Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Trường TH Canh Liên

Tuần 21 – Tiết 81 Văn bản TỨC CẢNH PÁC BÓ

 ( Hồ Chí Minh )

I-Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS

- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó ; Qua đó , thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác , vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng , vừa như một “khách lâm tuyền “ ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên

-Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ .

II- Chuẩn bị :

1- GV: N/cứu sgk , sgv . T/ liệu- soạn giảng

2- HS : Tìm hiểu bài – trả lời câu hỏi sgk

III- Tiến trình tiết dạy :

1- Ổn định : (1) KT sĩ số , tác phong HS

2- KTBC : (5)

- Đọc thuộc bài thơ “ Khi con tu hú “ của Tố Hữu

*Trác nghiệm :

a- Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?

A- Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ .

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSoạn :5- 2- 2006 
Tuần 21 – Tiết 81 Văn bản 	TỨC CẢNH PÁC BÓ 
 ( Hồ Chí Minh ) 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS 
- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó ; Qua đó , thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác , vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng , vừa như một “khách lâm tuyền “ ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên 
-Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ . 
II- Chuẩn bị : 
1- GV: N/cứu sgk , sgv . T/ liệu- soạn giảng 
2- HS : Tìm hiểu bài – trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) KT sĩ số , tác phong HS 
2- KTBC : (5’) 
- Đọc thuộc bài thơ “ Khi con tu hú “ của Tố Hữu 
*Trác nghiệm : 
a- Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
A- Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ .
B- Khi tác giả mới giác ngộ CM 
C- Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác 
D- Khi t./giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do .
* Tự luận : 
Ý nghĩa của tiếng chim tu hú trong bài thơ .
3- Bài mới :
a- Giới thiêu bài : (1’) 
GV hỏi : Ở lớp 7 các em đã được học hai bài thơ rất hay của Bác Hồ . Hãy nhớ lại tên , h/cảnh sáng tác và thể loại của hai bài thơ đó . (HS trả lời ) (Gợi ý hai bài thơ đó là :Cảnh khuya , Rằm tháng giêng ) . GV nói lời dẫn : Đó là những bài thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh viết hồi đầu k/chiến chống Pháp ở Việt Bắc , còn hôm nay , chúng ta được gặp lại Người ở suối Lê Nin , hang Pác bó ( huyện Hà Quảng , tỉnh Cao Bằng ) vào muà xuân năm 1941 , qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó ) 
b- Giảng bài mới : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
5’
5’
25’
HĐ1 : Qua tìm hiểu bài , em hãy nêu những nét tiêu biểu đáng nhớ về Chủ Tịch Hồ Chí Minh ? 
- Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó “ ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
+Nhấn mạnh 2 ý 
Điều kiện sinh hoạt của Bác trong những ngày hoạt động CM ở Cao Bằng vô cùng khó khăn . Mặc dù sống trong hoàn cảnh gian khổ nhưng Bác rất vui 
HĐ2 : 
-GV đọc mẫu – y/cầu HS đọc chính xác , chú ý hướng dẫn HS ngắt nhịp đúng ( đặc biệt là câu 2 và 3 ) , giọng điệu thoải mái , thể hiện tâm trạng sảng khoái .
- Nhận xét , uốn nắn thêm 
- Cho HS giải thích một số từ ngữ : bẹ , sử Đảng 
HĐ 3 : 
- Cho HS nhắc lại thể thơ của vb “Tức cảnh Pác Bó “ 
- Cho HS nhận xét về thể thơ này 
- Cảm nhận của em về tinh thần chung của bài thơ ? 
- Câu thơ đầu có giọng điệu như thế nào ? Câu thơ cho ta biết gì về cuộc sống của Bác ? 
- Câu thơ ngắt nhịp như thế nào ? Hiệu quả của cách ngắt nhịp ấy ? 
+Ngắt nhịp 4/3 , tạo thành 2 vế sóng đôi , toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng , nề nếp , sáng ra , tối vào ..
- Đọc câu thơ thứ 2 : câu thơ có tiếp tục mạch cảm xúc của câu 1 không ? Có thêm nét gì mới ? Em hiểu “vẫn sẵn sàng “ ở đây là như thế nào ? 
- Câu 3 cho ta biết điều gì ? 
+GV : Câu 1 nói về việc ở , câu 2 về ăn , câu 3 về làm việc , cả 3 câu đều thuật tả sinh hoạt của nhân vật trữ tình ở Pác Bó , đều toát lên cảm giác thích thú , bằng lòng 
- Liên hệ bài “Cảnh rừng Việt Bắc “ (1947) niềm viu sướng giữa núi rừng của Bác (thú lâm tuyền ) 
- Liên hệ hoàn cảnh thực của Bác khi đó ở Bác Pó rất gian nan .
- Chỉ ra niềm vui của Bác Hồ là rất thật , không chút gượng gạo , Niềm vui đó toát lên từ toàn bộ bài thơ , từ từ ngữ , h/ảnh đến giọng điệu thơ . 
- Bài thơ kết thúc bằng câu “Cuộc đời ..sang “ Em hiểu ý nghĩa câu kết như thế nào ? ( có bất ngờ không vì sao ? ) 
Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ , bài thơ , vì sao ? 
+Đây là lời tự nhận xét , biểu hiện trực tiếp tâm trạng , cảm xúc chủ thể trữ tình về cuộc sống của mình , cuộc đời CM của mình trong những ngày ở Pac Bó : ăn ở và làm việc , đều gian khổ , thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn cảm thấy vui thích , giàu có , sang trọng .
Từ “sang “ là từ kết đọng tư tưởng của toàn bài , lạc quan , tự do , tự chủ .
+Bình giảng ( chú ý nhãn tự “sang “ ) , cái sang của cuộc đời CM ấy xuất phát từ quan niệm sống của Bác Hồ ( cũng có phần đó là giọng thơ , cách nói khoa trương , khẩu kí , nói cho vui như trong thơ truyền thống của các nhà nho xưa ) -> lạc quan , ung dung 
HĐ 4 : 
- Cảm nhận của em sau khi học bài thơ ? 
( nội dung , nghệ thuật ) 
- Nhận xét 
- T/kết chung 
- Cho HS đọc ghi nhớ 
- Nêu năm sinh , năm mất , quê quán , cuộc đời h/động CM , sáng tác văn thơ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 
- Dựa vào chú thích * sgk trả lời . 
- Lắng nghe GV đọc mẫu , nghe h/dẫn đọc 
- 2 HS đọc 
- Giải thích một số từ ngữ khó ( dựa vào sgk ) 
+Thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật 
+Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ qui tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt , nhưng vẫn toát lên một cái gì thật phóng khoáng , mới mẻ 
+Bài thơ 4 câu thật tự nhiên , bình dị , giọng điệu thoải mái , pha chút vui đùa hóm hỉnh 
+Tất cả cho thấy một cảm giác vui thích , sảng khoái .
- Đọc câu1 
+ Câu thơ có giọng điệu thật thoải mái , phới phới , cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung , hoà điệu với nhịp sống núi rừng , sáng ra bờ suối , tối vào hang 
+Ta hiểu nơi ở làm việc của Bác 
-HS nhận xét , trả lời 
- Đọc câu thơ thứ 2 
+Câu 2 vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó , có thêm nét vui đùa : Lương thực , thực phẩm ở đây thật đầy đủ , đầy đủ tới dư thừa “cháo bẹ rau măng “ luôn có sẵn 
+Câu 3 nói về công việc của Bác dịch sử đảng ( giải thích từ “ chông chênh” -> từ láy , tạo hình và gợi cảm ..) 
- Bác vui vì : 
+Được sống chan hoà với thiên nhiên 
+Sau 30 năm Bác được trở về sống giữa lòng đất nước , trực tiếp lãnh đạo CM để cứu dân , cứu nước .
+Bác vốn rất lạc quan , tin tưởng 
- Đọc câu thơ cuối chú ý từ “sang” 
+Đây là lời tự nhận xét , biểu hiện trực tiếp tâm trạng , cảm xúc của chủ thể trữ tình . 
-Lắng nghe 
- Nêu những cảm nhận , đánh giá về nghệ thuật , nội dung của bài thơ 
- Đọc ghi nhớ sgk 
I- Giới thiệu : 
Hoàn cảnh sáng tác , tháng 2 1941 , Bác Hồ về nước sau 30 năm hoạt động CM ở nước ngoài , trực tiếp lãnh đạo phong trào CM trong nước . Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ tại hang Pác Bó ( Hà Quảng , Cao Bằng ) 
II- Tìm hiểu văn bản 
1- Đọc, tìm hiểu chú thích
2- Phân tích : 
* Ba câu đầu : 
-Câu 1 : chuyện ở suối , hang 
-Câu2 : Chuyện ăn cháo bẹ 
-Câu 3 : chuyện làm việc 
-> Thích thú , bằng lòng , vui với cái nghèo của cuộc đời CM 
*câu cuối : 
+”sang” (nhãn tự ) 
- > toả sáng tinh thần toàn bài : lạc quan CM .
3- Tổng kết : 
- Thơ tứ tuyệt bình dị , giọng vui đùa dí dỏm .
- Tư tưởng lạc quan , phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’) 
a- Củng cố : 
- Đọc diễn cảm bài thơ 
- Thảo luận câu hỏi 3 ( sgk ) 
 ( Thú” lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Bác Hồ : 
+Giống : Đều thấy vui thích , thoải mái khi sống giữa thiên nhiên , núi rừng 
+Khác : Nguyễn Trải lánh đời , bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong “ , “an bần lạc đạo “ à lối sống thanh cao , khí tiết ,nhưng không thể không gọi là tiêu cực . 
 Bác Hồ sống hoà hợp với núi rừng nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ -> có vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ ) 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học thuộc bài thơ . Nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ . 
 - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ ? 
 Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “ thật là sang “ ? 
- Chuẩn bị : Câu cầu khiến 
+ Đọc kĩ bài học (mục I ) – Trả lời câu hỏi sgk 
+ Xem trước phần luyện tập .
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn : 5- 2- 2006 
Tuần 21 – Tiết 82 CÂU CẦU KHIẾN 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS 
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến . Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác .
- Nắm vững chức năngcủa câu cầu khiến . Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với t/ huống g/tiếp .
II- Chuẩn bị :
1- GV : N/cứu sgk , sgv , T/liệu – soạn giảng 
2- HS: Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2- Kiểm tra bài cũ : (5’) 
- Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi , câu nghi vấn còn dùng để làm gì ? 
- Nếu không dùng để hỏi , thì trong một số tr/ hợp , câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu câu gì ? 
*Trăùc nghiệm : 
Những câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? 
- Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? ( Nam Cao – Lão Hạc ) 
A- Phủ định C-Hỏi 
B- Đe doạ D- Biểu lộ tình cảm , cảm xúc 
- Sao ! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả ? ( Nguyễn Quang Sáng ) 
A- Hỏi C- Đe doạ 
B- Cầu khiến D- Phủ định 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Để giúp các em nắm được chưc năng câu cầu khiến và biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp , các em tìm hiểu ở bài học hôm nay . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
20’
18’
HĐ1: 
- Gọi HS đọc những đ/ trích (b/phụ) 
- Trong những đoạn trích trên , câu nào là câu cầu khiến ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ? 
- Nhấn mạnh các từ cầu khiến (đừng , đi ,thôi ) 
- Những câu cầu khiến này dùng để làm gì ? 
- Y/cầu 2 HS đọc to những câu mẫu ( mục 2 ) – GV viên đọc lại nếu thấy HS đọc chưa đạt Y/c ( chưa đúng ngữ điệu ) – y/c HS phân biệt cách đọc 2 câu này . 
- Câu” Mở cửa “ trong (b) dùng để làm gì ? 
“Mở cửa “ trong (a) dùng để làm gì? 
+Chốt : Gọi những câu (1), (2) , (3), và (b) là những câu cầu khiến 
- Vậy em hiểu câu cầu khiến là câu như thế nào ? 
- Khi viết câu cầu khiế ... äm và bổ sung : 
 NSoạn : 6-2-2006 
Tuần 21 – Tiết 83 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 
I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh .
II- Chuẩn bị : 
1-GV : N/cứu tư liệu liên quan bài dạy , soạn giảng 
2- HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’ ) K iểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (5’ ) : Kết hợp kiểm tra vở bài soạn HS 
- Muốn giới thiệu một phương pháp ( cách làm ) nào , người viết cần phải làm gì ? 
- Nêu thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần thân bài của bài của bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm ) ? 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : Giúp HS biết cách viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
20’
15’
HĐ1 : N/cứu bài mẫu 
- Gọi 1 HS đọc bài giới thiệu “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn “ 
- Bài TM giới thiệu mấy đối tượng ?
 các đối tương ấy có q/hệ với nhau ntn ?
- Qua bài thuyết , em hiểu biết thêm những kiến thức gì về 2 đối tượng trên ? 
+ Về hồ Hoàn Kiếm , nguồn gốc hình thành , sự tích những tên hồ . 
Về đền Ngọc Sơn , nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền Ngọc Sơn , vị trí và cấu trúc đền .
- Muốn có những kiến thức đó , người viết phải làm gì ? 
+Khẳng định : Để thuyết minh , giới thiệu tốt 1 danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử , văn hoá , văn học , nghệ thuật có liên quan đến đối tượng 
- Bài viết được sắp xếp theo bố cục , thứ tự nào ? 
- Bài này còn những thiếu sót gì về bố cục ? 
( có đủ 3 phần MB,TB KB ? ) 
- Phần thân bài cần bổ sung những ý gì ? vì sao ? 
+ Nên bổ sung và sắp xếp lại vị trí của hồ , diện tích , độ sâu qua các mùa , cầu Thê Húc , nói kĩ hơn về Tháp Rùa , về rùa Hoàn Kiếm , quang cảnh đường phố quanh hồ .
- Qua tìm hiểu , muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì ta phải làm ntn ? 
- Bố cục của bài yêu cầu như thế nào ? 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ sgk 
+ Chốt lại những điều cần ghi nhớ 
HĐ 2 : H/dẫn luyện tập : 
- Sắp xếp bổ sung bài giới thiệu Hồ HK và đền NS 
- Cho HS trình bày những cách sắp xếp bố cục của riêng bản thân 
- Nhận xét tính hợp lí của từng cách . 
- Lưu ý HS : Đây cũng được coi như dàn ý chung khi TM về một danh lam thắng cảnh 
- Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần , em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị l/sủ và văn hóa của di tích ? 
- Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “ chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội “ Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình ? 
- Lưu ý thêm về những nhận định , đánh giá để bài viết thêm hấp dẫn 
- HS đọc văn bản “Hồ Hoàn Kiếm và đền N S 
+ 2 đối tượng : Hồ HK và đền NS 
+ 2 đối tượng có quan hệ gần gũi , gắn bó với nhau ( đền Ngọc Sơn toạ lạc trên hồ Hoàn Kiếm ) 
- HS thảo luận , đại diện trả lời 
+ Phải đọc sách báo , tài liệu . 
+Xem tranh ảnh ..
+Đến tận nơi xem xét , hỏi han ..
- Gồm 3 phần 
+Nếu tínhThuỷ Quân : giới thiệu hồ HK 
+ Theo truyền thuyết .Hồ Gươm Hà Nội : Giới thiệu đền Ngọc Sơn 
+ Còn lại : G/thiệu bờ hồ 
- Trình tự sắp xếp theo không gian , vị trí từng cảnh vật : hồ, đền, bờ hồ 
- Tuy bố cục có 3 phần nhưng không phải là 3 phần mở û , thân, kết -> cần bổ sung phần MB và KB 
- HS suy nghĩ và trả lời 
- Dựa vào phần tìm hiểu bài để trả lời . 
-Đọc ghi nhớ (sgk) 
- HS trình bày , đảm bảo tính hợp lí , mạch lạc , đủ 3 phần cơ bản . 
- Có thể chọn những chi tiết sau 
+Rùa Hồ Gươm 
+Truyền thuyết trả gươm thần 
+ Cầu Thê Húc 
+Tháp bút 
+Vấn đề gìn giữ cảnh quan và sự trong sạch của Hồ Gươm 
- Sử dung vào phần MB. 
KB 
I- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh : 
*Ghi nhớ (sgk ) 
II- Luyện tập : 
1-Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ng Sơn 
a- MB: Giới thiệu bao quát về quần thể DLTC( hồ HK đền NS
b- TB: Vị trí địa lí của danh lam thắng cảnh 
-Thắng cảnh có những bộ phận nào 
-Vị trí của thắng cảnh trong đời sống t/cảm của con người . 
c- KB:Ý nghĩa l/ sử , xã hội , văn hoá của thắng cảnh , bài học về gìn giữ và tu tạo thắng cảnh .
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’)
a- Củng cố : 
- Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ? 
- Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh trước khi viết bài giới thiệu ? 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học nội dung bài , nắm vững nội dung ghi nhớ – dàn ý chung giới thiệu một danh lam thắng cảnh 
- Chuẩn bị : Ôn tập về văn bản thuyết minh 
+ Trả lời câu hỏi mục I 
+Mục II1 chọn đề (a) , (b) II-2 đề (d) ,(c) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
........
NSoạn : 10- 2- 2006 
Tuần 21- Tiết 84 ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh 
 II- Chuẩn bị : 
1- GV :N/cứu sgk và sgv , t/liệu tham khảo – Soạn giảng 
2- HS : Trả lời câu hỏi ôn tập lí thuyết 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) : Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2- K TBC : (5’ ) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : Qua bài ôn tập giúp HS nắm lại khái niệm về văn bản thuyết minh và cách làm văn bản thuyết minh .
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
12’
15’
10
HĐ 1: 
- GV nêu 1 số câu hỏi ôn tập 
- TM là kiểu văn bản như thế nào ? 
Nhằm mục đích gì trong cuộc sống của con người ? 
- Có các kiểu văn bản thuyết minh nào ? Cho mỗi kiểu một đề bài minh hoạ . 
- Để làm bài văn TM được đúng về nội dung phương pháp , người viết phải làm những việc gì ? Làm thế nào để tích luỹ tri thức ? 
- Nêu các phương pháp TM thường gặp , cho mỗi phương pháp 1 ví dụ 
- Trong bài văn TM có yếu tố miêu tả , biểu cảm , tự sự không ? Liều lượng và tác dụng của từng yếu tố đó ntn? 
- Một bài văn TM có bố cục ntn ? , vai trò vị trí , nội dung của từng phần ? ( lưu ý thêm về dàn ý khi TM 1 p/pháp 
Bước 1 : chuẩn bị 
Bước 2 : quá trình tiến hành 
Bước 3 : kết quả , thành phẩm ) 
- Y/cầu chung về lời văn TM ? 
- GV bổ sung , khắc sâu 
HĐ2 : H/dẫn lập ý và dàn ý (đề b) 
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Em dự định trình bày những ý gì trong phần MB, TB, KB ? 
- Đưa ra dàn ý chung 
-Giao nhiệm vụ : Viết đoạn văn MB, TB ( 1đoạn ) , KB 
- Gọi ít nhất 2-3 HS trình bày 
- Nhận xét , đánh giá , uốn nắn thêm 
- Cho HS tham khảo 1 một đoạn văn mẫu (đoạn TB) 
- Trả lời câu hỏi 
-HS nhắc lại khái niệm về văn bản TM 
+TM 1đồ vật , đ/ vật , th/ vật 
+TM 1 h/tượng TN, XH 
+TM 1 p/pháp , cách làm 
+TM 1 thể loại văn học 
+TM 1 danh lam thắng cảnh 
+Giới thiệu 1 danh nhân (1 gương mặt nổi tiếng )
+Giới thiệu 1 phong tục , tập quán dân tộc , 1 lễ hội ..
+Học tập , n/c tích luỹ tri thức bằng những biện pháp giao tiếp , trực tiếp để nắm vững và khắc sâu về đối tượng 
+Lập dàn ý , bố cục , chọn vd,số liệu 
+Viết bài văn TM , sửa chữa hoàn chỉnh 
+Trình bày (viết , miệng )
- HS nêu những phương pháp TM 
+Các yếu tố MT, TS (kể chuyện ) , NL (bình luận , p/tích , giair thích ) không thể htiếu trong văn bản TM , nhưng chiếm một tỉ lệ nhỏvà được sử dụng hợp lí . Tất cả chỉ để nhằm làm rõ và nổi bật đối tượng cần TM 
+MB: G/thiệu khái quát về đối tượng .
+TB: Lần lượt giới thiệu từng mặt , từng phần , từng vấn đề đặc điểm của đối tượng .
+KB: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế xã hội , văn hoá , lịch sử ..
+Rõ ràng , chặt chẽ , vừa đủ , dễ hiểu và hấp dẫn 
- Đọc đề (b) 
-Nêu kết quả chuẩn bị ở nhà 
Bổ sung 
-Trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà 
-Lớp nhận xét bổ sung 
- lắng nghe 
- Lắng nghe 
I- Ôn tập lí thuyết : 
1- Khái niệm về văn bản thuyết minh 
2- Tính chất 
3- Đặc điểm 
4- các phương pháp thuyết minh 
5- Các kiểu bài thuyết minh 
II- Luyện tập :
1-Lập dàn ý: (đề b) 
a-MB;Vị trí và ý nghĩa vh, l/sử xh của danh lam đối với quê hương đất nước 
b- TB: 
-Vị trí địa lí , quá trinhg h/thành . p/triển , định hình , tu tạo trong q/trình l/sử cho đến ngày nay . 
-Cấu trúc qui mô từng khối , từng mặt, từng phần 
- Sơ lược thành tích 
-Hiện vật trung bày , thờ cúng 
-Phong tục , lễ hội ..
KB: Thía độ tình cảm với danh thắng. 
2-Viết đoạn văn TM (đềc ) 
Vd : Thơ lục bát còn gọi là thể thơ sáu tám 
Gọi như vậy là vì thể thơ dân tộc rất phổ biến này được cấu tạo theo từng cặp đi đôi với nhau .câu trên 6 tiếng , câu dưới 8 tiếng . Về nhịp thơ phổ biến là nhịp chẵn 2-2-2 hoặc 4-4 , hoặc 4-2hoặc 2-4 , hoặc 2-4-2 , nhưng cũng có khi dùng nhịp lẻ , hoặc chẵn lẻ : 3-3 , 3-3-2. Chẳng hạn 
- Hỡi cô tát nước bên đàng, sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi . ( nhịp chẵn ) 
- Anh đi đó ? Anh về đâu ? 
Cánh buồm nâu , cánh buồm nâu , cánh buồm . ( nhịp lẻ và chẵn ) 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà :( 5’) 
a- Củng cố : 
- Mục đích của văn bản thuyết minh là gì ? ( Đem lại cho con người những trithức chính xác , khách quan về sự vật , hiện tượng để có thái độ , hành động đúng đắn . ) 
 - Văn bản TM có tính chất gì ? 
A- Chủ quan , giàu tình cảm , cảm xúc 
B- Mang tính thời sự nóng bỏng 
C- Uyên bác , chọn lọc 
D- Tri thức chuẩn xác , khách quan , hữu ích . 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Tiếp tục lập dàn ý cho các đề văn còn lại 
- Tập viết các đoạn văn thuyết minh dựa theo các ý lớn trong dàn bài 
- Tham khảo các bài văn mẫu để học tập phương pháp, cách diễn đạt 
 - Chuẩn bị bài “ Ngắm trăng , Đi đường (Hồ Chí Minh ) 
 +Đọc văn bản , chú thích 
+ Trả lời câu hỏi sgk , đọc bài đọc thêm sgk 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T21).doc