Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS Đạ M'rông

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS Đạ M'rông

Tuần 23

Tiết 85

Văn bản

NGẮM TRĂNG

( Vọng nguyệt )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nâng cao năng lực đọc – hiểu một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ-chiến sĩ Hồ Chí Minh.

- Thấy được tình yêu thiên nhiên và sức hấp dẫn về nghệ thuật trong một bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, đất nước.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phân tích, bình giảng.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS Đạ M'rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 	Ngày soạn: 14-01-2011 
Tiết 85 	Ngày dạy: 18-01-2011 
Văn bản
NGẮM TRĂNG
( Vọng nguyệt ) 
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nâng cao năng lực đọc – hiểu một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ-chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Thấy được tình yêu thiên nhiên và sức hấp dẫn về nghệ thuật trong một bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, đất nước.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phân tích, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1, Ổn định tổ chức: 8a3.. 
 2, Kiểm tra bài cũ :- Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó ? Nêu ý nghĩa của bài thơ? 
 3, Bài mới : ( GV giới thiệu )
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
(?) Hãy nêu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? ( sgk)
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc, Tìm hiểu văn bản.
- GV cùng hs đọc ( yêu cầu đọc phải chính xác cả phần phiên âm chữ Hán và bài thơ dịch . Khi đọc bản phân âm chữ Hán , lưu ý giọng điệu thích hợp với cảm xúc ở câu 2 và nhịp , chữ đăng đối với 2 câu sau 
- Giải thích từ khó 
(?) Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? (TNTT)
 (?) Cuộc ngắm trăng trong tù của Bác được diễn tả trong một sự đối lập giữa cái không có và những điều sẵn có để ngắm trăng . Nếu thế theo em : Câu thơ nào nói về cái không có trong cuộc ngắm trăng ; câu nào diễn tả những điều sẵn có trong cuộc ngắm trăng 
* Gọi hs đọc câu thơ thứ nhất 
(?) Sự thật nào được nói tới trong câu thơ đó ?
- Trong nhà tù Tưởng Giới thạch thiếu thốn đủ điều , huống gì là những thứ đem lại vui thú cho con người như rượu và hoa 
(?) Chữ vô lặp lại trong câu thơ này có ý nghĩa gì ?
- Hai lần không là khẳng định không hề có rượu và hoa cho sự thưởng ngoạn của con người 
(?) Đặt cả bài thơ Ngắm trăng câu thơ mở đầu có ý nghĩa gì ? 
- Nói cái không có để chuẩn bị nói nhiều hơn về những cái sẵn có trong cuộc ngắm trăng của tác giả ở những câu tiếp theo 
* Gọi hs đọc 3 câu tiếp theo 
(?) Đọc câu thơ dịch : Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ, cho biết : Câu thơ này nguyên dạng ntn ở bản phiên âm và dịch nghĩa ?
(?)Theo em có gì khác về kiểu câu trong 3 lời thơ này ? 
- Câu thơ dịch thuộc kiểu câu trần thuật. Câu thơ phiên âm và dịch nghĩa thuộc kiểu câu nghi vấn 
(?) Vậy câu nghi vấn dùng để hỏi hay dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết ? 
- Vừa dùng để hỏi, vừa dùng để bộc lộ cảm xúc 
(?) Nếu câu thơ đó là bộc lộ cảm xúc của người viết , thì cảm xúc đó là gì ?
- Trạng thái xao xuyến của tâm hồn không cầm lòng được trước vẻ đẹp khó hững hờ của tạo hoá về đêm 
 (?) Trạng thái tình cảm khó hững hờ trước cảnh đẹp đêm nay đã biến thành hành vi nào của con người ? 
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
(?) Hãy nhắc lại câu thơ này ở bản phiên âm ? 
Nhân hứng song tiền khán minh nguyệt 
 (?) Từ đó em cảm nhận được gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác ? ( Bác chủ động đến với thiên nhiên , quên đi thân phận tù đày . Đó là tình yêu thiên nhiên đến độ quên mình )
(?) Từ câu thơ dịch : Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ , theo bản phiên âm thì ntn? 
(?) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng và tác dụng của nó ?
(?) Khi ngắm trăng và được ngắm trăng người tù bỗng thấy mình trở thành thi gia ? Vì sao thế ? 
- Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận mình, tâm hồn được tự do rung động với vẻ đẹp của thiên nhiên 
- Tâm hồn tự do rung cảm trước vẻ đẹp thì đó là tâm hồn của thi gia 
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
I, GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
- Bài thơ được viết trong nhà tù Tưởng giới thạch , Khi Bác bị vô cớ bắt giam tại TrungQuốc tháng 8 năm 1945
II, Đọc - Hiểu văn bản
1, Đọc – Giải thích từ khó 
 sgk
2, Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục : 2 phần 
b. Phân tích 
* Cái không có trong cuộc ngắm trăng 
 “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa 
- Hai lần không là khẳng định không hề có rượu và hoa cho sự thưởng ngoạn của con người
- Niềm say mê lớn với trăng , tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên . Nghĩa là có yếu tố tinh thần có thể vượt lên trên cảnh ngộ ngặt nghèo
* Những điều sẵn có trong cuộc ngắm trăng
 “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? 
- Trạng thái xao xuyến của tâm hồn không cầm lòng được trước vẻ đẹp khó hững hờ của tạo hoá về đêm
“Nhân hứng song tiền khán minh nguyệt
- Để ngắm trăng người tù phải hướng ra ngoài song sắt nhà tù
 Bác chủ động đến với thiên nhiên , quên đi thân phận tù đày . Đó là tình yêu thiên nhiên đến độ quên mình
“Nguyệt tòng song khích khán thi gia
- Sử dụng phép nhân hoá , gợi tả cảnh trăng có linh hồn , trở nên sinh động gần gũi , thân thiết với người
- Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận mình , tâm hồn được tự do rung động với vẻ đẹp của thiên nhiên
- Tâm hồn tự do rung cảm trước vẻ đẹp thì đó là tâm hồn của thi gia
3. Tổng kết:
Ghi nhớ: Sgk.
a. Nghệ thật.
b. Nội dung.
III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ dịch.
- Đọc bản phiên âm, dịch nghĩa để nhận xét về một vài đểm khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch của bài thơ. 
- Tìm thêm một số bài thơ có hình ảnh trăng của Bác mà em đã học 
- Soạn bài: Đi đường
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 23 	Ngày soạn: 14-01-2011 
Tiết 85 	Ngày dạy: 18-01-2011 
Văn bản
ĐI ĐƯỜNG
 ( Tẩu lộ )
 ( Hồ Chí Minh )
A. Mức độ cần đạt.
- Nâng cao năng lực đọc – hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Hiểu sâu hơn về nghệ thuật thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh
- Nắm được ý nghĩa triết lí sâu sắc của bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp của Hồ Chí Min hung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bản dịch của bài thơ.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, đất nước.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phân tích, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1, ổn định tổ chức: 8A3.. 
2, Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ Vọng Nguyệt? Nêu ý nghĩa của bài thơ?
3, Bài mới: GV giới thiệu bài: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
- Gv cùng hs đọc : chú ý bản phiên âm , thể thơ thất ngôn từ tuyệt , nhịp 4-3 , 2-2-3 ; nhấn mạnh các điệp từ tẩu lộ , trùng sang ; giọng chậm rãi , suy ngẫm 
- Giải thích từ khó 
(?) Bài thơ có cấu tạo mấy phần ? (4 phần)
* câu 1 ( khai đề ) Gọi hs đọc câu khai đề 
(?) Hãy nhận xét, so sánh giữa câu thơ ở phần phiên âm chữ hán và bản dịch thơ ? 
(?) Vậy , nhà thơ – người tù suy ngẫm điều gì ? Nhờ đâu mà ta biết được điều đó ? 
- Đó là những suy ngẫm , thấm thía được HCM đúc rút từ bao cuộc chuyển lao , đi đường: hết đèo cao , trèo núi khổ sở , đày ải vô cùng gian nan , vất vả 
* Câu 2 ( thừa) Gọi hs đọc câu thừa 
(?) Phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này . Từ trùng san dịch thành từ núi cao đã thật sát chưa ? Vì sao ? 
(?) Bài học được rút ra từ câu thơ này là gì ? 
- Cần nhìn thẳng và khó khăn gian khổ mà vượt qua nó . Muốn biết bơi không thể chỉ học bơi trên cạn mà nhất định phải nhảy xuống nước 
* Câu 3 : Yêu cầu hs đọc câu 3 ( câu chuyển )
(?) Nhận xét điệp từ trùng san được sử dụng tiếp theo kiểu gì ? 
- Lối điệp vòng tròn , bắc cầu . Cách điệp này làm cho mạch thơ , ý thơ nối liền tạo một cảm giác liên miên không hết , kéo dài mãi của cảnh vật hoặc tâm trạng 
(?) Vậy , ở câu thơ này , tác giả muốn khái quát qui luật gì , mở ra tâm trạng như thế nào của chủ thể trữ tình ? 
Câu 4 : Gọi hs đọc câu cuối ( hợp )
(?) Câu thơ tả tư thế nào của người đi đường ? 
- Từ tư thế người tù bị đoạ đày triền miên trên đường bị giải đi hết ngày này sang ngày khác bỗng trở thành người du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp 
(?) Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi ntn? 
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
I, GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II, Đọc - Hiểu văn bản
1, Đọc – Giải thích từ khó 
 sgk
2, Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục : 
Khai , thừa, chuyển , hợp 
b. Phân tích
* câu 1 ( khai đề )
 “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan 
à Đó là những suy ngẫm , thấm thía được HCM đúc rút từ bao cuộc chuyển lao , đi đường : hết đèo cao , trèo núi khổ sở , đày ải vô cùng gian nan , vất vả
* Câu 2 ( thừa)
 “Trùng san chi ngoại hựu trùng san 
à Cần nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ mà vượt qua nó . Muốn biết bơi không thể chỉ học bơi trên cạn mà nhất định phải nhảy xuống nước
* Câu 3 ( chuyển )
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu 
- Lối điệp vòng tròn, bắc cầu . 
- Câu thơ chuyển, chuyển mạch thơ, ý thơ, vút lên theo chiều cao của dãy núi cuối cùng, lúc khó khăn nhất,hiểm nghèo,gian truân , vất vả nhất thì cũng chính là lúc đích đến đang chờ
* Câu 4 ( hợp)
 “Vạn lí dư đồ cố miện gian 
à Tâm trạng sung sướng , hân hoan của người đi đường, cũng là hình ảnh biểu trưng. Đó là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trên đỉnh cao của chiến thắng, trải qua bao gian khổ hi sinh
3. Tổng kết:
 Ghi nhớ : sgk
a. Nghệ thuật
b. Nội dung.
III. H ướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bản dịch thơ.
- Tìm đọc một bài thơ chữ Hán của Bác viết về việc rèn luyện đạo đức cách mạng trong tập Nhật kí trong tù.
- Soạn bài: Chiếu dời đô. 
E. Rút kinh nghiệm: 
..
Tuần 23 	Ngày soạn: 15-01-2011 
Tiết 86 	Ngày dạy: 21-01-2011 
 	Tiếng Việt
CÂU CẢM THÁN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm than.
- Biết sử dụng câu cảm than phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu cảm than
- Chức năng của câu cảm thán
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu cảm than trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm than phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu cảm than phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1, Ổn định tổ chức: 8a3 
2, Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ?
- Làm bài tập 5 
3, Bài mới: GV giới thiệu bài: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán 
*Gọi hs đọc vd 
(?) Trong những đoạn trích trên , câu nào là câu cảm thán ? 
a, Hỡi ơi lão Hạc !
b, Than ôi !
(?) Đặc điểm hình thức nào giúp ta nhận biết đó là câu cảm thán ? 
- Có từ cảm thán : hỡi ơi , than ôi 
- Thường được kết thúc bằng dấu chấm than 
(?) Câu cảm thán dùng để làm gì ? 
- Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói , người viết trong giao tiếp hằng ngày và trong vb nghệ thuật 
(?) Vậy khi viết đơn , biên bản , hợp đồng hay trình bày kết quả giải 1 bài toán  có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ? ( HSTLN)
- Đọc ghi nhớ: sgk.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn hs làm các bài tập
Bài tập 1 : Nhận biết câu cảm thán
HS: trao đổi nhóm, trình bày, nhận xét. 
Bài tập 2 : Phân tích tình cảm , cảm xúc trong các ngữ cảnh và nhận biết câu
HS: trao đổi nhóm, trình bày, nhận xét 
Bài tập 3 : Đặt câu cảm thán để thể hiện cảm xúc 
- Mẹ ơi, tình yêu của mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao! 
- Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh! 
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán 
a, Đặc điểm hình thức
- Có từ cảm thán : hỡi ơi, than ôi 
- Thường được kết thúc bằng dấu chấm than
b, Chức năng 
- Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết trong giao tiếp hằng ngày và trong vb nghệ thuật
2. Ghi nghớ: sgk
II, Luyện tập 
Bài tập 1 : Nhận biết câu cảm thán 
+ Câu cảm thán 
a, Than ôi !
Lo thay ! nguy thay ! 
b, Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c, Chao ôi, có biết đâu rằng : hung hăng , hống hách 
Bài tập 2 : Phân tích tình cảm , cảm xúc trong các ngữ cảnh và nhận biết câu 
a, Lời than thân của người nông dân xưa 
b, Lời than thân của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra 
c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống ( trước cách mạng tháng tám )
d, Sự ân hận của DM trước cái chết thảm thương , oan ức của DC 
* Tuy đều bộc lộ tình cảm , cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán , Vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này 
III. Hướng dẫn tự học: : 
- Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm than trong một vài văn bản đã học.
- Học thuộc ghi nhớ , làm hết bài tập vào vở 
- Soạn bài “ Câu trần thuật”
E. Rút kinh nghiệm:
. 
******************************
Tuần 23 	Ngày soạn: 16-01-2011 
Tiết 87,88 	Ngày dạy: 21-01-2011 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. Mức độ cần đạt.
 - Củng cố nhận thức lí thuyết về vb thuyết minh; vận dụng thực hành sáng tạo một vb thuyết minh cụ thể đảm bảo các yêu cầu: đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc; có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, bình luận, những con số chính xác ... nhưng vẫn phải phục vụ cho mục đích thuyết minh 
2. Chuẩn bị:
- GV : Ra đề bài, yêu cầu khi làm bài, đáp án và biểu điểm. 
- HS : Học bài , chuẩn bị giấy 
3. Tiến trình lên lớp:
- GV ổn định lớp.
- Yêu cầu hs chuẩn bị giấy bút làm bài
- GV ghi đề bài lên bảng, đọc soát lại đề.
- HS làm bài nghiêm túc, gv theo dõi, nhắc nhở.
4. Đề bài:
* Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ( Đà lạt ).
5. Đáp án và biểu điểm
* Yêu cầu:
- Thể loại : Thuyết minh 
- Nội dung : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
* Dàn bài chung
- Mb(1đ) : Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ( chú ý ấn tượng về sự độc đáo )
- TB(7đ) :
 + Vị trí địa lí.
+ Đặc điểm địa hình.
+ Qúa trình phát triển( ý nghĩa lịch sử)
+ Cảnh quan hiện nay( từng bộ phận, từng khu vực)
+ Ý nghĩa văn hóa.
- KB(1đ) : Gía trị của thắng cảnh đối với quê hương, đất nước, với đời sống tinh thần., tình cảm của con người.
- Trình bày( 1đ)
6. Hướng dẫn tự học: - GV thu bài, nhận xét giờ làm bài.
- Về nhà học bài và soạn bài “ Chương trình địa phương ( phần Tập Làm Văn)
7. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docnhungvan 8tuan 23.doc