Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường TH Canh Liên

Tuần 22- Tiết 85 Văn bản NGẮM TRĂNG

 ( Hồ chí Minh )

I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ , dù trong hoàn cảnh tù ngục , Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vần trăng ngoài trời

- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ

- Rèn luyện kỉ năng đọc , phân tích , cảm thụ thơ

- Giáo dục HS tinh thần lạc quan cách mạng , yêu Bác Hồ , yêu quí và bảo vệ thiên nhiên

II-Chuẩn bị :

 1-GV : Tham khảo tư liệu – soạn giảng

2- HS : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi (sgk )

III- Tiến trình tiết dạy :

1-Ổn định : (1) : Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS

2- KTBC : (5)

- Đọc thuộc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó “ của Hồ Chí Minh

- Trình bày cảm nhận sâu sắc nhất của em về bài thơ .

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSoạn : 12- 2- 2006 
Tuần 22- Tiết 85 Văn bản NGẮM TRĂNG 
 ( Hồ chí Minh ) 
I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ , dù trong hoàn cảnh tù ngục , Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vần trăng ngoài trời 
- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ 
- Rèn luyện kỉ năng đọc , phân tích , cảm thụ thơ 
- Giáo dục HS tinh thần lạc quan cách mạng , yêu Bác Hồ , yêu quí và bảo vệ thiên nhiên 
II-Chuẩn bị :
 1-GV : Tham khảo tư liệu – soạn giảng 
2- HS : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi (sgk ) 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định : (1’) : Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (5’) 
- Đọc thuộc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó “ của Hồ Chí Minh 
- Trình bày cảm nhận sâu sắc nhất của em về bài thơ .
3- Bài mới :
a- Giới thiệu bài : (1’) 
 “Nhật kí trong tù “ là tập thơ cảm hứng trữ tình duy nhất của HCM được Người sáng tác khá liên tục trong những ngày tù đày ở Quảng Tây (Trung Quốc ) . Điều đặc biệt thú vị ở tập thơ là những vần thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên của Bác . Bài “Ngắm trăng “ laf một bài thơ như thế . 
b- Giảng bài mới : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
8’
5’
10’
HĐ1 : Tìm hiểu tác giả , tác phẩm 
- Gọi HS đọc chú thích * 
- Hãy nêu vài nét chính tiểu sử và sự nghiệp Hồ Chí Minh ? 
- Nêu xuất xứ của bài thơ ? ( bài thơ đựoc sáng tác trong hoàn cảnh nào ? ) 
HĐ2 : Hướng dẫn HS đọc văn bản , tìm hiểu chú thích , phần dịch nghĩa và dịch thơ . 
- Gọi HS đọc văn bản 
- GV hướng dẫn HS đọc chính xác cả phần phiên âm chữ Hán và bài thơ dịch 
- Treo b/ phụ nguyên tác bằng chữ Hán 
- Gọi HS đọc phần giải nghhĩa chữ Hán của văn bản .
-GV vừa dịch nghĩa vừa so sánh đối chiếu bản phiên âm với bản dịch thơ 
+”nại nhược hà “ : câu hỏi tu từ -> sự xốn xang bối rối của chủ thể trữ tình 
+” khó hững hờ “ -> mất đi sự rung cảm mạnh mẽ . chỉ còn lại sự hờ hững , bình thản của chủ thể trữ tình . 
+Hai câu sau của bản phiên âm có kết cấu đăng đối : đối trong từng câu và đối hai câu với nhau . Hai câu dịch làm mất đi cấu trúc đăng đối -> giảm sức truyền cảm . 
HĐ 3: H/dẫn đọc hiểu văn bản 
- Gọi HS đọc 2 câu đầu 
-Em hãy cho biết Bác ngắm trăng trong 1 hoàn cảnh như thế nào ? 
- Tại sao Bác lại viếtTrong tù không rượu cũng không hoa “ ? 
- Gọi HS đọc câu thơ thứ 2 của bản phiên âm cùng với bản dịch thơ , so sánh cụm từ “ nại nhược hà / khó hững hờ “ 
- Câu thơ thứ 2 thể hiện tâm trạng gì của Bác ? 
- Hai câu thơ thể hiện nét đẹp gì của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp ? 
* Giảng : Đêm trăng đẹp đã làm cho người tù xúc động và bối rối . câu thơ cho ta thấy Bác là một tâm hồn thi sĩ . Người chiến sĩ CM vĩ đại ấy vẫn là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên , đã rung động mãnh liệt trước cảnh đêm trăng đẹp 
- Gọi HS đọc 2 câu cuối 
- Hai câu cuối bài thơ thể hiện điều gì ? 
- Bác Hồ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì trong 2 câu thơ này ? 
- Việc sử dụng nghệ thuật đó có tác dụng gì ? 
* Giảng : Cấu trúc đối , thể hiện mối giao hoà giưũa người và trăng . Cả hai đều chủ động tìm đến với nhau trong mối giao hoà tri âm tri kỉ 
-Câu thơ còn cho thấy vẻ đẹp gì trong tâm hồn cua Bác 
*Giảng : Đằng sau nững câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép , một phong thái ung dung , vượt hẳn lên sự nặng nề tàn bạo của nhà tù . 
HĐ4 : H/dẫn tổng kết 
- Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 
 + GV chốt ghi bảng 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ (sgk) 
- Đọc chú thích * 
-HS nêu 
+ Trích trong tập “Nhật kí trong tù “ 
+ khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây ( TQ ) 
- HS đọc văn bản ( cả p/ âm . dịch nghĩa ,dịch thơ ) 
-HS quan sát 
- HS đọc 
- Lắng nghe 
- Đọc 2 câu thơ đầu 
+ ngắm trăng tong nhà tù 
+ “Rượu” và “hoa” gợi đến thú vui của các bặc tao nhân , mặc khách ngày xưa : uống rượu ,ngắm hoa thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng , trước cảnh đêm trăng quá đẹp , Bác khao khát được thưởng thửc trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa . 
- HS đọc và đối chiếu 
+ Tâm trạng xốn xang , bối rối đứng trước đêm trăng đẹp 
- Đọc 2 câu thơ cuối 
+ Sự gắn bó giữa thi nhân và ánh trăng 
- Nhân hoá , đối 
+ thể hiện sự giao hoà gắn bó giữa người và trăng 
+Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ , thi sĩ 
- HS suy nghĩ trả lời 
- Đọc ghi nhớ sgk 
I- Giới thiệu :
1- Tác giả : 
-Hồ Chí Minh 
2-Tác phẩm : 
-Trích trong tập “Nhật kí trong tù “ , được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở tỉnh Quảng Tây ( T/Quốc ) 
(8-1942-> 9/1943 ) 
II- Tìm hiểu văn bản : 
1- Đọc văn bản , tìm hiểu phần dichj nghĩa , dịch thơ 
2- Phân tích :
a- Hai câu đầu : 
-Trong tù không rượu cũng không hoa 
-> hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt trong nhà tù .
- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ .
->xốn xang bối rối trước cảnh thiên nhiên đẹp 
=> yêu thiên nhiên say đắm 
b- Hai câu cuối : 
-Người ngắm trăng..ngoài cửa sổ 
-Trăng nhòm khe cứa ngắm nhà thơ . 
-> đối , nhân hoá 
-> Mối giao hoà giữa người tù thi sĩ với vầng trăng 
III- Tổng kết : 
- Thơ tứ tuyệt . 
B/ pháp đối , nhân hóa
- Tinh yêu thiên sâu sắc và phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù . 
 Văn bản ĐI ĐƯỜNG 
 ( Tẩu lộ ) Hồ Chí Minh 
*Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ , từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời , đường cách mạng . 
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ 
 * Tiến trình tiết dạy : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
3’
10’
HĐ1 : H/dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích , phần dịch nghĩa , dịch thơ 
- Gọi HS đọc văn bản 
- GV lưu ý HS đọc kĩ phần giải thích chữ Hán và dịch nghĩa các câu thơ .
- GV gợiný tìm hiểu kết cấu của bài thơ . Bài thơ có kết cấu chuẩn mực của bài thơ tứ tuyệt 
* HĐ 2 : Gợi ý phân tích bài thơ 
- Câu thơ đầu và câu thơ thứ 2 nói lên nỗi gian nan vất vả của ai ? 
- Câu thơ thứ 2 tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? 
- Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ có hiệu quả nghệ thuật gì ? 
- Hai câu thơ gợi cho chúng ta thấy điều gì ? 
- Gọi HS đọc 2 câu cuối 
- Mạch thơ ở câu 3 có gì khác so với mạch thơ ở 2 câu đầu ? 
- Câu thơ thứ 3 có ý nghĩa như thế nào ? 
- Hình ảnh “ thu vào tầm mắt muôn trùng nước non “ ở câu thứ 4 có ý nghĩa như thế nào ?
- Câu thơ gợi lên vẻ đẹp gì ở Bác ? 
- Bài thơ có 2 lớp nghĩa . Em hãy chỉ ra nội dung của 2 lớp nghĩa đó ? 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk 
- Đọc văn bản 
- Đọc phần giải nghĩa chữ Hán và dịch nghĩa các câu thơ . 
- HS trả lời 
+Nỗi gian lao vất vả của người tù leo núi .
+Điệp ngữ 
+ nhấn mạnh sự trải dài bất tận của những dãy núi -> nỗi gian lao vát vả của người tù leo núi 
- Đọc hai câu cuối 
- HS trả lời 
+ núi dù có cao khó khăn dù lớn nhưng nếu có quyết tâm sẽ vượt lên tới đỉnh . 
+Diễn tả niềm vui sướng , hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ CM khi đã giành thắng lợi , sau bao gian khổ hi sinh 
+ Tầm vóc hiên ngang với tư thé làm chủ thế giới 
- HS suy nghĩ thảo luận trả lời 
- Đọc ghi nhớ sgk 
I- Tìm hiểu văn bản :
1- Đọc , tìm hiểu chú thích phần dịch nghĩa , dịch thơ .
2- Phân tích : 
a- Hai câu đầu :
- Đi đường mới biết gian lao .
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng .
-> Điệp ngữ . từ láy 
->Nỗi gian lao vất vả chồng chất củangười tù leo núi . 
2- Hai câu cuối : 
Núi cao lên đến tận cùng .
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non .
-> Niềm hạnh phúc lớn lao khi đã trải qua gian khổ hi sinh ,vươn tới đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới .
III- Tổng kết (ghi nhớ sgk ) 
Củng cố và hướng dãn về nhà : (3’) 
a- Củng cố : 
- Đọc diễn cảm bài thơ “ Ngắm trăng “ 
- Nhà phê bình Hoài Thanh viết : “ Thơ Bác đầy trăng “ Hãy đọc một số câu thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết . 
- Đọc bài thơ “Đi đường “ . Cảm nhận được điều gì qua bài thơ . 
b- Hướng dẫn về nhà : 
 - Học thuộc 2 bài thơ 
- Nắm nội dung nghệ thuật bài thơ . 
- Đọc soạn bài “Chiếu dời đô “ ( Lí công uẩn ) 
+ Chiếu là gì ? 
+ Vì sao tác giả phải dời đô ? Việc dời đô đó có ý nhĩa gì ? 
+ Địa thế thành Đại la có thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô ? 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung :
. 
 . 
. 
 NSoạn : 12- 2 –2006 
Tuần 22- Tiết 86 CÂU CẢM THÁN 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS 
Hiểu rõ đặc điểm , hình thức của câu cảm thán . phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán . Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với t/ huống g/ tiếp .
II-Chuẩn bị : 
1- GV : Tham khảo sgk và sgv , ví dụ mẫu , bảng phụ 
2- HS : Tìm hiểu vd sgk , trả lời câu hỏi . 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (5’) 
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến . Đặt câu cầu khiến dùng để khuyên bảo , hoặc ra lệnh . 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : Các em đã tìm hiểu rõ chức năng câu nghi vấn và câu cầu khiên . Vậy câu cảm thán có đặc điểm và chức năng gì , bài học hôm nay sẽ giải đáp r õ vấn đề đó . 
b- Giảng bài mới : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIÉN THỨC
20’
15’
HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm và chức năng của câu cảm thán .
- Gọi HS đọc các đoạn văn sgk /43 
- Hãy xác định câu cảm thán trong những đoạn trích trên ? 
- Dấu hiệu hình thuác nào cho biết đó là câu cảm thán 
- Câu cảm thán trên dùng để làm gì ? 
- GV qui nạp kiến thức . 
Qua phân tích các vd ta thấy 2 câu trên có chứa từ ngữ cảm thán , dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết ) . Kiểu câu như vậy -> gọi là câu cảm thán . Vậy câu cảm thán là gì ? 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk /44 
- Gọi HS đặt câu cảm thán 
- GV hướng dẫn sửa chữa 
- GV treo bảng phụ có chứa các câu cảm thán 
- Yêu cầu HS xác định 
- GV nhận xét 
HĐ 2 : Hướng dẫn luyện tập : 
- Gọi HS đọc bài tập , xác định yêu cầu từng bài tập 
- GV hướng dẫn , sửa chữa ? Cho biết các câu trong đoạn trích có phải đều là câu cảm thán không ? Vì sao ? 
- Đặt 2 câu cảm thán để bộc lộ c/ xúc 
- Trước tình cảnh của một người thân dành cho mình ? ( lưu ý HS về hình thức đặc trưng của câu cảm thán ) 
 -Khi nhìn thấy mặt trời mọc 
- GV nhận xét . 
- HS đọc 
- HS trả lời 
a- Hỡi ơi lão Hạc ! 
b- Than ôi ! 
+ Có chứa từ : Hỡi ơi , than ôi , kết thúc bằng (!) 
+ Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói . 
- HS lắng nghe 
- Suy nghĩ , phát biểu 
- Đọc ghi nhớ 
- HS đặt câu 
- quan sát 
+Tìm câu cảm thán 
- HS đọc từng bài tập 
-Xác định yêu cầu từng bài tập -> làm bài tập 
- Đọc lần lượt các câu a,b,c,d,
- phân tích t/cảm ,cảm xúc được thể hiện trong những câu này 
- Xác định các câu không có hình thức đặc trưng của câu cảm thán , do đó đây không phải là những câu cảm thán . 
- HS tự đặt câu 
- Nhận xét , bổ sung 
I- Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán 
- Có những từ ngữ cảm thán . 
-Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( người viết) 
II- Luyện tập : 
1- Câu cảm thán : 
a- Than ôi ! Lo thay ! nguy thay ! 
b- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! 
c- Chao ôi ..thôi ! 
2 a--Lời than thở của người ndân dưới chế độ thực dân ph/ kiến 
b- Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên ..
c- Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống ( trước CM 8 ) 
d- Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương , oan ức của Dế choắt .
-> Tất cả các câu này đều không phải là câu cảm thán tuy có bộc lộ tình cảm , cảm xúc 
3- Đặt 2 câu cảm thán 
vd: - Mẹ ơi ,tình yêu của mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao ! 
- Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh ! 
 4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’) 
a- củng cố : HS nhắc lại đặc điểm hình thức chức năng của câu nghi vấn , câu cầu khiến ,
 câu cảm thán . 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học nội dung bài , thuộc phần ghi nhớ 
- Hoàn thành đầy đủ phần bài tập + làm thêm bài tập 3 ( đặt câu cầu khiến ) + bài tập 4 
Chuẩn bị bài : Viết bài tập làm văn số 5 
 Ôn tập văn thuyết minh ( tham khảo các đề bài ở mục II-2 trang 36 ) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung :
 .NSoạn : 13- 2 –2006 
Tuần 22- Tiết 87- 88 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
 VĂN THUYẾT MINH ( Làm tại lớp ) 
I- Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp HS rèn kỉ năng thực hành về văn bản thuyết minh 
II-Chuẩn bị : 
1-GV : Đề kiểm tra , đáp án , biểu điểm 
2- HS : Ôn tập kiến thức , chuẩn bị kiểm tra 
III-Tiến trình tiết dạy : 
Ổn định( 1’) :- Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
 - Nhắc HS làm bài nghiêm túc 
KTBC : (không ) 
Tiến trình kiểm tra 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
1’
85’
1’
HĐ 1: Phát đề kiểm tra 
- GV phát đề kiểm tra 
- GV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc 
HĐ 2 : HS tiến hành làm bài 
- GV quán xuyến lớp 
HĐ 3 : Thu bài 
- GV thu bài kiểm tra 
Nhận xét tiết kiểm tra 
- HS nhận đề , đọc kĩ đề 
- Tiến hành làm bài 
- HS làm bài 
- HS nộp bài 
Đề : 
1- Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc trong sih hoạt .
2- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em 
 4- Hướng dẫn về nhà : (1’)
- Ôn lại dạng văn thuyết minh 
- Chọn 1 di tích , thắng cảnh ở địa phương em , điều tra , tìm hiểu , nguyên cứu rồi viết bài văn thuyết minh .
- Chuẩn bị bài : Câu trần thuật 
 + Đọc kĩ bài tập 
+ Trả lời câu hỏi sgk /45-46 
IV-Rút kinh nghiệm và bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T22).doc