Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23, 24, 25 - GV: Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23, 24, 25 - GV: Nguyễn Thị Yến

TUẦN 23

Bài 21 - Tiết 85

Ngắm trăng (Vọng nguyệt), Đi đường (Tẩu lộ)

 (Hồ Chí Minh)

A. Mục tiêu cần đạt

1. Ngắm trăng: Giúp HS

- Cảm nhận đc t.yêu TN đ.biệt s.sắc của Bác Hồ, dù trg h.cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.

- Thấy đc sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.

2. Đi đường: Giúp HS

- Hiểu đc ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.

- Cảm nhận đc sức truyền cảm NT của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa s.sắc.

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- Bình giảng Ngữ Văn 8

- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

* Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Em hiểu thế nào là “thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” của Hồ Chí Minh có hoàn toàn giống với thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến không? Vì sao?

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23, 24, 25 - GV: Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Bài 21 - Tiết 85
Ngày soạn: 27/1/2010
Ngày dạy: 6/2/2010
Ngắm trăng (Vọng nguyệt), Đi đường (Tẩu lộ) 
	 (Hồ Chí Minh)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Ngắm trăng: Giúp HS
- Cảm nhận đc t.yêu TN đ.biệt s.sắc của Bác Hồ, dù trg h.cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.
- Thấy đc sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
2. Đi đường: Giúp HS
- Hiểu đc ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
- Cảm nhận đc sức truyền cảm NT của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa s.sắc.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Bình giảng Ngữ Văn 8
- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Em hiểu thế nào là “thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” của Hồ Chí Minh có hoàn toàn giống với thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến không? Vì sao?
* Khởi động: 
- GV giới thiệu: “Ngắm trăng” và “Đi đường” là 2 bài thơ in trg tập Nhật kí trg tù của HCM. Tập thơ đc viết bằng chữ Hán gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt, đc s.tác trg thời kì Người bị bắt giam ở Quảng Tây - Trung Quốc, bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đầy đoạ cực khổ hơn một năm trời. Tuy Bác Hồ viết NKTT chỉ để “ngâm ngợi cho khuây” trg khi đợi tự do, nhưng tập thơ đã cho ta thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí CM phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người. Có thể nói NKTT là 1 viên ngọc quý trg kho tàng văn học dân tộc.
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản “Ngắm trăng”
?. Chú thích trong SGK cho ta hiểu gì về sự ra đời của bài thơ này?
- GV hướng dẫn HS đọc chính xác cả phần phiên âm chữ Hán và bài thơ dịch chú ý giọng điệu thích hợp với cảm xúc ở câu 2 nhịp, chữ đăng đối ở 2 câu sau. 
- GV hướng dẫn HS so sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ, chủ yếu để HS hiểu đúng, sát câu thơ nguyên tác, tránh ngộ nhận.
?. Từ các dấu hiệu hình thức như số câu, chữ, cách gieo vần hãy gọi tên thể thơ của bài “Ngắm trăng”?
?. Em có nhận xét gì về các câu thơ dịch?
?. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này là người ngắm trăng, có quan hệ như thế nào với tác giả Hồ Chí Minh?
?. Vậy qua đó, chúng ta cần cảm thụ thơ Bác theo hướng nào? (từ con người để hiểu thơ hay từ thơ mà hiểu con người và cuộc đời Bác)
- Câu thơ thứ nhất Ngục trung vô tửu diệc vô hoa được dịch rất sát là Trong tù không rượu cũng không hoa.
?. Sự thật nào được nói tới trong câu thơ này?
?. Chữ vô (không) lặp lại trong câu thơ này có ý nghĩa gì?
- Cuộc ngắm trăng của người xưa thường gắn liền với rượu và hoa. Khi trong tù không rượu cũng không hoa thì:
?. Cuộc ngắm trăng ở đây sẽ như thế nào?
?. Nếu thực hiện được cuộc ngắm trăng ấy, con người cần phải tự có thêm điều gì?
?. Từ đó, câu thơ nói việc trong tù không rượu cũng không hoa trở nên đa nghĩa như thế nào?
?. Đặt trong cả bài thơ “Ngắm trăng”, câu thơ mở đầu có ý nghĩa gì?
- Đọc câu thơ dịch: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ, cho biết:
?. Câu thơ này nguyên dạng như thế nào?
?. Theo em, có gì khác nhau về kiểu câu trong ba lời thơ này?
?. ở đây câu nghi vấn dùng để hỏi hay còn dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết?
?. Nếu lời thơ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?” là câu nghi vấn để bày tỏ cảm xúc người viết, thì cảm xúc đó là gì?
?. Trạng thái tình cảm đó đã biến thành hành vi nào của con người?
?. Cái khác trong hành động ngắm trăng ở đây là gì?
?. Từ đó, em cảm nhận được điều gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác?
- Từ câu thơ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Nguyệt tòng song thích khán thi gia), hãy cho biết: 
?. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dung và tác dụng của nó?
?. Trăng ngắm nhà thơ, đó là việc khác thường hơn nữa là trăng chủ động theo khe cửa tòng song khích để đến với người tù. Điều này cho thấy đặc điểm nào trong quan hệ giữa Bác với thiên nhiên.
?. Khi ngắm trăng và được trăng ngắm, người tù bồng thấy mình thành thi gia, vì sao thế?
?. Trong 2 câu thơ diễn tả hoạt động ngắm của người và trăng, tác giả đã dùng nghệ thuật gì? tác dụng? 
?. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
?. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiên ra như thế nào?
I. Ngắm trăng
1. Tìm hiểu chung về bài thơ
- HTL: Bài thơ được viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, khi Bác vô cớ bị bắt giam tại Trung Quốc tháng 8, năm 1942.
- HS nghe.
- 1 -> 2 HS đọc bài thơ.
- HS nghe -> so sánh, đối chiếu.
- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt 
- HTL: Bản dịch thơ cũng theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bám sát nguyên tác , nhưng cũng có chỗ chưa lột tả hết tinh thần của nguyên tác.
- HTL: Nhân vật người ngắm trăng thống nhất với tác giả Hồ Chí Minh -> trong bài thơ này có thể hiểu tác giả chính là nhân vật trữ tình.
- 1 -> 2 HS trả lời
- HTL: Cần đọc - hiểu thơ Bác theo cả 2 yêu cầu trên.
2. Phân tích
a. Cái không có trong cuộc ngắm trăng
- HS nghe.
- 1 -> 2 HS trả lời.
- HTL: Trong nhà tù Tưởng Giới Thạch thiếu thốn đủ điều, huống gì là những thứ đem lại vui thú cho con người như rượu với hoa.
- HTL: Hai lần không nghĩa là khẳng định không hề có rượu và hoa cho sự thưởng ngoạn của con người. 
- HS nghe.
- HTL: Cuộc ngắm trăng thiếu nhiều thứ, khó thực hiện.
- HTL: Con người cần phải có niềm say mê lớn với trăng, tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên. Nghĩa là có thêm yếu tố tinh thần có thể vượt lên trên cảnh ngộ ngặt nghèo. 
- HTL: Vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng, vừa có ý nghĩa biểu cảm.
- HTL: Nói cái không có để chuẩn bị nói nhiều hơn về những cái sẵn có trong cuộc ngắm trăng của tác giả ở những câu thơ tiếp theo.
b. Những điều sẵn có trong cuộc ngắm trăng
- HTL: Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?)
- Câu thơ dịch thuộc kiểu câu trần thuật.
- Câu thơ phiên âm và dịch nghĩa thuộc kiểu câu nghi vấn.
- Vừa dùng để hỏi (tác giả tự hỏi mình) vừa dùng để bộc lộ cảm xúc tâm hồn của tác giả trước cảnh đêm đẹp.
- HTL: Trạng thái xao xuyến của tâm hồn không cầm lòng được trước vẻ đẹp khó hững hờ của tạo hoá về đêm.
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt)
- Để ngắm trăng, người tù phải hướng ra ngoài song sắt nhà tù.
- HTL: Chủ động đến với thiên nhiên, quên đi thân phận tù đày -> Đó là tình yêu thiên nhiên đến độ quên mình.
- Phép nhân hoá (trăng nhòm, ngắm) -> gợi tả trăng như có linh hồn, trở nên sinh động, gần giũ, thân thiết với người.
- Quan hệ gần gũi, thân tình luôn có nhau trong mọi cảnh ngộ.
- Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận mình, tâm hồn được tự do rung động với vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tâm hồn tự do rung cảm trước cái đẹp thì đó là tâm hồn của thi gia.
- HTL: Dùng phép đối (đối xứng về ý giữa 2 câu, 2 chủ thể: một bên là người ngắm trăng/ một bên là trăng ngắm người) -> tạo sự cân đối của bức tranh ngắm trăng, tôn lên vẻ đẹp của cả trăng lẫn người, làm toát lên sự hài hoà, nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên.
3. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK, tr38)
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản “Đi đường”
?. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đọc mẫu.
?. Hãy so sánh các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Qua đó em có nhận xét gì?
- GV chuẩn xác
?. Em hãy phân tích kết cấu bài thơ?
- Yêu cầu HS đọc câu thơ đầu
?. Em có nx gì về âm điệu của câu thơ ?
?. Câu mở đầu ý nói gì ?
- GV: Câu thơ thật đơn sơ nhưng nặng suy nghĩ, chất chứa cảm xúc và có sức k.q rộng lớn. làm cho ta như hình dung thấy con đường gập ghềnh trắc trở ấy, người tù - thi sĩ -nhà hiền triết HCM đang suy ngẫm tư lự về con đường đi, con đường đời, con đường CM.
- Yêu cầu HS đọc câu 2.
?. Âm điệu câu 2 có gì khác so với âm điệu câu đầu ?
?. Câu thơ có s.d b.pháp NT gì ? Tác dụng của b.pháp NT đó ?
- Yêu cầu HS đọc câu 3.
?. Câu 3 diễn đạt ý gì ? 
?. Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Yêu cầu HS đọc câu cuối.
?. Câu cuối có ý nghĩa gì ?
- GV: Câu cuối thường có h/ả gây ấn tượng nhất, thể hiện ý thơ chính gắn với chủ đề của cả bài thơ. Con đường núi trập trùng, núi cao chất ngất, con đường đời cũng dài dằng dặc, con đường CM chồng chất gian lao nhưng không phải là vô tận. Người đi đường không ngại khó, ngại khổ, không nản chí, biết kiên trì thì rồi cuối cùng sẽ lên đến đỉnh cao chót vót, sẽ đi tới đích và sẽ đứng trên đỉnh cao của c.thắng vẻ vang. Từ trên đỉnh cao tận cùng đó, người đi đường có thể ngắm nhìn bao quát đất trời bao la. Đó là niềm vui sướng đ.biệt bất ngờ là phần thưởng quí báu giành cho người đi đường sau bao nhiêu gian lao.
?. Bài thơ có những nét nổi bật gì về ND, NT ?
- GV: Bài thơ có 2 lớp nghĩa. Nghĩa đen nói về việc đi đường núi đầy gian lao. Nghĩa bóng ngụ ý sâu xa về đường đời của mỗi con người và con đường CM.
II. Đi đường
1. Tìm hiểu chung về bài thơ
- HTL: Đây là bài thứ 30 trg NKTT, viết trg thời kì HCM bị bắt giam ở T.Q, Người bị giải hết nhà lao này sang nhà lao khác, khắp 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Bài thơ lấy đề tài từ những cuộc “đi đường” chuyển lao đầy gian khổ đó.
- 1 -> 2 HS đọc văn bản.
- HTL:
+ Về thơ: nguyên tác là thể thất ngôn, bản dịch là thể lục bát.
+ Về điệp ngữ: bản dịch giữ được điệp ngữ ở câu 2, 3 những không giữ được điệp ngữ trong câu đầu Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan.
+ Về dịch nghĩa: Trùng san (lớp núi, dãy núi) dịch là núi cao không sát.
-> Bản dịch thơ tốt, lời thoát, bộc lộ được cái “thần” của ngguyên tác, nhưng vẫn còn đôi chỗ chưa hoàn toàn chung thành với nguyên tác.
- HTL: Bài thơ kết cấu theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp của thơ tứ tuyệt Đường luật. Các câu thơ có mối liên hệ lô-gic với nhau, trong đó câu thơ thứ 3 có vị trí quan trọng.
2. Phân tích
a. Câu khai
 Đi đường mới biết gian lao,
-> Âm điệu trầm lắng như 1 lời chiêm nghiệm sâu xa về lẽ đời, về c.sống.
=> Nói về nỗi gian lao của người đi đường. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ thực tế c.sống.
- HS nghe.
b. Câu thừa: Nâng cao p.triển làm sáng tỏ ý câu đầu.
 Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
-> Âm điệu câu thơ rắn khỏe như vẽ ra trc mắt ta 1 chặng đường chông gai, gian khổ và thấm thía muôn nỗi nhọc nhằn.
- Điệp ngữ - Làm nổi bật nỗi gian lao, khó khăn triền miên, vô tận.
c. Câu chuyển: có n.vụ chuyển ý, chuyển đề tài.
 Núi cao lên đến tận cùng,
- HTL: Bao nhiêu núi non trùng điệp và khó khăn chồng chất đều đã vượt qua. Người đi đường cuối cùng đã lên đến chỗ tận cùng của núi cao.
=>Con người phải có quyết tâm cao, có nghị lực kiên cường ẳê vượt qua mọi khó khăn thử thách và phải chiến thắng mọi khó khăn.
d. Câu hợp: là câu kết tổng hợp ý của cả bài.
 Thu vào tầm mắt muôn trùng nc non.
=>Thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao của người c.sĩ CM khi CM thắng lợi.
- ... ng của giặc Mông - Nguyên trong thế kỉ XVIII.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết
?. Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung bài Hịch tướng sĩ?
?. Cùng với nội dung ấy là những đặc sắc hình thức nào của Hịch tướng sĩ khiến văn bản này được đánh giá là một trong những bài nghị luận xuất sắc nhất của văn học cổ nước ta?
III. Tổng kết
- HTL: Những lời khích lệ chân tình của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ về sự cần thiết phải học tập Binh thư -> Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn cũng như của nhân dân ta thời Trần.
- HTL:
+ Kết cấu chặt chẽ.
+ Kết hợp hài hoà lí trí và tình cảm trong lập luận.
+ Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.
* Củng cố:
- Dựa vào sơ đồ sau, nêu cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ?
- Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
- Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ.
- Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.
- Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Làm BT2 (SGK, 61)
	Gợi ý: 
	+ Lập luận chặt chẽ, sắc bén thể hiện ở bố cục hợp lí, khoa học, cách triển khai lập luận: khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, ở lí lẽ sắc bén khi phân tích các hành động sai, đúng.
	+ Giàu hình tượng, cảm xúc: qua các hình ảnh (uốn lưới cú diều, đem thân dê chó...) và nhất là qua giọng văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
- Chuẩn bị bài: Hành động nói
+ Nghiên cứu trước bài học.
+ Tìm hiểu về một số kiểu hành động nói thường gặp trong đời sống hàng ngày.
Bài 23 - Tiết 95
Ngày soạn: 23/2/2010
Ngày dạy: 6/3/2010
Hành động nói
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS hiểu:
- Nói cũng là một thứ hành động.
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn 8.
- 108 bài tập Tiếng Việt THCS.
- Một số kiến thức - kĩ năng và BT nâng cao NV 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
	* Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Lấy VD?
- Đặt 2 câu phủ định và nêu chức năng của câu mà em vừa đặt?
	* Khởi động:
- GV: nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	* Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “hành động nói”
- VD đưa VD mục 1 (SGK, tr 62)
?. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
?. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
?. Lí Thông đã thực hiện được mục đích của mình bằng phương tiện gì?
?. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
?. Hành động nói là gì?
I. Hành động nói là gì?
1. VD (SGK)
- HS đọc VD.
2. Nhận xét
- HTL: Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi. Con trăn ấy... ở nhà lo liệu.
- HTL: Có. Vì nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi.
- HTL: Bằng lời nói.
- HTL: Việc làm của Lí Thông là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.
3. Kết luận
* Ghi nhớ 1 (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hành động nói
- Y/c HS tiếp tục theo dõi VD mục I và VD mục II.2.
?. Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
?. Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích II.2?
?. Có những kiểu hành động nói nào? 
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp
1. VD (SGK)
2. Nhận xét
- HTL: 
+ Câu 1: Trình bày.
+ Câu 2: đe doạ.
+ Câu 4: Hứa hẹn.
- HTL:
+ Lời cái Tí: Để hỏi hoặc bộc lộ cảm xúc.
+ Lời chị Dậu: Tuyên bố hoặc báo tin.
3. Kết luận 
* Ghi nhớ 2 (SGK)
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
?. XĐ y/c BT?
?. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói của 1 câu trong bài hịch?
?. Chỉ ra các hành động nói và mục đích của các hành động nói trong các đoạn trích?
II. Luyện tập
Bài tập 1
- HS nêu y/c BT.
- HTL: Trần Quốc Tuấn viết Hịch Tướng Sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ?
Bài tập 2
- HS làm bài -> Lớp nhận xét.
	* Củng cố: (Kiểm tra 15’)
Đề bài: Lớp 8B
Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Trong những câu sau đây, câu nào là câu trần thuật để kể, giải thích, miêu tả, nhận xét, thông báo?
a. Con là một đứa trẻ nhạy cảm.
b. Kẻ ở cạn, người ở dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được.
c. Ngày mai tôi sẽ đi Hải Phòng.
d. Mỗi câu “chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
e. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
	Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định?
Câu 2 (5 điểm)
	Viết đoạn văn, nội dung tự chọn, trong đoạn có ít nhất 1 câu phủ định bác bỏ. 
Lớp 8C
Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
	Nối ý cột A với B cho đúng:
A
B
1. Câu trần thuật để kể
2. Câu trần thuật để giải thích.
3. Câu trần thuật để miêu tả.
4. Câu trần thuật để nhận xét.
5. Câu trần thuật để thông báo.
a. Con là một đứa trẻ nhạy cảm.
b. Kẻ ở cạn, người ở dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được.
c. Ngày mai tôi sẽ đi Hải Phòng.
d. Mỗi câu “chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
e. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
	Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định?
Câu 2 (5 điểm)
	Viết đoạn văn, nội dung tự chọn, trong đoạn có ít nhất 1 câu phủ định miêu tả?
Đáp án và hướng dẫn chấm
Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Lớp 8B
Mỗi câu trả lời đúng = 0,5 điểm
a. Câu trần thuật để nhận xét.	b. Câu trần thuật để giải thích.
c. Câu trần thuật để thông báo.	d. Câu trần thuật để kể
e. Câu trần thuật để miêu tả.
Lớp 8C
	Nối đúng mỗi ý = 0,5 điểm
	1. d	2. b	3. e	4. a	5. c
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
- Đặc điểm hình thức câu phủ định: Là câu có những từ ngữ phủ định (như: không, chẳng, chả, chưa, không phải, chẳng phải, đâu có phải, đâu...). (1 điểm)
- Chức năng:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). (0,75 điểm) 
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). (0,75 điểm)
Câu 2 (5 điểm)
- Yêu cầu: 
+ Nội dung: tự chọn (có thể chủ đề về thầy, cô; bạn bè, gia đình...), trong sáng, có sử dụng ít nhất 1 câu phủ định bác bỏ.
+ Hình thức: trình bày dưới dạng 1 đoạn văn (7 -> 10 câu).
- Biểu điểm:
+ 4 -> 5 điểm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên, lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu.
+ 2 -> 3 điểm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên, song nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi chính tả và lỗi diễn đạt nhỏ.
+ 1 điểm: Đoạn văn sơ sài, diễn đạt yếu, chưa sử dụng câu phủ định thích hợp.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Học bài, làm bài tập 3
	Gợi ý: 
+ Anh phải hứa....xa nhau (điều khiển)
+ Anh hứa đi (ra lệnh)
+ Anh xin hứa (hứa hẹn)
- Chuẩn bị bài: Trả bài TLV số 5.
+ Xem lại bài kiểm tra.
+ Tìm và phát hiện các lỗi sai -> sửa lỗi sai trong bài.
Tiết 96
Ngày soạn: 25/2/2010
Ngày dạy: 6/3/2010
Trả bài Tập làm văn số 5
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài
- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình
- Tự đánh giá toàn diện kết quả học bài Văn bản thuyết minh.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn tự học Ngữ văn 8.
- Một số bài văn mẫu lớp 8.
- Rèn kĩ năng và cảm thụ thơ văn lớp 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ: 
	* Khởi động:
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HD học sinh xác định yêu cầu đề
?. Đọc đề bài
?. Đề bài yêu cầu gì về nội dung + hình thức
?. Hãy trình bày dàn ý...
- GV chuẩn xác
1. Đề bài
 Giới thiệu về chiếc nón lá
2. Yêu cầu
- ND: đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng và bảo quản của bút
- HT: bài văn Thuyết minh: + Bố cục: 3 phần; đoạn văn
 + Các PP Thuyết minh
 + ngôn ngữ,...
3. Lập dàn ý
- 1 -> 2 HS trình bày -> lớp nhận xét
- HTL:
+ Giới thiệu những nét khái quát về chiếc nón lá 
(VD - MB: Khí hậu VN nóng ẩm, mưa nhiều, chính vì thế trang phục để đội của người VN rất phong phú. Chiếc nón là một trong nhiều loại trang phục để đội truyền thống của người VN)
+ Hình dáng, cấu tạo:
+ Chất liệu sản xuất
+ Các địa phương làm nón nổi tiếng.
+ Công dụng:	+ Dùng khi đi mưa, đi nắng.
	+ Để các cô gái làm đẹp.
	+ Làm đạo cụ trong các điệu múa nón cổ truyền.
	+ Người nước ngoài thích dùng làm quà...
+ Các công đoạn làm nón....
Hoạt động 2: GV đánh giá bài làm của HS 
1. Ưu điểm:
- Trình bày bài tương đối khoa học, chữ viết đẹp: Huyền, Ngân.. (8C); Liễu, ... (8B)
- Đa số các em nắm được những kiến thức cơ bản học trên lớp.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
- Bài viết thể hiện việc quan sát tìm hiểu kĩ về chiếc nón, nắm được nguyên liệu, cách thức làm nón, công dụng của chiếc nón....
2. Nhược điểm
- Một số bạn chữ viết xấu: Thắng, Triệu, Chiến....(8C), Minh... (8B)
- Còn sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, cấu trúc câu.
- Sử dụng “khẩu ngữ” trong văn viết không phù hợp.
- Một số bài viết còn sơ sài, chưa thuần thục các phương pháp thuyết minh
Hoạt động 3: HS tự đánh giá và sửa chữa bài
?. Hãy tự đánh giá bài viết của mình bằng cách trả lời câu hỏi SGK
?. Hãy đọc lại bài và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ (nếu có)
3. Sửa bài
a. Đánh giá
- 1 HS đặt câu hỏi
- 1 HS khác trả lời (dựa vào bài viết của mình) sau đó tự đánh giá bài viét của mình đạt ở mức nào
Các câu hỏi đánh giá:
1. Bài viết có theo bố cục nhất định không? Phần thân bài có viết thành các đoạn không?
2. MB có nêu được định nghĩa chung, xác đáng về đồ dùng có ích với con người?
3. TB đã nêu được các đặc điểm về cấu tạo, lợi ích, cách sử dụng, bảo quản?
4. Bài TM đã vận dụng những PP nào?
5. Ngôn từ có chính xác, sinh động, hấp dẫn không?...
b. Sửa bài
- HS tự sửa bài và báo cáo kết quả
* Củng cố:
- HS trao đổi bài ( từng cặp) tiếp tục giúp nhau phát hiện lỗi, sửa lỗi
- GV tuyên dương 1 số bài tốt - đọc mẫu trước lớp
	* Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu về nhà tiếp tục xem lại bài và sửa lỗi
- Chuẩn bị bài: Nước Đại Việt ta
+ Đọc văn bản.
+ Soạn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 232425.doc