Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Long Vĩnh

TRONG LÒNG MẸ TIẾT 05 -06

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.

 - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Khái niệm thể loại hồi kí.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

- Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

 2/ Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/08/2010	 TUẦN 02
ND: 16/08/2010	TRONG LÒNG MẸ	TIẾT 05 -06	 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
 - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
 2/ Kĩ năng: 
- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Văn bản Tôi đi học được viết theo thể loại nào? Giới thiệu về thể loại ấy?
- Nhắc lại 3 phép so sánh hay trong văn bản Tôi đi học và phân tích hiệu quả của nghệ thuật đó?
3. Giới thiệu bài mới: Những ngày thơ ấu là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một đoạn hay, tác giả đã miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của tâm hồn trẻ dại. Đó là nỗi thương nhớ kính yêu, khao khát tình mẹ và được thỏa nguyện.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm?
Ä
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả: Nguyên Hồng (1918- 1982) là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
2/ Thể loại: Hồi kí – là thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
3/ Vị trí đoạn trích: Trích chương IV của tập hồi kí những ngày thơ ấu. 
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc văn bản: Chậm, tình cảm, chú ý từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật tôi.
Ø Gọi học sinh đọc văn bản SGK.
Ø Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu ý chính từng phần?
.
Ø Qua phần chữ nhỏ và đoạn 1 em nhận thấy bé Hồng đang ở trong cảnh ngộ như thế nào?
Ø Nhân vật người cô được thể hiện qua những chi tiết kể tả nào?
Ø Câu hỏi đầu tiên mà bà cô muốn hỏi cháu Hồng là gì? Câu hỏi ấy em thấy có phải người cô rất quan tâm đứa cháu ruột của mình không?
Ø Cháu Hồng đã phản ứng như thế nào trước câu hỏi đó của người cô?
Ø Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi điều gì? Thái độ và nét mặt của bà thay đổi ra sao?
Ø Hãy tìm những chi tiết Chứng tỏ người cô luôn tìm cách lôi kéo bé Hồng vào trò chơi độc ác của mình?
Ø Qua cuộc đối thoại được phân tích như trên, em nhận thấy nhân vật bà cô là người như thế nào?
Ø Trước sự lạnh lùng, muốn chia rẻ tình cảm của bé Hồng với mẹ bằng sự thâm hiểm và độc ác của bà cô, Em thấy tình cảm của bé Hồng đối với mẹ có thay đổi không? Tìm những chi tiết trong văn bản để chứng tỏ điều em nhận định?
Ø Qua văn bản, em thấy bé Hồng có tâm trạng và niềm khát khao tình mẹ như thế nào?
Ø Mạch truyện, mạch cảm xúc trong truyện được tác giả tạo dựng như thế nào?
Ø Để tạo nên những rung động trong lòng độc giả, tác giả đã kết hợp lời kể chuyện với những yếu tố nào? Hãy nêu các yếu tố đó trong văn bản?
Ø Hình tượng nhân vật bé Hồng được khắc họa như thế nào?
Ø Qua tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ, em hãy phát biểu về tình mẫu tử ttrong tâm hồn con người?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø Bố cục hai phần:
- Phần 1: Từ đầu người ta hỏi đến chứ? – Cuộc đối thoại giữa người cô cai độc và chú bé Hồng; ý nghĩ, cảm xúc của Hồng về người mẹ bất hạnh của mình.
- Phần 2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cự điểm của chú bé Hồng.
Ø Cảnh ngộ bé Hồng rất đáng thương, cha mất sớm, mẹ sống xa, Hồng ở với họ hàng bên nội trong sự ghẻ lạnh thiếu tình thương.
Ø Bà cô xuất hiện trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với đứa cháu ruột.
Ø Một hôm, bà cô gọi em đến bên cười hỏi: 
- “ Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ mày không?”
à Câu hỏi thì dường như người cô rất quan tâm cháu Hồng nhưng lại chứa những ý nghĩ cai độc bởi chính giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của cô.
Ø Lúc đầu “ cúi đầu không đáp” nhưng sau đó cũng cười đáp với thái độ bất cần: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Ø Người cô nào chịu buông tha! Bà ta hỏi luôn giọng vẫn ngọt: “ Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
Cùng với giọng mỉa mai ấy là hai con mắt long lanh chằm chặp nhìn chú bé. Điều này càng chứng tỏ người cô muốn kéo đứa cháu đáng thương vào trò chơi độc ác mà mình đã dàn sẵn.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØBà cô là người rất lạnh lùng , độc ác, thâm hiểm. Đó là một hình ảnh tố cáo hạng người tàn nhẫn khô héo cả tình máu mũ ruột rà.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng.
- Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô.
- Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ.
2/ Nghệ thuật:
- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.
3/ Ý nghĩa:
Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích “trong lòng mẹ”, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó.
 - Ghi lại một trong những kĩ niệm của bản thân với người thân.
 - Soạn bài: Trường từ vựng.
	+ Trả lời các câu hỏi sau các ngữ liệu để nắm trước thế nào là trường từ vựng?
	+ Đọc và nắm vững các lưu ý trang 21 -22.
	+ Xem trước các bài luyện tập trang 23 - 24
NS: 12/08/2010	 TUẦN 02
ND: 19/08/2010	 TRƯỜNG TỪ VỰNG	TIẾT 07	 = a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
 - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Khái niêm trường từ vựng.
 2/ Kĩ năng: 
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ? Cho ví dụ minh họa và biểu diễn bằng một sơ đồ.
3. Bài mới:
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
ØĐọc đoạn văn trang 21 SGK.
ØCác từ in đậm trong đoạn văn thường được dùng để chỉ đối tượng nào? (người hay động vật hay sự vật).
ØTheo em các từ in đậm trên có nét chung nào về nghĩa?
ØNếu ta tập hợp những từ trên thành một nhóm thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy trường từ vựng là gì?
ÄChốt: Cơ sở để hình thành trường từ vựng là những từ đó phải có đặc điểm chung về nghĩa. Không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường từ vựng.
Ø Đọc các lưu ý trang 21-22.
Ø Trường từ vựng “mắt” có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ nào?
Ø Trong một trường từ vựng có thể tập hợp nhiều từ loại khác nhau không? Cho ví dụ. 
Ø Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng không? Vì sao?
Ø Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày người ta thường dùng cách chuyển đổi trường từ vựng để làm gì?
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Thường dùng chỉ đối tượng là người.
Các từ đó điều chỉ bộ phận con người.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø Bộ phận của mắt.
Đặc điểm của mắt.
Hoạt động của mắt.
Cảm giác của mắt.
Bệnh về mắt.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I-THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG:
 1/ Khái niệm:
Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2/ Lưu ý:
- Một từ có thể thuộc về nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa nên một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Hiện tượng chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm và khả năng diễn đạt.
Hoạt động 3: Luyện tập
Ø Tìm trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”?
Ø Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy dưới đây?
a) Lưới, nơm, câu, vó.
b) Tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ
c) Đá, đạp, giẫm, xéo.
d) Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.
e) Hiền lành, độc ác, cỡi mở.
g) Bút máy, bút bi, phấn, bút chì.
Ø Đọc và xác định trường từ vựng cho các từ in đậm trong đoạn văn.
Ø Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ, vào đúng trường từ vựng theo bảng?
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
a) Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
b) Dụng cụ để chứa đựng.
c) Hoạt động của chân.
d) Trạng thái tâm lí.
e) Tính cách con người.
g) Dụng cụ để viết.
Ø Trường từ vựng “ Thái độ”.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Người ruột thịt: Thầy, mẹ, em, cô, mợ, cháu, con, anh.
Bài tập 2: 
a) Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
b) Dụng cụ để chứa đựng.
c) Hoạt động của chân.
d) Trạng thái tâm lí.
e) Tính cách con người.
g) Dụng cụ để viết.
Bài tập 3:
Trường từ vựng “ Thái độ”.
Bài tập 4:
Khứu giác
Thính giác
Mũi, thơm, điếc, thính.
Tai, nghe, điếc, rõ, thính.
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà học bài. Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học, viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc một trường từ vựng nhất định.
 - Làm bài tập 5,6,7 trang 23,24 SGK.
 - Soạn bài: Bố cục của văn bản:
	+ Đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trang 24 SGK.
	+ Tìm hiểu các câu hỏi mục II để chuẩn bị trước cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài của văn bản.
	+ Đọc các văn bản bài tập 1 trang 26,27 và trả lời câu hỏi theo gợi ý ttrong SGK.
NS: 13/08/2010	 TUẦN 02
ND: 19/08/2010	 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN	 	 TIẾT 08	 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục.
 - Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
 2/ Kĩ năng: 
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là chủ đề của văn bản?
- Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
ØGV gọi HS đọc văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng.
ØVăn bản trên có mấy phần? chỉ ra các phần đó?
ØEm hãy cho biết nhiệm vụ chính của từng phần trong văn bản?
ØHãy phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên?
ØTừ việc phân tích trên, hãy cho biết bố cục của văn bản thường gồm có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?
ØChuyển ý: Trong ba phần của văn bản, phần mở bài, kết bài thường ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định. Thân bài là phần phức tạp nhất được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số cách thức sắp xếp nội dung thân bài.
ØPhần thân bài của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy sắp xếp theo thứ tự nào?
ØVăn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng cậu bé trong phần thân bài 
ØKhi tả người, vật, con vật, phong cảnh, em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự mà em biết?
Ø Phần thân bài của văn bản người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề người thầy đạo cao đức trọng. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy?
Ø Từ các bài tập trên, bằng vốn hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài tùy thuộc vào những yếu tố nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Văn bản chia làm ba phần:
+ Phần 1: Từ đầudanh lợi.
+ Phần 2: Học trò theo ông vào thăm.
+ Phần 3: Đoạn còn lại.
Ø Nhiệm vụ:
+ Phần 1: Giới thiệu ông Chu Văn An.
+ Phần 2: Công lao, uy tín và tính cách của ông Chu Văn An. + Phần 3: Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An
Ø Mối quan hệ giữa các phần:
- Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau còn phần sau là sự nối tiếp phần trước.
- Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là người thầy đạo cao đức trọng.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø Sắp xếp những kĩ niệm theo dòng hồi tưởng. Các cảm xúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian: Trên đường đến trường, trước sân trường, khi bước vào lớp học.
Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.
Ø Diễn biến tâm trạng của bé Hồng:
- Tình cảm và thái độ.
 + Tình cảm: thương mẹ sâu sắc.
 + Thái độ: Căm ghét những cổ tục, những kẻ nói xấu mẹ mình.
- Niềm vui sướng cực độ của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ.
Ø Tả người, vật:
- Theo không gian: Từ xa đến gần hoặc ngược lại.
- Theo thời gian: Quá khứ - hiện tại; Hiện tai – quá khứ; quá khứ và hiện tại đan xen.
- Từ ngoại hình đến quan hệ, cảm xúc hoặc ngược lại.
Ø Tả phong cảnh:
- Theo không gian: rộng - hẹp; cao – thấp,
- Ngoại cảnh đến cảm xúc và ngược lại.
Ø Hai sự việc về thầy Chu Văn An trong văn bản:
- Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.
- Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I-BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN:
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
- Văn bản thường có bố cục ba phần là Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mỗi phần có chức năng và nhiệm vụ riêng tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề và ý đồ giao tiếp của người viết, phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc.
II-CÁCH BỐ TRÍ SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN:
Nội dung phần thân bài thường được ttrinhf bày theo một thứ tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Một số cách sắp xếp bố trí, sắp xếp bố cục thông thường:
 + Trình bày theo thứ tự thời gian, không gian;
 + Trình bày theo sự phát triển của sự việc;
 + Trình bày theo mạch suy luận.
Hoạt động 3: Luyện tập
Ø Đọc bài tập 1, trang 26-27 SGK.
ØHãy phân tích cách trình bày các ý trong mỗi đoạn trích?
Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 27 SGK.
 ØTheo em, cách sắp xếp như bài tập 3 là hợp lí chưa?
Ø Nếu chưa hợp lí thì nên sửa lại như thế nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø Cách sắp xếp như trên là chưa hợp lí.
ØChúng ta phải giải nghĩa trước khi chứng minh tính đúng đắn của chúng. Khi giả nghĩa mỗi vế rồi thì nên giải nghĩa toàn câu tục ngữ sau đó tìm thêm nghĩa sâu xa của câu tục ngữ, liên hệ đến một số câu tục ngữ khác,
III- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
a) Trình bày các ý theo thứ tự không gian: Nhìn từ xa đến gần, đến tận nơi, đi xa dần.
b) Trình bày theo thứ tự thời gian: về chiều – lúc hoàng hôn.
c) Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
Bài tập 3:
Cách sắp xếp như trên là chưa hợp lí.
Chúng ta phải giải nghĩa trước khi chứng minh tính đúng đắn của chúng. Khi giả nghĩa mỗi vế rồi thì nên giải nghĩa toàn câu tục ngữ sau đó tìm thêm nghĩa sâu xa của câu tục ngữ, liên hệ đến một số câu tục ngữ khác,
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà học bài. Dựa vào bài tập 2, SGK trang 27.
 - Soạn bài: Văn bản: Tức nước vỡ bờ.
 + Đọc và tóm tắt văn bản.
 + Trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5 trong phần đọc – hiểu văn bản trang 32 - 33 SGK.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 kien thuc chuan.doc