Giáo án Ngữ văn 8 – Tuần 22 - Cao Khắc Cương

Giáo án Ngữ văn 8 – Tuần 22 - Cao Khắc Cương

Tiết 85 : VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn thường ngoạn cảnh đẹp của trăng.

- Từ việc đi đường gian lao, Bác đã nêu lên bài học về đường đời, đường cách mạng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hai bài thơ: bình dị, tự nhiên mà ý nghĩa sâu sắc.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

Chuẩn bị : - Tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh.

 - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách tham khảo.

Phương pháp : - Tìm đọc tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác.

 - Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. TỔ CHỨC BÀI HỌC:

I. Ổn định:

II. Bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.

- Tâm trạng của bác biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là sang.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Tập thơ “Nhật ký trong tù” được Bác sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà giam Quảng Tây Trung Quốc. Tập thơ thể hiện tinh thần bất khuất, bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng đã dũng cảm vượt lên trên hoàn cảnh với thái độ ung dung, tự chủ, luôn làm chủ hoàn cảnh với tinh thần lạc quan chiến thắng. Chúng ta có dịp hiểu thêm được tinh thần ấy của Bác qua hai bài thơ tứ tuyệt trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù”.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 – Tuần 22 - Cao Khắc Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
TIẾT 85 	: NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG
TIẾT 86	: CÂU CẢM THÁN
TIẾT 87-88	: BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5. 
NG¾M TR¡NG, §I §¦êNG
 (Vọng Nguyệt - Hồ Chí Minh) 
Tiết 85 : VĂN HỌC 
Ngày soạn : 19/02/2008
Ngày dạy : 22/02/2008
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn thường ngoạn cảnh đẹp của trăng. 
- Từ việc đi đường gian lao, Bác đã nêu lên bài học về đường đời, đường cách mạng. 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hai bài thơ: bình dị, tự nhiên mà ý nghĩa sâu sắc. 
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: 
Chuẩn bị : 	- Tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. 
	- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách tham khảo. 
Phương pháp :	- Tìm đọc tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác. 
	- Soạn bài theo câu hỏi SGK. 
C. TỔ CHỨC BÀI HỌC: 
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. 
- Tâm trạng của bác biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là sang. 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Tập thơ “Nhật ký trong tù” được Bác sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà giam Quảng Tây Trung Quốc. Tập thơ thể hiện tinh thần bất khuất, bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng đã dũng cảm vượt lên trên hoàn cảnh với thái độ ung dung, tự chủ, luôn làm chủ hoàn cảnh với tinh thần lạc quan chiến thắng. Chúng ta có dịp hiểu thêm được tinh thần ấy của Bác qua hai bài thơ tứ tuyệt trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù”. 
2. Tổ chức hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1: HD tìm hiểu chú thích /SGK. Bài 1: Ngắm Trăng. 
Bước 1: HD đọc chú thích sao/SGK. 
+ GV: Giới thiệu tập thơ “Nhật ký trong tù” và hoàn cảnh sáng tác bài thơ --> Trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Khi Bác vô cớ bị bắt giam tại Trung Quốc tháng 8/1942. 
GV: Từ bài Tức cảnh Pác Bó, yêu cầu HS tóm tắt những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Bước 2: HD HS đọc, tìm hiểu thể thơ, bố cục bài thơ. 
+ GV đọc, gọi HS đọc (cả ba phiên bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. 
? Nhân vật trữ tình - Người ngắm trăng là ai? 
? Từ các dấu hiệu hình thức như số câu, chữ, cách gieo vần, hãy gọi tên thể thơ của bài thơ? 
GV: Nhắc lại kết cấu bài thơ tứ tuyệt. Khai (mở ra), thừa (nâng cao), triển khai (ý của câu khai), chuyển (chuyển ý), hợp (tổng hợp). 
? Nếu phân tích bài thơ theo mạch cảm xúc thì bài thơ được chia làm mấy phần? 
* HOẠT ĐỘNG 2: HD tìm hiểu nội dung. 
Bước 1: HD tìm hiểu ý nghĩa câu 1. 
? Câu thơ thứ nhất: “Ngục trung vô tửu điệc vô hoa” được dịch rất sát là “Trong tù không rượu cũng không hoa” gợi cho em cảm giác như thế nào? 
--> Đó là nơi con người phải chịu nhiểu đọa đày, khổ ải, phải chịu cảnh “Sống khác loài người”.
? Câu thơ giúp em hiểu được gì về tác giả? 
? Câu thơ được sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của phép nghệ thuật ấy? 
? Vì sao trong muôn vàn thiếu thốn của cảnh tù đày, Bác chỉ kể lại sự thiếu thốn là hoa và rượu? 
Giảng: Thi nhân gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng thức trăng, có rượu và hoa thì sự thưởng thức trăng mới mĩ mãn. 
* Đọc chú thích sao/SGK. Nắm xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
* Dựa vào chú thích sao khái quát ý chính. 
* Đọc văn bản theo yêu cầu của GV. 
* HS phát hiện - trả lời. 
- Tác giả Hồ Chí Minh. 
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- 2 phần. 
1. Câu 1: Hoàn cảnh ngắm trăng. 
2. Câu 2, 3, 4: Cái sẵn có trong cuộc ngắm trăng. 
* Thực hiện câu hỏi. Đọc hiểu văn bản.
* Trao đổi - phát hiện chi tiết. 
- Cảm giác tù túng, ngột ngạt, mất tự do, thiếu thốn về vật chất. 
- Tác giả: ý thức một cách đầy đủ sự nghiệt ngã của hoàn cảnh. 
- Điệp từ không rượu.
 hoa.
--> Nhấn mạnh sự thiếu thốn trong cuộc ngắm trăng này. 
* Trao đổi, phát hiện chi tiết. 
- Vì đó là những thứ để tạo cảm hứng cho thi sĩ thưởng trăng. 
Bài 1: Ngắm Trăng.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả, tác phẩm. 
- Chú thích sao/ SGK/37. 
2. Đọc, thể thơ, bố cục: 
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Bố cục: 2 phần. 
II. Tìm hiểu bài: 
1. Hoàn cảnh ngắm trăng: 
- Trong tù: gợi cảm giác tù túng, ngột ngạt, mất tự do. 
- Tác giả: ý thức được đầy đủ sự nghiệt ngã của hoàn cảnh. 
+ Điệp từ: Không 
--> nhấn mạnh sự thiếu thốn trong cuộc ngắm trăng. 
+ Rượu, hoa: Những thứ thường tạo cảm hứng cho thi nhân. 
Bình ngắn: Thưởng trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân, trăng như nàng thơ dệt nên những miền lung linh, mát dịu. Nhưng có nhà thơ nào khi ngắm trăng mà không cần đến rượu, đến hoa? “Thi tiên” Lý Bạch từng “cất chén rượu mời trăng”. Phải có rượu cho thi hứng thêm nồng, phải có hoa để cảnh và tình thêm lãng mạn. Như vậy, khi kể hai thứ thiếu thốn này, Bác 
đã quên đi thân phận tù đày, đặt mình vào tư thế của một nhà thơ. 
? Đặt trong chỉnh thể của bài thơ thì câu thơ có ý nghĩa gì? 
Bước 2: HD tìm hiểu ý 2: câu 2, 3, 4.
+ Yêu cầu HS đọc lại 3 câu còn lại. 
? Trước cảnh đẹp của đêm trăng, Bác có cảm xúc, tâm trạng gì? 
? Em hãy so sánh câu thơ này trong nguyên tác với bản dịch? 
GV: Nại Nhược Hà: biết làm thế nào?
Còn cụm từ: “Khó hững hờ” không diễn tả được sự rung cảm mạnh mẽ, có vẻ bình thản chứ không xốn xang, bối rối. 
Đó chính là tư chất nghệ sĩ đích thực của Bác. Từ cái rung động nghệ sĩ ấy toát lên vẻ ung dung đến kì lạ của người tù Hồ Chí Minh. 
? Sau những giây phút bối rói, xúc động ấy, Bác đã ngắm trăng. Nhưng có cái khác trong hành động ngắm trang ở đây là gì? Nhận xét về hành động ngắm trăng ấy? 
? Từ đó, em có cảm nhận gì về tình yêu thiên nhiên của Người? 
? Đối diện với tình yêu ấy, vầng trăng có biểu hiện gì? 
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây và tác dụng của nó?
? Khi ngắm trăng và được trăng ngắm, người tù bỗng thấy mình trở thành “thi gia”. Vì sao vậy? 
GV: Hơn nữa, việc Bác nhận mình là thi gia vừa thể hiện nụ cười hóm hỉnh vừa thể hiện sự rungđộng mãnh liệt của Bác trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên. 
? Qua bài thơ, em thấy hiện lên hình ảnh Bác Hồ như thế nào? 
--> Đó chính là việc vượt ngục về tinh thần của Bác. 
? Trong bài: Tin thắng trận sau này của Bác có câu: “Trăng nhìn khe cửa ngắm nhà thơ” em thấy có những điểm nào giống nhau trong hình ản trăng và Người? 
? Từ đó, em có nhận xét gì về cách dùng từ “Vọng nguyệt” ở đầu bài thơ và các từ “Khán minh nguyệt” ở cuối câu thứ ba của bài thơ? 
? Trong hai câu cuối, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? 
--> Nhân - Nguyệt 
 Minh nguyệt - Thi gia
* Trao đổi, ý kiến cá nhân. 
- Nói cái không có để chuẩn bị nói nhiều hơn về những cái sẵn có trong cuộc ngắm trăng. 
* Đọc lại 3 câu cuối. 
Phát hiện ý kiến cá nhân. 
- Tâm trạng: Khó hững hờ, bối rối, xốn xang.
+ Vẻ đẹp kiều diễm của trăng làm cho Bác không thể không yêu say đắm. 
- So sánh, nhận xét, đánh giá. 
+ Câu thơ nguyên tác: câu nghi vấn --> thể hiện sự bối rối xúc động mãnh liệt của Bác trước vầng trăng đẹp. 
* Phát hiện, trả lời độc lập. 
- Để ngắm trăng, người tù phải hướng ra ngoài song sắt nhà lao. 
--> Bác chủ động đến với thiên nhiên, quên đi thân phận tù đày. 
- Đó là tình yêu thiên nhiên đắm say, mãnh liệt đến độ quên mình. 
- Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
- Nhân hóa: Trăng có linh hồn, gần gũi, thân thiết ghé xuống nhà lao để ngắm Bác. 
+ Trăng cũng rung cảm trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác nên ngắm lại Người: Khán thi gia. 
* Trao đổi, ý kiến cá nhân. 
- Vì: Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận mình. Tâm hồn được tự do rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên thì đó là tâm hồn của thi gia. 
- Bác không hề bận tâm đến những gian khổ, thiếu thốn trong nhà lao mà tâm hồn bay bổng cùng trăng. 
* Suy nghĩ, trao đổi, trả lời cá nhân. 
- Trăng đều tìm đến làm bạn với người, đều thành nhà thơ. 
- Đầu bài là “Vọng nguyệt” gần cuối bài là “Khán minh nguyệt” --> Sự đồng cảm, tình yêu đã rút ngắn khoảng các giữa Người và Trăng. 
- Nghệ thuật đối xứng về ý giữa hai câu. 
- Nói cái không có để chuẩn bị nói nhiều hơn về những cái sẵn có trong cuộc ngắm trăng. 
2. Những điều sẵn có trong cuộc ngắm trăng: 
- Tâm trạng: Khó hững hờ: vẻ đẹp kiều diễm của trăng làm Bác bối rối, xốn xang. 
- Bác chủ động đến với thiên nhiên, quên thân phận tù đày. 
- Phép nhân hóa Trăng cũng rung cảm trước vẻ đẹp tâm hồn của Người trở thành tri kỉ. 
- Bác đã vượt qua mọi trở ngại trong chốn lao tù để đến với trăng như người bạn tri kỉ. 
GV bình: Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng - thi sĩ với trăng. Hai hình ảnh ấy hòa quyện thành bức tranh đẹp về con người - thiên nhiên, thể hiện sự giao cảm mãnh liệt của nhà thơ với thiên nhiên. Trong này là nhà tù, với xiềng xích và bóng tối --> còn ngoài kia là trăng thơ mộng, lãng mạn, là ánh sáng bao la của bầu trời tự do, chặn giữa hai thế giới đối lập là song sắt nhà tù tàn bạo, nhưng với cuộc ngắm trăng này, nhà tù hoàn toàn bất lực, vô nghĩa trước tâm hồn tri ân tìm đến nhau.
--> Rõ ràng, trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, sau cuộc ngắm trăng Bác là thi sĩ. Trong ngục không có người tù mà chỉ có nhà thơ. 
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc bài thơ? 
 Bước 3: HD tổng kết - ghi nhớ. 
? Qua quá trình đọc, hiểu văn bản, em hãy nêu cảm nhận của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 
? Trăng là đề tài quen thuộc trong thơ Bác. Hoài Thanh nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Em có thể kể tên một số bài thơ có hình ảnh trăng trong thơ Bác mà em biết? 
* HOẠT ĐỘNG 3: HD HS đọc - hiểu chú thích. Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
Bước 1: Yêu cầu HS đọc, tìm hiểu chú thích SGK/39. 
+ Yêu cầu HS đọc chú thích từ khó (2 phần chú thích). 
Bước 2: HD tìm hiểu kết cấu bài thơ.
+ GV cho HS nhắc lại thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 
? Bài thơ phần phiên âm theo thể thơ gì? Bài dịch theo thể thơ gì?
+ Cho HS thấy bản dịch đã không giữ được cái mạnh mẽ, gân guốc của bài thơ như nguyên tác mà uyển chuyển, mềm mại. 
* HOẠT ĐỘNG 4: HD HS tìm hiểu nội dung. 
Bước 1: Một HS đọc lại 2 câu đầu.
? Câu “khai” mở ra ý chủ đạo của bài thơ là gì? 
? Em thấy giọng thơ như thế nào? (Đó là điều mà người ta nhận ra được sau lần đi đường đầu tiên hay qua nhiều chặng đường dài?).
+ Giọng thơ đầy suy ngẫm, như đúc kết được sau cả một quá trình từng trải: Chỉ có người đi đường mới biết việc này khó thế nào. Bác như đang suy ngẫm về nỗi gian lao trong việc đi đường của mình. 
? Hãy chỉ ra điệp ngữ trong 2 câu đầu?
? Việc dùng điệp ngữ ở 2 câu thơ này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? 
+ GV nói thêm về tác dụng của điệp từ trong bản phiên âm và bản dịch, cho HS thấy chỗ dịch chưa lột tả hết: Trùng sau: lớp núi, dãy núi. Ý nghĩa tuy không khác lắm nhưng dịch núi cao không thấy được những gian nan liên tiếp, chồng chất lên đường như bất tận. Bác không nói núi cao mà nói núi liên tiếp chồng chất hết lớp này đến lớp khác. 
? Theo Bác, củi khô của việc đi đường là gì? 
- Diễn giảng: Hơn 1 năm ở Trung Quốc, Bác bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác của 13 huyện thuộc tình Quảng Đông. Mỗi lần giải đi “Tay bị trói giật cánh khuỷu, có mang xiềng xích, có sáu người lính mang súng giải đi... dầm mưa, dãi nắng, trèo núi., qua truông... (Trần Dân Tiên). 
Bước 2: HD HS tìm hiểu câu hỏi 4/SGK. 
* Yêu cầu HS đọc 2 câu cuối. 
? Trong bài thơ tứ tuyệt, câu 3 (chuyển) có gì đặc biệt? 
? So với câu 1 và 2, người đi đường đã ở vị trí nào trong câu thứ 3? 
? Tư thế của người đi đường được miêu tả ở câu thứ 4 như thế nào? 
+ Tư thế đẹp, sảng khoái, thu hết cảnh vật trong tầm mắt của mình. 
? Câu 2 và câu 4, ngoài ý nghĩa miêu tả còn có ngụ ý gì nữa? 
? Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao?
* Nhận xét. - Kết thúc bất ngờ, thú vị, là một cách kết thúc thường gặp trong thơ Bác. 
* HS nhận xét, khái quát dựa vào ghi nhớ. 
* Trả lời cá nhân. 
* Đọc văn bản (3 phiên bản). 
- Tìm hiểu chú thích từ khó. 
* Thực hiện câu hỏi 2/SGK/40.
- HS nhắc lại cấu trúc bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. 
7 chữ - 4 câu. 
Câu 1: khai: mở đề bài. 
Câu 2: thừa: nâng cao, phân tích ý của câu khai. 
Câu 3: Chuyển: chuyển ý. 
Câu 4: Hợp: Tổng hợp ý của bài thơ. 
- Phiên âm: Tứ tuyệt đường luật. 
- Dịch theo thơ lục bát. 
* Thực hiện câu hỏi 3/SGK.
+ Một HS đọc lại 2 câu đầu. 
- Có đi đường mới biết đường đi khó. 
- HS cảm nhận giọng thơ: suy nghĩ, đúc rút kinh nghiệm sau những chặng đường. 
- tấu lộ, trùng san. 
- Làm nổi bật ý thơ: tẩu lộ nam (đi đường thật khó khăn, gian nan). 
- Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác. 
* Thực hiện câu hỏi 4/40.
* Một HS đọc 2 câu cuối. 
- Câu 3 thường có vị trí riêng, nổi bật, ý thơ có khi vút lên bất ngờ, làm chuyển cả mạch thơ. 
- Mọi gian lao vất vả ở câu 2 lùi về phía sau, người đi đường đã lên tới đỉnh cao chót vót, kết thúc những khó khăn. 
- Người đi đường chịu nhiều gian lao, vất vả tưởng sẽ kiệt sức nhưng giờ đây đã trở thành du khách ung dung say sưa ngắm cảnh đẹp. 
- Đường đời, đường cách mạnh nhiều gian khổ, nếu ta vượt qua sẽ đến ngày thắng lợi. 
- Đây không phải là bài thơ tả cảnht hay tự sự mà chủ yếu là thiên về suy nghĩ, triết lý từ đó mà nêu lên một bài học. 
III. Tổng kết: 
- Nghệ thuật. 
- Nội dung. 
(Ghi nhớ/SGK/38). 
Bài 2: Đi đường (Tự học có hướng dẫn) 
I. Đọc - hiểu văn bản: 
1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
2. Thể loại: 
- Thất ngôn tứ tuyệt. 
1. Hai câu đề: 
- Giọng đầy suy ngẫm, triết lí. 
- Điệp từ (tấu lộ, trùng san).
- Nỗi gian lao chồng chất của người đi đường. 
2. Hai câu sau: 
- Người đi đường biết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ sẽ đến được đỉnh cao nhất. 
- Ngụ ý: Đường đời, đường cách mạng nhiều gian khổ, nếu ta vượt qua sẽ đến ngày thắng lợi. 
+ GV bình nâng cao:
Bài thơ không triết lí một cách trừu tượng, khó hiểu mà nó được Bác đúc rút hằng ngày trong cuộc sống mà chính mình đã trải qua. Nó rất sâu sắc và thuyết phục: Con đường núi mà người tù bị giải đi cũng là biểu trưng cho con đường cách mạng lâu dài, vô cùng gian khổ nhưng nếu bền gan, quyết chí, thì cuối cùng nhất định thành công. Vì Người hiểu rõ quy luật ấy, con đường ấy nên trong bất kì hoàn cảnh nào đều ung dung, bền lòng, bền chí vượt qua. (Giáo dục tư tưởng cho HS). 
* HOẠT ĐỘNG 3: Hình thành ghi nhớ. 
? Nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ? 
II. Tổng kết: 
- Ghi nhớ trang 40/SGK. 
IV. Củng cố: 
- HS đọc lại hai bài thơ, ghi nhớ.
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc lòng hai bài thơ (cả phiên âm và dịch thơ), soạn: “Chiếu dời đô”. 
PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
Tiết 86 : TIẾNG VIỆT
C©u c¶m th¸n 
Ngày soạn : 20/02/2008
Ngày dạy : 22/02/2008
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán, phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác. 
- Nắm vững chức năng của cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp. 
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: 
Chuẩn bị : Soạn bài, bảng phụ. 
Phương pháp : Tìm hiểu bài trước ở nhà. Chuẩn bị giấy trong, bút lông. 
C. TỔ CHỨC BÀI HỌC: 
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
	- Câu cầu khiến là gì? Sau câu cầu khiến thường dùng dấu câu gì? Hãy đặt một câu cầu khiến. 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Trong giao tiếp, để bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình trước một sự việc, hiện tượng nào đó, ta có thể sử dụng kiểu câu cảm thán. Vậy đặc điểm của câu cảm thán như thế nào và nó có chức năng gì. Bài học hôm nay giúp ta hiểu rõ điều đó. 
2. Tổ chức hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1: HD HS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. 
+ Gọi HS đọc 2 đoạn trích a, b trang 43/SGK. 
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán? 
? Dựa vào đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán? 
? Đọc câu cảm thán phải đọc với ngữ điệu như thế nào? 
? Câu cảm thán dùng để làm gì? 
GV diễn giảng thêm:
Người nói có thể bộc lộ cảm xúc bẳng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc phải được biểu thị bằng phương tiện đặc thù là từ ngữ cảm thán. 
+ Dùng đèn chiếu khổ thơ thứ hai của bài Khi con tu hú, yêu cầu HS chỉ ra câu cảm thán. 
? Thêm từ cảm thán thích hợp để hiểu các câu sau thành câu cảm thán? 
a. Bạn đến muộn quá. 
b. Hoàng hôn thơ mộng. 
c. Những đêm trăng sáng. 
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả bài toán... ta có thể dùng câu cảm thán không?
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành phần ghi nhớ. 
? Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu cảm thán? 
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. 
1. Xác định câu cảm thán, giải thích vì sao đó là câu cảm thán. 
- HS đọc bài tập 2/44.
- GV cũng cố lần nữa cho HS: Không nên hiểu câu cảm thán là câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Phải có từ ngữ cảm thán mới là câu cảm thán. 
- Hướng dẫn HS đặt câu, cho HS đọc mẫu câu. 
Bài tập 4/45. 
? Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. 
- Chiếu một đoạn văn, yêu cầu HS chỉ ra câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán.
- HS đọc mẫu câu. 
(a) Hỡi ơi lão Hạc!
(b) Than ôi!
- Dựa vào từ ngữ cảm thán: hỡi ơi, than ôi và dấu chấm than. 
- Đọc câu cảm thán với giọng điệu diễn cảm, thiết tha. 
- Bộc lộ cảm xúc. 
- Câu cảm thán: hè ôi; Ngột làm sao.
a. Trời ơi, bạn đến muộn quá!
b. Hoàng hôn thơ mộng biết bao!
c. Ôi, những đêm trăng sáng!
- Không, vì nó là văn phong hành chính và khoa học dùng ngôn ngữ của tư duy lô-gic chứ không phù hợp với ngôn ngữ cảm xúc.
* 3 HS đọc ghi nhớ. 
- HS đọc bài tập 1/44. 
- HS thực hiện trên giấy trong. GV đưa lên đèn chiếu. 
- HS tự đặt câu trên giấy trong, GV đưa lên đèn chiếu. HS khác nhận xét về nội dung và hình thức. 
- HS làm miệng. 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng: 
1. Đặc điểm hình thức: 
- Dùng từ ngữ cảm thán. 
- Dùng dấu chấm than. 
2. Chức năng: 
- Bộc lộ cảm xúc. 
- Ghi nhớ trang 44/SGK. 
II. Luyện tập: 
1. Xác định câu cảm thán. 
a. Than ôi! Lo thay!
Nguy thay!
b. Hỡi cảnh rừng ghe gớm của ta ơi!
c. Chao ôi! có biết đâu rằng... thôi. 
- Vì chúng có chứa các từ ngữ cảm thán. 
2.Cảm thán thể hiện:
a. Lời than của người nông dân dưới XHPK
b. Lời than của người chinh phụ trước mỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. 
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sông. 
d. Sự ân hận của Mèn trước cái chết của Choắt. 
3. Đặt câu:
- Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao!
- Đẹp thay cảnh mặt trời mọc!
IV. Củng cố: 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
V. Dặn dò: 
- Học bài, chuẩn bị bài mới: “Câu cầu khiến”.
PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
Bµi viÕt tËp lµm v¨n sè 5 
(Thuyết minh) 
Tiết 87 - 88 : LÀM VĂN 
Ngày soạn : 22/02/2008
Ngày dạy : 25/02/2008
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh vào bài làm của mình. 
- Biết vận dụng kĩ năng làm bài, kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh. 
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: 
Chuẩn bị : Đề bài, đáp án, biểu điểm. 
Phương pháp : Nắm vững lý thuyết - Chuẩn bị các đề bài theo yêu cầu SGK/36. 
C. TỔ CHỨC BÀI HỌC: 
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
III. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Chép đề: HS chọn một trong hai đề sau: 
	Đề 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
	Đề 2: Giới thiệu loài hoa (hoa đào, hoa mai...) hoặc một loài cây. 
* HOẠT ĐỘNG 2: Nêu yêu cầu bài làm. 
	1. Hình thức: 
	- Trình bày bài sạch, đẹp, rõ ràng. 
	- Vận dụng các phương pháp thuyết minh, kết hợp miêu tả, biểu cảm. 
	2. Nội dung: Đảm bảo bố cục 3 phần. 
	* Đối với đề 1: 
a. MB: Vị trí và ý nghĩa văn hóa, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương đất nước. 
b. TB: 
- Vị trí địa lý, quá trình hình thành, phát triển, định hình, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay. 
- Cấu trúc, qui mô từng khối, từng mặt, từng phần. 
- Sơ lược thần tích. 
- Hiện vật trưng bày. 
- Phong tục, lễ hội. 
	c. KB: Thái độ tình cảm đối với danh lam thắng cảnh. 
	* Đối với đề 2: 
a. MB: Giới thiệu nét nổi bật của loài hoa hoặc cây khiến người ta chọn làm cây cảnh hoặc làm cây bóng mát. 
b. TB: 	- Thuyết minh đặc điểm sinh học của cây: Thân, lá, hoa, quả. 
	- Điều kiện sinh sống. 
	- Vẻ đẹp, vai trò của cây (hoa) trong đòi sống. 
	- Lợi ích của cây (hoa). 
	- Ương giống, cách gieo trồng. 
c. KB: Trách nhiệm của con người là chăm sóc và bảo vệ cây, hoa đó. 
* HOẠT ĐỘNG 3: Theo dõi HS làm bài.
* HOẠT ĐỘNG 4: Thu bài. 
IV. Củng cố: Nhắc lại yêu cầu làm bài thuyết minh. 
V. Dặn dò: Chuẩn bị phần Chương trình địa phương. 
BIỂU ĐIỂM. 
- Điểm 9 - 10 	: Bài làm tốt, ít mắc lỗi. Kết hợp các phương pháp thuyết minh và phương thức biểu đạt tốt. Trình bày sạch sẽ.
- Điểm 7 - 8 	: Bài làm khá, mắc không quá 3 lỗi về ngữ pháp. Nắm được yêu cầu làm bài. Có đủ bố cục, song còn ít kiến thức. Diễn đạt khá. 
- Điểm 5 - 6 	: Bài làm ở mức trung bình. Nắm được yêu cầu. 
	- Nội dung còn sơ lược, ít hình ảnh. 
	- Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. 
- Điểm 3 - 4 	: Bài sơ lược, thiếu chi tiết, kết hợp các phương pháp thuyết minh. 	
	- Mắc nhiều lỗi về diễn đạt, về chính tả. 
- Điểm 0 - 2 	: Bài làm kém, sơ sài, không chuẩn bị bài hoặc bỏ giấy trắng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8 tuan 22 tiet 85868788.doc