Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Tiết 73

ÔNG ĐỒ

 ( Vũ Đình Liên)

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:

- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào thơ mới.

- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn.

- Hiểu được những xúc cảm của tác giả trong bài thơ.

1. Kiến thức:

- Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.

- Lối viết bình dị mà gợi cảm trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ:

 - Giáo dục thái độ học sinh: giữ gìn, phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

B/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20:
 - Tiết 73: Ông đồ
Tiết 74: Nhớ rừng
Tiết 75: Câu nghi vấn 
Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
S: 25/ 12/ 10
	 	D: 27/ 12/ 10
Tiết 73 
ÔNG ĐỒ
 ( Vũ Đình Liên)
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn.
- Hiểu được những xúc cảm của tác giả trong bài thơ.
1. Kiến thức:
- Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục thái độ học sinh: giữ gìn, phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới: 
Gv giới thiệu bài:
“Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
 Mỗi khi tết đến xuân về, người người, nhà nhà đi sắm tết. Trong dịp ấy, hình ảnh ông đồ xuất hiện với những câu đối đỏ. Khi phong trào thơ mới xuất hiện cũng là lúc đời sống xã hội đã có sự đổi thay, kéo theo giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.. Giá trị văn hóa cổ truyền dần bị mai một đó đã được Vũ Đình Liên thể hiện trong văn bản “Ông đồ”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích:
? Theo dõi chú thích (*) hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Đình Liên ? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
GV: Vũ đình Liên tham gia phong trào thơ mới ngay từ những ngày đầu. Thơ ông thiên về: lòng thương người và lòng hoài cổ. Năm 1990. Ông được phong danh hiệu nhà giáo nhân dân . Ông sáng tác không nhiều nhưng thơ ông được đánh giá cao; các tác phẩm chính: “Ông Đồ” “cô gái nghèo bán lá sim”, “Ông già mù gảy đàn hát dạo”, “Đứa trẻ ăn mày”.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
? Nhắc lại những văn bản được học viết theo thể thơ này ?
- Kĩ thuật dạy học tích cực ( KTDHTC) : Đọc hợp tác
-> Rèn kĩ năng lắng nghe, tư duy sáng tạo, giao tiếp
- GV hướng dẫn cách đọc sau đó đọc mẫu.
- H/s đọc bài thơ.
- Nhận xét cách đọc.
? Chia bố cục bài thơ ? Nêu nội dung từng phần ?
Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh Ông đồ thời hưng thịnh
Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
Khổ thơ cuối; tâm sự của nhà thơ.
GV: bài thơ có 5 khổ, mỗi khổ 4 câu; miêu tả công việc của ông đồ – người viết câu đối  trong những dịp xuân về. Ông đồ là hình tượng trung tâm trong bài thơ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài văn:
- KTDHTC : Động não
-> Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự tin, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
? Em hiểu gì về nhan đề của bài thơ “Ông đồ” ?
 (H/s đọc chú thích 1 Sgk)
(Niềm thương cảm của tác giả trước sự tàn tạ của một lớp người cũ – Ông Đồ khi thời thế thay đổi. ) 
? Đọc hai khổ thơ đầu ? Cho biết ông đồ xuất hiện trong thời gian nào ? Ông làm việc gì và ở đâu.
? Cảnh vật xung quanh ông như thế nào ?
GV: Hoa đào tín hiệu mùa xuân. Cứ mỗi độ tết đết xuân về lại thấy ông đồ xuất hiện cùng “mực tàu” “giấy đỏ” “phố đông người qua” Ông đang hòa nhịp với không khí rộn ràng, vui tươi, màu sắc tươi tắn rực rỡ của phố phường tưng bừng đón tết.
? Trong khung ảnh vui tươi ấy ông đồ hiện lên với công việc gì?
GV: Cảnh tượng rực rỡ vui tươi của phố phường đang tưng bừng đón tết. Ông đồ với công việc viết câu đối đỏ, ông đang cung cấp cho XH 1 món hàng mà gia đình nào cũng có.
 “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
? Thái độ của mọi người đối với ông như thế nào?. Tìm chi tiết miêu tả?
? Qua những chi tiết trên, em nhận thấy ông đồ hiện lên với tài nghệ ra sao? Tác giả dùng biện pháp NT gì để miêu tả tài nghệ đó của ông?
? Từ đó, em hãy đánh giá khái quát vị trí của ông đồ trong lòng người dân Việt Nam?
- KTDHTC : kĩ thuật “ Hỏi và trả lời” 
? Với cách giới thiệu sự xuất hiện của “ông Đồ” trong bài thơ em có suy nghĩ gì ?
(Những cảnh sắc tươi tắn trên , không khí đông vui , sự ngưỡng mộ và khen ngợi ông Đồ chỉ là những di tích bắt đầu đi vào sự tàn tạ của ông Đồ tuy chưa lộ hết vẻ tiều tuỵ đáng thương.)
? Có ý kiến đó là: đây là thời kì hoàng kim của ông đồ. Nhưng người khác lại cho rằng ngay từ đầu bài thơ ta thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
- KTDHTC : “ Trình bày 1 phút” + thảo luận
* Đại diện nhóm trình bày.
GV chốt: Thực ra mới đọc ta nhận thấy ông đồ với giấy đỏ mực tàu, sắc màu rực rỡ, người đông đúc tấp nập, tấm tắc khen tài. Nhưng ngẫm nghĩ kĩ thì vị trí của ông đồ là trường học làm nghề dạy học chư đâu phải nơi hè phố với công việc bán chữ. Mà 1 năm chỉ có 1 lần trong mấy ngày tết. Vì vậy ông đồ dù cho chưa bị thờ ơ, ghẻ lạnh như cũng rất cô đơn. Tuy xuất hiện theo mùa nhưng sức sống của ông đồ giảm sút vì tuổi tác. Vì nghề dạy chữ nho đang trên đường bị lụi tàn “10 người học, 9 người thôi”
- H/s đọc hai khổ thơ tiếp theo.
? So với hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ hiện lên có gì khác ?
(Gợi ý? Quang cảnh chung quanh và thái độ của mọi người?)
? Hãy phân tích nét độc đáo của hai câu thơ.
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Gợi ý; Tác giả sử dụng biện pháp NT gì ? Hình ảnh bài thơ như thế nào ?
? Từ sự khác nhau về hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ tiếp theo, gợi cho người đọc cảm nhận gì về hình ảnh ông đồ ?
? Theo em, vì sao ông đồ lại bị gạt ra ngoài lề của XH ?
(Ông đồ vẫn ngồi đấy, như cuộc đời hoàn toàn khác xưa, đường phố vẫn đông người qua lại như không ai biết sư có mặt của ông. Thời đại nho học đã lụi tàn, con người tài hoa như ông đồ không còn được sử dụng trong thời buổi Tây học thịnh hành. Cho nên ông ngồi đấy mà vô cùng lẻ loi, lạc lõng, ông ngồi lặng lẽ, nỗi buồn tủi đã lan sang những vật vô tri, vô giác “giấy đỏ nghiên sầu”
* Nhà thơ Tú Xương đã viết:
“Thôi có làm chi cái chữ nho
Ông đồ, ông cống cũng nằm co”
- H/s đọc khổ thơ cuối.
? Nhận xét cách xưng hô của tác giả ?
? Nêu ý nghĩa của hai câu thơ ?
(Thương cho số phận của ông đồ)
? Từ đó em thấy tình cảm của tác giả đối với ông đồ như thế nào ?
(Thương cảm cho số phận của ông đồ. Mặt khác chuyện ông đồ là một phong tục đẹp bị lụi tàn, 1 nền văn hóa bị thay đổi, bị thờ ơ. Bởi thế bài thơ gợi ý cái nhìn nhân hậu với quá khứ và những gì đang thành quá khứ. Qua đó bộc lộ niềm thương tiếc vô hạn, niềm bâng khuâng haoì cổ đối với ông đồ cũng như lớp người cũ bị lãng quên, bỏ rơi.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ nghệ thuật của tác giả qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ ? 
 (Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ đều cập đến hình ảnh hoa đào nở. “ Mỗi năm hoa đào nở” “ năm nay đào lại nở” nhưng cách dùng – dụng ý của tác giả có khác . Ở câu đầu cứ mỗi năm hoa đào nở, tết đến xuân về ông đồ lại xuất hiện nhưng năm nay hoa đào lại nở, xuân lại về nhưng ông đồ không xuất hiện – ông không còn nữa, ông đồ đã lui về quá khứ, đã bị xã hội lãng quên từ bao giờ. Lời thơ gợi cảm bâng khuâng ngậm ngùi trước cảnh đấy người đâu ? ).
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết:
? Hãy khái quát giá trị NT và ND của bài thơ?
Thể ngũ ngôn phù hợp trong việc diễn tả cảm xúc sâu lắng.
Kết cấu: Đầu cuối tương ứng, hình ảnh tương phản.
Ngôn ngữ trong sáng hàm súc.
Biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh.
Þ Bài thơ thể hiện niềm thương cảm chân thành trước lớp người xưa cũ, chỉ còn cái di tích tiều tụy đáng thương trong 1 thời tàn.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
1/ Tác giả :(Sgk) .
 2/ Tác phẩm :
- Thể thơ ngũ ngôn.
- Sáng tác: 1935- 1936 . 
3. Đọc:
4. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh ông đồ thời hưng thịnh:
Mỗi năm hoa đào nở lại thấy ông đồ già bày mực giấy đỏ bên phố đông người qua.
à Ông đồ đang hòa nhịp với không khí vui tươi của phố phường.
- Hoa tay thảo những nét 
Như rồng múa phượng bay
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc khen tài.
à Hình ảnh so sánh
Þ Với tài năng của một ông đồ được mọi người mến mộ. Hành động của ông góp phần làm đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.
2. Hình ảnh ông đồ thời tàn:
- Nhưng mỗi người mỗi vắng. 
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay
à Điệp ngữ, nhân hóa, câu hỏi tu từ, câu thơ tả cảnh ngụ tình. 
Þ Vắng vẻ, buồn tủi, ông đồ bị gạt ra ngoài lề xã hội à Sự thay đổi số phận của ông. 
3. Tình cảm của tác giả trước hình ảnh ông đồ: 
- Năm nay hoa đào lại nở
Hồn ở đâu bây giờ? 
à Từ ngữ gợi tã, câu hỏi tu từ.
Þ Niềm bâng khuâng hoài cổ, niềm thương cảm chân thành đối với số phận ông đồ nói riêng, lớp người nho học nói chung. 
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK
Củng cố:
? Đọc thuộc lòng bài thơ.
? Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ.
Hướng dẫn học bài, soạn bài:
a. Học bài: 
- Đọc kĩ, nhớ được một số đoạn bài thơ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống.
- Nắm nội dung bài thơ.
b. Soạn bài:
- Soạn: Nhớ rừng:
- Xem phần chú thích (nắm tác giả, tác phẩm và các từ khó )
- Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản. Chú ý :
- Hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn thơ ( 5 đoạn thơ0 .
- Phân tích cảnh tượng + Đoạn 1,4 : Cảnh vườn bách thú , nơi con hổ bị nhốt .
+ Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị ngày xưa. Phân tích hai cảnh đối lập trên . 
+ Xã hội đương thời và tâm trạng của con hổ (tác giả) .
Trả lời câu hỏi 3,4 SGK/7
* Rút kinh nghiệm: 
S: 27/ 12/ 10
	D: 29/ 12/ 10
Tiết 74: 
NHỚ RỪNG
 (Thế Lữ)
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới .
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ .
1 . Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào Thơ mới .
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” .
2 . Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .
- Đọc diễn cảm tác phẩ ... c các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở và bài soạn của HS
Bài mới: Gv giới thiệu bài:
Chia theo mục đích nói, câu chia thành mấy loại ? ( 4 loại )
 Hôm nay , chúng ta tìm hiểu chức năng của câu nghi vấn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn .
 - HS đọc VD / sgk .
- KTDHTC : động não + thảo luận
-> Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự tin, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
 ? Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn ?
 ? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? 
 ( Thể hiện ở dấu chấm hỏi )
 ? Trong những câu trên có những từ nghi vấn không ? Đó là những từ nào ?
 ( Có không, (làm) sao, hay (là).
 ? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? ( Để hỏi ).
 - GV: Bao gồm cả tự hỏi như câu trong truyện Kiều :
 “ Người đâu gặp gỡ làm chi 
 Trăm năm biết có duyên gì 
 hay không ?”
 ? Em hãy tự đặt những câu nghi vấn ?
 ? Vậy câu nghi vấn có đặc điểm và chức năng gì ? 
 - HS đọc ghi nhớ : sgk .
 * Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập .
 - HS đọc bài tập 1 / sgk .
 ? HS làm miệng .
 -> Nhận xét, bổ sung .
 ? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
 ? HS đọc và làm miệng bài tập 2 + 3 / sgk .
 -> Nhận xét, bổ sung .
 ? HS đọc bài tập 4 + 5 / sgk .
 - HS thảo luận nhóm(3 phút): 1 bàn/ nhóm .
 - GV chia lớp làm 2 nhóm :
 + Phía ngoài : BT 4 .
 + Phía trong : BT 5 .
 -> Cử đại diện trả lời .
 -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng chính : 
* Ví dụ : sgk .
 Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha :
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? 
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt :
- Không đau con ạ !
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
 ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố ). 
 + Hình thức nhận biết: Những từ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu .
 + Chức năng chính : Dùng để hỏi .
* Ví dụ : 
- Cậu đã làm xong bài tập chưa ?
- Chị mua cam hay quýt ? 
Ghi nhớ : sgk / 11 .
II/ Luyện tập : 
* Bài tập 1 : Những câu nghi vấn :
a/ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
b/ Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c/ Văn là gì ? Chương là gì ?
d/ Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? Đùa trò gì ? Cái gì thế ? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?
- Những từ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu .
* Bài tập 2 :
- Căn cứ để xác định câu nghi vấn: Có từ 
 “ hay”.
- Không thể thay thế rừ “ hay” bằng từ “hoặc” được vì nếu thay thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành 1 câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
* Bài tập 3 : 
- Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn .
* Bài tập 4 : 
- Khác nhau về hình thức: Cókhông ;
 Đã chưa .
- Khác nhau về ý nghĩa: Câu thứ 2 có giả định ; Câu thứ nhất không có giả định .
* Bài tập 5 : 
- Khác biệt về hình thức giữa 2 câu thể hiện ở trật tự từ :
 + ( a ) Bao giờ : Đứng đầu câu .
 + ( b ) Bao giờ : Đứng cuối câu .
- Khác biệt về ý nghĩa :
 + ( a ) hỏi về thời điểm của 1 hành động sẽ diễn ra trong tương lại .
 + ( b ) hỏi về thời điểm của 1 hành động đã diễn ra trong quá khứ .
Củng cố:
? Câu nghi vấn chủ yếu dùng để làm gì? Ngoài chức năng đó còn có chức năng nào khác?
 (Để hỏi. Tuy nhiên, ngoài chức năng đó, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,nghĩa là 1 kiểu câu, ngoài chức năng chính, còn có thể có nhiều chức năng khác ).
Hướng dẫn học bài, soạn bài:
a. Học bài: 
 - Học nắm được nội dung bài 
 - Làm bài tập 6.
- Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn, phân tích tác dụng.
- Liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày.
b. Soạn bài:
 - Soạn : Viết đoạn văn trong văn bản TM .
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh : Các em nhận dang đoạn văn a, b, nêu cách sắp xếp các đoạn văn gồm : Câu chù đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung.
2. Sửa lại các đoạn văn chưa chuẩn : Đọc và nêu nhược điểm của các đoạn văn a,b và tiến hành sửa chữa .
 II/- Luyện tập : 
1. Bài tập 1 các em chuẩn bị ở nhà trước để vào học thì viết hoặc đọc lên để cả lớp nhận xét và sửa chữa .
2. bài tập 2 : Có câu chủ đề à Viết thành đoạn văn thuyết minh ở nhà trước à đến lớp đọc để cả lớp nhận xét và sửa chữa .
3. Bài tập 3 : Thực hiện ở nhà trước à đến lớp đọc à Cả lớp sửa chữa .
* Rút kinh nghiệm: 
.
.
S: 30/ 12/ 10
	 	D: 01/ 01/ 11
Tiết 76:
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG 
VĂN BẢN THUYẾT MINH 
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:
- Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh.
1. Kiến thức:
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh .
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác 
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ 
3. Thái độ:
 Ý thức khi viết đoạn văn thuyết minh
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tâp.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động: 
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở và bài soạn của HS
Bài mới: Gv giới thiệu bài:
Khi viết bài văn thuyết minh, chúng ta phải viết đoạn văn như thế nào ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách sắp xếp ý trong đoạn văn TM .
- KTDHTC: Sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện.
 ? Ở HK I các em đã học bài “ Xây dựng đoạn văn trong VB”, nhắc lại đoạn văn là gì? Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề?
 ? HS đọc đoạn văn ( a ) và tìm câu chủ đề trong đoạn ? ( Câu 1 ).
 ? Còn các câu sau là gì ? 
 ( Giải thích, bổ sung: Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ ba. Câu 5 nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/ 3 dân số thế giới thiếu nước . 
 ? HS đọc đoạn văn ( b) và tìm từ ngữ chủ đề ? ( Phạm Văn Đồng )
 ? Các câu tiếp theo làm gì ? 
 ( Cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm ).
-GV chốt : Từ ngữ chủ đề là “Phạm Văn Đồng” , các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm 
 * Hoạt động 3 : Nhận xét và sửa lại đoạn văn ( a) thuyết minh bút bi .
 ? HS đọc đoạn văn ( a ) em có nhận xét gì về đoạn văn này ? ( Các ý sắp xếp lộn xộn )
 ? Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu thế nào ?
 ( Giới thiệu thành các phần : Ruột bút, vỏ bút, các loại bút bi :
 + Phần ruột bút bi: Gồm đầu bút bi và ống mực .
 + Phần vỏ: Gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán viết. Phần này gồm ống, nắp bút có lò xo ).
 ? Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại thế nào ?
 - HS viết thành đoạn văn ra phiếu học tập của mình ( 4 phút ).
 ? HS đọc bài làm của mình .
 -> Em khác nhận xét, bổ sung . 
 * Hoạt động 4 : Nhận xét và sửa lại đoạn văn ( b ) viết về đèn bàn.
 ? HS đọc đoạn văn ( b ) đoạn văn này có nhược điểm gì ? 
 ( Đoạn văn có bố cục chưa hợp lí )
 ? Em hãy chỉ ra những chỗ không hợp lí đó?
 ? Theo em, nên giới thiệu chiếc đèn bàn theo thứ tự ntn ?
 ( Từ đế đèn, công tắc, thân đèn, đui đèn, bóng đèn, chao đèn, dây điện )
 ? Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào ?
 ? Từ đoạn văn đó ta nên tách làm mấy đoạn ? Mỗi đoạn nên viết ntn ?
 - HS viết đoạn văn ra phiếu học tập của mình ( 4 phút ).
 ? HS đọc bài làm của mình .
 -> Em khác nhận xét, bổ sung .
 -> GV ghi điểm những bài làm tốt .
 ? Theo em, khi viết đoạn văn trong VB TM cần chú ý những gì ?
 - HS đọc ghi nhớ : sgk / 15 .
 * Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập :
 - HS đọc bài tập 1 / sgk .
 ? HS viết và trình bày miệng ?
 -> Nhận xét, bổ sung .
- HS đọc bài tập 2 / sgk .
 - GV gợi ý: Với đề tài này có thể viết theo những ý sau :
 + Giới thiệu về cuộc đời hoạt động CM của Bác .
 + Tình cảm của Bác dành cho nhân dân cho Tổ quốc .
 + Tình cảm của ND đối với chủ tịch HCM .
 - HS làm ra phiếu học tập của mình .
 - GV gọi thu chấm điểm 5 em .
 - Gọi 2 em trình bày miệng .
 -> Nhận xét, bổ sung .
I/ Đoạn văn trong văn bản thuyết minh : 
1/ Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh : Sgk / 13 .
* Cách sắp xếp các câu trong đoạn văn :
a/ Câu chủ đề: “ Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng”.
b/ Từ ngữ chủ đề : 
 “ Phạm Văn Đồng”.
2/ Sửa lại các đoạn văn TM chưa chuẩn : 
a/ Ví dụ : ( GV treo bảng phụ ).
 Cấu tạo 1 chiếc bút bi gồm 2 phần: Trước hết là ruột bút bi - Đó là 1 ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thể màu xanh, đen hay đỏ - những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có 1 hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ .
 Ngoài ruột bút , chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là 1 ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút và làm cán viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo ( bút bi bấm )
hoặc không có ( bút bi nắp đậy ). 
b/ Ví dụ ( GV treo bảng phụ ):
 Nhà em có 1 chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng 1 khối thuỷ tinh hình tròn, trông rất vững chãi trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi .
 Từ đế đèn có 1 ống thép không gỉ thẳng đứng gắn 1 cái đui đèn, trên có nắp 1 bóng đèn 25w . Ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn qua đó .
 Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng sắt. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn .
=> Ghi nhớ : sgk / 15 .
II/ Luyện tập : 
 * Bài tập 1 : 
 Giới thiệu trường em .
- Mở bài :
 Trường em là một ngôi trường xinh xắn nằm trên một quả đồi gần làng .
- Kết bài : Trong những năm tháng của cuộc đời học sinh ngôi trường đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Dù có đi xa nơi đâu, hình ảnh ngôi trường không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em . 
* Bài tập 2 : Viết đoạn văn
Củng cố:
? Khi viết đoạn văn trong VB TM ta cần chú ý những gì ?
Dặn dò:
a. Học bài: 
- Học nắm được nội dung bài .
 - Làm bài tập 3 / sgk .
- Sưu tầm một số đoạn văn thuộc nhóm phương thứ biểu đạt khác nhau để so sánh, đối chiếu, làm mẫu tự phân tích, nhận diện .
- Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn .
b. Soạn bài:
- Chuẩn bị bài: “Quê hương” của Tế Hanh. Chú ý chuẩn bị như sau : 
 + Nắm sơ lược về tác giả và tác phẩm .
 + Thể loại .
 + Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (câu 3 đến câu 8) 
 + Phân tích cảnh đón thuyền về bến (câu 9 đến câu tiếp theo) 
 Hình ảnh dân chài ở hai cảnh trên có gì nổi bật ? 
 + Phân tích lối nói ẩn dụ và so sánh có hiệu quả như thế nào trong các câu thơ mục 2. SGK/18 .
 + Nhận xét về tình cảm của tác giả qua bài thơ .
 + Phân tích nghệ thuật của bài thơ .
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 Tuan 19 Tich hop ki nang song chuan moi.doc