho đề bài kiểm tra ) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn : 3-3-2006
Tuần 24- tiết 96 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SO Á5 
I-Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp HS đánh giá toàn diện kết quả kiến thức văn bản thuyết minh ( ưu , tồn tại ) 
- Rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho những bài kiểm tra sau .
II- Chuẩn bị : 
1- GV: Chấm chữa bài , ghi lưu những tồn tại trong bài làm HS – soạn giảng , bảng phụ 
2- HS : chuẩn bị lại dàn ý của đề bài đã kiểm tra 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (5’) 
- Cho HS nhắc lại các kiến thức đã học qua việc trả lời các câu hỏi sau 
a, Văn bản thuyết minh là gì ? 
b, Kiến thức trong văn bản thuyết minh phải như thế nào ?
c, Sử dụng những phương pháp nào để thuyết minh ? Vai trò của miêu tả , tự sự trong văn bản thuyết minh như thế nào ? 
d, Bố cục bài văn thuyết minh như thế nào ? 
e, Lời văn trong văn bản thuyết minh cần phải như thế nào ? 
 ( Y/c HS đứng tại chỗ trả lời , GV nhận xét đánh giá , bổ sung ) 
3- Giảng bài mới : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
5’
7’
10’
10’
4’
Hđộng 1 : Ghi đề , phân tích yêu cầu của đề 
- Gọi HS đọc lại đề bài đã làm 
? Để bài yêu cầu gì ? 
? Hãy xác định đối tượng thuyết minh ? 
Hđộng 2 : Hướng dẫn lập dàn ý : 
? phần mở bài nêu vấn đề gì ? 
? Trong phần thân bài , cần thuyết minh làm rõ những phần nào ? 
- GV tuỳ theo từng dạng đề -> hướng dấn cụ thể -> giúp HS nhớ lại kiến thức 
Hđộng 3 : Nhận xét đánh giá bài viết : 
-GV nhận xét chung , đánh giá những ưu , khuyết điểm 
*Ưu :- Ôn tập , tham khảo tư liệu 
- Nắm được thể loại thuyết minh , bố cục rõ ràng , mạch lạc 
- Có sáng tạo trong cách viết , có kết hợp yếu tố miêu tả 
- Đặc điểm đối tượng thuyết minh được làm rõ 
( GV có thể đọc một số bài có những ưu điểm vừa nêu để HS nghe và học tập , rút kinh nghiệm cho bài viết của minh ) 
* Tồn tại : 
- Một sôù bài giới thiệu về đặc điểm đối tượng thuyết minh vhưa rõ ràng .
- Diễn đạt dài dòng, lang mang .
- Kiến thức chưa chuẩn xác 
- Vận dụng nhiều yếu tố miêu tả , so sánh không phù hợp .
- Sử dụng từ ngữ chưa được chuẩn xác 
về nghĩa , 
- Câu sai ngữ pháp , lỗi chính tả nhiều 
( mỗi tồn tại GV có minh hoạ qua bài viết của HS ) 
Hđộng 4 : Hướng dẫn chữa lỗi 
-GV phát bài cho HS 
- Hướng dẫn sửa lỗi sai : Sửa một sỗ lỗi cơ bản trong việc dùng từ , diễn đạt 
( sử dụng bảng phụ ) 
Hđộng 5 : Đọc bài làm tốt của HS 
- GV chọn bài khá giỏi để dọc trước lớp 
- > tuyên dương 
- HS đọc đề bài đã k/tra 
- HS suy nghĩ trả lời 
- HS trả lời 
- Lớp nhận xét bổ sung 
- Lắng nghe , tự rút kinh nghiệm 
-HS nhận bài 
- Đọc lại bài làm , rút ra những ưu nhược điểm của bài làm 
-Sửa lỗi theo yêu cầu của GV 
-Lắng nghe , học tập , rút kinh nghiệm 
I- Đề bài : 
1- Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt . 
2- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em . 
II- Dàn ý : 
1-
- Nguồn gốc 
- Cấu tạo 
- Công dụng 
-Cách bảo quản 
2-
- Giới thiệu lịch sử ra đời 
- Cấu trúc 
- Ý nghĩa trong quá khứ , hiện tại 
III- nhận xét : 
III- sửa lỗi : 
Chữa lỗi dùng từ . diễn đạt 
IV- Đọc bài viết hay 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’) 
a- Củng cố : Văn bản thuyết minh có vai trò như thế nào trong đời sống ?
b- Hướng dẫn về nhà : Củng cố kại kiểu bài thuyết minh ( đọc thêm sách TK ) 
- Chuẩn bị bài : “Nước Đại Việt ta “ ( Nguyễn Trãi ) . Đọc kĩ văn bản , chú thích , trả lời câu hỏi sgk . Đọc lại bài “ Sông núi nước Nam “ (Lí Thường Kiệt ) 
 IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
 * Kết quả bài kiểm tra HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T24).doc