Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Thanh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Thanh

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh

· Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

· Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể hịch.

· Thấy được nghệ thuật đặc sắc của “Hịch tướng sĩ”: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn giàu hình tượng, giọng điệu chân tình, truyền cảm.

· Nói cũng là một thứ hành động

· Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định

· Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.

· Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn bản thuyết minh.

 

doc 12 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII)
Tuần 24
BÀI 23:
	Tiết 93+94: Hịch tướng sĩ.
	Tiết 95: Hành động nói.
	Tiết 96: Trả bài tập làm văn số 4.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh
Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể hịch.
Thấy được nghệ thuật đặc sắc của “Hịch tướng sĩ”: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn giàu hình tượng, giọng điệu chân tình, truyền cảm.
Nói cũng là một thứ hành động
Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định
Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn bản thuyết minh.
Tiết 93+94: 	HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng đoạn 2 của bài “Chiếu dời đô”.
Vì sao nói việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô”.
Vào bài
Theo lịch sử nước nhà, nhà Lý thịnh hành và phát triển trên hai trăm năm thì bị diệt vong bởi một sự kiện lịch sử? (Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh). Nhà Trần ra đời. Trong khoảng thời gian nhà Trần trị vì có những sự kiện nào nổi bật? (ba lần thắng Mông – Nguyên). Và danh tướng có công lớn nhất là Trần Quốc Tuấn. Trong ba lần lập công ấy, lần thứ hai là vẻ vang hơn cả. Đây là một chiến thắng vẻ vang nhất của dân tộc ta. Cuộc chiến này gắn liền với sự ra đời của “Hịch tướng sĩ” do Trần Quốc Tuấn soạn thảo. Chúng ta hãy tìm hiểu văn bản này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
HĐ 1: Tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản
HS: Đọc phần chú thích
GV: Em hãy nêu vài nét về tác giả? (Dựa vào phần giới thiệu tác giả ở mục “Chú thích”)
GV: Bằng những hiểu biết về lịch sử, các em có những hiểu biết nào khác về Trần Quốc Tuấn?
GV: đọc mẫu 1 đoạn rồi hướng dẫn cách đọc (giọng hùng hồn, sảng khoái. Khi nêu gương sử sách ở đoạn đầu cần đọc giọng khúc chiết, minh bạch; đoạn nói lên nỗi lòng của tác giả thì đọc giọng đằm thắm, xúc động; đoạn phân tích đúng sai cần đọc dồn dập, dằn từng câu, nhấn từng chữ.
GV: Em hãy xác định thể loại của văn bản?
HS: Hịch.
GV: Qua văn bản và dựa vào chú thích, em cho biết “hịch” là gì?
HS: (Trình bày theo SGK)
GV: Em đã học xong thể chiếu, hãy so sánh hịch và chiếu giống nhau và khác nhau như thế nào?
HS: Giống: 
Thể nghị luận, kết cấu chặt chẽ
Cùng là loại văn ban bố công khai.
Đều là văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu.
Khác: (HS dựa vào SGK trả lời)
GV: Hãy tìm một số câu văn biền ngẫu trong bài hịch? Bài hịch ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: 9 – 1284
GV: Nội dung bài “HTS” là gì? Và bố cục chia mấy phần? (3 phần).
HS:
Từ đầu ... “lưu tiếng tốt” à Nêu gương sử sách
“Huống chi ... chẳng kém gì” à Nhận định tình hình, gợi lòng căm thù giặc.
Đoạn này chia 4 phần nhỏ: Tội ác của giặc; Lòng yêu nước căm thù giặc; Mối ân tình giữa chủ – tướng; Phê phán cái sai và khẳng định cái đúng.
Phần còn lại: Chủ trương, kêu gọi.
HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
GV: Mở đầu bài hịch, tác giả nêu gương sử sách phương Bắc. Đó là những ai? Họ đã làm những việc gì?
HS: Dựa vào bài học, trả lời.
GV: Cách nêu gương có gì đáng chú ý?
HS: Vừa có tướng cao cấp, vừa có người bình thường, gương xưa và nay.
GV: Những nhân vật được nêu gương có quan hệ gì với chủ tướng?
HS: Bề tôi gần: Kỉ Tín, Do Vu,...
Xa: Thân Khoái, Cảo Khanh,...
Þ Khích lệ nhiều người, ai cũng có thể lập công danh, lưu tên sử sách.
GV: Những gương sử sách ấy có điểm gì chung?
HS: Quên mình, hi sinh vì chủ, vì nước.
GV: Tác giả nêu gương xưa và nay nhằm mục đích gì?
HS: Khích lệ ý chí.
GV: Theo quan niệm của người Trung Đại: Thứ nhất lập đức, thứ hai lập công, thứ ba lập ngôn. Vì vậy, công danh để lại cho đời trở thành lẽ sống lớn của đấng nam nhi thời ấy. Họ cho rằng trung quân là ái quốc, hy sinh cho vua chúa chủ soái là hy sinh cho nước.
HĐ 3: Phân tích đoạn 2.
GV: Sau khi nêu gương sử sách, tác giả quay về với thực tế trước mắt, đó là việc gì?
HS: Kể tội ác của giặc.
GV: Tội ác và sự ngang ngược của giặc được tác giả lột tả như thế nào?
HS: “Đi nghênh ngang ... vét của kho ...
GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi kể tội ác của giặc? (Ẩn dụ)
Nghệ thuật ẩn dụ trong đoạn văn cho thấy giặc Nguyên như thế nào? Thái độ của tác giả ra sao? (HS: tham lam, hống hách)
HS: Căm giận, khinh bỉ
Thảo luận
Dựa vào những hiểu biết về lịch sử, so sánh với lời hịch, thử nghĩ xem, tác giả đã khích lệ được điều gì ở tướng sĩ?
Trước tội ác của giặc, tác giả thể hiện nỗi lòng của mình ra sao?
Những điều đó cho thấy Trần Quốc Tuấn là người như thế nào?
à Bao nhiêu bút lực, tâm huyết của tác giả dồn vào mỗi chữ, mỗi lời, như chảy trực tiếp từ trái tim. Câu văn chính luận mà đã khắc họa thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước: đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình của đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt nát. Khi tự bày tỏ khúc ruột của mình, chính ông đã là một tấm gương yêu nước có tác dụng động viên to lớn đối với quân sĩ.
Sau khi bày tỏ nỗi lòng của mình, Trần Quốc Tuấn nêu lên mối ân tình giữa chủ và tướng; giữa ông và các tướng sĩ.
Gọi HS đọc đoạn văn.
Mối ân tình ấy dựa trên mối quan hệ nào?
Khi nêu lên mối ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn đã khích lệ điều gì ở họ?
Đoạn cuối phần nhận định, tác giả đã phê phán những việc làm sai đồng thời khẳng định những việc làm đúng.
Gọi HS đọc lại đoạn này.	
Theo tác giả, thái độ, hành động nào là sai trái?
Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Vì sao?
Kết quả có được sau mỗi việc làm đúng, sai. Tác giả tập trung nhấn mạnh vào quyền lợi của cá nhân và phân tích để cho thấy rằng muốn hưởng trọn vẹn quyền lợi của bản thân thì phải biết đặt nó vào trong quyền lợi của quốc gia dân tộc. “Nước mất thì nhà tan” đó là điều tất yếu sẽ xảy ra.	
Giọng văn là lời vị chủ soái hay người cùng cảnh ngộ? (cả hai)
Là lời bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? (là lời bày tỏ thiệt hơn và cũng là lời cảnh cáo)
Để tác động vào nhận thức của người đọc, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn văn trên?
Cách viết ấy có tác động đến tướng sĩ như thế nào?
à Trần Quốc Tuấn đã so sánh giữa hai viễn cảnh, đầu hàng thất bại thì mất tất cả, chiến đấu thắng lợi thì được cả chung và riêng.
Khi nêu lên viễn cảnh thất bại, ông dùng những từ ngữ mang tính chất phủ định: không còn, cũng mất, bị tan, cũng khốn. Điều đáng lưu ý là trong khi sử dụng phương pháp so sánh, tương phản, người viết hiểu rõ quy luật nhận thức. Cách điệp từ, điệp ngữ tăng tiến có tác dụng nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu. Cứ từng bước, từng bước, tác giả đưa người đọc nhận rõ đúng sai, nhận ra điều phải trái.
HĐ 4: Phân tích đoạn cuối
Đoạn cuối bài hịch, tác giả vạch rõ hai con đường chính – tà, cũng có nghĩa là hai con đường sống – chết, mục đích để làm gì?
(thuyết phục tướng sĩ có thái độ dứt khoát)
Với cách lập luận như thế có tác dụng gì trong việc tập hợp lực lượng, giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng?
Đoạn cuối có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
HĐ 5: Khái quát nghệ thuật lập luận của “Hịch tướng sĩ”.
Đó là việc khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.
Thảo luận nhóm
Sau khi đọc xong bài hịch, em hãy vẽ lược đồ kết cấu của bài “Hịch tướng sĩ”.
GV: Dùng bảng phụ có vẽ lược đồ.
HĐ 6: Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của bài hịch
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ 7: Luyện tập
ĐỌC HIỂU CHÚ THÍCH
Tác giả
Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300)
Là danh tướng kiệt xuất
Văn võ song toàn
Có công rất lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông 
Tác phẩm
Thể loại: Hịch
Hịch là gì? (Chú thích SGK)
Hoàn cảnh ra đời: 9 – 1284 trước cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Nêu gương sử sách
Xưa: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh
Nay: Nguyễn Văn Lập ... Vương Công Kiên, Xích Tu Tư ... Cốt Đãi Ngột Lang
Þ Khích lệ ý chí lập công, hy sinh vì nước của tướng sĩ.
Nhận định tình hình
Tội ác của giặc
... Đi lại nghênh ngang
... Uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình
... bắt nạt tể phụ
... đòi ngọc lụa, vét của kho
à ẩn dụ
Þ Tham lam hống hách, ngang ngược
à Khơi dậy lòng căm thù giặc, nỗi nhục của đất nước
Nỗi lòng của tác giả
... quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
... xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù...
... trăm thân phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác... gói trong da ngựa... vui lòng
à Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
Mối ân tình
Quan hệ chủ tướng
Quan hệ cùng cảnh ngộ
à Khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thủy chung của người cùng cảnh ngộ.
Lời phê phán và khẳng định của tác giả
Hành động sai trái
... chủ nhục... không lo
... nước nhục... không thẹn
... hầu giặc... không tức
... đãi yến ngụy sứ... không căm
... chọi gà, đánh bạc, vui thú ruộng vườn,...
à Phê phán thái độ bàng quan, hưởng lạc
Hành động đúng
... huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên...
à Nêu cao tinh thần cảnh giác, trau dồi binh lực.
à nghệ thuật so sánh tương và các điệp từ điệp ý tăng tiến
à Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ, nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.
Chủ trương và lời kêu gọi
Vạch rõ chính – tà (sống – chết) à thuyết phục tướng sĩ, nêu ý chí quyết chiến, quyết thắng
Khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng.
Khích lệ lòng căm thù giặc, nhục mất nước
Khích lệ lòng trung quân ái quốc, ân tình
Khích lệ ý chí lập công, xả thân vì nước
Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ, phân rõ sai, đúng
GHI NHỚ: SGK
LUYỆN TẬP
Từ bài tập 1, tìm những ý chính trong từng đoạn của bài hịch. GV hướng dẫn HS làm bài tập 2: lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở những nội dung nào? (dạng bài phát biểu cảm nghĩ)
Bài tập 3 là dạng bài chứng minh: chứng minh bài hịch tướng sĩ là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý và tình; giữa lập luận chặt chẽ sắc bén với lời văn giàu hình tượng, giàu cảm xúc.
Củng cố
“Hịch tướng sĩ thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
Dặn dò
Học bài: học những dẫn chứng cần thiết phục vụ cho TLV nghị luận.
Soạn bài: Hành động nói
Lập dàn ý cho đề bài TLV
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 95:	HÀNH ĐỘNG NÓI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớpø 
Kiểm tra bài cũ
Câu phủ định là gì? Cho ví dụ
Có mấy kiểu câu phủ định?
Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Vì sao?
Cô ấy mà đẹp à?
Anh ấy không thể không đến.
Có trời mới biết nó ở đâu.
Bài mới:
Vào bài:
GV hỏi một HS: Em có soạn bài không? HS trả lời.
Nói ra câu đó là GV đã thực hiện một hành động nói và mục đích là muốn kiểm tra việc soạn bài của HS. Vậy hành động nói là gì? Thế nào là mục đích nói? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Truyền thụ kiến thức về hành động nói.
Gọi học sinh đọc đoạn trích.
Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
Nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình được hưởng công giết chằn tinh. Câu: “con trăn này là của vua nuôi đã lâu... có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.”.
Lý Thông có đạt được mục đích của mình không?
Có. Vì nghe Lý Thông nói, Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông ra đi.
Xét đoạn văn trên, ai là người nói, ai là người nghe?
Dựa vào phần gạch dưới mỗi câu, em hãy cho biết, mỗi câu đó ứng với hành động nào sau đây:
GV lập bảng
Câu 1: để trình bày
Câu 2: để đe dọa
Câu 3: để hứa hẹn
Lý Thông đã dùng phương tiện gì để thực hiện ba hành động nói trên.
Bằng lời nói.
Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
Việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.
Như vậy, Lý Thông đã dùng cách nói để điều khiển Thạch Sanh ra đi hay dùng hành động bằng tay để điều khiển Thạch Sanh?
Dùng cách nói
GV: Vậy Lý Thông đã thực hiện một hành động nói.
Theo em, hành hành động nói là gì?
GV: Cho HS đọc ghi nhớ vài lần (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các kiểu hành động nói
GV: Cho HS đọc đoạn trích SGK/ 63
Chỉ ra các hành động nói trong đoạn và cho biết mục đích của mỗi hành động
Lời của cái Tí à để hỏi.
Lời của chị Dậu à báo tin.
Lời của cái Tí à hỏi – nêu ý kiến, bộc lộ cảm xúc
U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!...
Ở câu a – Cái Tí muốn ai làm việc gì? 
Hỏi mẹ mình sẽ ăn cơm ở nhà hay ở đâu. (biết suy nghĩ của mình)
Câu b – Chị Dậu báo tin cho cái Tí nơi cái Tí sẽ ở.
Trong những hành động trên thuộc kiểu hành động nói nào?
Hỏi, trình bày, báo tin, kể
Mục đích của hành động hỏi là gì?
Thảo luận
Tìm hiểu đoạn trích, xét những câu sau:
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Ở câu a, b, c chị Dậu muốn nói với ai làm việc gì?
Van xin cai lệ tha trói cho chồng mình.
Yêu cầu cai lệ không được phép hành hạ người ốm.
Chị Dậu thách cai lệ trói chồng mình.
Trong ba hành động trên thuộc kiểu hành động nào?
Van lơn, yêu cầu, thách thức à thuộc lớp hành động điều khiển.
Mục đích của hành động điều khiển là gì?
Qua tìm hiểu các hành động nói trên, em hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết? Thuộc những lớp hành động nào?
Lớp hỏi trình bày (báo tin, kể tả, nêu ý kiến, dự đoán...)
Lớp điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức...)
Lớp biểu cảm (hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc...)
Vậy theo em người ta dựa vào đâu để đặt tên cho các kiểu hành động nói? (Vào mục đích của hành động nói mà đặt tên cho các hành động nói đó)
Một học sinh nêu lại các kiểu hành động nói thường gặp.
Một học sinh khác đọc sách 
Ghi nhớ (SGK)
Thế nào là hành động nói
Tìm hiểu đoạn trích, xét những câu sau:
Mẹ con Lý Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về,... Khi Thạch Sanh vào nhà kể chuyện giết chằn tinh ... Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra kế khác... (trình bày)
Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi... (lời đe dọa)
Ghi nhớ 1: SGK/ trang 62
Các kiểu hành động nói
Hành động hỏi, trình bày
Vậy thì bữa sau con ăn cơm ở đâu?
Con sẽ ăn cơm ở nhà cụ Nghị thôn Đoài
Þ muốn cho mẹ biết suy nghĩ của mình
à lời của cái Tí nói với mẹ
à lời của chị Dậu nói với cái Tí
Þ cho cái Tí (con chị Dậu) biết suy nghĩ của mình
Þ hành động hỏi thể hiện mục đích nói
Hành động điều khiển
Tìm hiểu ví dụ ở mục thảo luận.
à chị Dậu là người nói, cai lệ là người nghe. Người nói muốn người nghe thực hiện việc được nêu lên trong lời nói của mình.
Þ thuộc kiểu hành động điều khiển
Hành động biểu cảm
Bày tỏ cảm xúc, thái độ hứa hẹn... bằng hành động nói
Ghi nhớ 2: SGK trang 63
LUYỆN TẬP
HS làm bài tập 1, 2, 3 – SGK / 63, 64, 65
CỦNG CỐ
Hành động nói là gì? Mục đích của hành động nói là gì? (là mục đích mà người nói muốn thực hiện trong lời nói của mình)
DẶN DÒ:
Học bài
Soạn bài: Nước Đại Việt ta.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 96	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới:
Vào bài: Hôm nay cô sẽ trả bài viết số 5
Hoạt động dạy và học 
Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của học sinh
Đề: Em hãy giới thiệu một loài cây (cây dừa, cây tre...)
 Em hãy giới thiệu một trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam (thả diều, chơi ô quan...)
Ưu điểm
Chuẩn bị, tìm hiểu tư liệu kỹ lưỡng.
Phần lớn các em nắm vững thể loại thuyết minh, bố cục rõ ràng, mạch lạc.
Có một số em sáng tạo trong cách viết, có kết hợp yếu tố biểu cảm.
Đặc điểm của đối tượng thuyết minh được làm rõ.
Khuyết 
Một số bài diễn đạt còn dài dòng, lan man.
Kiến thức chưa chuẩn xác, bịa đặt.
Chưa biết kết hợp các phương pháp thuyết minh để bài làm phong phú, sinh động.
Viết sai ngữ pháp, dùng từ sai, sai lỗi chính tả.
SỬA LỖI
CÂU SAI
CÂU ĐÚNG
... kéo co mang sắc thái chiến đấu của trai làng...
Ngày nay cuộc sống đang ngày càng hiện đại, ở bất kỳ nơi nào đều có những trò chơi hiện đại...
... người ta còn mở ra một tổ chức thả diều...
... Sau đó nó được phát hành cho các nước khác.
Nó mang một tính chất tinh thần giống như con người, có thể cảm nhận được vui hay buồn.
Thời nay, thả diều cũng được chơi rất phổ biến
Dừa có đặc tính là không bỏ một cái gì
Trồng được cây dừa, phải chờ đến khi quả ra mầm và lớn lên rồi mới gieo xuống đất...
Hôm nay, tuy chúng ta đang ở trong một thời kỳ hiện đại, thời kỳ của máy móc, có máy móc phục vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống.
Thường thì dừa cảnh không có hoa hay quả nên được dùng để tạo thành chiếc cổng trong các lễ hội đám cưới với dòng chữ vu quy...
... trò chơi kéo co là hình thức thi đấu giữa các trai làng với nhau.
Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển, những trò chơi dân gian ngày càng thiếu vắng ở các sân chơi...
Người ta tổ chức những hội thi thả diều.
... Sau đó nó được lan truyền rộng rãi khắp các nước...
Cùng với cánh diều bay bổng, con người có thể gởi hồn mình vào đó cùng với những ước mơ...
Thả diều là một trò chơi rất phổ biến
Dừa có công dụng rất lớn. Thân, lá, trái đều dùng để chế biến thành những sản phẩm giúp ích cho con người.
Muốn có cây dừa, người ta chọn những trái dừa già đặt xuống đất ẩm để mọc thành cây non, sau đó mới trồng...
Củng cố: Nắm vững cách làm bài văn thuyết minh
Dặn dò: Ôn lại lý thuyết về Văn bản nghị luận của CT lớp 7
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai (23).doc