Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

 Tiết 82. Tiếng việt:

CÂU CẦU KHIẾN

 1. Mục tiêu.

 a) Về kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thưc của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các câu khác. Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.

 b) Về kỹ năng: Luyện kỹ năng sử dụng câu cầu khiên đúng khi nói, viết.

 c) Về thái độ: Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

 2. Chuẩn bị của GV và HS.

 - GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.Chuẩn bị bảng phụ, một số ví dụ về câu cầu khiến.

 - HS: Đọc kỹ bài mới, trả lời câu hỏi SGK.

 3. Tiến trình bài dạy.

 * Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số 8B: ./17

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 23
Ngữ văn bài 23
KẾT QỦA CẦN ĐẠT
 - Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cầu khiến đã học ở tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
 - Biết cách quan sát, tìm hiểu, và viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh, hệ thống được kiến thức văn bản thuyết minh
Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn bản thuyết minh.
Ngày soạn:20.1.2011 	 Ngày dạy: 24.01.2011 Dạy lớp: 8B
 Tiết 82. Tiếng việt: 
CÂU CẦU KHIẾN
 1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thưc của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các câu khác. Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.
 b) Về kỹ năng: Luyện kỹ năng sử dụng câu cầu khiên đúng khi nói, viết.
 c) Về thái độ: Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 - GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.Chuẩn bị bảng phụ, một số ví dụ về câu cầu khiến.
 - HS: Đọc kỹ bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
 3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số 8B: ......../17
Vắng:................................................................................................... 
 a) Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Ngoài những chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chứ năng nào nữa? Đặt một câu nghi vấn dùng để cầu khiến? 
 * Đáp án - Biểu điểm:
- Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm , cảm xúc...và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- Đặt câu nghi vấn có chức năng cầu khiến: Bạn có thể cố lên 1 chút nữa được không?
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Ở tiểu học các em đã được học về câu cầu khiến, các em đã nắm được khái niệm về câu cầu khiến. Để giúp các em hiểu sâu hơn về kiểu câu này - nghiên cứu bài...
 b) Dạy nội dung bài mới: 
 I. Đặc điểm hình thức và chức năng. (22’)
1. Ví dụ:
GV. Treo bảng phụ có ví dụ 1. phần a,b SGK gọi học sinh đọc 
Kh. Các em đã được học về câu cầu khiến ở tiểu học. Hãy nhắc lại thế nào là câu cầu khiến?
 H. Câu cầu khiến là câu dùng để bày tỏ nguyên vọng yêu cầu hay ra lệnh.
Tb. Hãy vận dụng kiến thức về câu cầu khiến đã học ở tiểu học để tìm câu cầu khiến trong ví dụ vừa đọc?
HS. Trình bày (có nhận xét, bổ sung)
- Ví dụ a: + Thôi đừng lo lắng
 + Cứ về đi
- Ví dụ b: + Đi thôi con
Giỏi. Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là những câu cầu khiến?
HS. - Câu " thôi đừng lo lắng" có từ " đừng" thể hiện ý cầu khiến, khuyên bảo.
 - Câu "Cứ về đi" có từ "đi" thể hiện ý yêu cầu.
 - Câu "đi thôi con" có từ "thôi" thể hiện ý yêu cầu.
Tb,Kh. Câu cầu khiến trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
- Câu " thôi đừng lo lắng"- Khuyên bảo.
- Câu "cứ về đi" - yêu cầu.
- Câu "đi thôi con" - yêu cầu.
 Ví dụ 2: 
GV. Treo bảng phụ có ví dụ 2, Yêu cầu học sinh đọc ví dụ. 
Giỏi. Cách đọc câu "Mở cửa" trong ví dụ (b) có gì khác so với cách đọc câu "mở cửa" ở ví dụ (a) không?
HS. Câu (b) khi phát âm nhấn mạnh hơn.
- Câu "mở cửa" (b) nhấn mạnh hơn _ đề nghị, ra lệnh...
GV. Đọc sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Kh. Câu "mở cửa" trong ví dụ (b) dùng để làm gì? khác với câu "mở cửa" trong ví dụ (a) ở chỗ nào?
HS. Câu "mở cửa" (b) dùng để đề nghị, ra lệnh. Câu " mở cửa" (a) dùng để trả lời câu hỏi "anh làm gì đấy"
GV. Qua ví dụ 1, 2 SGK ta thấy đặc điểm hình thức câu cầu khiến thường có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,...hay ngữ điệu cầu khiến: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
Tb. Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?
HS. Trình bày.
GV. (Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học):
2 Bài học:
- Câu cầu khiến là những câu có từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
Tb. Chú ý vào ví dụ 1 và cho biết cuối câu cầu khiến dùng dấu gì?
HS. Dấu chấm
Kh. Tại sao lại sử dụng dấu chấm cuối câu cầu khiến?
HS. Vì ý cầu khiến trong những câu đó không được nhấn mạnh chỉ dùng mục đích khuyên bảo hay yêu cầu nên không cần sử dụng dấu chấm than.
Kh. Em có nhận xét gì về việc sử dụng dấu câu ở cuối câu cầu khiến?
- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng khi ý câu cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Tb, Kh. Đặt 1 câu cầu khiến ?
HS. VD. Hãy chạy nhanh nữa lên!
HS đọc * Ghi nhớ SGK.
II. Luyện tập: (15’)
 1. Bài tập 1:
? Những câu trong bài tập 1 có phải là câu cầu khiến không? đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
a. Hãy; b. Đi; c. Đừng.
 H. 3 câu trong bài tập 1 đều là câu cầu khiến đặc điểm hình thức a. Hãy; b. Đi; c. đừng.
 ?. Nhận xét chủ ngữ trong những cau trên? Thử thêm bớt thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào?
 H. Chủ ngữ trong 3 câu trên đều chỉ người đối thoại hay người tiếp nhận nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau.
Câu a: Vắng chủ ngữ.
Câu b: Chủ ngữ, ông giáo ( ngôi thứ 2 số ít)
Câu c: Chủ ngữ chúng ta ( ngôi thứ 1 số nhiều)
 Thêm bớt chủ ngữ
Câu a" em hãy lấy ... không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ ràng lời yêu cầu nhẹ hơn tình cảm hơn.
 H. Tự làm 2 câu còn lại.
 2. Bài tập 2: 
 ? Xác định câu cầu khiến? nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cau cầu khiến với câu đó?
Câu a. " Thôi .... ấy đi " từ ngữ cầu khiến "đi" vắng chủ ngữ.
Câu b. " Các em đừng khóc" từ ngữ cầu khiến " đừng" có chủ ngữ " các em" ngôi thứ 2 số nhiều.
Câu c. " Đưa tay cho tôi!" " Cầm lấy tay tôi này! không có từ ngữ cầu khiến. 
 H. HS đọc xác định câu cầu khiến nhận xét sự khác nhau và hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến.
3. Bài tập 3:
 ? So sánh hình thức ý nghĩa của 2 câu sau.
H. Đọc, so sánh.
Câu a: Vắng chử ngữ
Câu b: có chủ ngữ ngôi thứ 2 số ít nhờ có chủ ngữ ý cầu khiến nhẹ hơn thể hiện rõ yình cảm của người nói với người nghe.
c) Củng cố, luyện tập: (2’)
? Nêu đặc điểm và chức năng chức năng của câu cầu khiến? cho ví dụ?
HS: Câu cầu khiến là những câu có từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
- Ví dụ: Em hãy làm bài tập đi !
d) Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập 4,5 chuẩn bị bài câu cảm thán
+ Ôn lại kiến thức về câu cảm thán 
+ Tập đặt câu cảm thán, xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
===============================
Ngày soạn: 22.1. 2010 	Ngày dạy:26.01.2010 Dạy lớp:8B 
 Tiết 83: Tập làm văn:
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
 1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Biết cách viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, ngoài việc phải quan sát tìm hiểu sử dụng các phương pháp thuyết minh còn phải hiểu biết về lịch sử.
 b) Về kỹ năng: Vận dụng được những điều đã học để có thể viết được bài thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh.
 c) Về thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương, đất nước. 
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 - GV: Tham khảo 1 số bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh để có thêm tư liệu cho tiết dạy.Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
 - HS: Đọc bài mới nhất là bài mẫu để rút ra nhận xét về cách viết bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh.:
 * Ổn định tổ chức: sĩ số 8B:.......17
Vắng:.........................................................................
 a) Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi: khi giới thiệu về một, người viết phải chú ý điều gì?
 Đáp án: (2đ): Khi giới thiệu về một phương pháp(cách làm) nào đó, người viết phải tìm hiểu nắm chắc phương pháp( cách làm đó).
(6đ): Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức trình tự ... làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với yêu cầu sản phẩm đó. 
(2đ): Khi thuyết minh, lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng. 
* Giới thiệu bài: (1’) Trong tiết trước, các em đã tìm hiểu về cách thuyết minh về một phương pháp. Trong tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Vậy trong bài này có gì giống và khác với nhiều kiểu bài thuyết minh trước? Mời các em cùng tìm hiểu.
 b) Dạy nội dung bài mới: .
I. Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh: (22’)
 1.Ví dụ: 
* Văn bản "Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn"
 GV. Gọi HS đọc bài giới thiệu. 
Tb. Bài văn giới thiệu với chúng ta về sự vật nào?
HS. Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn.
Kh. Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn được giải thích như thế nào? (Thời gian hình thành và tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ).
HS. Giới thiệu sự hình thành và miêu tả qua 2 di tích đó. 
 - Miêu tả qua về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn.
GV. Trong bài viết tác giả đã giới thiệu về thời gian mà hồ hình thành đến nay đã đến vài nghìn tuổi và tên gọi của hồ đã được thay do có sự tích Lê Lợi Hoàn gươm cho Long Quân. Còn Đền Ngọc Sơn, nửa sau thế kỷ 15 là một cái gò từng được vua đến ngồi câu cá. Sau một thời gian, trải qua các triều đại đến đầu thế kỷ 19 dựng lên một ngôi chùa có tên Ngọc Sơn sau trở thành Đền Ngọc Sơn. Năm 1864 Nguyễn Văn Siêu nhà văn hoá lớn của Hà Nội đứng ra sửa xây tháp bút, đài nghiên ... khu vực quanh hồ thường được tổ chức hội hè ... Ngày nay là danh lam thắng cảnh.
Giỏi. Bài viết giúp em hiểu gì về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn?
HS. Đó là những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của dân tộc.
Tb, Kh. Vậy muốn biết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh cần có những kiến thức gì? (Thảo luận)
 Muốn viết được bài giới thiệu danh lam thắng cảnh phải có kiến thức về lịch sử hoặc trực tiếp nhìn ngắm, quan sát hoặc tra cứu sách vở , tìm hiểu ở những người hiểu biết Š Cần phải có tri thức.
Kh. Làm thế nào để có kiến thức về danh lam thắng cảnh?
HS. Đọc sách, tra cứu tài liệu, quan sát .....
GV. Nhận xét Š khái quát:
2. Bài học:
 - Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì trước hết phải đến nơi thăm thú, quan sát, hoặc tra cứu sách vở, hỏi han nhiều người, hiểu biết về nơi ấy.
Kh. Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn? (Bài thuyết minh có đầy đủ 3 phần không?)
HS. Bài thuyết minh thiếu phần mở bài.
 - Bài viết theo thứ tự: Lịch sử ra đời của Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn - Sửa chữa - nơi vua chơi...
Tb. Theo em đọc bài viết này, một người chưa đến thăm Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn có thể hiểu rõ về hai di tích này chưa? Còn phải thêm phần nào nữa?
HS. Thêm phần mở bài và giới thiệu khái quát về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn
	- Thêm phần mở bài và cần phải miêu tả rõ vị trí, diện tích rộng hẹp, quang cảnh xung quanh.
HS. Cần phải miêu tả rõ vị trí, diện tích rộng hẹp, quang cảnh xung quanh hồ, mầu nước, đặc biệt là loài rùa quý hiếm của Hồ Gươm.
Giỏi. Bài viết đã hấp dẫn chưa? vì sao? Phương pháp thuyết minh ở bài giới thiệu này là gì? 
HS. Chưa hấp dẫn vì thiếu lời bình, thiếu sự miêu tả. Phương pháp thuyết minh ở bài giới thiệu này là: Nêu định nghĩa và giới thiệu.
Kh. Để viết bài thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh hấp dẫn, rõ ràng người viết cần chú ý điều gì?
	- Bài giới thiệu nên có bố cục 3 phần, lời giới thiệu ít nhiều có kèm miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.
Kh. Đọc bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn. Em có nhận xét gì về cách viết?
HS. Cách viết còn khô khan, do chưa có nhiều phần bình luận và miêu tả, thiếu sự thể hiện bản chất, cảm xúc.
GV. Hạn chế của bài viết cũng chính là đặc điểm chúng ta cần ghi nhớ trong bài học.
	- Lời văn cần chính xác biểu cảm.
 T. Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
II. Luyện tập: (15’)
 1. Bài tập 1:
BT1. Lập lại bố cục bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn một cách hợp lý? Chia nhóm cho học sinh chuẩn bị sau đó trình bày mở bài cần giới thiệu như thế nào? Thân bài nêu những nội dung gì? ( theo em giới thiệu 1 thắng cảnh cần chú ý những gì?)
HS. - Mở bài: giới thiệu khái quát về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn. 
- Thân bài: + Vị trí địa lý 
+ Những bộ phận cơ bản
+ Mô tả từng phần.
+ Vị trí thắng cảnh trong đời sống con người.
+ Giới thiệu xuất sứ của hồ, đền.....
+ Độ rộng hẹp.
+ Vị trí của Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc.
+ Miêu tả quang cảnh xung quanh: cây cối, mầu nước.
+Sự đặc biệt của hồ: thỉnh thoảng rùa lại nổi lên.
HS. Kết bài cần điều kiện gì?
- Kết bài: Vị trí Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn trong lòng người dân Hà Nội và tình cảm của người Hà Nội đối với thắng cảnh.
2. Bài tập 3:
 T. Nếu viết lại bài theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết nào để làm nổi bật giá trị lịch sử văn hoá của di tích thắng cảnh.
 H. Thảo luận theo nhóm nhỏ ( 4 HS) sau đó gọi từng nhóm trình bày.
Mở bài: giá trị khái quát về di tích lịch sử.
Thân bài: + Giới thiệu sự tích Hồ Gươm. 
+ Giới thiệu Hồ Gươm ngày nay, diện tích.
+ Tác dụng của Hồ Gươm đối với môi trường sinh thái
Kết bài: Khẳng định lại giá trị của Hồ Gươm.
c) Củng cố, luyện tập: (1’)
? Muốn viết được bài văn thuyết minh về một danh lam thăng cảnh cần lưu ý những điều gì?
d) Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học thuộc lòng fần ghi nhớ
- Làm bài tập 2, 4.
- Chuẩn bị: ôn tập văn bản thuyết minh theo câu hỏi trong phần ôn tập; chuẩn bị phần luyện tập để cho phục vụ tiết học.
==========================
Ngày soạn: 25.1.20111 	Ngày dạy: 27.01.2011 Dạy lớp 8B
 Tiết 84: Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn bản thuyết minh. 
 b) Về kỹ năng: HS vận dụng được những điều đã học về văn bản thuyết minh để làm bài tập.
 c) Về thái độ: Có ý thức sử dụng thể loại này khi cần thiết.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
- GV: Xem lại toàn bộ những bài lý thuyết về văn bản thuyết minh.
 Nghiên cứu kỹ SGK, SGV, soạn bài.
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu SGK
3. Tiến trình bài dạy.
*Ổn định: Sĩ số 8B: ...../17 Vắng:.......................................................... 
a) Kiểm tra bài cũ: 5’
* Câu hỏi: Muốn viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh người viết phải có hiểu biết gì? bài viết nên có bố cục NTN?
* Đáp án - Biểu điểm::
 - Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm quan sát hoặc tra cứu sách vở hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.(5đ)
- Bài giới thiệu nên có bố cục 3 phần . Lời giới thiệu ít nhiều có kèm miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.(5đ)
* Giới thiệu vào bài mới: (1’) Các em đã được học thể loại thuyết minh đã được thực hành bằng những bài viết thuyết minh. để củng cố lại kiến thức về thể loại này " ôn tập.
 2) Dạy nội dung bài mới: 
I. Ôn tập lý thuyết. (17’)
KH. Yêu cầu HS nghiên cứu lại 3 văn bản " Cây dừa Bình Định; Tại sao lá cây có mầu xanh lục; Huế" và hãy cho biết 3 văn bản đó có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?
HS. Cung cấp tri thức khách quan về sự vật " Cây dừa " giải thích tại sao lá cây có mầu xanh lục và giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá của Việt Nam.
GV. Ba văn bản vừa nêu được giới thiệu trong bài " Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh" đã có vai trò và tác dụng rất to lớn trong đời sống và đó là những văn bản thuyết minh.
KH. Vậy văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng NTN trong đời sống?
HS. Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật giúp con người có được hiểu biết về sự vật đó một cách đúng đắn đầy đủ.
GV. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt kiểu văn bản này với các văn bản khác, đã là tri thức thì người làm không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng suy luận ra mà làm được .
Giỏi. Văn bản thuyết minh có những tổ chức gì khác với văn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm, và nghị luận?
HS. Cung cấp tri thức là chủ yếu không yêu cầu người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp.
- Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức khách quan thực dụng là loại văn bản cung cấp tri thức xác thực hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh khác với văn bản khác là ở chỗ văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức giúp con người hiểu biết được đặc trưng tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người.
KH,G. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật điều gì? 
HS. Để làm tốt bài văn TM người viết cần phải nghiên cứu tìm hiểu sự vật , hình tượng cần TM nhất là phải nắm bắt được bản chất đặc trưng của chúng để tránh xa vào các biểu hiện không tiêu biểu không ẩnn trọng.
KH. Khi làm bài văn TM những phương pháp nào được chú ý vận dụng?
HS- Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu VD dùng số liệu so sánh đối chiếu phân tích phân loại.
II. Luyện tập: (20’)
 Bài tập 1:
GV. Hãy nêu cách lập ý, lập dàn bài với các đề sau.Gọi HS đọc 4 đề bài trong SGK. Trong bài tập 1, có 4 đề bài với yêu cầu là nêu 4 cách lập ý và lập dàn bài song ở lớp các em hoàn thành đề (a) giới thiệu 1 đồ dùng trong học tập và sinh hoạt.
(Chia nhóm cho h/s thảo luận lập dàn bài sau đó trình bày. Gọi từng nhóm cử đại diện trình bày, gọi nhóm khác bổ xung - GV ghi lên bảng dàn ý đã được sửa chữa)
1. Lập ý. 
 - Có thể đưa 5 ý:
+ Giới thiệu xuất sứ của đồ dùng.
+ Giới thiệu cấu tạo của đồ dùng.
+ Giới thiệu công dụng của đồ dùng.
+ Giới thiệu cách sử dụng của đồ dùng.
+ Giới thiệu cách bảo quản của đồ dùng.
2. Lập dàn ý.
GV. Dựa và 5 ý vừa tìm được hãy lập dàn ý cho đề bài trên (GT đồ dùng: cái quạt). Mở bài em sẽ nêu ý gì?
 * Mở bài: Cái quạt là một đồ dùng cần thiết của mọi gia đình khi mùa hè đến.
 * Thân bài:
- Giới thiệu xuất sứ: Quạt có nhiều loại: Quạt giấy, quạt tre, quạt điện. Sản xuất từ thủ công đến hiện đại.
- Cấu tạo : gồm 3 bộ phận chính: cánh quạt tuốc năng quay làm mát, thân quạt.
- Sử dụng : Bằng nhiều cách tuỳ từng loại quạt.
- Bảo quản: Quạt điện : lau chùi, tra dầu mỡ,...
TB. Kết thúc bài cần khẳng định điều gì?
 * Kết bài : khẳng định sự cần thiết của đồ dùng đó.
Bài tập 2:
? Viết phần mở bài cho đề bài “giới thiệu một đồ dùng cho học tập và sinh hoạt”
GV. Yêu cầu HS viết sau đó gọi một số HS đọc, giáo viên cùng HS dưới lớp sửa chữa, uốn nắn.
* Mở bài : Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhất là mùa hè nóng nực, mỗi gia đình không thể không có một vài chiếc quạt trong nhà.
c) Củng cố, luyện tập: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật điều gì? Các phương pháp cần được vận dụng trong bài văn thuyết minh?
Để làm tốt bài văn TM người viết cần phải nghiên cứu tìm hiểu sự vật , hình tượng cần TM nhất là phải nắm bắt được bản chất đặc trưng của chúng để tránh xa vào các biểu hiện không tiêu biểu không ẩnn trọng.
 Phương pháp nêu định nghĩa, liệt kê, nêu VD dùng số liệu so sánh đối chiếu phân tích phân loại.
 d) Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Nắm chắc lý thuyết về văn bản thuyết minh.
- Viết bài thuyết minh cho đề bài vừa lập dàn bài.
- Chuẩn bị viết bài số 5 về thể loại thuyết minh.
================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc