Giáo án Ngữ văn 8 tuần 22 - Trường THCS Đông Phú

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 22 - Trường THCS Đông Phú

Tiết 103: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

 Vũ Khoan

A- Mục tiêu

 1. Kiến thức: giúp HS

 - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quencủa con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới.

 - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.

 2. Giáo dục HS ý thức phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt.

 3. Kĩ năng: phân tích VB nghị luận, vận dụng vào viết bài văn nghị luận.

B- Tiến trình lên lớp

 * Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ:

 ? Qua bài “Tiếng nói của văn nghệ” em hãy cho biết nội dung và sức mạnh của văn nghệ.

 * Giới thiệu bài: dựa vào điểm 1 trong “Những điều cần lưu ý” (SGV)

 * Dạy bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 22 - Trường THCS Đông Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/1/2010
 Ngày dạy: /1/2010
Tiết 103: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
 Vũ Khoan
A- Mục tiêu
 1. Kiến thức: giúp HS
 - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quencủa con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới.
 - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
 2. Giáo dục HS ý thức phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt. 
 3. Kĩ năng: phân tích VB nghị luận, vận dụng vào viết bài văn nghị luận.
B- Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ:
 ? Qua bài “Tiếng nói của văn nghệ” em hãy cho biết nội dung và sức mạnh của văn nghệ.
 * Giới thiệu bài: dựa vào điểm 1 trong “Những điều cần lưu ý” (SGV)
 * Dạy bài mới:
I- Tìm hiểu chung
? Giới thiệu những nét chính về tác giả Vũ Khoan ?
? Nêu xuất xứ của văn bản ?
? Nêu những hiểu biết của em về thời điểm lịch sử đó ?
- GV đọc. HS đọc tiếp
? VB trên được viết theo thể loại gì? Vì sao? 
? Trình bày bố cục của bài viết
? Bài viết nêu vấn đề gì ? ở câu nào ?
? Để làm rõ luận điểm ấy, tác giả lần lượt đưa ra những luận cứ nào ?
? Nhận xét về trình tự lập luận của t.giả ? 
1. Tác giả
 - SGK.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: đăng trên Tạp chí “Tia sáng” năm 2001.
b. Đọc.
c. Thể loại: nghị luận XH
d. Bố cục; 3 phần
Nêu vấn đề: Luận điểm cơ bản (câu1): Lớp trẻ VN cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu...mới.”
Giải quyết vấn đề:
+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
+ Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
+ Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.
 Kết luận: cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
-> Trình tự lập luận chặt chẽ. 
II- Phân tích
? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả 
? Việc đặt vấn đề trong thời điểm bắt đầu thế kỉ mới , thiên niên kỉ mới có ý nghĩa gì ? 
? Luận cứ đầu tiên được triển khai ở đây là gì ? 
? Người viết đã luận cứ như thế nào để làm sáng tỏ luận cứ ? 
? Luận cứ tiếp theo được tác giả trình bày là gì ? 
? Bối cảnh thế giới hiện nay ra sao ?
? Những yêu cầu, nh.vụ nào đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay ?
GV phân tích và liên hệ tình hình thế giới ( đồng tiền chung Châu Âu , Việt Nam là một thành viên của ASEAN , WTO ) . Đó chính là nguyên nhân dẫn đến luận cứ trung tâm của bài viết .
? Luận cứ thứ ba là gì ?
? Tác giả đã dùng phương pháp gì để trình bày luận cứ này ? 
? Tác giả đã nêu những cái mạnh , cái yếu trong tính cách , thói quen của người Việt Nam như thế nào ? 
? Mối quan hệ của những điểm mạnh , yếu đó với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên CNH - HĐH trong thời đại ngày nay .
? Thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN 
ntn ?
(tôn trọng sự thực, khách quan, thẳng thắn)
? Em hãy nêu một số dẫn chứng trong thực tế để làm rõ một số điểm mạnh, điểm yếu của con người VN mà tác giả đã đưa ra ?
? Để chuẩn bị hành trang cho mình, em hãy nêu phương hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong sinh hoạt và học tập của bản thân ?
? Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì ? Vì sao ? 
1 . Nêu vấn đề : 
- Trực tiếp , rõ ràng , ngắn gọn .
+ Đối tượng : Lớp trẻ .
+ Nội dung : Cái mạnh , cái yếu của con người Việt Nam .
+ Mục đích : Rèn luyện thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới .
-> Thời điểm quan trọng thiêng liêng , đầy ý nghĩa vì đây là vấn đề của mọi người , toàn dân , toàn đất nước .
2 . Giải quyết vấn đề 
a, Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất trong các việc chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới , vì : 
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử .
+ Trong nền kinh tế tri thức ở thế kỉ XXI , vai trò con người càng quan trọng với tiềm năng chất xám + tư duy sáng tạo đã góp phần quyết định tạo nên nền kinh tế tri thức ấy .
b, Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu , nhiệm vụ nặng nề của đất nước : 
+ Thế giới công nghiệp phát triển như huyền thoại , sự giao thoa , hội nhập giữa các nền kinh tế càng sâu rộng .
+ Nước ta đồng thời phải giải quyết 3 nhiệm vụ .
c, Phân tích những điểm mạnh , yếu trong tính cách , thói quen của con người V.Nam .
+ Phương pháp so sánh , đối chiếu đồng thời chỉ rõ nguyên nhân , tác hại .
+ Cụ thể : 
1 . Thông minh , nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản , kém khả năng thực hành .
2 . Cần cù , sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ , không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ .
3 . Có tinh thần đoàn kết , đùm bọc ..... nhưng lại thường đố kị trong làm ăn và cuộc sống .
4 . Bản tính thích ứng nhanh , nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ ......... ít giữ chữ " tín " .
-> Tác giả căn cứ vào thực tế lịch sử , từ tấm lòng yêu nước sâu sắc , từ sự lo lắng cho vận mệnh của đất nước . Tác giả đã nhìn nhận vấn đề một cách khách quan , toàn diện -> chúng ta cần nhìn lại mình và khắc phục những hạn chế đó .
3 . Kết thúc vấn đề : 
- Để sánh vai các cường quốc 5 châu cần lấp đầy điểm mạnh , vứt bỏ điểm yếu .
- Khâu đầu tiên quyết định mang tính đột phá : làm cho lớp trẻ nhận ra điểm mạnh , điểm yếu -> biến bằng hoạt động cụ thể .
III- Tổng kết
? Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tác giả ?
- GV tích hợp với Tập làm văn: về bố cục, cách nêu luận điểm, nêu và phân tích luận cứ, sử dụng ngôn ngữ khi viết bài văn nghị luận.
? Nêu khái quát nội dung của bài viết ?
? Bài viết có ý nghĩa ntn ?
1. Nghệ thuật
- Sử dụng thích hợp nhiều tục ngữ, thành ngữ -> vừa sinh động, cụ thể; vừa ý vị, sâu sắc mà ngắn gọn.
2. Nội dung: ghi nhớ (SGK)
- ý nghĩa: vừa có tính thời sự, vừa có tính lâu dài, sâu sắc.
C- Củng cố, dặn dò
 - Nắm được nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài viết. Làm bài tập phần Luyện tập.
 - Chuẩn bị tiết 104: Các thành phần biệt lập (tiếp)
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------- *** ------------------------
Ngày soạn: 11/1/2010
 Ngày dạy: /1/2010
Tiết 104: các thành phần biệt lập (Tiếp)
A- Mục tiêu: giúp HS
 - Nhận biết 2 thành phần biệt lập: gọi đáp và phụ chú.
 - Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
 - Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
B- Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là thành phần tình thái ? Đặt câu có thành phần tình thái.
 ? Thế nào là thành phần cảm thán ? Đặt câu có thành phần cảm thán.
 * Giới thiệu bài: Nêu nội dung, yêu cầu của tiết học.
 * Dạy bài mới:
I- Thành phần gọi đáp
- HS đọc đoạn trích (SGK)
? Trong những từ ngữ in đậm, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp ?
? Những từ ngữ dùng để gọi hay đáp lời người khác có tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ?
? Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra ?
- GV: đó là thành phần gọi- dáp.
? Thành phần gọi- đáp là gì ?
? Hãy đặt câu có thành phần gọi- đáp ? 
- Thành phần gọi- đáp là thành phần biệt lập, dùng để tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp.
II- Thành phần phụ chú
- HS đọc ví dụ (SGK)
? Nếu lượcbỏ các từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không ? Vì sao ?
(vẫn là câu nguyên vẹn)
? Xét từng câu, các từ ngữ in đậm dùng để làm gì ?
- GV: đó là thành phần phụ chú.
? Thế nào là thành phần phụ chú ?
? Quan sát các ví dụ, hãy nêu ra cách đưa thành phần phụ chú vào câu ?
? Đặt câu có thành phần phụ chú ?
 GV cho 2 HS lên bảng viết câu.
- Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập, dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- Thành phần phụ chú được đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn, giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy hoặc được đặt sau dấu hai chấm.
 III- Luyện tập
Bài 1, 2, 3: GV giao mỗi tổ làm một bài. Trong tổ chia ra các nhóm nhỏ.
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đưa đáp án. 
Bài 4: Thảo luận theo cặp.
Bài tập bổ sung: viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú.
- HS viết bài cá nhân (5 phút). 
- GV cho một số HS trình bày , HS khác nhận xét. GV nhận xét, sửa chữa.
C- Củng cố, dặn dò
 - GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản của bài.
 - HS nắm chắc khái niệm về thành phần gọi- đáp, phụ chú. Làm hoàn chỉnh các bài tập.
 - Chuẩn bị tiết 105- 106: Ôn tập kĩ kiểu bài nghị luận xã hội để làm bài viết số 5.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------- *** ------------------------
Ngày soạn: 11/1/2010
 Ngày dạy: /1/2010
Tiết 105 – 106 
viết bài tập làm văn số 5
 Nghị luận xã hội
A- Mục tiêu:
 - Giúp HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào viết bài văn nghị luận xã hội.
 - GV kiểm tra kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống của HS.
B- Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp. Nêu nhiệm vụ của tiết kiểm tra.
 Đề bài: 
 Trò chơi điện tử rất hấp dẫn, nhiều bạn học sinh, vì ham mê trò chơi này mà sao nhãng học tập ý kiến của em như thế nào?
* Thu bài, nhận xét:
 GV nhận xét tinh thần, ý thức làm bài của HS.
C- Dặn dò:
 - Chuẩn bị tiết 107: soạn bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”.
-------------------------- *** ------------------------
Ngày soạn: 11/1/2010
 Ngày dạy: /1/2010
Tiết 107: chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn 
của La phông-ten
 Hi-po-lit Ten
A- Mục tiêu
 1. Kiến thức: giúp HS hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
 2. Kĩ năng: phân tích bài văn nghị luận văn chương.
B- Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN mà tác giả bài viết “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” đã nêu. 
* Giới thiệu bài: Nhắc lại bài “Tiếng nói của văn nghệ”- sức mạnh kì diệu của văn nghệ -> dẫn vào bài
 * Dạy bài mới:
I- Tìm hiểu chung
? Giới thiệu những nét chính về tác giả 
Hi-po-lit Ten ?
? Nêu xuất xứ của văn bản ?
- GV bổ sung: Công trình n/c của ông gồm 3 phần, mỗi phần chia thành nhiều chương.
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu. HS đọc.
- HS giải nghĩa từ khó: 4, 7, 9, 11, 14.
? VB được viết theo thể loại gì ?
? VB có thể chia mấy phần ? Đặt tiêu đề cho từng phần ?
? Chỉ ra cách lập luận của tác giả ở hai phần của bài ? Tác dụng của cách lập luận ấy?
? Cách triển khai từng bước ở hai phần có giống nhau không ? Tác dụng của cách triển khai ấy ntn ?
1. Tác giả: Hi-pô-lit Ten (1828- 1893), là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: trích từ chương II, phần thứ hai của công trình “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông” 
b. Đọc. Giải nghĩa từ khó
c. Thể loại: nghị luận văn chương
d. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten
- Phần 2 (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten
e. Cách lập luận: so sánh theo ba bước: dưới ngòi bút La Phông-ten -> dưới ngòi bút của Buy-phông -> dưới ngòi bút La Phông-ten.
Tác dụng: làm nổi bật hình tượng cừu và chó sói trong thơ La Phông-ten
Cách triển khai không lặp lại làm bài nghị luận sinh động hơn
II- Phân tích
- GV chia phần ghi bảng làm 2 cột: dưới ngòi bút của nhà khoa học và dưới ngòi bút của La Phông-ten.
? Loài cừu được nhà khoa học Buy-phông nhận xét ntn ? 
? La Phông-ten khám phá và phản ánh con cừu ở những phương diện nào ? với đặc điểm gì ?
? La Phông-ten sử dụng biện pháp gì khi viết về con cừu ?
? Nhà khoa học Buy-phông nhận xét ntn về loài chó sói ?
? Dưới ngòi bút của La Phông-ten, hình ảnh chó sói hiện ra ntn ?
? La Phông-ten sử dụng biện pháp gì khi xây dựng hình tượng chó sói ?
GV: La Phông-ten vận dụng đặc trưng của thể loại ngụ ngôn để nhân cách hoá con vật.
? Nhà khoa học Buy-phông nhận xét loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu? có đúng không ? Tại sao ông không nhắc đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của chó sói ? 
(Vì đấy không phải là nét cơ bản của nó ở mọi lúc, mọi nơi)
? Để xây dựng hình tượng cừu và chó sói, La Phông-ten đã dựa vào đâu đồng thời có những sáng tạo gì ?
(Dựa vào đặc tính vốn có của các loài vật. Sáng tạo ở những nét mới theo cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn)
 GV tiểu kết.
1. Hình tượng Cừu dưới con mắt của La Phông-ten và nhà khoa học Buy-phông
- Nhà khoa học: Cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt thụ động , không biết trốn tránh nguy hiểm .
- La Phông-ten: một chú cừu non cụ thể, rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (đối mặt với chó sói bên bờ suối); tính cách hiền lành, nhút nhát, thân thương, tốt bụng
Hình tượng cừu được nhân cách hoá: nó suy nghĩ, nói năng, hành động như người)
2. Hình tượng Chó sói trong con mắt của nhà thơ và nhà khoa học 
- Nhà khoa học: Sói là một tên bạo chúa , đáng ghét ......... gây hại chết , vô dụng , bẩn thỉu , hôi hám , hư hỏng .
- La Phông-ten: một con chó sói cụ thể, đói meo, đang lảng vảng kiếm mồi; là một tên trộm cướp, độc ác, khốn khổ, bất hạnh, ngu ngốc.
Chó sói được nhân cách hoá.
Luyện tập:
- HS đọc phần “Đọc thêm”, đọc bài tập 4 (SGK T41), xác định yêu cầu của bài.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, thảo luận 5 phút. 
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét,bổ sung:
 Chó sói đáng ghét vì gian giảo, hống hách.
C- Củng cố, dặn dò
 - Nắm được nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài văn.
 - Chuẩn bị tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 Yêu cầu: đọc kĩ VB mẫu, n/cứu câu hỏi và bài tập trong bài.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------- *** ------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9-T22.doc