Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Trường THCS TT Ba Tơ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Trường THCS TT Ba Tơ

Tiết 77: QUEÂ HƯƠNG

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được niềm vể đẹp tươi sáng đằm thắm, giàu sức sống của một làng quê ven biển miền trung Trung bộ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả Tế Hanh; nghệ thuật tả tình, tả cảnh bình dị mà sâu lắng thấm thía.

 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ qua bài thơ “Nhớ rừng”.

Chuẩn bị:

 - GV: Tuyển tập thơ Tế Hanh, chân dung nhà thơ, giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

 - HS: Đọc – Soạn bài trước khi đến lớp . sưu tầm thơ Tế Hanh, tranh về làng biển và đoàn thuyền đánh cá.

C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ: 5’

 Đọc diễn cảm hai khổ thơ 2, 3 của bài thơ Nhớ rừng - Thế Lữ.

 III. Bài mới:

1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp

2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Trường THCS TT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: 19/ 1/ 2008 Ngày dạy:21 /1/ 2008
Tiết 77: QUEÂ HƯƠNG
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được niềm vể đẹp tươi sáng đằm thắm, giàu sức sống của một làng quê ven biển miền trung Trung bộ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả Tế Hanh; nghệ thuật tả tình, tả cảnh bình dị mà sâu lắng thấm thía.
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ qua bài thơ “Nhớ rừng”.
Chuẩn bị:
 - GV: Tuyển tập thơ Tế Hanh, chân dung nhà thơ, giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. 
 - HS: Đọc – Soạn bài trước khi đến lớp . sưu tầm thơ Tế Hanh, tranh về làng biển và đoàn thuyền đánh cá.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 5’ 
	Đọc diễn cảm hai khổ thơ 2, 3 của bài thơ Nhớ rừng - Thế Lữ.
	III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
 ? Nêu khái quát các KT đã tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? 
 Hướng dẫn học sinh đọc: nhẹ nhàng, nhịp 3/2/3; 3/5
 GV đọc trước 1 lượt - gọi 2-3 học sinh đọc .
 Hướng dẫn nhận xét.
 Kiểm tra việc chuẩn bị tìm hiểu chú thích của học sinh.
 ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? nhịp, vần như thế nào?
? Bài thơ có thể chia bố cục như thế nào? 
 Hướng dẫn học sinh nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản .
Gọi học sinh đọc 8 câu thơ đầu.
 ? Nhà thơ gthiệu chung về làng biển quê mình như thế nào?
 Hướng dẫn nhận xét.
? Nhà thơ tả cảnh thuyền cùng trai tráng ra khơi đánh cá như thế nào?
? Hìmh ảnh nào ở đây đáng chú ý ? vì sao?
 ? Tác dụng của việc so sánh con thuyền? cần lưu ý các động, tính từ nào?
 GV: 4 câu thơ vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi...
? Cánh buồmlàng phép so sánh này có gì hay và ấn tượng
 GV: nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật
 So sanh giữa cái cụ thể và cái trừu tượng không làm cho đối tượng miêu tả cụ thể hơn nhưng gợi vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao.
 Gọi học sinh đọc 8 câu thơ tiếp .
 ? Tác giả đã tá hiện lại không khí bến cá khi thuyền cá từ biển trở về như thế nào?
? Vì sao câu thơ 3 trong đoạn lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
( để trích nguyên văn lời cảm tạ trời yên bể lặng)
 ? Hình ảnh dân chài và con thuyền được miêu tả như thế nào? Câu Cả thân xăm hay như thế nào?
( câu đầu được tả chủ yếu bằng thị giác, câu sau tả bằng tâm hồn và cảm quan lãng mạn)
? Em có cảm xúc gì khi đọc 2 câu thơ tả con thuyền sau chuyến đi dài ngày ?
Gọi học sinh đọc 4 câu thơ cuối
( chú ý giọng thiết tha)
? Nhớ làng, tác giả nhớ đến cụ thể những gì?
 ? Tại sao tác giả nhớ nhất cái mùi nồng mặn của quê?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
 ? cảnh quê hương của tác giả mang những đặc điểm gì?
? Tình cảm của tác giả với làng quê mình như thế nào?
? Bài thơ tả cảnh sinh hoạt thiên nhiên hay biểu cảm? vì sao?
 GV khái quát vấn đề - gọi học sinh đọc, suy ngẫm phần Ghi nhớ: SGK 
Phát biểu - Trình bày theo yêu cầu của GV
 Nhận xét 
Lắng nghe, ghi nhớ
Đọc bài thơ.
Nhận xét 
Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
Đọc, quan sát, liên hệ→phát biểu 
 Đọc, suy luận
Phát biểu 
Nhận xét 
 Đọc 8 câu thơ đầu.
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Nhận xét, bổ sung 
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
 Phân tích tác dụng của so sánh - phát biểu.
 Nhận xét.
 Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
 Đọc8 câu thơ tiếp
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Nhận xét, bổ sung
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
 Đọc 4 câu thơ cuối
 Phát hiện, phát biểu.
 Nhận xét.
 Suy luận, trao đổi, phát biểu. 
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Suy luận, thảo luận, phát hiện, phát biểu.
Khái quát vấn đề - 
 Đọc, suy ngẫm Ghi nhớ: SGK 
I/ Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả - tác phẩm 
 2. Đọc – tìm hiểu chú thích, thể loại, bố cục:
 Thể thơ 8 tiếng, 2 hoặc 4,6,8 câu / khổ.
 ngắt nhịp 3/2/3; 3/5 vần chân , vần liền BT liên tiếpnối từng cặp - chỉ có một vần lưng vần thông: khơi – mùi 
2 câu đầu: giới thiệu làng quê
6 câu tiếp: gt cảnh đoàn thuyền ra khơi
8 câu tiếp: gt cảnh đoàn thuyền về bến
4 câu cuối: nỗi nhớ làng biển quê hương.
II/ Phân tích văn bản:
 1. Cảnh dân chài ra khơi đánh cá: 
 Giới thiệu làng biển tự nhiên giản dị, nêu rõ: nghề nghiệp, vị trí, truyền thống của làng,
- Thuyền cùng trai tráng ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng gió nhẹ trời trong
→ đáng chú ý là con thuyền, buồm trắng - được miêu tả nhiều sáng tạo:
Con thuyền = tuấn mã cùng các từ hăng, phăng, vượt → diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi làm toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ.
 H.ảnh so sánh “Cánh buồmlàng” làm sáng lên vẻ đẹp lãng mạn 
=> Cánh buồm căng gió biển bỗng lớn lao thiêng liêng thơ mộng vừa hùng tráng - phải chăng đó chính là linh hồn của làng chài
2/ Cảnh thuyền cá về bến:
 - Dân làng đón cá trở về đầy ắp niềm vui và sự sống: ồn ào, tấp nập, đông vui 
- Dân chài da ngăm đen vì nắng gió “cả thân xa xăm”: nước da ngăm nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đẫm vị mặn mòi nồng toả vị xa xăm của biển cả → vừa chân thực vừa lãng mạn.
- Hình ảnh con thuyền : như con người đang mệt mỏi nhưng say sưa hài lòng sau những ngày lao động miệt mài gian khổ trên biển xa Nó còn nghe được chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
 => Thuyền được hoá thành nhân vật có tâm hồn
 3. Nỗi nhớ làng biển:
 - Nỗi nhớ làng, con thuyền, cánh buồm, màu nước, màu trời, con cá
Nhớ nhất là cái mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương lao động, hương vị quyến rũ với những con người yêu quý của quê hương.
III/ Tổng kết:
- Tả cảnh thiên nhiên sinh hoạt nhưng vẫn là trữ tình biểu cảm.
* Ghi nhớ: SGK 
IV/ Củng cố dặn dò:
 - Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Về nhà học thuộc lòng bài thơ - học kỹ bài.
 - Viết 1 bài văn ngắn nói về tình cảm của em với làng quê hoặc nơi mà em sinh ra và lớn lên.
 - Đọc tìm hiểu và soạn bài Khi con tu hú . Sưu tầm thơ của nhà thơ Tố Hữu. 
Ngày soạn: 19/ 1/ 2008 Ngày dạy:22 /1/ 2008
Tiết 78 : KHI CON TU HÚ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm bay bổng với thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích những hình ảnh lãng mạn bay bổng trong bài thơ, sức mạnh nghệ thuật của những câu hỏi tu từ.
Chuẩn bị:
 - GV: Tập thơ Từ Ấy – chân dung Tố Hữu, tranh ảnh chim tu hú, giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. 
 - HS: Đọc – Soạn bài trước khi đến lớp . Sưu tầm thơ Tố Hữu, tranh về tác giả và chim tu hú .
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 2’ 
	KT chuẩn bị của học sinh.
	III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 ? Trình bày khái quát nhg k/thức đã tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
GV gthiệu về T.Hữu, hoàn cảnh ra đời của bài Khi con tu hú và về loài chim tu hú.
Hướng dẫn học sinh cách đọc.
Đọc trước 1 lần → gọi 2 học sinh đọc
 Hướng dẫn nhận xét
 K tra sự chuẩn bị của học sinh.
? Văn bản có bố cục như thế nào? Nêu ý chính của các đoạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích
Gọi học sinh đọc diễn cảm 6 câu đầu.
 ? Tiéng chim tu hú đã làm thức dậy những gì trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ lần đầu nhà tù ĐQ?
 ? Khung cảnh được hình dung cụ thể như thế nào ?
 Gọi học sinh đọc 4 câu cuối.
 ? Tâm trạng nhà thơ ở đoạn này được bộc lộ khác đoạn trên ở chỗ nào?
? Nhịp thơ thay đổi như thế nào?
Sự thay đổi ấy có tác dụng gì trong vuiệc thể hiện tâm trạng chủ thể trữ tình?
 ? Tâm trạng nhà thơ trong 2 đoạn thơ có hoàn toàn giống nhau không? – o
? Sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ trong 2 đoạn thơ có hợpb lí, lo gic không?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
 ? Nêu những đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ?
Gợi dẫn học sinh khái quát → các ý Ghi nhớ: SGK 
 Gọi học sinh đọc to rõ mục Ghi nhớ: SGK.
 Trình bày những Kt đã chuẩn bị về tác giả, tác phẩm.
 Lắng nghe, ghi nhớ.
 Lắng nghe - đọc văn bản.
 Trình bày KT chuẩn bị 
 Phân bố cục văn bản nêu ý chính của các đoạn
Nhận xét, bổ sung 
 Đọc 6 câu thơ đầu.
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Phát hiện, phát biểu.
Đọc 4 câu thơ cuối.
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu.
Nhận xét.
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Khái quát → Ghi nhớ: SGK 
Đọc phần Ghi nhớ: SGK 
 I/ Tìm hiểu chung.
 1/ Tác giả - tác phẩm:
 2/ Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
 a. Đọc.
 b. Tìm hiểu chú thích:
 c. Bố cục:
II/ Phân tích văn bản.
 1. Bức tranh mùa hè.
 - Tiếng chim tu hú thức dậy khung cảnh mùa hè.
 Tiếng vê râm ran trong vườn xanh canh đồng lúa chiêm đang ngả vàng
Chính niềm khao khát tự do mãnh liệt, sức sống tươi trẻ và tâm hồn lãng mạn giúp tác giả vẽ lên bức tranh mùa hè từ tiếng tu hú.
 2. Tâm trạng của người tù:
 Tâm trạng bộc lộ trực tiếp: u uất, ngột ngạt, bức bí đầy đau khổ.
 - Nhịp 2-2-2, 6-2, 3-3, 6-2 => thể hiện tâm trạng đó.
 - Sự thay đổi diễn biến tâm trạng hợp lí, logic
III/ Tổng kết:
 - Tiếng tu hú khơi gợi cảm xúc.
 - Hai đoạn thơ, 2 cảnh, 2 tâm trạng khác nhau mà vẫn thống nhất 
 - Giọng điệu thơ tự nhiên khi tươi sáng, khoáng đạt, khi đằn vặt sôi trào trong thể thơ lục bát truyền thống mềm mại uyển chuyển.
*Ghi nhớ: SGK .
IV Củng cố- dặn dò:
 - Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Vê nha học thuộc lòng bài thơ, học kĩ bài đã phân tích và mục ghi nhớ.
 - Nghiên cứu soạn bài “ câu nghi vấn - TT” và bài Tức cảnh Pác bó.
Ngày soạn: 20/ 1/ 2008 Ngày dạy:22 /1/ 2008
Tiết 79 : CÂU NGHI VẤN
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Nắm được các chức năng thường gặp của câu nghi vấn.
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu nghi vấn trong khi viết trong văn bản và trong giao tiếp xã hội.
Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài + các tài liệu, bảng phụ - soạn giáo án. 
 - HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 2’ 
	? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
	III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chức năng của câu nghi vấn.
 Gv treo bảng phụ.
 - Đọc ví dụ mục 2 SGK
? Các câu kết thúc bằng dấu ? ở các ví dụ trên có phải là câu nghi vấn không? Tại sao?
 ? Các câu này có dùng để hỏi không? Dùng để làm gì?
? Nhận xét dấu kết thúc các câu nghi vấn trên.
 gọi học s ... ?
 - Ăn mãi  lo liệu ?
=> có ý nghĩa phủ định
V/ Củng cố - dặn dò:
? Theo em có phải câu nghi vấn chỉ dùng để hỏi không? Cho ví dụ minh hoạ.
- Về nhà học kỹ KT trong bài,làm tiếp các bài tập chưa hoàn thiệm ở lớp.
- N/cứu soạn bài “ Câu cầu khiến”, “Thuyết minh về một phương pháp”
Ngày soạn: 21/ 1/ 2008 Ngày dạy:25 /1/ 2008
Tiết 80 : THUYẾT MINH VỀ MỘT CÁCH LÀM
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 Biết cách thuyết minh phương pháp một thí nghiệm, một món ăn thông thường, một đồ dùng học tập, một trò chơi quen thuộcTừ mục đích yêu cầu đền việc chuẩn bị, quy trình tiến hành, yêu cầu sản phẩm.
 Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài + các tài liệu, bảng phụ - soạn giáo án. Sưu tầm cách làm một số thí nghiệm, món ăn, trò chơi
 - HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 2’ 
	? Nêu các lưu ý cần thiết khi viết một đoạn văn thuyết minh?
	III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
 Gọi học sinh đọc mục a
? Ơ mỗi bài có những mục nào? 
? Hai bài có những mục nào chung? Vì sao?
? Cách làm được trình bày theo trình tự như thế nào?
( Phải theo trình tự trước →sau mới có kết quả mong muốn)
Gọi học sinh đọc to, rõ mục Ghi nhớ: SGK 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
 Cho học sinh nêu ý kiến thống nhất cách làm một đồ chơi
 Hướng dẫn → mục cách làm → cho học sinh làm – trình bày trước lớp.
 Gọi học sinh đọc bài tập 2
 gợi ý → cho học sinh xác định
 Hướng dẫn nhận xét → kết luận
( chú ý phần MB, TB, KB phương pháp, số liệu)
Đọc mục I.a,b
Căn cứ vào sgk → phát biểu 
 Xem xét, phát biểu, lí giải
Phát biểu 
Quan sát, theo dõi, phát hiện → phát biểu 
Đọc, suy ngẫm, ghi chép mục Ghi nhớ: SGK 
Thảo luận - thống nhất trò cjơi để thuyết minh.
Lắng nghe
Làm bài tập và trình bày
Nhận xét 
 Đọc văn bản Phương pháp đọc nhanh 
 Xác định yêu cầu
 Trình bày
 Nhận xét
I/ Giới thiệu một Phương pháp 
 Nguyên liệu
 Cách làm
 Yêu cầu thành phẩm
 Cách làm:
 Giới thiệu khái quát
 Giới thiệu theo trình tự hợp lí.
* Ghi nhớ: SGK 
II/ Luyện tập :
 Bài tập 1:
 MB: Giới thiệu khái quát rò chơi
 TB: a. Số người, dụng cụ
 b. Cách chơi (luật chơi)
 Y/ cầu đối với trò chơi
 KL: Lợi ích của trò chơi
Bài tập 2:
IV/ Củng cố - dặn dò: 
 - Về nhà học kĩ bài học , học thuộc lòng phần Ghi nhớ: SGK 
 - Nghiên cứu soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh và Tức cảnh Pác bó. 
Tuần 21
Ngày soạn: 26/ 1/ 2008 Ngày dạy:28 /1/ 2008
Tiết 81 : TỨC CẢNH PÁC BÓ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 Cảm nhận được niềm vui sảng khoái của Hồ Chí Minh trong những ngày sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó . Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng vừa như một khách tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
 Thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
 Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật, tìm hiểu và phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật
 Chuẩn bị:
 - GV: Sưu tầm tranh BHồ đang ngồi dịch sử Đảng trên bàn đá ở Pác Bó, sưu tầm một số bài thơ HCM sáng tác trong thời kỳ này có cùng đề tài, một số bài thơ của Tố Hữu cùng đề tài 
 - HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 2’ 
	? Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con Tu hú. Trình bày khái quát nội dung chính của bài thơ.
	III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Nhắc lại những KT đã học về HCM và những bài thơ của Bác đã được học.
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
 GV khái quát, gt thêm.
Họat động 2: GV hướng dẫn học sinh cách đọc.
 Đọc trước 1 lần – gọi 2-3 học sinh đọc 
 Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích & bố cục của học sinh 
Chốt lại vấn đề.
Họat động 3:
 ? Nêu cảm nhận của em về giọng điệu thơ và tâm trạng của tác giả ? Vì sao vậy?
 Đọc câu 1: ngắt nhịp 4/3
? câu thơ nói việc gì?
? Nhịp thơ gợi → nếp sinh họat của Bác như thế nào?
gọi học sinh đọc câu 2
? Câu thơ nêu việc gì trong sinh hoạt của Bác? Những thức ăn như thế nào?
? Em hiểu gì về từ sẵn sàng ? 
Khái quát, chốt vấn đề.
Gọi học sinh đọc câu 3
? Câu thơ tả điều gì?( Dịch sử Đảng là làm gì? mục đích?)
GV chốt vấn đề.
? Hai tiếng thanh B và 3 tiếng thanh T liền nhau : Chông chênh dịch sử Đảng đem lại hiệu quả diễn đạt gì ?
Gọi học sinh đọc câu 4
? Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu, bài thơ? Vì sao?
? Sang có nghĩa là gì? Đây có phải là cách nói gượng gạo không? Vì sao?
 Chốt vấn đề.
Hoạt động 4: HD TK-LT
? Bài thơ phần nào thể hiện quan niệm sống của Bác, quan niệm ấy được biểu hiện như thế nào ? 
? Tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được thể hiện như thế nào ?
Gọi hs đọc to, rõ phần Ghi nhớ SGK
 Gợi nhớ, nhắc lại kiến thức đã học theo yêu cầu.
 Trình bày kt đã tìm hiểu về h/cảnh ra đời của tác phẩm.
 Lắng nghe, ghi nhớ
 đọc bài thơ
Trình bày theo yêu cầu của GV
Nêu bố cục của bài thơ.
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu .
Nhận xét 
Đọc câu thơ 1
Phát hiện, phát biểu 
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu, nhận xét 
Đọc câu thơ 2
Phát biểu 
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu ( nhóm hoặc bàn)
Trao đổi, phát hiện, phát biểu 
Nhận xét 
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Nhận xét, bổ sung 
Đọc câu thơ 4:
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Lắng nghe, ghi nhớ.
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu
Nhận xét, bổ sung 
Suy luận theo hướng dẫn của GV
Phát biểu, nhận xét 
Đọc Ghi nhớ: SGK 
I/ Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả - tác phẩm:
 SGK
 2/ Tác phẩm:
 3/ Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục:
 Chông chênh: không vững chắc, dễ đổ
Bố cục: Thơ tứ tuyệt Đường luật
II/ Phân tích:
 - Giọng điệu ung dung, thoải mái => chủ thể trữ tình sảng khoái, vui 
 Câu 1: Sáng hang: Việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác => Cuộc sống bí mật vẫn quy củ, nề nếp.
 Tâm trạng thoả mái, ung dung hoà điệu cùng với nhịp sống.
 Câu 2: 
Nói chuyện ăn của Bác
Cuộc sống khó khăn
Sẵn sàng: Lúc nào cũng có, không thiếu => Nói ăn nhưng vừa thực, nghiêm, vừa đùa vui, vượt lên hiện thực.
 Câu 3: “ Bàn đá” => công việc hàng ngày của Bác là dịch lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô ra TV để làm tài liệu học tập, tuyên truyền cách mạng.
“ chông chênh dịch sử Đảng”
 Câu 4: “ Cuộc đờisang”: Câu thơ kết đọng lại ở từ sang 
ðthi nhãn của bài thơ 
(Sang: sang trọng, giàu có)
 cũng có phần là cách nói khoa trương, khẩu khí, nói cho vui nhưng niềm vui của Bác là chân thành
IV/ Tổng kết luyện tập :
Sống hcảnh khổ nhưng vẫn vui vì sau 30 năm xa quê hương nay được sống trên đất tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng quê hương, vui vì nhãn quan cách mạng sáng suốt, vui khi được sống giữa núi rừng
 Hiện đại: cuộc đời c.mạng, lối sống cách mạng, công việc cách mạng, tinh thần lạc quan cách mạng. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ chân thành, dung dị vui đùa hóm hỉnh hoà hợp tự nhiên thống nhất trong chỉnh thể bài thơ.
Cổ điển: thú lâm tuyền, thể Đường luật, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu, nhãn tự 
V/ Củng cố - dặn dò:
GV đọc cho học sinh nghê một số bài thơ về thú lâm tuyền
Về nhà: Học thuộc lòng bài thơ, học kỹ bài học 
 Nghiên cứu soạn bài Ngắm trăng, Đi đường và bài Câu cầu khiến theo yêu cầu.
Ngày soạn: / 2/ 2008 Ngày dạy: /2/ 2008
Tiết 82 : CÂU CẦU KHIẾN
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Nắm được các đặc điểmhình thức và chức năng thường gặp của cầu khiến.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện, sử dụng câu cầu khiến trong khi viết trong văn bản và trong giao tiếp xã hội.
Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài + các tài liệu, bảng phụ - soạn giáo án. 
 - HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 2’ 
	? Nêu đặc điểm hình thức và các chức năng của câu nghi vấn.
	III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của câu cầu khiến.
 Gv treo bảng phụ chép ngữ liệu cho học sinh đọc, phân tích .
? Trong đoạn trích có câu nào là câu cầu khiến? 
Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến? 
 ? Tác dụng của câu cầu khiến?
Gọi học sinh đọc ngữ liệu mục 2.
? Cách đọc câu ở 2 ví dụ có giống nhau không?
 Mở cửa trong mỗi trường hợp dùng để làm gì?
GV khái quát vấn đề
Gọi học sinh đọc to, rõ mục Ghi nhớ: SGK 
Hoạt động 2:
 GV treo bảng phụ chép bài tập 1, cho học sinh xác định è phát biểu 
Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung à chốt lại ý đúng.
Gọi học sinh đọc bài tập 2 sgk – nêu yêu cầu: xác định câu cầu khiến. 
? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện nghĩa cầu khiến giữa các câu
Gọi học sinh đọc bài tập 3: 
Yêu cầu học sinh thực hiện
Hướng dẫn nhận xét.
Đọc ngữ liệu trên bảng phụ.
Suy luận, trao đổi, phát hiện, phát biểu. 
Nêu tác dụng của các câu
Nhận xét, bổ sung 
 Đọc bài tập 1
Xác định câu nghi vấn và tác dụng → phát biểu.
 Đọc bài tập 2
 Thực hiện làm bài tập.
Trình bày từng câu
→Nhận xét, chữa bài tập.
 Đọc bài tập 3. So sánh hình thức, ý nghĩa
 Phát biểu, nhận xét, bổ sung 
I/ Những chức năng của câu cầu khiến:
 - Có những từ cầu khiến: đừng, đi, thôi 
Câu 1: khuyên bảo, động viên
2 câu sau: yêu cầu, nhắc nhở
* Ghi nhớ: SGK 
II/ Luyện tập:
 Bài 1: 
a. nhờ: Hãy; 
b. Nhờ:  đi;
c.  đừng
a. vắng CN; b. CN là ngôi số 2 số ít; c. CN là ngôi 1 số nhiều.
 Bài 2:
 a. Thôi im cái điệuđi.
 b. Các em đừng khóc
 c. Đưa taynày!
 a. vắng CN -từ CK đi 
 b. từ CK đừng;
 c. vắng CN, không có từ CK, dùng dấu!
Bài 3:
Giống: đều là câu cầu khiến có dùng từ cầu khiến hãy; 
Khác: a. vắng CN→ ra lệnh
 b. có CN→ động viên
 - Ăn mãi  lo liệu ?
=> có ý nghĩa phủ định
IV/ Củng cố - dặn dò:
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
- Về nhà học kỹ KT trong bài, học thuộc phần Ghi nhớ SGK, làm tiếp các bài tập chưa hoàn thiệm ở lớp.
- N/cứu soạn bài “ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”, “Câu cảm thán” “ Câu trần thuật” theo yêu cầu bộ môn.
Ngày soạn: / 2/ 2008 Ngày dạy: /2/ 2008
Tiết 83 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - .
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện, sử dụng câu cầu khiến trong khi viết trong văn bản và trong giao tiếp xã hội.
Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài + các tài liệu, bảng phụ - soạn giáo án. 
 - HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: 2’ 
	? Nêu đặc điểm hình thức và các chức năng của câu nghi vấn.
	III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (1’) trực tiếp
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
IV/ Củng cố - dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8_Tuan 20.doc