Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 77

Văn bản

QUÊ HƯƠNG

 ~ Tế Hanh~

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được tác giả miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ 8 chữ với những hình ảnh thơ gợi hình đầy sáng tạo.

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV

 Trò: học bài cũ, soạn bài mới

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP

*Ổn định:

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20- BÀI 19
Kết quả cần đạt:
 Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm và bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ.
 Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh ngục tù được diễn tả thiết tha, sôi nổi trong bài: Khi con tu hú của Tố Hữu.
 Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tính cách, cảm xúc.
 Biết cách làm bài văn thuyết minh một phương pháp (cách làm).
Ngày giảng: Ngày soạn:
Tiết 77
Văn bản
QUÊ HƯƠNG
 ~ Tế Hanh~
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được tác giả miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ 8 chữ với những hình ảnh thơ gợi hình đầy sáng tạo.
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
	Thầy: Soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
	Trò: học bài cũ, soạn bài mới
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
*Ổn định:
I.Kiểm tra: 4’
* Câu hỏi: đọc thuộc lòng bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ.
* Yêu cầu hs đọc diễn cảm, thuộc lòng bài thơ chính xác.
II. Bài mới
	Trong trái tm của mỗi con người bao giờ chẳng có hình ảnh một quê hương nơi mình đã chào đời và lớn lên! Tình quê, đó là tình cảm thiêng liêng của con người và cũng là nguồn cảm hứng lớn của văn chương nghệ thuật. Ở nhà thơ Tế Hanh, nguồn cảm hứng ấy đã chảy suốt cả đời thơ mà bài thơ “Quê hương” là sự mở đầu. Hôm nay cô trò ta cùng cảm nhận thi phẩm này.
TB
TB
GV
TB
GV
GV
GV
TB
TB
GV
KH
KH
GV
KH
Yếu
TB
TB
KH
GV
KH
GV
KH
TB
KH
G
KH
TB
TB
KH
GV
GV
TB
GV
G
G
Gọi hs đọc phần chú thích sao trang 17
Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Tế Hanh
- Tế Hanh quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Xương, Quảng Ngãi, cái làng chài ven biển có dòng sông bao quanh này luôn trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của ông. Năm 15 tuổi ra Huế học trung học. Tại đây ông được gặp gỡ một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới ở chặng cuối 1940- 1945. Ngay từ những sáng tác đầu tay thơ Tế Hanh đã gắn bó với làng quê. Sau này thơ ông mới mở rộng ra nhiều đề tài nhưng được biết nhiều nhất vẫn là những bài thơ về quê hương miền biển thân yêu của ông. Trong thời kì đất nước chia cắt (1954- 1975) mảng thơ thành công nhất của ông vẫn là mảng viết về quê hương Miền Nam anh dũng trong thơ Tế Hanh cảm xúc chân thực thường được biểu đạt bằng lời thơ tự nhiên giản dị giàu hình ảnh.
Bài thơ “Quê hương” ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ sáng tác năm 1939 khi ông đang học ở Huế, bài thơ được viết trong cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê với 1 tấm lòng trong trẻo. Bài thơ được rút trong tập “Nghẹn ngào” sau lại được in trong tập hoa niên xuất bản năm 1945.
Hướng dẫn đọc:
Đây là bài thơ diễn tả tình cảm chân thành, tha thiết mà đằm thắm của Tế Hanh với mảnh đất quê hương nên 8 câu đầu đọc với giọng tha thiết tự hào làm nổi bật hồn quê.8 câu tiếp giọng sôi nổi diễn tả cảnh thuyền về bến tấp nập. 4 câu cuối giọng thiết tha chân thành đằm thắm trong nỗi nhớ quê hương.
Đọc 8 câu đầu
Hs đọc tiếp
Em hiểu các từ trai tráng, tuấn mã, ghe
Hs dựa vào chú thích 2, 3, 4 SGK trang 17
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của Tế Hanh, cái làng chài ven biển có con sống bao quanh này luôn trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của ông. Mảng thơ thành công nhất của ông cũng là mảng thơ viết về quê hương Miền Nam đau thương và anh dũng.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, gồm nhiều khổ, gieo vần ôm và vần liền với sự hoán vị B- T đều đặn (2 câu vần bằng đến 2 câu vần trắc) vì vậy trong thơ 8 chữ tuy khá tự do nhưng vần điệu vẫn nhịp nhàng đều đặn, mở ra khả năng diễn tả phong phú. Đây là thể thơ được dùng nhiều nhất trong phong trào thơ mới trước cách mạng 1945.
Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.
- Chia làm 4 đoạn
 2 câu đầu: giới thiệu chung về làng tôi
6 câu tiếp” tả cảnh dân trai tráng ra khơi đánh cá.
8 câu tiếp: cảnh dân làng tấp nập đón ghe về
4 câu cuối: nỗi nhớ quê hương của tác giả.
Bài thơ chính là những cảm nhận sâu sắc của Tế Hanh với quê hương đồng thời bộc lộ tình cảm đằm thắm chân thành da diết, những điều đó chúng ta cũng phân tích bài thơ.
Đọc 2 câu mở đầu của bài thơ em hình dung được gì về quê hương của nhà thơ?
- Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu về quê hương mình thật hồn nhiên, giản dị “Làng tôi nghèo ngày sống”. Quê hương của nhà thơ là 1 làng quê ở khu vực của sông của 1 con sông lớn chảy ra biển. Đó là 1 làng chài nổi lên giữa mênh mông sóng nước. Một không gian vừa cụ thể, vừa tươi mát người dân làng quê sống bằng nghề chài lưới. Hằng ngày họ ra biển đánh cá, rồi đem cá về chợ vùng quê đổi thành lúa gạo, vật dụng → 2 câu đầu bình dị mang ý nghĩa như một thông tin, nhưng vẫn toát lên tình cảm trong trẻo thiết tha đằm thắm của tác giả.
Hs đọc 6 câu thơ tiếp 
Những câu thơ này miêu tả cảnh tượng nào?
Cảnh dân chài ra khơi đánh cá được tái hiện qua những câu thơ nào?
Em có nhận xét gì vể nghệ thuật miêu tả của tác giả trong 4 câu thơ từ ngữ nào làm em chú ý?
- Đó là những câu thơ đẹp mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh trên đó nổi bật hình ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi. Trong 4 câu thơ tác giả đã sử dụng 1 loạt những hình ảnh tươi tắn trẻ trung: gió nhẹ, sớm mai hồng. Động từ mạnh hăng, phăng, vượt và hình ảnh so sánh chiếc thuyền như con tuấn mã đã diễn tả thật ấn tượng khí thế bằng tới dũng mãnh của con thuyền, toát lên 1 sức sống mạnh mẽ, 1 vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới đầy hấp dẫn
Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa là bức tranh lao động hứng khởi và dạt dào sức sống.
Hai câu thơ tiếp theo miêu tả cánh buồm căng gió.
Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp của 2 câu thơ này?
- Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi được tác giả miêu tả bằng nghệ thuật so sánh độc đáo bất ngờ và nghệ thuật nhân hoá “Cánh buồm góp gió” đã gợi lên hình ảnh cánh buồm căng rất đẹp, 1 vẻ đẹp lãng mạn, lớn lao thiêng liêng và rất thơ mộng. Cánh buồm như 1 sinh thể biết cử động và hơn thế nữa nó mang theo cả linh hồn của quê hương ra khơi.
Hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở lên lớn lao thiêng liêng và rất thơ mộng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật, sự so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn nhưng đã gợi ra 1 vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả được chính xác giàu ý nghĩa và đẹp hơn để biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng giương to nó gió biển khơi bao la đó? Cánh buồm mang theo bao hi vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước. Tác giả nhìn thấy trong cánh buồm có cả niềm tự hào, kiêu hãnh và sức mạnh của dân chài trogn cuộc chinh phục biển khơi: Cánh buồm trắng như rướn lên, thân góp gió trời để bay vào cùng bao la bát ngát của không gian- Những hình ảnh thơ khoẻ khoắn đầy chất lãng mạn bay bổng vừa diễn tả khí thế lao động lãng mạnh mẽ và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân chài, vừa thể hiện tình yêu mến tha thiết và niềm tự hào của thi sĩ về cuộc sống, về con người cà quê hương.
Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá gợi cho em cảm nhận gì?
Gọi Hs đọc đoạn 3
Đoạn thơ miêu tả cảnh gì?
Hs theo dõi 4 câu thơ đầu.
Khung cảnh làng chài khi thuyền đánh cá trở về được miêu tả qua những chi tiết nào? Cách miêu tả có gì khác so với đoạn thơ trên?
- Tác giả miêu tả hình ảnh làng chài khi thuyền đánh cá trở về. Cách miêu tả gợi lên không khí rộn ràng của làng chài khi đoàn thuyền trở về. Đó là khung cảnh đầm ấm rộn ràng với âm thanh ồn ào (âm thanh của nhiều người) với trạng thái tấp nập gợi không khí vui vẻ thoải mái của mọi người với những chiếc ghe đầy cá với những con cá tươi ngon thân bạc trắng thật thích mắt
Câu thơ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” có ý nghĩa như thế nào?
- Câu thơ tả thực mang quan niệm của người dân chài. Mỗi lần đi biển là 1 lần sự sống liền kề cái chết, những người trên bờ lo lắng ngày đêm cầu nguyện mong cho họ ra biển gặp may. Cái may mắn của họ phụ thuộc và trời đất có thấy được điều đó mới cảm nhận được đầy đủ niềm vui sướng đón đoàn thuyền trở về và lời cảm tạ của họ với biển cả thiêng liêng bí ẩn.
Qua phân tích 4 câu thơ đầu khổ đã diễn tả điều gì?
H s theo dõi 4 câu thơ tiếp
Đối tượng miêu tả trong 4 câu thơ này là gì?
- 4 câu tiếp theo miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến đỗ
Người dẫn chài được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó muốn biểu thị điều gì?
Có thể nói đây là những chi tiết miêu tả rất độc đáo gợi cảm đầy thú vị. Câu đầu tả thực, câu sau là sự sáng tạo độc đáo→ hình ảnh những con người của biển, những người lạo động da ngăm, nhuộm nắng, nhuộm gió với thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi của biển nồng toả vị xa xăm của biển khơi khiến hình ảnh dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn đã trở nên tầm vóc phi thường
Hình ảnh con thuyền được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó gợi cho em cảmnhận như thế nào về nét đặc sắc nghệ thuật?
- Hình ảnh những con thuyền nằm im trên bêế sau khi vật lộn với sóng gió trở về cũng là 1 sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo. Tác giả không chỉ thấy con thuyền nằm in trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi của con thuyền và cảm nhận thấy con thuyền như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, 1 tâm hồn tinh tế cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi.
Từ cách miêu tả này ta nhận thấy con thuyền vô tri đó trở nên vô hồn, 1 tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động làng chài thì mới có sự cảm nhận sâu sắc xuất thần như vậy.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về là cảnh như thế nào? Nêu nhận xét của em.
Một làng quê một vạn chài mộc mạc mà sao gợi được nỗi niềm bâng khuâng đến thế? Và làng quê ấy như 1 ma lực, có sức hút kì diệu, dù thời gian xa cách dù không gian mênh mông không định ở một nơi nào.
Tình cảm với quê hương của nhà thơ được bộc lộ như thế nào trong câu thơ cuối?
Ở 4 câu kết nhà thơ trực tiếp nói về nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình. Nỗi nhớ chân thành da diết lời thơ thật giản dị tự nhiên như thốt ra từ con tim.
Với Tế Hanh đang phải xa quê nhưng cứ “luôn tưởng nhớ” nhớ tới cồn cào cái “mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương, cái hương vị riêng đầy quyến rũ mà ông đã cảm nhận được qua cuộc sống hàng ngày
Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo  ... dụ được dùng để đe doạ, để khẳng định.
Hãy nhận xét về dấu hiệu kết thúc những câu nghi vấn trong VD (có phải bao giờ cuối câu nghi vấn cũng là dấu hiệu chấm hỏi không?)
- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi: câu nghi vấn thứ 2 ở phần e kết thúc bằng dấu chấm than chứ không phải là dấu hỏi chấm.
Qua phân tích Vd em cho biết ngoài chức năng chính dùng để hỏi câu nghi vấn còn có chức năng nào khác? Khi đó việc dùng dấu kết thúc câu sẽ như thế nào?
Lưu ý: Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, để đe doạ (Vd: b, c) để khẳng định (d) để cầu khiến: cô có thể giảng hộ tôi bài toán này một tí được không? Để phủ định: Ai lại làm thế? Để khẳng định: Nó không lấy thì ai lấy?
Gọi hs đọc ghi nhớ.
Để giúp các em khắc sâu kiến thức chúng ta gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Xác định câu nghi vấn và chức năng của nó?
a. Con người đáng kính ấy ăn ư?
Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc sự ngạc nhiên của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện Lão Hạc xin bả chó để bẫy con chó hay đến vườn nhà lão 
b. Cả khổ thơ trừ câu: Than ôi! Đều là câu nghi vấn.
Được dùng để phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo nhàng rơi?
Được dùng để cầu khiến, bộ lộ tình cảm, cảm xúc.
d. Ôi nếu thế thì còn đâu là quả bong bóng.
Dùng để phủ định bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Lưu ý: Trong câu d có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán (từ ôi) đó là câu nghi vấn. Tuy nhiên dù có sắp xếp câu này vào kiểu câu nào đi nữa thì khả năng của nó cũng không thay đổi: dùng để thể hiện ý phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Hs đọc yêu cầu bài tập
Tìm các câu nghi vấn trong các đoạn trích. Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Những câu đó được dùng để làm gì?
a. Sao cụ lo xa quá thế
- Tôi ăn gì bây giờ nhin đói mà tiền để lại?
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
→ Căn cứ vào đặc điểm hình thức: sao, gì, gì và cuối câu có dấu chấm hỏi
- Câu nghi vấn được dùng để phủ định.
b. Cả đàn bò giao cho thằng bé ấy, chăn dắt làm sao?
 Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại
Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng 1 câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương
a. Cụ không phải lo xa quá thế
- Không nên nhịn đói mà để tiền lại
- Ăn hết thì lúc hết không có tiền để lại mà lo liệu
b. Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.
Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để yêu cầu người bạn kể lại nội dung cảu 1 bộ phim vừa được trình chiếu.
a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “Cảnh sát hình sự” được không?
Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của 1 nhân vật văn học
b. (Lão Hạc ơi!) Sao đời lão khốn cùng đến thế.
I. Những chức năng khác. 24’
1. Ví dụ
* Ví dụ a.
a. Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
c. Có biết không? Lính đâu; Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
d. Cả đoạn trích là 1 câu nghi vấn.
e. Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó; cái con mèo hay lục lọi ấy?
a. Câu nghi vấn để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b. Câu nghi vấn dùng để đe doạ.
c. Bốn câu nghi vấn dùng để đe doạ
d. Câu nghi vấn dùng để khẳng định
e. Cả 2 câu nghi vấn đều bộc lộ cảm xúc.
2. Bài học
Trong trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Ghi nhớ SGK trang 22
IV. Luyện tập. 15’
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3
III. Hướng dẫn học bài và làm bài tập. 1’
- Học thuộc ghi nhớ- làm bài tập còn lại
- Soạn: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
- Đọc các văn bản cách làm đồ chơi “em bé đá bóng”, cách nấu canh rau ngót với thịt nạc và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 24- 25.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 80
Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm
- Giáo dục học sinh ý thức thuyết minh về một thí nghiệm khi học các bộ môn vật lí, hoá học, sinh học.
II. Chuẩn bị
	Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
	Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra. 5’
* Câu hỏi: Nêu cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
* Đáp án- biểu điểm
3đ- Khi làm bài văn thuyết minh cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn
3đ- Khi viết đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác
4đ- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần) thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
II. Bài mới
 Ở những tiết Tập làm văn trước các em đã được học cách thuyết minh một đồ vật, một thể loại văn học. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thuyết
I. Giớithiệu một phương pháp (cách làm). 24’
Yếu
GV
TB
Yếu
GV
TB
KH
G
GV
KH
TB
KH
TB
GV
Gọi hs đọc văn bản SGK trang 24- 25
Văn bản a giới thiệu cách làm đồ chơi “em bé đá bóng” bằng quả khô
Trong bài có những mục nào?
Hs đọc văn bản b
Văn bản b giới thiệu với ta cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc. 
Bài giới thiệu cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc có mấy phần?
Em có nhận xét gì về hình thức của 2 văn bản a và b
- Về hình thức hai bài có những mục chung
Hai bài có những mục nào chung? Vì sao lại như thế? 
- 2 bài có những mục chung
1. Nguyên liệu 
2. Cách làm
3. Yêu cầu thành phầm
2 bài có 3 mục giống nhau như vậy là bởi muốn làm đồ vật gì, muốn nấu món ăn gì cũng cần có nguyên vật liệu, phải có cách làm, và phải có yêu cầu với sản phẩm sau khi làm xong.
Nói chung muốn làm 1 cái gì (1 thứ đồ chơi, 1 đồ dùng học tập, một món ăn gì) thì cần phải có nguyên vật liệu, có cách làm và có yêu cầu thành phẩm (tức là sản phẩm làm ra (chất lượng)).
Qua tìm hiểu 2 bài thuyết minh trên hãy cho biết khi cần thuyết minh cách làm đồ vật (hay cách nấu các món ăn, may quần áo) người ta thường nêu những nội dung gì?
- Khi cần thuyết minh cách làm đồ vật (món ăn) người ta thường nêu nội dung.
1. Nguyên vật liệu (điều kiện để làm ra sản phẩm)
2. Cách thức thực hiện (cách làm ra sản phẩm)
3. Yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
Quan sát mục 2 của 2 văn bản trên em thấy cách làm 2 sản phẩm được trình bày như thế nào?
- Trong phần cách làm người ta nêu rõ cách thức và thứ tự từng bước để làm ra sản phẩm đó.
- Nếu thay đổi thứ tự các bước thực hiện để nấu canh rau ngót với thịt nạc được không?
Vd: rau ngót chọn loại lá nhỏ, tươi, non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch vò hơi dập
+ Cho thịt nạc vào nước đun sôi, hớt bọt, nêm mắm muốn vừa ăn cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút cho mì chính rồi bắc ra ngay.
+ Thịt lợn nạc rửa sạch thái miếng mỏng hoặc băm nhỏ.
Không thể thay đổi thứ tự các bước trong cách làm sản phẩm như trên được bởi thuyết minh cách làm thì phải rõ ràng cái nào làm trước, cái nào làm sau. Theo thứ tự nhất định thì mới mang cho kết quả mong muốn.
Nếu người viết không biết cách làm đồ chơi em bé khô và không biết cách nấu canh nạc liệu họ có viết được các bài giới thiệu đó không?
- Không, để viết được bài giới thiệu này người viết phải biết phải nắm chắc những cách làm đó.
Để có thể viết được các bài thuyết minh giới thiệu cách làm 1 đồ vật một món ăn người viết cần phải nắm chắc cách làm các thứ vật liệu đó để hướng dẫn 1 cách tỉ mỉ để người không biết khi đọc sẽ biết cách làm.
Từ sự phân tích bài tập rút ra kết luận gì về cách thuyết minh về 1 phương pháp cách làm.
Hs đọc ghi nhớ.
Chuyển:
1. Bài tập
a. Văn bản: Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô.
- Văn bản có 3 mục:
1. Nguyên liệu để làm đồ chơi
2. Cách làm
3. Yêu cầu thành phẩm
b. Văn bản: Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc
1. Nguyên liệu để nấu bát canh
2. Cách làm
3. Yêu cầu thành phẩm
2. Bài học
- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào người viết phải tìm hiểu nắm chắc phương pháp cách làm đó.
- Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
- Lời văn cần ngắn gọn rõ ràng.
* Ghi nhớ SGK trang 26
II. Luyện tập.15’
1. Bài tập 1
Hs: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
Lập dàn bài thuyết minh (cách làm) cách chơi 1 trò chơi quen thuộc
Hỏi: Xác định kiểu văn bản, đối tượng, phương pháp thuyết minh.
- Kiểu văn bản: thuyết minh một trò chơi quen thuộc (cách làm, cách chơi trò chơi ném còn, đá cầu)
Hỏi: Theo em bài văn thuyết minh này có bố cục mấy phần, là những phần nào?
- Bài viết phải có đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Hỏi: Hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
Dàn bài:
a. Mở bài: giới thiệu khái quát trò chơi
b. Thân bài: - Số người chơi,dụng cụ chơi
 - Cách chơi (luật chơi) thế nào thì thắng, thế nào thì thua thế nào thì phạm luật
 - Yêu cầu đối với trò chơi.
GV: Để làm tốt bài văn thuyết minh theo yêu cầu của đề bài đã cho các em cần đọc kĩ 2 bài văn mẫu a, b để từ đó vận dụng vào việc thuyết minh đối tượng mới. Để làm được bài văn thuyết minh này các em cần phải hiểu về trò chơi (cách làm, cách chơi) phải biết bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu, lời văn cần ngắn gọn rõ ràng.
2. Bài tập 2
HS: Gọi hs đọc văn bản phương pháp đọc nhanh
Hỏi: Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài.
+ Cách đặt vấn đề: xã hội ngày càng phát triển, sách in ngày càng nhiều, cho nên con người hiện đại cần phải biết đọc nhanh.
+ Các cách đọc: cách đọc thành tiếng và cách đọc thầm. Đọc thầm lại có phương pháp đọc theo dòng và phương pháp đọc ý (đọc ý là phương pháp tiên tiến nhất).
+ Nội dung hiệu quả của phương pháp đọc nhanh: đọc theo dòng đọc từ trên xuống cơ mắt ít mỏi và tiếp thu được toàn bộ những thông tin
Hỏi: Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh
- Các số liệu trong bài làm tăng thêm sức thuyết phục cho người đọc.
III. Hướng dẫn học bài và làm bài tập 1’
	- Nắm nội dung bài, học thuộc ghi nhớ
	- Hoàn thiện bài tập vào vở
	- Soạn: Tức cảnh Pác Bó
	- Đọc thuộc bài thơ, đọc chú thích
	- Trả lời câu hỏi trong SGK trang 29 phần đọc hiểu văn bản
	 + Nhận xét về giọng điệu của bài thơ
	 + Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”
	 + Nêu ý hiểu của em về “thú lâm tuyền”
	 + Chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ qua câu thơ thứ 3
	 + Nêu nhận xét về cách kết thúc bài thơ, câu cuối có ý nghĩa gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 19.doc