Giáo án Ngữ văn 8 – Tuần 22 đến 25 - Cao Khắc Cương

Giáo án Ngữ văn 8 – Tuần 22 đến 25 - Cao Khắc Cương

Tuần 22

Tiết 85 NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG

( Vọng nguyệt ) - ( Tẩu lộ )

 HỒ CHÍ MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.

 - Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ - từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.

 - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của thơ Hồ Chí Minh, mang ý nghĩa sâu sắc.

B. CHUẨN B Ị CỦA THẦY VÀ TRÒ

 -Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. LÊN LỚP

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc bài thơ “ Tức cảnh Pác bó “

 - Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó “được làm theo thể thơ nào ? Hãy phân tích cấu trúc câu trong câu thơ đầu để thấy nội dung sâu sắc của nó.

 -Thử phân tích Hai câu kết để thấy hình ảnh người chiến sĩ cách mạng được khắc hoạ trong hai câu thơ này

 

doc 38 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 – Tuần 22 đến 25 - Cao Khắc Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
Tiết 85 NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG 
( Vọng nguyệt ) - ( Tẩu lộ )
 HỒ CHÍ MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.
 - Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ - từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
 - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của thơ Hồ Chí Minh, mang ý nghĩa sâu sắc. 
B. CHUẨN B Ị CỦA THẦY VÀ TRÒ
	-Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. LÊN LỚP
	 I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc bài thơ “ Tức cảnh Pác bó “
 - Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó “được làm theo thể thơ nào ? Hãy phân tích cấu trúc câu trong câu thơ đầu để thấy nội dung sâu sắc của nó. 
 -Thử phân tích Hai câu kết để thấy hình ảnh người chiến sĩ cách mạng được khắc hoạ trong hai câu thơ này 
	III. Bài mới:
 * Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
GV giới thiệu chung về tập Nhật kí trong tù ; có thể nói thêm về tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc ở Bác Hồ thể hiện phong phú trong thơ ca của Người, nhất là ở một loạt bài rất hay viết về trăng. Cần gợi HS nhớ lại hình ảnh trăng rất đẹp trong các bài thơ của Bác Hồ mà các em đã học ở lớp 7 : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu).
- Từ đó, dẫn vào bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt), bài thơ viết về một cuộc ''ngắm trăng'' thật đặc biệt của Bác Hồ : ngắm trăng trong nhà tù. Chính trong hoàn cảnh đặc biệt đó mà lòng yêu thiên nhiên nói riêng, vẻ đẹp tâm hồn của Bác nói chung càng bộc lộ rõ. 
 * Tiến trình tỏ chức các hoạt động: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt dộng 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chủ thích, phần dịch nghĩa và dịch thơ. 
- GV đọc và hướng dẫn HS đọc chính xác cả phần phiên âm chữ Hán và bài thơ dịch.
 - Tìm hiểu phần giải nghĩa chữ Hán và phần dịch nghĩa bài thơ : 
GV có thể hướng dẫn HS so sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ, chủ yếu để HS hiểu đúng, sát các câu thơ nguyên tác, tránh ngộ nhận.
Khi đọc bản phiên âm chữ Hán, HS lưu ý giọng điệu thích hợp với cảm xúc ở câu 2 và nhịp, chữ đăng đối ở hai câu sau 
* Bài Vọng nguyệt
- Câu thứ hai của nguyên tác ''Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?''. Câu thơ dịch (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ) đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi ''nại nhược hà ?'' (chính cái xốn xang, bối rối đó mới cho thấy tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ) . Bản Dịch : ''khó hững hờ'' cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần... hững hờ, 
 - Hai câu sau của bài thơ chữ Hán có kết cấu đăng đối đáng chú ý, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau : Với kết cấu đó, bài thơ có một hiệu quả nghệ thuật riêng đáng kể. Hai câu thơ dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối, tức cũng giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra, hai từ gần đồng nghĩa (nhòm, ngắm) rõ ràng là chưa cô đúc ; đó là chưa kể chữ nhòm ở đây không được tao nhã (nhất là lai nhòm khe cửa !) 
I.Đọc và tìm hiểu chung
- Trích Nhật kí trong tù.
- Thể thơ tứ tuyệt.
II. Đọc hiểu văn bản: 
* Bài Vọng nguyệt
*Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản :
* Bài Vọng nguyệt
1. Phân tích hai câu đầu - hoàn cảnh “ngắm trăng” 
- Đọc hai câu đầu bài thơ, hãy cho biết nhà thơ muốn bày tỏ điều gì ?
- Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ngắm trăng của tác ỉa ?
-Theo em, phải chăng người tù thi sĩ đang than thở, phê phán nhà tù không đưa hoa rượu cho tù nhân ngắm trăng ?
-Thử đối chiếu hai câu thơ dịch và câu thơ nguyên tác có gì chưa phù hợp ? Tại sao ?
1. Phân tích hai câu đầu - hoàn cảnh “ngắm trăng” 
- Hoàn cảnh ngắm trăng : Vọng nguyệt :thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân, gặp cảnh trăng đẹp, rượu uống trước hoa thưởng trăng - Ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái.
 - Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong ngục tù ! Làm sao có rượu và hoa để thưởng trăng ? Trước cảnh đêm trăng quá đẹp, Hồ Chí Minh bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa.
- Người tù này không hề vướng bận bởi những ách nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp. Câu thứ hai có cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước cảnh đêm trăng quá đẹp.
1. Hai câu đầu 
- Điệp từ ® hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt.
- Câu hỏi tu từ ® sự bối rối, xốn xang, xúc động mãnh liệt trước vẻ đẹp của trăng. 
2. Phân tích hai câu cuối
- Người tù Hồ Chí Minh đã ngắm trănmg như thế nào trong hoàn cảnh tù ngục ?
- Hãy đọc hai câu thơ chữ Hán để thấy rõ hơn mối giao hoà tình cảm giữa trăng và người 
 GV nói thêm : Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ - thi sĩ ấy. Phía này là nhà tù đen tối, hiện thực. tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn say người ; ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng ấy song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau
2. Phân tích hai câu cuối
- HS quan sát hai câu thơ chữ Hán : cấu trúc đăng đối và hiệu quả thẩm mĩ của nó : giữa nhân và nguyệt có song sắt nhà tù chắn ở giữa. Nhưng người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng (''khán minh nguyệt'')- cuộc vượt ngục về tinh thần). 
- Vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ (''khán thi gia'') trong tù. 
-Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm- Cấu trúc đối của hai câu chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương'' -biện pháp nhân hoá của nghệ thuật, 
2. Hai câu cuối.
- Cấu trúc đối ứng, phép nhân hóa, sự chuyển đổi từ “vọng” đến “ khán” ® mối giao hoà mật thiết giữa trăng và người.
- Cuộc vượt ngục tinh thần độ đáo.
 - Qua bài thơ, em nhận biết tâm hồn của Bác Hồ như thế nào ?
 - Hoài Thanh nói :“ Thơ Bác đầy trăng”, em hiểu như thế nào về nhận xét này ?
 - Hãy đọc một vài bài thơ viết về Trăng của Người mà em thuộc hoặc sưu tầm được ?
GV: Nhận xét của Hoài Thanh ''Thơ Bác đầy trăng'' có thể hiểu là trong thơ Bác có nhiều bài viết về trăng, và những cảnh trăng trong thơ Người được miêu tả rất đẹp, đầy ấn tượng.
- Bài thơ cho thấy tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó vì vậy, có thể nói, đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù. 
-Trung thu, Đêm thu (Thu dạ),..: trong Nhật kí trong tù; Rằm tháng giêng (nguyên tiêu), Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp),...
 3 Tổng kết ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Ngắm trăng đã cho thấy vẻ đẹp một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lình phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.
- Cho hs đọc ghi nhớ 
Bài thơ cũng cho thấy những nét đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh : vừa có màu sắc cổ điển thể hiện ở đề tài Vọng nguyệt và những thi liệu cổ : rượu hoa, trăng ; ở cấu trúc đăng đối trong hai câu sau, và nhất là ở hình ảnh chủ thể trữ tình : ung dung, giao cảm đặc biệt với thiên nhiên, vừa mang tình thần thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng vê phía ánh sáng, toát lên tinh thần thép) ; vừa giản dị hồn nhiên vừa hàm súc, ..
- HS đọc ghi nhớ 
* Bài Tẩu lộ
1. Tìm hiểu kết cấu bài thơ.
Em có nhận xét gì về kết cấu bài thơ so với kết cấu của bài thơ Đường luâtụ ?
-Theo em bài thơ này có những lớp nghĩa nào ?
Bài Đi đường là một mô hình khá chuẩn : khai (mở ra), . thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai), chuyển (chuyển ý), hợp (tổng hợp). Hướng vận động của hình tượng, mạch thơ là đi thơ kết cấu đó. 
- Bài thơ có hai lớp nghĩa : nghĩa đen ở bề nổi và nghĩa bóng ở bề sâu. 
* Bài Tẩu lộ
2.Phân tích hai câu đầu. 
Câu thơ đầu có nội dung gì ?
- Hãy đọc câu thơ đầu theo phiên âm nguyên tác , so sánh với câu thơ dịch em thấy có điều gì chưa thật sát ? Hai chữ Tẩu lộ cho thấy điều gì ở người đi đường ?
 GV giảng thêm hoàn cảnh chuyển lao gian khổ của người tù lúc này .
 - Em có nhận xét gì về giọng thơ ? Kết luận của nhà thơ trong câu đầu nói lên điều gì ?
GV nói thêm : - Câu thơ rất đơn sơ nhưng mang nặng suy nghĩ, cảm xúc và gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa, vượt ra ngoài chuyện đi bộ đường núi. 
2.Phân tích hai câu đầu. 
 - Nối gian khó của người đi đường
 - Hai chữ :tẩu lộ đã làm nổi bật ý thơ tẩu lộ nan 
- Giọng thơ trở nên đầy suy ngẫm
- Suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc ''đi đường'' chuyển lao triền miên đầy khổ ải dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông của chính tác giả -Nỗi gian lao của người đi bộ đường núi là điều không nói ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng cảm nhận một cách thấm thía. Chỉ có người nào đã từng trải qua, từng thể nghiệm thì mới thấu hiểu đầy đủ cái sự thực hiển nhiên đó và mới thật sự thâm thía mấy chữ ''đi đường khó'' (tẩu lộ nan) rất mực giản dị trong bài thơ.
1. Hai câu đầu. 
- Điệp ngữ ® sự trải nghiệm thực tế về nỗi gian lao của người đi đường; cụ thể hoá, nhấn mạnh nỗi gian lao ấy.
- Câu 2 (thừa) : Đi đường khó như thế nào ? 
- Em cảm nhận như thế nào về những khó khăn qua hình ảnh “ trùng san chi ngoai hựu trùng san”?
- Trùng san chi ngoại hựu trùng san 
(Hết lớp núi này lai tiếp đến lớp núi khác) 
- Khó khăn chồng chất khó khăn gian lao tiếp liên gian lao, khó khăn gian lao trên miên, dường như bất tận, như dãy núi này tiếp dãy núi khác, cứ tiếp nối trập trùng. 
- Câu thơ chữ Hán hai lần lặp lai hai chữ trùng san (lớp núi) với chữ huỷ (lại) ở giữa, đã làm nổi bật hình ảnh thơ và nhấn mạnh, làm sâu sắc ý thơ
-Dường như thấp thoáng nhân vật trữ tình - ngươi tù cách mạng Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm 
- Giọng thơ đầy suy ngẫm, cảm xúc.
3. Gợi ý phân tích hai câu cuối. 
-Câu 3 ( chuyển) .
GV giảng :Trong một bài tứ tuyệt Đường luật câu chuyển thường có vị trí riêng, nổi bật, hình tượng, ý thơ ở câu này lắm khi vút lên bất ngờ, làm chuyển cả mạch thơ
-Em có cảm nhận gì về mạch thơ ở hai câu này ?
 - Câu 4 (hợp).
 - Em có cảm nhận gì về tư thế của con người ở câu kết ?
-Theo em ngoài việc nói tới cảm xúc của người đi đường, bài thơ còn có hàm ý gì nưã ?
- Sang câu này mạch thơ đã chuyển khác : mọi gian lao đều đã kết thúc, lùi vê phía sau, người đi đường lên tới đỉnh cao chót. Trèo lên tới đmh cao chót (đăng đáo cao phonghậu) là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đứng trên cao điểm tột cùng. 
- Hình ảnh nhân vật trữ tình đã trở thành người khách du lịch đến được vị trí cao nhất, tốt nhất, để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt. ... ượng kiểu câu và hành động nói do kiểu câu diễn đạt có thể không trùng khớp nhau. Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.
Bài tập 3 : Cần nhớ rằng câu có mục đích cầu khiến (tức là thuộc hành động điều khiển) có thể không có hình thức của kiểu câu cầu khiến. Cách nói của mỗi nhân vật thường thê hiện quan hệ giữa người nới với ngươi nghe và tính cách của người nói. Dế Choắt yếu đuối hơn Dế Mèn nên nói lời đề nghị một cách khiêm nhường, nhã nhặn, còn Dế Mèn thì huênh hoang và hách dịch.
Bài tập 4 : HS tự chọn, GV so sánh các phương án được chọn, khuyến khích phương án mang tính lịch sự cao hơn, như các phương án (b) và (e).
 Bài tập 5 : Nên chọn hành động (c). Vì chỉ đưa giúp lọ gia vị mà không nói câu nào thì không lịch sự, còn trả lời rằng ''Cái lọ ấy không nặng'' là không hiểu ý người nói (người nói không có mục đích hỏi mà có mục đích nhờ cậy
 IV. Củng cố :
 - HS đọc lại phần ghi nhớ
 V. Hướng dẫn học tập :
 - Học thuộc ghi nhớ 
 - Chuẩn bị bài mới : Hội thoại 
Tuần 25 
Tiết 99 ÔN TẬP LUẬN ĐIỂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận...).
- Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghi luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK7,8, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc lại các bài về văn nghị luận ở SGK lớp 7, trả lời các câu hỏi , Nghiên cứu SGK lớp 8 bài ôn tập này 
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
	III. Bài mới 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt động 1: GV yêu cầu HS tiếp tục nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 7 để trả lời được câu hỏi
- Luận điểm là gì ?
GV giảng giải thêm
- HS xác định : trong 3 câu trả lời ghi ở mục I.1 trong SGK, không thể chấp nhận 2 câu trả lời đầu tiên (vì người trả lời đã không phân biệt được vấn đề và luận điểm), chỉ có câu trả lời thứ ba là chính xác
I. Khái niệm về luận điểm 
- Hãy nhắc lại những luận điểm của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Vấn đề được đặt ra trong bài “TTYNCNDT” là gì ? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn ? (Không đủ để làn rõ vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta )
- Chiếu có phải là một bài văn nghị luận không, vì sao ? Nếu Chiếu dời đô đúng là văn nghị luận thì bài văn ấy có những luận điểm nào ? Có thể xác định luận điểm của bài văn ấy theo cách được nêu ở mục I.1 trong SGK không, vì sao vậy ?
GV kết luận : Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.
Hs xác định các luận điểm như sau :
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (LĐ xuất phát)
- Những trang sử yêu nước vẻ vang 
- Đồng bào ta ngày nay cũng có lòng yêu nước nồng nàn
- Bổn phận của chúng ta (LĐ chính )
HS thảo luận trả lời :
- Chiếu cũng làn một vă bản nghị luận vì nó là mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao của nhà vua. Chiếu dời đô là văn bản nghị luận
- Luận điểm ''Các triều đại trước đây đã nhiều lẩn thay đổi kinh đô'' không đủ để làm sáng tỏ vấn đề ''cần phải dời đô đến Đại La'' của Chiếu dời đô
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần được giải quyết trong bài văn nghị luận 
*Hoạt động 2 : GV tổ chức cho HS xem xét hệ thống luận điểm được nêu trong mục III.l.
 GV hướng dẫn các em rút ra kết luận : Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau.
 GV cho HS đọc lại phần Ghi nhớ
HS nhận thấy : 
a) Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện ghi trong mục III.1. 
b) Hệ thống thứ hai không đạt được các điều kiện đó là bởi :
- Trong hệ thống đó, có những luận điểm chưa chính xác cũng có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề ,Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể lám cơ sở để dẫn tới luận điểm (b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm (c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó, luận điểm (d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm (a), (b), (c) trên đó. 
HS đọc lại phần Ghi nhớ
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
GV cho HS đọc đề bài tập 
-Tìm hiểu yêu cầu của đề ?
- Hướng giải quyết bài tập 
-Thực hiện giải bài tập
Bài tập 1:
- HS lựa chọn luận điểm “ Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” vì Nguyễn Trãi như một ông tiên trong toà ngọc là luận điểm của Nguyễnh Mộng Tuân
- Bài tập 2 có 2 yêu cầu :
+ Chọn luận điểm phù hiợp với luậ điểm chính “ Giáo dục là chìa khoá của tương lai ( Mở vào cánh cổng tương lai)
- Sắp xếp các luận điểm thành một hệ thống hợp lý 
IV. Luyện tập 
Giải bài tập :
Bài 1. Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là ''Nguyễn Trãi là một ông tiên'', cũng không hẳn là ''Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc'', mà là ''Nguyễn Trãi là tình hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ''
Bài 2. 
a) Các luận điểm được lựa chọn phải có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của vấn đề ''giáo dục là chìa khoá của tương lai'' (hiểu theo nghĩa : giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên Trái Đất). Đây là vấn đề nghị luận, đồng thời cũng là luận điểm trung tâm. Vì thế, không thể chọn những ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này (như : Nước ta có truyền thống giáo dục lâu đời) làm luận điểm của bài văn. 
b) Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sửa chữa theo trật tự dưới đây : 
Giáo dục đươc coi là chìa khoá của tương lai với những lẽ sau:
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số ; thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống,... trong tương lai.
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hổn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. 
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hôi sau này. 
 IV. Củng cố : Hs đọc lại phần ghi nhớ
V. Hướng dẫn học tập :
 - Xác định các luận điểm mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã sử dụng trong bài “ Bàn về phép học”
 - Chuẩn bị bài mới :”Viết đoạn văn trình bày luận điểm “
Tuần 25 
Tiết 100 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghi luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	-Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là luận điểm, luận cứ ? 
	- GV kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs)
	III. Bài mới :
GV đi vào bài giảng bằng cách kiểm tra việc làm bài tập 2 trong bài tập làm văn trước đó, rồi đặt vấn đề : Coi như em đã tìm được và sắp xếp được luận điểm một cách hợp lí rồi. Nhưng em cớ tin rằng, như thế là em đã có đủ điều kiện để làm tốt bài tập làm văn không ? Vì sao ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
*Hoạt dộng 1. GV tổ chức cho HS tìm hiểu các đoạn văn bản ở SGK và thảo luận các câu hỏi 
- Đâu là câu chủ đề trong mỗi đoạn văn
- Em có nhận xét gì về vị trí của câu chủ đề 2 trong đoạn văn ?
GV cho HS đọc các điểm 1 và 2 của phần Ghi nhớ
HS thấy được :
a) Các đoạn văn nghị luận thường có câu chủ đề.
- Đoạn văn (a) trong SGK nêu lên luận điểm : ''thành Đại La thật là chốn tự hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời''. 
- Luận điểm trong đoạn văn (b) lại là : ''Đồng bào ta ngày nay cũng (nồng nàn yêu nước) rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước''
b) Câu chủ đề có thể đặt ở đầu đoạn văn và cũng có thể đặt ở cuối đoạn văn. Vị trí ấy cho thấy : đoạn văn diễn dịch (như đoạn (b), đoạn văn quy nạp (như đoạn (a)
HS đọc các điểm 1 và 2 của phần Ghi nhớ
I.Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
- Câu chủ đề
- Vị trí của câu chủ đề- đoạn diễn dịch và đoạn quy nạp
 Ghi nhớ 
*Hoạt động 2. GV tổ chức cho HS tiếp tức tìm hiểu đoạn văn ở mục I.2 của SGK và thảo luận các câu hỏi
- Lập luận là gì ?
- Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn ?
- Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm đoạn văn trên trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không.
- Hãy nhận xét về các sắp xếp ý trong đoạn văn vừa dẫn , 
- Hãy nhận xét về cách dùng từ ngữ và tác dụng của nó trong việc diễn đạt 
HS thấy được 
a) Luận điểm sở dĩ có sức thuyết phục là nhờ luận cứ.
b) Trong việc trình bày luận điểm, các ý cần được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí. 
c) Luận điểm và luận cứ cần được trình bày chặt chẽ và hấp dẫn. 
*Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1. 
Bài 2
II. Luyện tập :
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1. ( HS làm việc các nhân )Xác định luận điểm của đoạn văn dựa vào câu chủ đề. Có thể thấy ngay mỗi câu chủ đề đều thể hiện luận điểm của đoạn văn. Bài tập còn yêu cầu HS diễn đạt luận điểm dưới dạng ngắn gọn, sáng rõ hơn. Có thể diễn đạt như sau :
a) Cần tránh lối viết dài đòng khiến người đọc khó hiểu.
b) Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
 Bài 2. (Hs làm việc theo nhóm và trình bày bằng miệng trước lớp ) Đoạn văn được viết ra để trình bày luận điểm ''Tế Hanh là một người tinh lắm''. Luận điểm ấy được chứng thực qua 2 luận cứ : ''Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương'' và ''Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật''. Các luận cứ đó được tác giả xếp đặt theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ cách sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừng được tăng thêm.
 Bài 3: Hs thực hiện viết hai đoạn văn ngắn trên giấy trong để GV đưa vào đèn chiếu sửa chữa. 
 Bài 4. (Hs thảo luận nhóm và viết kết quả vào giấy trong đưa lên đèn chiếu, các nhóm khác nhận xét, GV kết luận )
Các luận cứ của luận điểm ấy có thể được sắp xếp như sau : 
- Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.
- Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích.
- Ngược lai, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
- Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.
 Hướng dẫn học tập : 
 - Học thuộc lòng ghi nhớ
 - Chuẩn bị tiết sau :”Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm “

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 hoc ky II.doc