Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

TUẦN 24

NGỮ VĂN – BÀI 21

Kết quả cần đạt

Cảm nhận được tình yêu thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh thể hiện qua bài Ngắm trăng. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài Đi đường: Từ việc đi đường núi mà gợi ra bài học đường đời. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ.

Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cảm than và câu trần thuật đã học ở Tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của hai kiểu câu này.

Vận dụng kiến thức về văn bản thuyết minh để làm tốt bài Tập làm văn số 5

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
NGỮ VĂN – BÀI 21
Kết quả cần đạt
Cảm nhận được tình yêu thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh thể hiện qua bài Ngắm trăng. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài Đi đường: Từ việc đi đường núi mà gợi ra bài học đường đời. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ.
Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cảm than và câu trần thuật đã học ở Tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của hai kiểu câu này.
Vận dụng kiến thức về văn bản thuyết minh để làm tốt bài Tập làm văn số 5
Ngày soạn: 05/02/2011 Ngày dạy: 08/02/2011 Dạy lớp: 8B
 Tiết 85. V ăn bản:
NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG
 - Hồ Chí Minh - 
 1. Mục tiêu. Giúp HS:
 a) Về kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.
 - Hiểu được ý nghĩa của tư tưởng bài thơ: Từ việc đi dường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
 b) Về kĩ năng: Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ: bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm và lòng yêu kính lãnh tụ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên; tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, gian khó.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 38 và tr - 40).
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: 17 Vắng:..........
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu hai văn bản của Hồ Chí Minh. Về văn bản Ngắm trăng: Mặt trăng trên trời chỉ có một, mà trong văn thơ biết bao nhiêu vầng trăng: “Trăng như chiếc liềm vàng người thợ gặt để quên trên cánh đồng sao”; hay “Trung thu trăng sáng như gương”, “Vầng trăng ai xẻ làm đôi” Giữa rừng thơ trăng của nhân loại, Ngắm trăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ngời sáng một vẻ đẹp riêng. Còn văn bản Đi đường: Đi đường là chuyện hết sức bình thường trong cuộc sống con người. Đi gần, đi xa, không ai là không đi đường. Trong tập thơ Nhật kí trong tù có một bài thơ Bác viết về chuyện đi đường. Vậy qua bài thơ ấyBác muốn nói đến vấn đề gì? Để thấy được điều đó ta cùng tìm hiểu hai thi phẩm này.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới:
 A. Văn bản “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt): (18 phút)
 I. Đọc và tìm hiểu chung. 
 1. Giới thiệu tập Nhật kí trong tù và bài thơ Ngắm trăng:
KH: Hãy nêu hiểu biết của em về tập thơ Nhật kí trong tù và xuất xứ của bài thơ Ngắm trăng?
 - HS Phát biểu, gv ghi bảng.
 * Bài thơ nằm ở vị trí số 21 trên 133 bài thơ chữ Hán, trong tập thơ “Nhật kí trong tù” được Bác viết trong nhà tù ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
GV: Tháng 2/1941 Bác Hồ từ nước ngoài trở về Tổ Quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đến tháng 8/1942 Bác từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến gần thị trấn Túc vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giam rồi giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Người viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán. Tập thơ gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Đây là tập thơ cảm hứng trữ tình duy nhất của Hồ Chí Minh được Người sáng tác khá liên tục trong chuỗi ngày bị tù đày ở Quảng Tây. Bác sáng tác tập thơ để phản ánh thực trạng đen tối của nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch và cũng là để “ngâm ngợi cho khuây” có thể nói tập thơ là một cuộc “vượt ngục tinh thần” cho thấy một nghị lực phi thường, một tâm hồn cao thượng, một tài năng xuất chúng, một phong cách rất Hồ Chí Minh. Có thể nói trong Nhật kí trong tù bài thơ nào cũng thấm đượm tình cảm con người, tình yêu tự do, tình yêu thiên nhiên tha thiết của một người chiến sĩ, đồng thời là một người nghệ sĩ. Thơ Bác thường nói về trăng như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng mà các em đã học ở lớp 7. Tuy nhiên đó là vầng trăng ở Việt Bắc được Bác ngắm trong lúc tự do. Còn Ngắm trăng mà chúng ta tìm hiểu hôm nay lại viết về một cuộc “ngắm trăng” thật đặc biệt của Bác: ngắm trăng trong nhà tù. Chính trong hoàn cảnh đặc biệt đó mà lòng yêu thiên nhiên nói riêng, vẻ đẹp tâm hồn của Bác nói chung càng bộc lộ rõ.
 2. Đọc bài thơ:
GV: Nêu yêu cầu đọc: Bài thơ được viết bằng chữ Hán do vậy trong sgk có cả phần phiên âm, phần dịch nghĩa và dịch thơ. Khi đọc các em cần chú ý đọc chính xác cả ba bản; đọc bản phiên âm chữ Hán lưu ý đọc đúng nhịp 2/2/3 ở câu 1 và nhịp 3/4 ở câu 2,3,4. Có giọng đọc phù hợp với cảm xúc thể hiện trong từng câu thơ và nhịp, chữ đăng đối ở câu 3,4.
 - GV đọc một lần, sau đó gọi 3 học sinh đọc lại văn bản; gv nhận xét cách đọc của học sinh.
KH: Câu thứ 2 trong nguyên tác là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” câu thơ dịch là “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Em có nhận xét gì về câu thơ dịch này?
 - Câu thơ dịch đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi “nại nhược hà?” (biết làm thế nào?) mà chính cái xốn xang, bối rối đó mới cho thấy tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ. Dịch là “hững hờ” thì lại cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần hững hờ, chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong câu thơ chữ Hán.
G’: Đọc hai câu thơ cuối ở bản phiên âm và dịch thơ, so sánh giá trị biểu đạt của từng bản về kết cấu?
 - Hai câu 3,4 của bài thơ chữ Hán có kết cấu đăng đối đáng chú ý, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Ở mỗi câu, chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chữ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Mặt khác, hai câu còn tạo thành một cặp đối, cũng “nhân và nguyệt”, “minh nguyệt và thi gia” đối với nhau. Với kết cấu đó, bài thơ có hiệu quả nghệ thuật riêng đáng kể. Hai câu thơ dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối, tức cũng giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra, câu thơ dịch thứ 4 có hai từ gần đồng nghĩa (nhòm, ngắm) rõ ràng là chưa cô đúc; hơn nữa chữ “nhòm” dùng ở đây không được nhã (nhất là lại “nhòm khe cửa”: mang ý vụng trộm, không minh bạch)
 II. Phân tích. 
 1. Hai câu thơ đầu:
 Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
 Đối thử lương tiêu nại nhược hà? 
TB: Đọc hai câu thơ đầu và cho biết Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”?
 - Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt: trong nhà tù. Bác nói đến cảnh không rượu, không hoa vì các bậc thi nhân xưa khi ngắm trăng thường đem rượu uống trước hoa và ngắm trăng.
GV: Vọng nguyệt (hay đối nguyệt, khán minh nguyệt) là một thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng; có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật mĩ mãn, ời phần thú vị. Nói chung người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, 
Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong tù! Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đày đoạ, vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của cái nhà tù tàn bạo, dã man ấy, nơi tù nhân phải sống cuộc sống “khác loài người”, làm sao phù hợp với việc thưởng nguyệt! Làm sao có rượu và hoa để thưởng trăng?
TB: Vậy có phải khi viết như vậy là Bác muốn phê phán nhà tù Tưởng Giới Thạch không có rượu và hoa để tù nhân ngắm trăng?
 - Không phải mà thực ra trước cảnh đêm trăng quá đẹp Hồ Chí Minh bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù này không hề vướng bận bởi những ách nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.
KH: Trước cảnh đẹp của đêm trăng, tâm hồn của người tù như thế nào?
 - Trước cảnh đẹp của đêm trăng, người tù có cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ; câu thơ cho thấy rõ tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người. Mà trong tù thì biết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự và vì vậy mà càng bức rứt, bối rối. Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên, đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.
 * Thể hiện sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Bác trước cảnh đêm trăng quá đẹp.
GV: Hai câu thơ viết nơi lao tù mà rạo rực tình cảm với trăng. Bình dị như câu nói buột miệng mà ngời sáng chất thép, chất người cao cả mênh mông. Quên đi cảnh thiếu thốn đọa đầy nơi tù ngục để khao khát được thưởng thức trọn vẹn cảnh trăng đẹp, tình yêu của Bác đối với thiên nhiên quả là mãnh liệt.
 2. Hai câu thơ cuối:
 Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
TB: Sau phút xốn xang, bối rối nhà thơ có quyết định gì trước cảnh đêm trăng quá đẹp?
 - Dù xốn xang và bối rối nhưng nhà thơ đã chủ động hướng ra song sắt nhà giam để ngắm trăng sáng. Dù không có đủ các điều kiện để thưởng trăng nhưng không vì thế mà tình yêu trăng của thi nhân bị ảnh hưởng. Và người tù cũng cảm thấy trăng đang tinh nghịch từ ngoài khe cửa “ngắm” người tù.
KH: Chỉ rõ nét độc đáo về nghệ thuật của hai câu thơ cuối?
 - Ở hai câu thơ cuối Bác đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá. Vầng trăng được nhân hoá trở nên có linh hồn, giống như một con người tinh nghịch, chủ động tìm đến, vượt qua song sắt nhà tù để say mê, chăm chú “nhìn ngắm” con người. Nghệ thuật nhân hoá đã làm nổi bật mối tình cảm giao hoà thắm thiết, thân mật giữa con người với vầng trăng. Ngoài ra trong hai câu thơ còn có kết cấu đăng đối rất đẹp: Người và trăng được đặt ở hai đầu câu thơ, chắn giữa là “cửa nhà tù” nhưng có sự đảo ngược: 
câu trên theo trật tự (nhân) – (minh nguyệt), câu dưới lại theo trật tự (nguyệt) – (thi gia).
G’: Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
 - Cả hai câu ta đều thấy: nhân và nguyệt là một cặp đối, minh nguyệt và thi gia là một cặp đối, thể hiện cuộc giao hoà tuyệt đẹp của người và trăng. Người thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sổ nhà tù để tìm đến “ngắm” vầng trăng sáng giữa bầu trời cao rộng. Và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến “ngắm nhà thơ” trong tù. Chữ “ngắm” (khán) được lặp lại cùng một vị trí trong cả hai câu thơ kết hợp với hai động từ “hướng, tòng” đã tạo nên mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau, lặng lẽ ngắm nhau say đắm, bất chấp song sắt nhà tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động  ...  viết). Cụ thể:
 + a) Câu cảm thán được dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, thất vọng về lão Hạc của ông giáo: Biểu thị sự đổ vỡ niềm tin của ông giáo về lão Hạc. 
 + b) Câu cảm thán được dùng để bộc lộ cảm xúc đau đớn, xót xa, tiếc nuối của vị chúa sơn lâm đang phải sống trong cũi sắt mất tự do khi hoài niệm về dĩ vãng huy hoàng “Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”.
 a) Hỡi ơi: bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, thất vọng.
 b) Than ôi!: bộc lộ cảm xúc đau đớn, xót xa, tiếc nuối.
TB: Đặt một câu cảm thán và nêu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán đó?
 - HS đặt câu.
 Ví dụ: Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
 Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!
 (Tố Hữu, Bác ơi!)
 - Trong câu có từ cảm thán “ôi, ơi”
HS: Đọc lại hai câu cảm thán trong hai đoạn trích trên (lưu ý cách đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu)
KH: Em có nhận xét gì về cách đọc, cách viết các câu cảm thán qua ví dụ trên?
 - Tất cả các câu cảm thán đều phải đọc với giọng diễn cảm (vì các câu đó bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết) và khi viết thường được kết thúc bằng dấu chấm than.
GV: Khi viết câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm than (cá biệt có trường hợp câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng). Tuy nhiên không phải tất cả các câu được đọc với giọng diễn cảm và khi viết được kết thúc bằng dấu chấm than đều là câu cảm thán.
KH: Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có thể dùng dấu câu cảm thán không? Vì sao?
 - Không dùng câu cảm thán. Vì ngôn ngữ trong đơn từ, biên bản, hợp đồng (ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ) và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán (ngôn ngữ trong văn bản khoa học) là ngôn ngữ “dung lí”, ngôn ngữ của tư duy lô gíc nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc.
GV: Tuy nhiên câu cảm thán lại được sử dụng rộng rãi trong lời nói hằng ngày và trong ngôn ngữ văn chương (Ví dụ: trong văn bản Lão Hạc, Hai cây thông tác giả dùng nhiều câu hỏi cảm thán)
TB: Qua tìm hiểu các ví dụ em hãy rút ra kết luận về đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
 2. Bài học:
 - Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết nhường nào, dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
 - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
GV: Trong tiếng Việt, có thể coi câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, có thể tự tạo thành câu đặc biệt mà cũng có thể là một bộ phận biệt lập trong câu và thường đứng ở đầu câu. Còn “thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,” thì đứng sau những từ ngữ mà nó bổ nghĩa (làm phụ ngữ). Các em cần phân biệt “biết bao” trong câu cảm thán (đứng sau tính từ - ví dụ: Bức tranh này đẹp biết bao!) với “biết bao” trong câu trần thuật bình thường (đứng trước danh từ - ví dụ: Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về). Trong trường hợp thứ hai “biết bao” có ý nghĩa tương đương với những từ ngữ chỉ lượng như “nhiều, rất nhiều”.
 - Các em cũng cần chú ý ngoài câu cảm thán người viết (người nói) có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác như câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật; nhưng trong câu cảm thán cảm xúc của người nói (người viết) được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.
HS: Đọc ghi nhớ sgk (tr - 44)
 * Ghi nhớ: sgk (tr - 44)
 II. Luyện tập. (15 phút)
 1. Bài tập 1: sgk (tr 45)
HS: Đọc nội dung bài tập 1.
TB: Xác định câu cảm thán trong các phần trích?
 a. “Than ôi!”, “Lo thay!”, “Nguy thay!”
 b. “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
 c. “Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho cái cử chỉ ngu dại của mình mà thôi.”
KH: Các câu trong đoạn trích có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
 - Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích đều là câu cảm thán, mà chỉ có những câu đã xác định trên mới là câu cảm thán do chúng có từ ngữ cảm thán. Các câu khác thì không có từ ngữ cảm thán.
 2. Bài tập 2: sgk (tr – 45,46)
HS: Thảo luận nhóm (4 nhóm) mỗi nhóm làm một câu, thời gian 3 phút.
H: Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau? Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
 a. Câu ca dao là lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến. 
 - Đây không phải là câu cảm thán mà là câu nghi vấn có chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc bởi trong câu có chứa từ nghi vấn “ai” và cuối câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
 b. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: đó là lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
 c. Đây không phải là câu cảm thán là câu trần thuật bộc lộ tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống đương thời (trước cách mạng tháng Tám).
 d. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
 - Các câu trên tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng đều không phải là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này (không có từ ngữ cảm thán).
 3. Bài tập 3: sgk (tr - 45)
TB: Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc?
 - 2 học sinh lên bảng làm còn các bạn khác tự làm vào vở.
 a. Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình.
 Ví dụ: Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao!
 b. Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc khi nhìn thấy mặt trời mọc.
 Ví dụ: Mặt trời lên đẹp biết bao!
 Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh!
 c) Củng cố, luyện tập: (4 phút)
H: Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán?
 - Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã) chưa) hoặc có từ “hay” (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
 Chức năng chính là dùng để hỏi, trong nhiều trường hợp dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi thì trong trường hợp này câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
 - Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết nhường nào, dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
 - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Xem lại ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ.
 - Viết một đoạn văn dùng ba kiểu câu đã học. Ôn lại văn thuyết minh để tiết sau viết bài tập làm văn số 5. Đọc và suy nghĩ trước bài Câu trần thuật.
==================================
Ngày soạn: 08/02/2011 Ngày kiểm tra:...../02/2011 Lớp: 8B
Tiết 87, 88. Tập làm văn: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 1. Mục tiêu bài viết:
	a) Kiến thức: Qua bài viết tập làm văn số 5 nhằm tổng kiểm tra kiến thưc & kỹ năng làm kiểu văn bản thuyết minh. Học sinh vận dụng tốt kiến thức về kiểu văn bản này để thực hành tốt yêu cầu của đề bài.
	b) Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh. Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, dúng phương pháp thuyết minh.
	c) Thái độ: Giao dục HS ý thức học và làm bài nghiêm túc
 * Ổn định tổ chức: kiểm tra sỹ số 8B:......../17 Vắng:..........................................
 2. Nội dung đề bài
 * Đề bài: Mùa xuân về, trăm hoa khoe sắc. Em hãy chọn một loài hoa tiêu biểu của mùa xuân và giới thiệu về loài hoa đó. ( có thể giới thiệu về hoa đào hoặc hoa ban ) 
 3. Đáp án, biểu điểm.
	a) Dàn bài: ( Giới thiệu về hoa đào )	
 * Mở bài: - Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Mỗi dịp Tết đến, xuân về, mỗi gia đình Việt Nam không ai là không có một cành đào để đón Tết. 
 * Thân bài:
	- Đặc điểm chung của cây đào:
	+ Đào có nhiều loài khác nhau: đào ta (loại đào ở vùng núi ), đào Mèo ( đào trồng ở vùng dân tộc người Hơ Mông), đào Nhật Tân...
	+ Thế đào: có thể phát triển tự nhiên, có thể do tay người trồng tạo uốn thành những dáng theo ý người trồng.
	+ Đào là loại cây dễ trồng, không kén đất, không cần chăm bón nhiều.
	+ Giá cả: có thể từ vài chục ngàn -> hàng triệu đồng tùy theo loại và thế của cành đào.
	- Cấu tạo: Gồm: rễ, thân, cành, lá...
	+ Rễ: rễ chùm.
	+ Thân thường màu xám, có nhiều cành nhỏ...
	+ Lá: nhọn, màu xanh xẫm.
	+ Hoa: thường 5 cánh, màu hồng nhạt hoặc hồng đậm. ( đào phai hoặc đào thẫm )
	+ Quả: to nhỏ tùy từng loại đào song đều có vị chua rôn rốt, hình tròn hơi nhọn. Khi chín thường có màu hồng tím, trông rất đẹp.
	- Công dụng: 
	+ Tạo cảnh quan đẹp cho môi trường, tạo bóng mát cho những ngày nóng nực.
	+ Sắc hồng của hoa đào làm tăng sự trang trọng và vẻ đẹp rất riêng cho ngày Tết ở Việt Nam đặc biệt là ở miền Bắc.
	+ Lá đào dùng để làm thuốc chữa bệnh ngoài da rất tốt.
	+ Quả đào dùng để ăn, làm quà tặng.
	+ Cành đào thường là những món quà văn hóa, người ta thường dùng để biếu, tặng trong ngày Tết rất có ý nghĩa.
	+ Hiện nay đào được dùng làm món hàng xuất khẩu ra nước ngoài cho kiều bào Việt Nam đón Tết.
	+ Hoa đào đã đi vào thơ ca, nhiều bài hát, bài thơ viết về hoa đào, ngợi ca vẻ đẹp của hoa đào.
	+ Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân Việt Nam.
 * Kết bài:
	- Cảm nghĩ về loài hoa, cảm nghĩ về mùa xuân.
 	b) Biểu điểm:
 	* Yêu cầu chung: Bài viết có đủ 3 phần, bố cục mạch lạc, rõ ràng, văn viết lô gíc, lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. nội dung đảm bảo như dàn bài.
	* Yêu cầu cụ thể: 
	* Mở bài: ( 2 điểm )
	- Hình thức: Giới thiệu ngắn ngọn, rõ ràng, nổi bật đối tượng thuyết minh. 
(0,5 điểm )
	- Nội dung: Giới thiệu khái quát về hoa đào. ( 1,5 điểm )
	* Thân bài: ( 6 điểm )
	- Hình thức: Có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, đúng kiểu bài thuyết minh. ( 1 điểm )
	- Nội dung:
	- Ý 1: Giới thiệu được đặc điểm chung của cây đào. ( 1, 5 điểm )
	- Ý 2: Nêu được cấu tạo chung của rễ thân, cành, lá... ( 2 điểm )
	- Ý 3: Nêu được công dụng của cây, hoa đào. ( 1, 5 điểm )
	* Kết bài: ( 2 điểm )
	- Hình thức: Theo đúng Kết bài của thể loại thuyết minh. Có sự gắn kết với phần Mở bài và Thân bài. ( 0, 5 điểm )
	- Nội dung: Nêu được cảm nghĩ về loài hoa đó ( 1, 5 điểm )
	( GV căn cứ vào bài làm của HS cho điểm linh hoạt, phù hợp)
 4. Nhận xét đánh giá sau khi chấm bài:
(Trong tiết trả bài)
Ngày......tháng 02 năm 2011
Tổ trưởng CM duyệt
Nguyễn Thị Hãn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc