Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24, 25

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24, 25

Tiết 85: Văn bản NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG

 - Hồ Chí Minh -

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS :

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh ngục tù, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng. Thấy được sức hấp dẫn NT của bài thơ.

- Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : từ việc đi đường gian lao mà nêu lên bài học đường đời, bài học cách mạng. Cảm nhận được sức truyền cảm NT của bài thơ : rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, ý nghĩa sâu sắc.

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên : soạn giáo án, bảng phụ

 - Học sinh : Soạn bài

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24, 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 85: Văn bản Ngắm trăng, Đi đường 
 - Hồ Chí Minh -
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS : 
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh ngục tù, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng. Thấy được sức hấp dẫn NT của bài thơ.
- Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : từ việc đi đường gian lao mà nêu lên bài học đường đời, bài học cách mạng. Cảm nhận được sức truyền cảm NT của bài thơ : rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, ý nghĩa sâu sắc.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên : soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh : Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và phân tích những nét đặc sắc về ND- NT của bài?
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài : Giới thiệu chung về tập “ Nhật ký trong tù”, tình yêu thiên nhiên đặc biệt của Bác.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Trình bày vài nét về xuất xứ của hai bài thơ?
Cho biết hoàn cảnh ra đời, tư tưởng và giá trị của tập “ Nhật ký trong tù ”?
Tháng 8/1942, HCM từ Pác Bó bí mật lên đường sang TQ để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho CMVN. Khi đến gần thị trấn Túc Vinh(TQ) thì người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, rồi bị giải tới gần 20 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây(TQ), bị đày đoạ cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết tập “Nhật kí trong tù” bằng chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt
Tập “Nhật kí trong tù” tuy chỉ “ngâm ngợi cho khuây” trong khi đợi tự do, nhưng đã cho thấy tâm hồn cao đẹp, ý chí CM phi thường và tài năng thơ xuất sắc của HCM. Có thể nói “NKTT” là một viên ngọc quý trong kho tàng VHDT. Ngoài bìa tập thơ, Bác vẽ hai nắm tay bị xích đang giơ cao cùng bốn câu đề:
Thân thể ở trong
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
HS: Quan sát SGK
Đọc: chú ý giọng thơ ở từng câu: 
- Câu 1: ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 2/5; giọng tương đối bình thản
- Câu 2: ngắt nhịp 4/3, giọng bối rối
- Câu 3,4: nhịp 4/3, giọng đằm thắm, vui, sảng khoái. 
“Vọng nguyệt” là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng, có rượu và hoa thì thưởng trăng mới thật sự thú vị. Nói chung người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. 
Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh ntn?
Em có nhận xét gì về hoàn cảnh đó?
Người ngắm trăng lúc đang bị đày đoạ, vô cùng khổ cực. Điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo dã man làm sao phù hợp với việc thưởng nguyệt?
Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời? 
Vậy qua đây ta hiểu được điều gì về phong thái của Bác?
So sánh câu thứ hai trong bản dịch với phần phiên âm và nhận xét?
Bản dịch nhìn chung sát ý, tuy nhiên đã bỏ mất đi cái bối rối, xốn xang rất thi sĩ ở trong nguyên tác, thể hiện ở lời hỏi “biết làm thế nào”
Hai câu sau diễn tả điều gì? Bằng BPNT nào?
(Trong 2 câu cuối, sự sắp xếp vị trí các từ : nhân (thi gia), song, khán, nguyệt (minh nguyệt) có gì đáng chú ý?)
(hai câu đều thấy giữa nhân và nguyệt có song sắt nhà tù ở giữa)
- Phép đối đã đem lại hiệu quả NT ntn?
ở đầu và cuối hai câu đều có: nhân và nguyệt, ở giữa có song sắt nhà tù chắn ở giữa nhưng người đã thả tâm hồn ra ngoài song sắt để ngắm trăng
 Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì?
Bài thơ vừa cho thấy tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc và mạnh mẽ vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ CM vĩ đại
- Nét đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình của Bác: vừa cổ điển, vừa hiện đại.
Đọc cả bản phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa, dịch thơ.
Chú ý bản phiên âm, ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Nhấn mạnh các điệp từ; giọng suy ngẫm, chậm rãi
 So sánh phần phiên âm với phần dịch thơ?
(thể thơ, điệp ngữ, dịch nghĩa)
Bản dịch giữ được điệp ngữ ở hai câu đàu nhưng không giữ đựơc trong hai câu sau
Bài thơ là một mô hình khá chuẩn về kiểu kết cấu bốn phần của thơ Thất ngôn tứ tuyệt
Theo em bài thơ có mấy lớp nghĩa?
 Câu đầu mở ra ý chủ đạo của bài thơ. Đó là gì, bằng BPNT nào? Nhận xét giọng thơ?
Nỗi gian lao đó chỉ có người từng trải qua mới cảm nhận thấy, mới thấu hiểu được.
Nỗi gian lao đó được cụ thể hoá ở câu thứ hai ntn?
 ở câu 2, tác giả sử dụng BPNT gì? Tác dụng của BPNT đó? 
 Nghĩa sâu xa của câu thơ này là gì?
Câu thứ ba, mạch thơ chuyển sang ý gì?
Cả một chặng đường gian lao đã kết thúc
Lúc này người ở một tư thế ntn?(câu 4)
ở hai câu cuối này tứ thơ đột nhiên lên cao, hình ảnh thơ mở ra bát ngát theo chiều hướng gợi ra cảm giác về sự cân bằng, hài hoà
Hai câu thơ trên có ngụ ý gì?
 ý nghĩa tư tưởng của bài thơ?
Nêu lên một chân lí: Con đường CM là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí vượt qua thử thách sẽ thành công
Khái quát lại những nét đặc sắc về ND – NT của hai bài thơ?
Đọc diễn cảm hai bài thơ
I. Giới thiệu chung
1.Tác giả - Tác phẩm
 * Tác giả 
 * Tác phẩm
- Nằm trong tập “ Nhật ký trong tù ”.
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, khi Bác bị bắt giam tại Trung Quốc tháng 8/1942.
2. Chú thích
3. Bố cục : khai, thừa, chuyển, hợp
II. Tìm hiểu văn bản 
A. Văn bản “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt)
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hai câu đầu
- Hoàn cảnh ngắm trăng: Trong cảnh tù ngục -> hoàn cảnh đặc biệt 
- Bác xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp -> yêu trăng, yêu thiên nhiên sâu sắc. 
=> thể hiện phong thái ung ung, tâm hồn tự do, khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.
b. Hai câu sau
Nhân – song- nguyệt
Nguyệt- song- thi gia
-> NT nhân hoá, cấu trúc đăng đối diễn tả mối giao hoà đặc biệt giữa trăng-với Bác,như một đôi bạn tri âm tri kỉ.
=> Đây là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù CM
B. Văn bản “ Đi đường ”
1. Đọc 
2. Tìm hiểu văn bản
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
- Câu 1,2: 
Sử dụng điệp từ “tẩu lộ”, “trùng san” để nhấn mạnh việc đi đường thật khó khăn, gian nan, đi hết lớp núi này lại gặp lớp núi khác
-> giọng thơ đầy suy ngẫm
- Câu 3: mọi gian lao đã kết thúc, người đi đường lên tới đỉnh cao tột cùng
- Câu 4: ung dung say sưa ngắm phong cảnh
- Ngụ ý sâu xa về con đường đời cũng như con đường CM đầy khó khăn thử thách
- Niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ CM đứng trên đỉnh cao của chiến thắng với tư thế làm chủ thế giới
III.Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
2. Luyện tập 
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được những giá trị ND- Nt chính của hai bài thơ
 - Cảm nhận được nét đẹp trong pong cách, ý chí CM của Bác
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng phần dịch thơ của hai VB
 - Chuẩn bị bài: Câu cảm thán
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 86: Câu cảm thán 
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS : 
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán và các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán, biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên : soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh : Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra 15 phút: 
Đề bài
Câu 1(2 điểm): Thế nào là câu cầu khiến? Cho hai VD minh hoạ. 
Câu 2(4 điểm): Cho biết chức năng và đặc điểm hình thức của các câu cầu khiến sau:
 - Đem chia đồ chơi ra đi!
 - Anh cởi áo ra, em vá lại cho.
 - Hãy cùng nhau hành động: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông’
 - Ông đừng băn khoăn nữa.
Câu 3(4 điểm): Đặt bốn câu cầu khiến với bốn chức năng: bộc lộ cảm xúc, khuyên bảo, đề nghị, ra lệnh.
Đáp án- Biểu điểm
Câu 1(2 điểm): 
Câu cầu khiến là những câu có chứa các từ cấu khiến: hãy, đừng, nên, chớ, đi, thôi...
Câu cầu khiến dùng để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh...
VD: 
+ Mở giúp tôi cái cửa.
+ Ăn đi thôi!
Câu 2(4 điểm): 
- Đem chia đồ chơi ra đi! -> ra lệnh, có từ cầu khiến: đi
 - Anh cởi áo ra, em vá lại cho. ->đề nghị , có từ cầu khiến: cho
- Hãy cùng nhau hành động: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” -> khuyên bảo, có từ cầu khiến: hãy 
- Ông đừng băn khoăn nữa. -> khuyên bảo, có từ cầu khiến: đừng
Câu 3(4 điểm): Đặt ba câu cầu khiến với ba chức năng: khuyên bảo, đề nghị, ra lệnh.
 - Con hãy học tập chăm chỉ -> khuyên bảo
- Thôi, nín đi! -> ra lệnh
- Đưa giúp mình quyển sách -> đề nghị
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 HS đọc đoạn trích
Chú ý vào hai câu văn đã nêu
Các câu trên dùng để làm gì?
Bộc lộ, tình cảm, cảm xúc
Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó dùng để biểu cảm?
Từ cảm thán
 Qua phân tích VD, em hiểu gì về câu cảm thán?
- Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả một bài toán có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
Không, vì là ngôn ngữ của tư duy lôgíc không thích hợp với việc sử dụng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc
 HS làm miệng
- Thảo luận nhóm (4) - Đại diện trả lời
 HS tư suy nghĩ đặt câu
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ
a. Hỡi ơi lão Hạc! -> cảm xúc xót xa của tác giả.
b. Than ôi! -> cảm xúc tiếc nuối.
=> câu cảm thán
2. Kết luận (Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài 1 : 
Xác định câu cảm thán :
Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay! Hỡi cảnh rừng 
ơi! Chao ôi, có biết đâu rằngthôi.
Bài 2 :
- Các câu đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng).
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương oan ức của Dế Choắt.
-Không có câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu.
Bài 3 : 
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng phần ghi nhớ
 - BTVN: bài 3, 4 tr. 45
 - Chuẩn bị viết bài TLV số 5
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 87 – 88: Viết bài tập làm văn số 5 
 (Văn thuyết minh)
I. Mục tiêu cần đạt
 - Tổng kiểm tra kiến thức và kỹ năng làm kiểu văn bản thuyết minh
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên : soạn giáo án
 - Học sinh : Ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
Đề bài
Thuyết minh về cách làm bánh chưng trong dip Ttết Nguyên đán 
Đáp án - Biểu điểm
a. Mở bài(1,5 điểm)
Giới thiệu về phong tục làm bánh chưng ngày tết
b. Thân bài(7 điểm)
 - Nguồn gốc của bánh chưng (Câu chuyện Lang Liêu) 
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Yêu cầu thành phẩm
- Cách thưởng thức
c. Kết bài(1, 5điểm):
- Cảm nghĩ của em về món bánh chưng ngày tết
- Khẳng định lại ý nghĩa của bánh chưng đối với ngày tết cổ truyền của người VN. 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Tuần 25
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 89: Câu ...  văn nêu luận điểm chính là gì? 
Sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La
Để làm sáng tỏ luận điểm chính tác giả trình bày những luận điểm phụ nào?
 - Vì sao phải dời đô
 - Vì sao thành Đại la xứng đáng là kinh đô
Tác giả mở đầu bài chiếu bằng cách nào?
Mở đầu bài chiếu, Lí Công Uẩn đã viện dẫn sử sách TQ nói về các vua đời xưa cũng từng có những cuộc dời đô.
Đó là những cuộc dời đô nào? 
Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy? 
Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? 
Chuẩn bị cho lập luận ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật
Như vậy bản chất của việc dời đo là chính đáng, có lợi cho DT và tác động lớn đến vận mệnh đất nước. Sử sách TQ đã ghi rõ điều này, lẽ nào ta không noi gương họ
Việc viện dẫn tám lần dời đô của một nước lớn cạnh nước ta lại càng có sức thuyết phục
Sau khi viện dẫn sử sách TQ, Lí Công Uẩn đã nhìn lại thực tế lịch sử VN và đưa ra ý kiến ntn?
 Theo Lí Công Uốn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao?
Vì Hoa Lư có địa thế núi non hiểm trở, ẩm thấp, chật hẹp, chỉ thích hợp với vị trí phòng ngự lợi hại về quân sự.
Sở dĩ nhà Đinh, nhà Lê đóng đô ở đó vì hai triều đại này mới khởi đầu XD một XHPK ở nước ta, thế và lực chưa đủ mạnh nên họ phải dựa vào đại thế rừng núi hiểm trở của đất Hoa Lư chưa dám nghĩ đến việc dời đô đến nơi khác
Đến thời Lí, với việc phát triển lớn mạnh của đất nước, thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. 
Vậy Lí Công Uẩn đã chọn nơi nào làm kinh đô mới?
Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô đất nước?
Thành Đại la xưa trước mắt là sông Hồng, sau lưng là núi Ba Vì, là trung tâm nối liền các miền của đất nước
Đó chính là sự lựa chọn tuyệt vời của trí tuệ VN mà người đại diện tiêu biểu là Lí Công Uẩn
Ngày nay, sau 1000 năm, thủ đô nước CHXHCNVN vẫn là Đại La, là Thăng Long, HN, nghĩa là chúng ta đã kế tiếp sự nghiệp của cha ông. Điều này càng khẳng định rõ việc dời đô là sáng suốt.
Tại sao kết thúc bài chiếu Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi? Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
Theo em lí do nào khiến bài chiếu chiếu giàu sức thuyết phục?
Nguyện vọng dời đô của vua phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
Qua đây ta thấy Chiếu dời đô phản ánh khát vọng gì của DT?
Dời đô chứng tỏ triều Lí đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực của DT Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc, thể hiện nguyện vọng của ND xây dựng đất nước độc lập, tự cường.
Phân tích trình tự mạch lạc trong hệ thống lập luận của tác giả.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm
* Tác giả (974- 1028)
- Tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay thuộc Từ Sơn- Bắc Ninh)
- Ông thông minh, tài giỏi, nhân ái, có chí lớn
- Là vị vua đầu, là người sáng lập nên triều Lí (1009-1225)
* Tác phẩm
- Thể chiếu (thuộc kiểu VB nghị lụân)
- Viết bằng chữ Hán
- Viết vào năm 1010 bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
2. Chú thích
3. Bố cục
- Đoạn 1: từ đầu...không thể dời đổi
-> Phân tích cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
- Đoạn 2: tiếp...muôn đời
-> Lí do chọn thành Đại la làm kinh đô
 Đoạn 3: còn lại
-> Kết luận về việc dời đô
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a. Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô
-Viện dẫn sử sách TQ:
+ Nhà Thương năm lần, nhà Chu ba lần dời đô khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh
-> đưa ra các số liệu cụ thể, suy luận chặt chẽ để làm tiền đề tiền cho luận điểm(Chúng ta nên noi gương)
- Chứng minh bằng thực tế: triều Đinh, Lê không dời đô là phạm sai lầm lớn
-> Bày tỏ sự đau xót, thái độ phê phán 
=> dời đô là hết sức cần thiết
b. Đại La xứng đáng kinh đô
- Vị trí địa lí: ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng, có núi, có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội
- Vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh 
-> Đại La có đủ mọi điều kiện trở thành kinh đô.
c. Kết luận
- Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân
-> Thuyết phục nguời nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và tình cảm chân thành
=> Thể hiện khát vọng của ND về một đất nước độc lập, tự chủ, phản ánh ý chí tự cường của DT 
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
 * Nội dung: Thể hiện khát vọng của ND về một đất nước độc lập, tự chủ, phản ánh ý chí tự cường của DT (Ghi nhớ (SGK)
* Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ:
+ Nêu sử sách làm tiền đề
+ Soi tiền đề vào thực tế hai triều đại ĐInh, Lê
+ Kết luận: Đại La xứng đáng là kinh đô
- Kết hợp hài hoà giữa NL và BC
2.Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được những nét đặc sắc, giàu sức thuyết phục của bài chiếu
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng phần TK
 - Chuẩn bị bài: Câu phủ định
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 91 : Câu phủ định 
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định
- Nắm vững chức năng của câu phủ định; biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên : soạn giáo án, bảng phụ 
 - Học sinh: Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Lấy VD minh hoạ.
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HS quan sát và đọc các VD
Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a?
Chức năng của các câu b, c, d có gì khác với câu a?
 Vậy em hiểu thế nào là câu phủ định?
HS quan sát đoạn trích “ Thầy bói xem voi ”.
 Xác định câu có từ ngữ phủ định? 
Mấy ông thầy bói dùng những từ ngữ phủ định để làm gì?
- Câu 1: Bác bỏ nhận định của ông sờ vòi
- Câu 2: trực tiếp bác bỏ nhận định của ông sờ ngà và gián tiếp bác bỏ nhận định của ông sờ vòi
HS đọc lại câu văn và cho biết:
Câu văn trên dùng để phản bác ý kiến của người khác hay để thông báo xác nhận không có một sự việc nào đó?
Xác nhận một sự việc không diễn ra
Qua phân tích VD, em hiểu gì về câu phủ định? 
 Cá nhân HS làm việc
HS tự đặt
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa
b. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn tuết trung thu, ăn nó như ăn cả màu thu vào lòng, vào dạ.
c. Từng qua thời thơ ấu ở HN, ai cũng một lần nghển cổ lên nhìn tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách uớc ao chùm xấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. 
 Thảo luận nhóm 4
Từ chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có.
Từ không cũng biểu thị ý phủ định nhưng không có hàm ý là về sau có thể có
HS độc lập suy nghĩ và trình bày
HS tự viết
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1.Ví dụ 
* VD 1
- Hình thức :
 Câu b, c, d có các từ : không, chưa, chẳng 
- > từ phủ định
- Chức năng :
Câu b, c, d phủ định sự việc “ Nam đi Huế ” (không diễn ra)
=> câu phủ định
* VD 2
- Không phải, nó chằn chẵn như cái đòn càn.
- Đâu có
=> các câu phủ định bác bỏ
- Nam không đi Huế
=> phủ định miêu tả
2. Kết luận( Ghi nhớ SGK)
II. Luyện tập
Bài 1 : Xác định câu phủ định bác bỏ 
- Cụ cứ tưởnggì đâu! 
-> Ông giáo phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc.
- Không, chúng conđâu
-> cái Tí muốn làm thay đổi (phản bác) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ : mấy đứa em đang đói quá.
Bài 2 :
- Cả ba câu đều là câu phủ định vì đều có những từ phủ định (điểm đặc biệt là có 1 từ phủ định kết hợp với 1từ phủ định đ ý nghĩa của câu phủ định là khẳng định).
- Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương:
Bài 3:
- Nếu thay “ không ” bằng “ chưa ” :
Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp
đ thay như thế thì ý nghĩa câu thay đổi.
 - Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch chuyện hơn
Bài 4
Các câu này không phải câu phủ định vì không có từ PĐ nhưng cùng biểu thị ý PĐ:
Phản bác ý kiến người khác
phản bác tính chân thực của một thông báo hay nhận định
Câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến khẳng định
Bài 5
Không thể thay từ quên bằng từ không vì sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu
Bài 6 : Viết đoạn 
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được những đặc điểm hình thức, chức năng của câu phủ định
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng phần ghi nhớ
 - BTVN: 4,5,6
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 92: Chương trình địa phương
 (Phần Tập làm văn) 
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Vận dụng kỹ năng làm bài văn thuyết minh
- Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh của quê hương mình
- Nâng cao lòng yêu quý quê hương
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Soạn bài, sưu tầm tư liệu
 - Học sinh : Chuẩn bị bài theo phân công, tra cứu, sưu tầm tư liệu để thuyết minh.
2. Bài mới : 
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên : soạn giáo án. 
 - Học sinh: Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: Mỗi người dân VN, ai cũng tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình. Đó là những di tích, danh lam thắng cảnh ở mỗi địa phương
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS theo đề tài phân công: Danh lam, thăng cảnh, di tích 
đ GV lưu ý cách làm.
- Đề cương :
+ MB : Dẫn vào danh lam – di tích, vai trò của danh lam – di tích trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương.
+ TB : 
ã Giới thiệu theo nhiều trình tự khác nhau : từ trong đ ngoài hoặc địa lý, lịch sử đến lễ hội, phong tục hoặc trình tự thời gian xây dựng, trùng tu, tôn tạo, phát triển.
ã Kết hợp kể + tả + biểu cảm + bình luận không được bịa đặt.
+ KB : Khẳng định ý nghĩa, tác dụng
Hoạt động 2 :
- Các nhóm đại diện lên trình bày như một hướng dẫn viên du lịch.
I. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị ở nhà
- Quan sát, sưu tầm tích luỹ tri thức về 
2. Lưu ý 
- Xác định rõ danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Trực tiếp tham quan, quan sát kỹ vị trí phạm vi bao quát đ cụ thể, từ ngoài vào trong.
- Hỏi han trò chuyện với người bảo vệ, người hiểu biết
- Lập dàn ý
+ MB : GT vào đối tượng
+ TB : GT cụ thể
+ KB : ý nghĩa, tác dụng
- Bài viết không quá 1000 từ
II. Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Có được những hiểu biết sơ lược về những di tích lịch sử địa phương
 - Rèn kĩ năng TM về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Sưu tầm tri thức và tập TM các di tích kịch sử hoặc danh lam thắng cảnh khác
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 - 25.doc