Giáo án Ngữ văn 8 tuần 22 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 22 - Trường THCS Phúc Sơn

Tiết 85

 Văn bản

 NGẮM TRĂNG

 ĐI ĐƯỜNG

 (Tự học có hướng dẫn)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu bước đầu về t/p thơ chữ Hán của HCM. Sự khác nhau giữa VB chữ Hán và VB dịch thơ.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái HCM trong hoàn cảnh thử thách đi đường (ngục tù)

- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng; Vẻ đẹp của HCM ung dung, tự tại, chủ động trước hoàn cảnh

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm.

- Phân tích được một số nột nghệ thuật tiêu biểu trong t/p.

3. Thái độ:

- Tình yêu thiên nhiên.

- Giáo dục lòng kính yêu đối với Bác

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 22 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02 /2011
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 85
 Văn bản
 Ngắm trăng
 Đi đường 
 (Tự học có hướng dẫn)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Hiểu bước đầu về t/p thơ chữ Hán của HCM. Sự khác nhau giữa VB chữ Hán và VB dịch thơ.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái HCM trong hoàn cảnh thử thách đi đường (ngục tù)
- ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng ; Vẻ đẹp của HCM ung dung, tự tại, chủ động trước hoàn cảnh
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm.
- Phân tích được một số nột nghệ thuật tiêu biểu trong t/p.
3. Thái độ :
- Tình yêu thiên nhiên.
- Giáo dục lòng kính yêu đối với Bác
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, tài liệu "Hướng dẫn đọc hiểu"
	- HS: đọc và soạn bài
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5') GV kiểm tra việc soạn bài của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn đọc văn bản "Ngắm trăng" và tìm hiểu chú thích 
- Hướng dẫn HS đọc : lưu ý giọng điệu thích hợp với cảm xúc ở câu hai và nhịp chữ đăng đối ở hai câu thơ sau
- Tìm hiểu phân giải nghĩa chữ Hán và phần dịch nghĩa bài thơ
- So sánh bản dịch và dịch thơ. Theo em câu nào chưa lột tả được nội dung?
(Câu 2 phân dịch thơ chưa cho thấy rõ sự dung động của nghệ thuật trữ tình)
- Em nhận xét gì về cấu trúc đối trong phần dịch thơ?
( Dịch làm mất cấu trúc đăng đối)
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu hai câu thơ đầu 
- HS đọc hai câu thơ đầu
- Bác Hồ ngắm trăng trong tình cảnh như thế nào?
- Qua các câu thơ và sự hiểu biết của mình, em hãy nêu hoàn cảnh ở trong tù?
( Điều kiện sinh hoạt, phải sống cuộc sống "khác loài người")
- Vì sao Bác nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa"?
( Trước cảnh đêm trăng quá đẹp, Bác bỗng khao khát được thấy trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và có hoa)
- Câu thơ thứ hai giúp em cảm nhận được gì về tâm hồn Bác?
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu hai câu thơ sau 
- HS đọc hai câu thơ cuối
- Sự sắp xếp vị trí các từ "nhân" ( và thi gia) song, nguyệt ( Hoặc minh nguyệt) có gì đáng chú ý?
( Giữa nhân và nguyệt, nguyệt và thi gia đều có song sắt nhà tù chắn ở giữa song người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến với trăng và ngược lại, cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau, ngắm nhau say đắm.)
- Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả như thế nào?
- Hãy kể tên một số bài thơ Bác Hồ đã viết về trăng mà em biết?
("Cảnh khuya" "Nguyên tiêu")
- ánh trăng trong thơ Bác có đặc điểm gì?
( Vừa mang màu sắc cổ điển lại mang tinh thần thời đại, vừa giản dị, hồn nhiên vừa hàm súc...)
- HS hệ thống lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ - đọc ghi nhớ 
HĐ4. Hướng dẫn đọc văn bản "Đi đường" và tìm hiểu chú thích 
- GV hướng đẫn cách đọc- đọc mẫu - HS đọc bài 
Giải nghĩa các chú thích
HĐ5. Hướng dẫn tìm hiểu hai câu thơ đầu 
- Mở đầu bài thơ tác giả nói về điều gì?
(Nỗi vất vả, Gian lao của người đi bộ đường núi)
- Bác miêu tả con đường qua những từ ngữ nào?
- Em nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ?
- Từ con đường thực Bác muốn nói tới con đường nào?
- Con đường đó đòi hỏi người tù cách mạng phải làm gì?
- HS đọc hai câu thơ cuối 
HĐ6. Hướng dẫn tìm hiểu hai câu thơ cuối 
- Theo em câu thơ " Núi cao nên đến tận cùng" so với hai câu thơ đầu có gì khác?
( Mọi gian lao đã lui về phía sau...)
- Em có nhận xét gì về thái độ của Bác trước con đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ? 
- Bác viết bài thơ để khuyên nhủ mọi người điều gì? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ ?
- HS đọc ghi nhớ 
A. Văn bản "Ngắm trăng"
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
 1.Đọc văn bản:
 SGK
2. Hiểu chú thích:
 SGK
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu thơ đầu
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: ngục tù
- Người xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp -> tâm hồn nghệ sĩ đích thực
- Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại lão luyện ấy vẫn là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê, hồn nhiên và dung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.
2. Hai câu thơ sau
- Cuộc vượt ngục về tinh thần của con người tù cách mạng -> cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hoà với nhau.
-> Cấu trúc đối làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt của hai người bạn tri âm, tri kỉ.
* Ghi nhớ: SGK
B. Đi đường
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu thơ đầu 
- Con đường cách mạng đầy gian lao, khó khăn đòi hỏi người tù cách mạng phải vượt qua gian lao chồng chất 
-> thắng lợi vẻ vang
2. Hai câu thơ cuối 
Ghi nhớ: (SGK T40)
4. Củng cố 
	- Nhắc lại nội dung chínhcủa bài thơ "Ngắm trăng" và bài thơ "Đi đường"?
5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Học bài, học thuộc lòng hai bài thơ
	- Đọc phần đọc thêm
	- Đọc tìm hiểu bài: Câu cảm thán.
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn : 02 /2011
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 86
Câu cảm thán
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :	
- Đặc điểm hình thức câu cảm thán.
- Chức năng của câu cảm thán.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết câu cảm thán trong văn bản.
- S/d câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ
	- HS: đọc - hiểu trước bài
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu cầu khiến? Tác dung?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ
- HS đọc ví dụ
- Trong đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán?
- Đặc điểm hình thức nào cho biết đây là câu cảm thán?
- Câu cảm thán dùng để làm gì?
- Trong những loại văn bản nào không cần sử dụng câu cảm thán? Vì sao?
(Đơn, biên bản, hợp đồng... -> ngôn ngữ tư duy lo gíc chính xác...
- Nhắc lại đặc điểm hình thức và công dụng của câu cảm thán?
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Xác định câu cảm thán trong ba đoạn trích
- HS thảo luận bàn
- Đại diện nhóm lên bảng làm - nhóm khác nhận xét - GV nhận xét
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
- Phân tích tình cảm, cảm xúc của các câu sau. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
- Thảo luận theo bốn nhóm - trình bày - nhận xét
- Giáo viên nhận xét
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 3.
- Đặt câu cảm thán
- Hai HS lên bảng làm - GV + HS nhận xét 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
*Ví dụ ( SGK T. 43)
a. Hỡi ôi lão Hạc!
b. Than ôi!
-> Dùng bộc lộ cảm xúc
- Ghi nhớ: (SGK T.44)
II. Luyện tập:
Bài tập 1 (T.44)
- Các câu cảm thán:
a. Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c. Chao ôi, Có biết đâu rằng: hung hăng...vào mình thôi
Bài tập 2 ( SGK T. 45)
a. Lời than của người nông dân.
b. Lời than của người thiếu phụ
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt
-> không phải là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này
Bài tập 3 (T. 45)
a. Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao 
 4. Củng cố:
	- Phân biệt câu cầu khiến với câu ghi vấn và câu cảm thán?
5. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 3 (T. 45)
	- Ôn tập văn thuyết minh chuẩn bị viết bài tập làm văn số5:
 thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn : 02 /2011
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 87 - 88
 Viết bài tập làm văn số 5
 (Văn thuyết minh)
I- Mục tiêu.
1. Kiến thức :
 - Củng cố lại kiến thức về văn thuyết minh
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh.
3. Thái độ :
 - Nghiêm túc khi làm bài 
 - Có ý thức tự giác chủ động áp dụng kiến thức vào tình huống cụ thể trong đề bài viết
II- Chuẩn bị của thầy và trò:
 1.Chuẩn bị của thầy : xây dựng đề bài và đáp án.
 2. Chuẩn bị của trò : Chuẩn bị theo hướng dẫn tiết 86
III- Các hoạt động dạy và học:
 1.ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :
 Không kiểm tra
3. Bài mới.
a. Đề bài: Giới thiệu về một thắng cảnh quê em ? 
b. Yêu cầu
 - Đúng thể loại thuyết minh
 - Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh
 - Thuyết minh làm rõ những điểm nổi bật cuả thắng cảnh quê em
 - Các phần mở bài, thân bài, kết bài có mạch lạc, liên kết
c. Đáp án - biểu điểm
* Đáp án
Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về khu thắng cảnh quê em.
Thân bài: 
Giới thiệu quần thể khu thắng cảnh:
- Vị trí địa lí.
- Nguồn gốc, lịch sử tồn tại.
+ Quần thể khu thắng cảnh quê em :
Phía trước , bên trong, khung cảnh xung quanh.
- ý nghĩa kinh tế, tinh thần đối với người dân quê em.
 Kết bài: 
Suy nghĩ, niềm tự hào về khu di tích lịch sử trên quê hương.
* Biểu điểm
Điểm 9 -10: bài viết đảm bảo nội dung , bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi thông thường
Điểm 7 - 8: Bài viết đủ nội dung, bố cục tương đối rõ ràng, diễn đạt khá trôi chảy, mắc 1,2 lỗi thông thường
Điểm 5 -6: Bài viết đủ 3 phần, nội dung tương đối đầy đủ, bài viết còn mắc vài lỗi (chính tả, dùng từ, câu...) hoặc bài viết sơ sài
Điểm 3 -4: Bài viết chưa đủ ba phần hoặc quá sơ sài, diễn đạt còn hạn chế...
Điểm 1 - 2: Bài viết thiếu nhiều ý, diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ...
Điểm 0: Bỏ giấy trắng
4. Hết giờ thu bài, rút kinh nghiệm.
	* Hướng dẫn về nhà.
 - Ôn lại văn bản Thuyết minh.
 - Chuẩn bị bài : Câu trần thuật- theo yêu cầu câu hỏi SGK
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc