Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 tiết 90: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 tiết 90: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn

Tiết PPCT : 90

Ngày dạy: .

Tuần:24

I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

 1/Kiến thức: Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.

- Chiếu : thể văn chính luận trung đại , có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định đời đô .

 2/Kỹ năng: thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh ,phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.

- Đọc –hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

- Nhận ra ,thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

 3/Thái độ (giáo dục) : Cần nắm đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. (RKNS)

II/ TRỌNG TÂM: Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định đời đô .Nhận ra ,thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 tiết 90: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾU DỜI ĐÔ 
(Thiên Đô Chiếu) 
 Lí Công Uẩn 
Tiết PPCT : 90
Ngày dạy:.
Tuần:24
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 1/Kiến thức: Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.
Chiếu : thể văn chính luận trung đại , có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
 Ýù nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định đời đô .
 2/Kỹ năng: thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh ,phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử. 
Đọc –hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
Nhận ra ,thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
 3/Thái độ (giáo dục) : Cần nắm đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. (RKNS)
II/ TRỌNG TÂM: Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.Ýù nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định đời đô .Nhận ra ,thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
III/CHUẨN BỊ: 
1/.Giáo viên: BP
2/.Học sinh: Chuẩn bị bài + dụng cụ học tập. 
IV/TIẾN TRÌNH:
1/Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A 8B
2/Kiểm tra miệng : 
* Gọi HS1 
1/. Bài thơ “Ngắm trăng” được viết theo thể thơ gì ? (3đ)
a. Lục bát 
b. Thất ngôn tứ tuyệt X
c. Thất ngôn bát cú 
d. Song thất lục bát 
2/. Thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” Phân tích nội dung nghệ thuật bài thơ (7đ) 
TL: Tâm hôn  nghệ sĩ 
* Gọi HS2 
 1/Tác giả của bài chiếu dời đô là ai? (3đ)
 TL: Lí Công Uẩn 
2/. Thuộc lòng bài thơ “đi đường” và phân tích nội dung và nghệ thuật bài tơ (7đ) 
TL: Thơ giản dị ,à hàm súc  vẽ vang. 
3/Bài mới:
Hoạt động của GV + HS
Nội dung bài học
a/.Hoạt động 1*Giới thiệu: Đinh đô lập nước là một trong những công việc quan trọng của 1 quốc gia với khát vọng xây dựng đất nước đại việt hùng mạnh và bền vững muôn đời, sau khi được triều thần sung tôn làm vua, Lí Công Vẩn đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt đặt niên hiệu là “Thuận Thiên” (Thuận theo trời) và quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Sau đổi tên thành Thăng Long) (Rồng bay) vua ban (Thiên đô chiếu) cho triều đình và thần dân biết, để hiểu “Thiên đô chiếu” của Lí Công Vẩn như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu VB “Chiếu dời đô”. 
b/.Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích. 
GV đọc mẫu – hướng dẫn HS đọc lưu loát, rõ ràng, giọng điệu mệnh lệnh, ban bố. Đọc hạ giọng ở câu “Trẫm đau xót về việc đó, không thể không dời đô”. Đọc đoạn cuối câu hỏi kết bài đọc hơi lên giọng.
HS yếu đọc -> HS khá nhận xét 
-> HS giỏi đọc (chuyên đề tổ) 
-HS đọc chú thích.
(?) Cho biết vài nét về tác giả – tác phẩm? 
(?) Xác định thể loại văn bản. 
(?) Chiếu là gì?
(*) Chức năng của chiếu là công bố những chủ trương đường lối, nhiệm vụ mà vua và triều đình nêu ra, yêu cầu triều đình và toàn dân thực hiện, chiếu có thể làm bằng văn vần, văn xuôi, văn biến ngẫu.
Chiếu dời đô cũng mang đặc điểm của thể văn chiếu nói chung nhưng đồng thời có đặc điểm riêng, bên cạnh tính chất tâm tình, bên cạnh ngôn từ mang tín đơn thoại, một chiều của người trên ban bố mệnh lệnh cho kẻ dưới là ngôn từ mang tính chất đối thoại, trao đổi. Đặc điểm này có thể thấy ở 1 số bài chiếu thời lí như “Chiếu xá thuế” của Lí Thánh Tông; “Chiếu để lại lúc sắp mất” của Lí Nhân Tông” ; “Chiếu hối lỗi” của Lí Cao Tông.
(?) Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học? Vì sao?
(*) Lí Công Vẩn là võ tướng cao cấp của Lê Đại Hành, từng giữ chức tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ năm 1009, Lê Ngoạ Triều chết, ông được giới tăng lữ và triều đình tôn làm vua, dựng lên triều đại nhà Lí. Một năm sau Lí Công Vẩn tức Lí Thái Tổ viết chiếu dời đô.
-Gọi HS giải nghĩa các từ 1,2,3,5,6,9,11
* Để hiểu rõ nội dung chiếu dời đô như thế nào chúng ta chuyển sang phần II.
c. Hoạt động 3: Phân tích 
(?) Bài chiếu có thể chia làm mấy phần? Yù chính của mỗi phần? 
(*) 3 phần 
Đ1: Đầu. Không dời đổi -> Mục đích của việc dời đô.
Đ2: TT -> muôn đời: Ca ngợi địa thế.
Đ3: Kết luận.
-Đọc: “Xưa. Dời đổi” và nêu nội dung?
(?) Vào bài tác giả đã nhắc đến việc làm gì của các vì vua TQ? 
(*) . Xưa nhà Thương 5 lần dời đô, Nhà Chu 3 lần dời đô.
(?) Việc làm ấy có mục đích gì, kết quả ea sao? 
(?) Theo em việc dẫn sách xưa nhằm mục đích gì? 
Mở đầu như vậy có tác dụng gì trong cách lập luận? 
* Chuyển: Lấy sử sách ngày xưa để nói đến hiện trạng ngày nay.
-GV gọi HS đọc: “Thế nào dời đô”
(?) Ngụ ý của Lí Công Vẩn như thế nào qua đoạn vừa đọc.
(?) Vì sao kinh đô cũ không còn phù hợp?
(*) Nhà thương, Chu dời đô nhiều lần nên triều đại lâu bền, hai nhà Đinh – Lê chỉ đóng ở Hoa Lư vì vậy trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi.
(?) Giải thích vì sao nhà Đinh Lê không dời đô?
(*) Lực lượng của 2 nhà Đinh Lê chưa đủ mạnh để dời ra đồng bằng mà phải dựa vào núi rừng hiểm trở để vừa phòng thủ vừa củbng cố lực lượng. Đến đời nhà Lí với sự phát triển của đất nước, việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp. Do đó đối với cái nhìn của người thời nay, cần có cái nhìn công bằng đối với 2 triều đại này.
(?) Dựa ra 2 cơ sở trên, Lí Công Vẫn muốn khẳng định điều gì?
(*) + Trong lịch sử đã có chuyện dời đô
+Vùng đất Hoa Lư không thể làm cho đất nước phát triển về mọi mặt nên phải dời đô.
(*) Để nói đến lí do dời đô Lí Công Vẫn đã viện dẫn sử sách ngày xưa để nói đến hiện trạng ngày nay kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp. Vậy phải dời về Đại La. Lợi thế của thành Đại La như thế nào?
Ta vào ý 2 
-HS đọc: “Huống chi muôn đời” 
(?) Tìm chi tiết tác giả giới thiệu vị trí địa lí Thành Đại La? Em có nhận xét gì về vị trí này?
(?) Em hiểu gì về thành ngữ “ rồng cuộn, hổ ngồi”?
(?) Về vị trí chính trị văn hoá thành Đại La có thuận lợi gì? (Thiên thời nơi mở ra 4 phương đất nước ; Địa lợi là đầu mối giao lưu; Nhân hoà: phồn vinh vạn vật phong phú.
(*) VN có quan niệm muốn thành công cần 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
(?) Để trình bày những thuận lợi của vùng đất Đại La, tác giả đã sử dụng cách diễn đạt nào? 
(?) Với lập luận và dẫn chứng cụ thể như vậy nhà vua muốn khẳng định điều gì? (RKNS) 
 (Ýthức tự cường dân tộc)
*HS đọc 2 câu cuối (6 nhóm thảo luận)
(?) Tại sao kết thúc bài chiếu nhà vua không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi nếu nhà vua xuống chiếu ngay, toàn dân có nghe không? Giữa việc nêu mệnh lệnh và trao đổi, đối thoại, cách nào thuyết phục hơn? Vì sao? 
(*) Vua là thiên tử, là mệnh trời thế nhưng để cai trị đất nước, mệnh trời không chưa đủ mà còn phải cần đến lòng dân. Vì vậy Lí Công Vẫn đã đạt được kết quả trị nước, an dân tốt hơn qua việc thu Phục lòng người hơn là ban bố mệnh lệnh.
- HS nêu ý nghĩa văn bản.
*HS đọc Ghi nhớ SGK T/51
I/.Đọc -Tìm hiểu chú thích.
 1/. Đọc 
 2/. Tác giả – Tác phẩm 
-Lí Công Uẩn( 974- 1028) tức Lí Thái Tổ, vị vua khai sáng triều Lí ,là vị vua anh minh , có chí lớn và lập nhiều chiến công .
-Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh . Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán , ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại : thành Đại La (hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
3/ Giải nghĩa từ 
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản 
1/. Lí do dời đô:
a. Sử sách ngày xưa.
-Nhìn lần dời đô
-Phát triển đất nước 
-Vững bền thịnh vượng
-Mượn chuyện xưa đề cập đến chuyện nay.
-Làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ. 
b. Hiện trạng ngày nay 
-Phê phán triều đại Đinh Lê 
+Không theo mệnh trời.
+Không theo cái cũ.
+Hậu quả không tốt 
-Cở sở thực tế: kinh đô Hoa Lư cũ không còn phù hợp. 
=> Quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La đã được trình bày với các lí lẽ thyết phục:
+ Việc định đô ở các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã trở thành những sự kiện lớn .Điều này chứng tỏ đây là một vấn đề đáng suy nghĩ và cho thấy bài học về việc định đô có mối liên hệ đặc biệt với sự hưng thịnh của đất nước.
2/. Lợi thế của thành Đại La. 
a. Vị trí địa lý
-Trong tâm có núi, có sông, đất rộng, cao thoáng, tránh được thiên tai. 
b. Vị trí chính trị, văn hoá 
-Đầu mối giao lưu, nơi hội tụ trọng yếu. Muôn vật rất mực phong phú tốt tươi.
-Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục bằng câu văn biền ngẫu. 
-Đại La là thắng địa phù hợp với việc định đô lâu dài. 
=> Căn cứ vào tình hình thực tế ,tác giả chỉ ra vị thế của Hoa Lư ,của Đại Việt về địa lí, phong thủy, chính trị, về sự sống muôn loài ,từ đó ,chỉ ra được ưu thế của thành Đại La là “ kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời”, ban bố về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long –một sự kiện lịch sử trọng đại đối với đất nước ta. 
- Chiếu dời đô thể hiện tâm nhìn về sự phát triển quốc gia Đại Việt, khát vọng độc lập ,thống nhất của một dân tộc có ý thức ,có truyền thống tự cường.
3/ Hình thức:
Gồm có 3 phần chặt chẽ .
Giọng văn trang trọng ,thể hiện suy nghĩ ,tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước .
Lựa chọn từ ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại:
 + Là mệnh lệnh nhưng chiếu dời đô không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
 + Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc ,người nghe tiếp nhận ,suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
 4/ Ý nghĩa văn bản:Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và nhận thức về vị thế ,sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
* Ghi nhớ SGK T/51
4/Câu hỏi ,bài tập củng cố : 
1. Nội dung của bài “Chiếu dời đô” là gì? 
 a. Thông báo cho toàn dân biết việc dời đô 
 b. Phản ánh khát vọng của nhân dân về 1 đất nước độc lập, thống nhất. 
c. Phản ánh ý chí tự cường của dt Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 
d. Tất cả đúng. 
2. Đọc diễn cảm lại bài “Chiếu dời đô” 
5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
-Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài + thuộc ghi nhớ 
 +Hoàn chỉnh các BT còn lại vào VBTNV.
 + Tập đọc chiếu dời đô theo yêu cầu thể loại. 
 + Sưu tầm tài liệu về Lí Thái Tổ và lịch sử Hà Nội.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Chuẩn bị: “Hịch tướng sĩ” 
 +Đọc trước nội dung. 
 +Trả lời câu hỏi SGK T/60.
 +Đọc chú thích.
 +Nghiên cứu trước các BT trong VBTNV. 
 V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: ................................................................................................................
.
- Phương pháp: ................................................................................................................
- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học. 
...........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 TIET 90.doc