Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Tiết 81 đến 84

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Tiết 81 đến 84

Tuần 22

TPPCT:81

TỨC CẢNH PÁC BÓ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

- Bước đầu biết đọc –hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.Thấy được nghệ thuật độc đáo ,một đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh .

II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1.Kiến thức

-Một đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh:sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

-Cảm nhận được cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạnh đầy gian khổ ở Pác Bó qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày cách mạng chưa thành công. Qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với cuộc sống.

 2.Kĩ năng:

- Đọc –hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh

-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Tiết 81 đến 84", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
TPPCT:81
TỨC CẢNH PÁC BÓ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :	
- Bước đầu biết đọc –hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.Thấy được nghệ thuật độc đáo ,một đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh .
II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức
-Một đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh:sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
-Cảm nhận được cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạnh đầy gian khổ ở Pác Bó qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày cách mạng chưa thành công. Qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với cuộc sống.
 2.Kĩ năng:
- Đọc –hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh 
-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
 3-Thá độ:
- Tích cực, chủ động học tập vị lãnh tụ của dân tộc.
III. CHUẨN BỊ 
- GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo.Tranh ảnh.
 - HS: Chuẩn bị bài soạn
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Khi con tu hú”. 
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hđ1
-HS đọc phần chú thích SGK
-GV hỏi:Trình bày hiểu biết của em về Bác và hoàn cảnh ra đời bài thơ ?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Gv hướng dẫn đọc,gọi h/s đọc,nhận xét 
-Gv kiểm tra việc nhớ từ khó của hs
-GV hỏi: Chỉ ra bố cục và nội chính của từng phần trong bài thơ? 
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ 
Hđ2
-GV hỏi: Bài thơ phản ánh hiện thực cuộc sống của Bác ở Pác Bó như thế nào?
-Hs trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc sống ấy của Bác?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: bài thơ thể hiện phong thái,tinh thần của Bác như thế nào?
-HS: trả lời.
-Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Nêu ý nghĩa của bài thơ?
-GV hỏi: Nêu nội dung,đặc sắc nghệ thuật
-HS:tổng kết.
-GV: củng cố kiến thức,liên hệ giáo dục hs.
-GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả : 
2.Tác phẩm: 
- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt viết bằng chữ Quốc ngữ.
-Hoàn cảnh ra đời:vào tháng 2 – 1941 tại hang Pác Bó (sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước).
3.Đọc,tìm hiểu từ khó:
4-Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
 1. Hiện thực cuộc sống của Bác ở Pác Bó:
-Nơi ở: trong hang đá
-Bữa ăn: Cháo bẹ, rau măng
-Nơi làm việc: tạm bợ (bàn đá chông chênh).
-Nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm(dịch sử Đảng)
àCuộc sống vật chất đầy gian khổ,thiếu thốn.Sự nghiệp lớn dịch sử Đảng đòi hỏi phải có niềm tin vững chắc không thể lay chuyển.
2-Vẻ đẹp tâm hồn của Bác:
-Phong thái ung dung, tự tại(sáng ra bờ suối-tối vào hang)
-Tinh thần vui tươi,lạc quan vượt lên thực tế gian khổ (vẫn sẵn sàng,cuộc đời cách mạng thật là sang)
3-Ý nghĩa:
-Bài thơ thể hiện cốt cách,tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan,tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật :
-Có tính chất ngắn gọn,hàm súc
-Vừa mang đặc điểm cổ điển,truyền thống,vừa có tính chất mới hiện đại.
-Có giọng thơ bình dị pha giọng đùa vui,hóm hỉnh.
-Tạo được tứ thơ độc đáo,bất ngờ ,thú vị và sâu sắc.
2.Nôi dung ( sgk)
IV. Luyện tập:
 -Đọc diễn cảm bài thơ
4.Củng cố-dặn dò
-Học thuộc bài thơ.Nắm vững kiến thức.Hoàn thành bài tập(sgk)
- Chuẩn bị bài mới.
TPPCT:82
CÂU CẦU KHIẾN 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến 
-Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. 
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức:	
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
 2.Kĩ năng:
 -Nhận diện câu cầu khiến trong văn bản.
 -Sử dụng câu cầu khiến phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp.
 3.Thái độ:
 -Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. 
III. CHUẨN BỊ 
 - GV:CKTKN, ...
 - HS: Chuẩn bị bài soạn
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: -Nêu các chức năng của câu nghi vấn? Lấy ví dụ minh họa
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1
-Hs đọc đoạn trích ở sgk 
-GV hỏi: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
-Hs trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
- GV hỏi: Chức năng của câu cầu khiến? Câu “ Mở cửa!” trong (2b) dùng để làm gì, khác với câu “ Mở cửa.” trong (2a) ở chỗ nào?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV hỏi: Vậy đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến là gì? Ví dụ
-Hs kết luận.Gv củng cố kiến thức,lưu ý,giáo dục hs
 HĐ2
-GV hướng dẫnHS làm bài tập 
-Gv chia lớp thành nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm .
+Nhóm 1: Bài tập 1
+Nhóm 2: Bài tập 2
+Nhóm 3: Bài tập 3
+Nhóm 4: Bài tập 4
-Hs thảo luận .Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo nhau.
-Gv: đánh giá, bổ sung,lưu ý,thống nhất .
Bài tập 4
-Câu nghi vấn dùng để cầu khiến thì phù hợp với vị thế của Dế Choắt
I. Đặc điểm hình thức và chức năng 
 1.Ví dụ:
 - Câu cầu khiến :
1a- Thôi đừng lo lắng!
 -Cứ về đi!
 b- Đi thôi con!
2 b- Mở cửa
- Đặc điểm hình thức :
+Có những từ cầu khiến : Đừng, đi, thôi
- Chức năng : 
1a,b: Khuyên bảo, động viên 
2b:đề nghị,ra lệnh.
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập 
Bài tập 1 :
*Các từ cầu khiến 
- Câu a : Hãy 
- Câu b : Đi
- Câu c : Đừng 
*Chủ ngữ trong những câu trên 
- Câu a : vắng chủ ngữ (Lang Liêu) àThêm chủ ngữ. Con hãy (ý nghĩa không thay đổi, tính chất yêu cầu nhẹ nhàng hơn)
- Câu b : chủ ngữ là ông giáo 
àBớt CN : ý nghĩa không thay đổi, nhưng yêu cầu mang tính chất ra lệnh
- Câu c: chủ ngữ là chúng ta 
àNếu thay bằng các anh thì ý nghĩa của câu bị thay đổi : Chúng ta (gồm cả người nói – người nghe, các anh : người nghe)
Bài tập 2 : Các câu cầu khiến
a, Thôi,im đi – vắng CN,từ cầu khiến: đi
b, Các em đừng khóc àCN : các em
 từ cầu khiến : đừng
c, Đưa  tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! 
àvắng CN, không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến (dấu!)
Bài tập 3 :
- Giống nhau : Đều là câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến : hãy
- Khác nhau : 
+ Câu a: Vắng CN, có từ cầu khiến và ngữ điệu cầu khiến àmang tính chất ra lệnh 
+ Câu b: Có CN thầy em 
-> Có ý nghĩa: khích lệ động viên
. 
4. Củng cố-dặn dò:-Nắm vững kiến thức.Hoàn thành bài tập(sgk).
 - Chuẩn bị bài mới.
 TPPCT:83
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
I. MỤC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 Tiếp tục bổ sung kiến thức, kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
1.Kiến thức: 
- Thấy được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
-Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích ,yêu cầu và cách làm bài văn giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
 2.Kĩ năng:
 -Quan sát danh lam thắng cảnh
-Đọc tài liệu,tra cứu,thu thập,ghi chép những kiến thức khách quan về đối tượng để phục vụ cho bài viết thuyết minh về danh lam thắng cảnh
-Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu:biết viết một bài văn thụyết minh về một cách thức,phương pháp,cách làm có độ dài 300 chữ.
 3.Thái độ:
-Giáo dục tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc qua bài giới thiệu của mình. 
III. CHUẨN BỊ 
- GV: Bài soạn,cktkn.
 - HS: Chuẩn bị bài .
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: - Cách thuyết minh về một phương pháp(cách làm)?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1
 - Hs đọc văn bản mẫu
-GV hỏi: văn bản này viết về đối tượng nào? Bài viết cho biết những tri thức gì về đối tượng?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
 -GV hỏi: Theo em muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy cần có những kiến thức gì ?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Vậy muốn có kiến thức về danh lam thắng cảnh thì ta phải làm thế nào?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự như thế nào ? Theo em bài này có những thiếu sót gì về bố cục?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Đề bài giới thiệu được hoàn chỉnh thì người viết nên tổ chức bố cục như thế nào? Xét về mặt nội dung, bài thuyết minh trên còn thiếu những gì?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Em có nhận xét gì về lời văn và phương pháp thuyết minh trong bài ?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Hs ghi nhớ.Gv củng cố kiến thức,lưu ý,giáo dục hs
HĐ2
-Gv chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm 
+Nhóm 1: Bài tập 1
+Nhóm 2: Bài tập 2
+Nhóm 3: Bài tập 3
-Gv: đánh giá, bổ sung,lưu ý,thống nhất .
-Hs làm bài tập 4 độc lập
-Gv kiểm tra,đánh giá,sửa lỗi cho hs
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh 
 1.Ví dụ: 
-Giới thiệu
+Hồ Hoàn Kiếm:nguồn gốc hình thành,sự tích những tên Hồ
+Đền Ngọc Sơn: nguồn gốc,quá trình xây dựng,vị trí và cấu trúc.
- Phải có kiến thức về lịch sử, địa lý ,văn học, nghệ thuật
-Đọc tài liệu,tra cứu,thu thập,ghi chép những kiến thức khách quan về đối tượng 
- Bài viết có bố cục : Từ việc giới thiệu hồ Hoàn Kiếm (không gian rộng) đến việc giới thiệu đền Ngọc Sơn (không gian hẹp)
- Thiếu phần mở bài (giới thiệu đối tượng)
- Thiếu phần kết bài (bày tỏ thái độ)
- Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng, hẹp, của hồ, vị trí của tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước, thỉnh thoảng rùa nổi lên
- Lời văn chính xác, biểu cảm
- Phương pháp khá phong phú : phân loại các không gian để miêu tả, liệt kê các sự vật, đại danh, dùng số liệu của lịch sử, giải thích tại sao chùa trở thành đền.
2.Ghi nhớ(sgk)
II. Luyện tập 
Bài tập 1 ,2 ,3
*Bố cục:
-Mở bài:giới thiệu chung về quần thể di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh hồ-đền.
-Thân bài:Vị trí ,tên gọi,diện tích,độ sâu,quangcảnh
-Kết bài : ý nghĩa lịch sử,xã hội,văn hoá.Bài học về giữ gìn,tôn tạo.
Bài tập 4
Ví dụ:
- Mở bài : Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là hai địa danh rất nổi tiếng của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. 
Có một nhà thơ nước ngoài đã gọi Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội
4 : Củng cố-dặn dò:
-Nắm vững kiến thức.Đọc tham khảo một số bài văn thuyết minh
- Quan sát,tìm hiểu,tra cứu,thu thập,ghi chép kiến thức về một số danh lam thắng cảnh ở địa phương.Tập viết mở bài,kết bài.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập về văn bản thuyết minh.
TPPCT:84
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Hệ thống được kiến thứ về văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện nâng cao một bước kĩ năng làm văn thuyết minh.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
1.Kiến thức:
- Hệ thống được kiến thứ về văn bản thuyết minh: khái niệm về văn bản thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.Sự phong phú đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 2.Kĩ năng:
-Khái quát,hệ thống những kiến thức đã học
-Đọc-hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.
-Quan sát đối tượng cần thuyết minh.
-Lập dàn ý,viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
 3.Thái độ:
- Chủ động, tích cực học tập, làm bài tập nghiêm túc.
III. CHUẨN BỊ 
 - GV: Bài soạn.
 - HS: Chuẩn bị bài .
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1 Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hđ1
-GV hỏi: Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào? 
-HS: hệ thống lại kiến thức.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
 -GV hỏi: Yêu cầu cơ bản về nội dung,hình thức của văn bản thuyết minh?
-HS: hệ thống lại kiến thức.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Các phương pháp thuyết minh thường gặp ?
-HS: hệ thống lại kiến thức.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Các bước xây dựng văn bản thuyết minh?
-HS: hệ thống hoá lại kiến thức.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Dàn ý của một bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nội dung từng phần ?
-HS: hệ thống lại kiến thức.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Kể tên các kiểu bài thuyết minh đã học ?
-HS: hệ thống lại kiến thức.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Vai trò, tỉ lệ,của các yếu tố trong văn bản thuyêt minh?
-HS: hệ thống lại kiến thức.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Gv chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm .
+Nhóm 1: Bài tập 1a
+Nhóm 2: Bài tập 1b
+Nhóm 3: Bài tập 1c
+Nhóm 4: Bài tập 1d
-Hs thảo luận(mỗi hs đưa ra ý kiến,cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào phiếu học tập .Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo nhau.
-Gv: đánh giá, bổ sung,lưu ý,thống nhất
-HS làm việc độc lập, viết phần mở bài, kết bài. Đọc trước lớp.
-GV: Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung
I. Hệ thống hoá những khái niệm và vấn đề cơ bản của văn bản thuyết minh
 1. Khái niệm văn thuyết minh: 
- Là kiểu văn bản thông dụng trong lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc(nghe) những tri thức( đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa) của các hoạt động, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 
2-Yêu cầu về nội dung,hình thức
-Nội dung tri thức đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy 
- Lời văn : Phải rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị và hấp dẫn
3. Các phương pháp thuyết minh :
- Phương pháp nêu định nghiã, giải thích
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nêu ví dụ 
- Phương pháp dùng số liệu 
- Phương pháp phân tích phân loại 
 4. Các bước xây dựng văn bản thuyết minh 
- Học tập, nghiên cứu, tích luỹ tri thức bằng nhiều biện pháp (gián tiếp hoặc trực tiếp) để nắm vững và sâu sắc đối tượng 
- Lập dàn ý, bố cục. 
-Chọn phương pháp phù hợp
-Trình bày (miệng, viết)
 5. Dàn ý cơ bản của bài văn thuyết minh: 
* Mở bài : Giới thiệu khái quát về đối tượng 
* Thân bài : Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề, đặc điểm của đối tượng. Nếu là thuyết minh một phương pháp thì cần theo 3 bước
- Chuẩn bị 
- Cách làm
- Kết quả, thành phẩm
* Kết bài : ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn học, lịch sử
6. Các kiểu bài thuyết minh đã học:
- Thuyết minh một đồ vật
- Thuyết minh một phương pháp (1 cách làm)
- Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh một thể loại văn học 
7-Sử dụng hợp lý các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh. 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
a, Giới thiệu một đồ dùng :
* Mở bài : Giới thiệu khái quát đồ dùng 
* Thân bài : Xuất xứ,hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng bảo quản
* Kết bài : Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa
b, Giới thiệu một danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương
* Mở bài : Vị trí và ý nghĩa văn hội, lịch sử, xã hội cuả danh lam đối với quên hương đất nước
* Thân bài : 
- Vị trí địa lý, quá trình hình thành và phát triển. 
- Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt, từng phần.
- Sơ lược thần tích
- Hiện vật trưng bày, thờ cúng
- Phong tục, lễ hội 
* Kết bài : Thái độ tình cảm đối với danh lam
c, Thuyết minh một văn bản, một thể loại văn học 
* Mở bài : Giải thích chung về văn bản,hoặc thể loại 
* Thân bài : Giới thiệu về tác giả,xuất xứ, nội dung ,hình thức,ý nghĩa của văn bản, thể loại.
* Kết bài : Những điều cần lưu ý khi thưởng thức hoặc sáng tạo thể loại, văn bản
d, Giới tiệu một phương pháp, một cách làm một đồ dùng học tập
* Mở bài : Tên đồ chơi, thí nghiệm, mục đích, tác dụng của nó.
* Thân bài : 
- Nguyên vật liệu, số lượng, chất lượng
- Quy trình cách làm 
- Chất lượng thành phẩm 
* Kết bài : Những điều cần lưu ý, giải quyết tình huống trong quá trình tiến hành
Bài tập 2 : Viết đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài .
4 : Củng cố-dặn dò:
-Nắm vững kiến thức.Đọc tham khảo một số bài văn thuyết minh,
-Viết đoạn văn thuyết minh theo dàn ý ở của các đề văn thuyết minh ở bài tập 1
- Chuẩn bị bài mới:	
Tuần 22
TPPCT:81-84
Ngày tháng 01 năm 2012
Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • docTUan22 van 81112.doc