Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Năm học 2004-2005

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Năm học 2004-2005

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

· Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú với me.

· Hiểu được nét đặc sắc của văn hồi ký qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân tình, giàu sức truyền cảm.

· Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản .

· Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, hoán dụ, nhân hóa giúp ích cho việc học văn và làm văn.

· Giúp học sinh nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong thân bài.

· Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.

 

doc 9 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 2
BÀI 2:
	Tiết 5,6: 	Trong lòng mẹ.
	Tiết 7: 	Trường từ vựng
	Tiết 8: 	Bố cục của văn bản.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú với me.ï
Hiểu được nét đặc sắc của văn hồi ký qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân tình, giàu sức truyền cảm.
Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản .
Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, hoán dụ, nhân hóa giúp ích cho việc học văn và làm văn.
Giúp học sinh nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong thân bài. 
Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
Tiết 5,6:
Văn bản	TRONG LÒNG MẸ
Nguyên Hồng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1/ Ổn định: Tổ trưởng báo cáo học tập.
2/Kiểm tra bài cũ :	
Đọc phần ghi nhớ bài 1.
Trả lời phần luyện tập bài 1
3/Giới thiệu bài :
Những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945,a4 được bạn học yêu quý. bởi vì nhà văn luôn hướng ngòi bút về những con người cùng khổ với trái tim thắm thiết yêu thương của mình, nổûi bật trong tác phẩm của Nguyên Hồng là những người bà, người mẹ, người chị, những cô bé, cậu bé côi cút Ở đoạn trích “Trong lòng mẹ” chương IV _ Hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, chúng ta bắt gặp hai người phụ nữ và một thiếu niên _ tất cả đã được tác giả khắc họa chân thực. Tình cảm bao trùm toàn bộ đoạn văn là lòng mẹ dịu êm & tình con cháy bỏng.
Nội dung bài mới :
Nêu tiểu sử của Nguyên Hồng. Theo em, yếu tố nào trong cuộc đời ông đã khiến tác giả hướng ngòi bút về những người cùng khổ ?
Gợi ý: Em hiểu gì về thể hồi ký (tự truyện) của tác phẩm “NNTA”?
2.Tuy chỉ là một chương giữa của thiên hồi ký, nhưng đoạn trích được bố cục chặt chẽ như một truyện ngắn. Hãy tìm bố cục .
Gợi ý: Phần đầu giới thiệu gì về Hồng? Phần giữa kể chuyện về ai? Phần cuối cảm xúc của Hồng như thế nào ?
3.T ìm chi tiết nêu hoàn cảnh đặc biệt của Hồng ?
“Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về “
4.Em thấy nhân vật bà cô của Hồng là người như thế nào ?
Gợi ý: Thái độ gọi Hồng lại nói _ Tại sao lại “cười hỏi” mà không là “lo lắng hỏi” hoặc “nghiêm trang” “âu yếm” hỏi ? Bà ta muốn gì khi nói mẹ Hồng đang “phát tài” & cố ngân dài 2 tiếng “em bé”? Vì sao lòng Hồng thắt lại? 
5.Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng đối vớiù người mẹ bất hạnh thể hiện như thế nào ?
 Gợi ý: Phản ứng của Hồng ra sao? Cảm xúc của Hồng qua từng lời của ngừoi cô? Bộc lộ tình cảm, tính cách gì ở Hồng ?
Chuyển: Với tình yêu và niềm tin ấy khi gặp mẹ Hồng đã nhận được niềm sung sướng hạnh phúc lớn lao. 
6.Hồng gặp lại mẹ trong hoàn cảnh nào ?
(Gợi ý: ngày giỗ đầu – tan trường về đầy người – Hồng thoáng thấy người giống mẹ )
àCảm xúc của Hồng như thế nào ?(từ nào mô tả cảm xúc dồn dập có cùng nghĩa ?)Khi chợt gặp mẹ ?
7.Hình ảnh của người mẹ được tác giả so sánh bằng hình ảnh gì ?Và bé Hồng được so sánh với hình ảnh gì ?được trong lòng mẹ, cảm giác ra sao ?(những từ cùng trường nghĩa về mẹ) 
Nghệ thuật?
8.Trong lòng mẹ, Hồng đã có suy nghĩ gì ?
(Được hưởng hạnh phúc lớn lao, Hồng có nhớ gì về lời người cô không?)
9.Có người cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng ?Em hiểu như thế nào? Chứng minh qua đoạn trích. 
(Thảo luận)
10.Trắc nghiệm: Đoạn “tôi ngồi  lạ thường”diễn đạt:
a-Miêu tả – biểu cảm
b-Tự sự – Miêu tả 
c-Biểu cảm – Tự sự 
d-Nghị luận – Biểu cảm Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích?
Đoạn trích đã ca ngợi điều gì?
Giới thiệu :
- Tác giả : SGK
- Thể loại :hồi ký 
- Xuất xứ : Chương IV của “Những ngày thơ ấu”
Tìm hiểu văn bản :
1/ Bố cục : 2 phần 
- Đoạn 1 :“Tôi đã  hỏi đến chứ ?”
Cuộc đối thoại với người cô 
- Đoạn 2 : phần còn lại .
Niềm vui gặp lại mẹ 
2/ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật :
Ý1: Hoàn cảnh bé Hồng :
 - Đáng thương
Ý2:Tình yêu của Hồng đối với me:ï 
* Khi đối thoại với người cô.
-Người cô:
 Cười hỏi  muốn vào chơi với mẹ khôn? Mợ mày phát tài lắmthăm em bé chứ 
àLạnh lùng, nham hiểm, khô héo tình máu mủ .
 Hồng  cúi đầu không đáp , im lặng, khóc mắt cay, nước mắt ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc quyết vồ ngaycắnnhai nghiếnkỳ nát vụng .
àLời văn dồn dập, các động từ mạnh àtrường nghĩa hành động 
àThông minh, nhạy cảm, luôn tin yêu và bảo vệ mẹ.
* Khi gặp lại mẹ :
 Thoáng thấy bối rốiòa khócnức nở lăn vào lòng mẹ, áp mặt
-So sánh mẹ như dòng nước mắt trong suốt, con như khách bộ hành giữa sa mạc.
 Những trường nghĩa sát hợp, trữ tình .
àSung sướng, hạnh phúc tột độ. 
Tình mẫu tử thiêng liêng .
Tổng kết :
 NT:Thể hồi ký chân thực, lời văn giàu cảm xúc trữ tình. 
ND : Bài ca chân thành & cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, lòng mẹ dịu êm và tình con cháy bỏng. 
Nguyên Hồng lớn lên trong một xóm lao động nghèo. Ông có một tuổi thơ đầy cay đắng. Nhân vật “tôi” chính là tác giả đang trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình 
Theo bố cục trên, nổi bật hai tình huống của nhân vật bé Hồng với 2 người phụ nữ:
+ Cuộc đối thoại với người cô: bộc lộ tâm địa người cô độc ác, tâm trạng đau đớn luôn muốn bảo vệ mẹ của Hồng.
+ Cuộc gặp gỡ với mẹ, bộc lộ cảm xúc hạnh phúc
Hồng là đứa mồ côi cha lại xa mẹ. Hồng sống nhờ họ hàng bên nội – trực tiếp là người cô
Cười hỏi; cười nửa miệng, thăm dò, cố ý đụng đến nỗi nhớ thương mẹ của Hồng, làm ra vẻ quan tâm nhưng thực chất là gieo rắc nỗi hoài nghi, ruồng rẫy mẹ Hồng, rằng mẹ Hồng không thương con, xấu xa 
à Hồng nhận ra ngay những rắp tâm tanh bẩn của cô. 
Sau lời hỏi thứ 2, Hồng đau đớn nhưng thông minh phản ứng lại.
Sau lời thứ 3 của cô, Hồng phẫn uất, nức nở, căm tức tột cùng chỉ muốn nghiền nát vụn những điều cô đang nói – Hồng là đứa bé yêu và tin me.ï
Không đợi con trai viết thư, không cần cô em chồng nhắn, mẹ Hồng đã về đúng ngày giỗ đầu của chồng – Mẹ Hồng không quên tình nghĩa và trách nhiệm với con – Trở về đàng hoàng ...cầm nón vẫy kéo tay tôi lên xe...xoa đầu... đem rất nhiều quà bánh.
Mới thấy thoáng bóng mẹ Hồng đã bối rối chạy theo- rồi được ngồi bên mẹ, được khóc òa lên cho tan đi bao tủi hờn, nhớ nhung và Hồng sung sướng tự hào về mẹ, được tận hưởng tình yêu của me.ï
Nguyên Hồng đã vẽ 1 bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét, âm thanh & hương thơm ... của một thế giới của mẹ và con trữ tình bằng chính kỷ niệm tuổi thơ của mình.
Trong đoạn trích những nhóm từ cùng trùng nghĩa sử dụng rất sát hợp với bố cục các phần – Nhân vật và tâm trạng được khắc họa rõ nét chân thực và sinh động.
4. Củng cố : Tóm tắt giá trị nội dung & nghệ thuật của đoạn trích
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài 2
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 7	TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định: Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị.
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì ? Cho một ví dụ.
 - Điền từ bà con, chú ruột vào đoạn văn sau :
“Nam học tập đạt thành tích xuất sắc......trong họ, nhất là ........Nam - người đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập – rất tự hào phấn khởi.” 
3. Bài mới :
	a) Vào bài :
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
GV trình bày giáo cụ( Đoạn văn trích “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.)
H. Các tư ø in đậm có nét chung gì về nghĩa?
 (Chỉ bộ phận của cơ thể con người )
GV : Trường từ vựng _ ngữ nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng chỉ chung một khái niệm. Cơ sở hình thành trường từ vựng là đặc điểm chung về nghĩa. Không có đặc điểm chung về nghĩa, không có trường .
H. Trường từ vựng là gì ?
Học sinh hình thành ghi nhớ, giáo viên bổ sung, gọi học sinh nhắc lại, giáo viên ghi bảng .
HS đọc VDa (lưu ý)
H. Qua trường từ vựng “mắt” em rút ra điểm lưu ý gì ?
GV ghi bảng
H. Lập danh sách từ loại những trường từ vựng về “mắt” 
Danh từ : Con ngươi, lông mày 
Động từ : nhìn trông 
Tính từ : lờ đờ, toét 
 GV kết luận, ghi bảng .
HS đọc VDc (lưu ý)
H. Vì sao chỉ có một từ “ngọt” mà có cả trường mùi vị, trường âm thanh, trường thời tiết(từ “ngọt” là từ nhiều nghĩa)
GV kết luận _ ghi bảng 
HS đọc VDd (lưu ý).
H. Tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường vựng nào sang trường từ vựng nào?(người -> thú vật)
H. Chuyển như thế để làm gì ?(nhân hóa : tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt).
HS nhắc lại 4 điều lưu ý 
GV cho học sinh làm bài tập 1,2,3,5 ở lớp, bài tập 4,6,7 làm ở nhà .
Đọc BT1, tìm yêu cầu (HS làm miệng)
Học sinh thảo luận BT5 ( gợi ý: SGV trang 21)
GV chép lại, ghi bảng 
I/ Tìm hiểu bài :
1/ Thế nào là trường từ vựng ?
VD:mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng : chỉ bộ phận cơ thể con người .
Ghi nhớ : Sách Ngữ văn tập I trang 21.
2/ Lưu ý :
-Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn .
-Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
 -Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau .
-Trong văn, thơ, chuyện, trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ . 
II/ Luyện tập :
BT1/ Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng:
Cậu, mợ, con, em : người ruột thịt .
BT2/ Đặt tên trường từ vựng :
Dụng cụ đánh bắt thủy sản 
Dụng cụ để đựng
Hoạt động của chân
Trạng thái tâm lý 
Tính cách 
Dụng cụ để viết 
BT3/ Xác định trường từ vựng 
Trường từ vựng “thái độ”
BT4/ Về nhà 
BT5/
BT6/ Về nhà 
BT7/ Về nhà 
	Trường từ vựng là gì ? Cho ví dụ .
	4/Củng cố : 	--	Sửa lại chỗ sai trong câu sau đây:
“Dịp hè vừa qua, em được cùng ba mẹ đi thăm ông bà nội, ông bà ngoại, chú, cậu và một khu di tích lịch sử”(không dùng trường từ vựng)
 Câu hỏi trắc nghiệm:
 Câu: “Em đã làm được nhiều bài : toán, ngữ văn và bài tập ở nhà”
Không có điểm nào sai.
Sai về nghĩa.
Lỗi lô gích.
Lỗi lô gích liên quan trường từ vựng .
5/Dặn dò : 	Học bài.
	Làm bài tập nhà.
	Xem trước “ Bố cục của văn bản”, trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 trang 24 và 1,2,3,4,5 trang 25.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 8	BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
	1/ Ổn định : Tổ trưởng báo cáo.
2/ Bài cũ : Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
3/ Bài mới :
Vào bài: Ở lớp 7, các em đã học bố cục và mạch lạc trong văn bản. Các em nắm được văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, Kết luận và chức năng nhiệm vụ của chúng. Bài học hôm nay nhằm ôn lại kiến thức đã học đồng thời đi sâu hơn tìm hiểu cách sắp xếp tổ chức nội dung phần Thân bài- Phần chính của văn bản.
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
* Đọc văn bản “Người thầy đạo đức “ trang 
Hỏi : Chủ đề văn bản là gì ? ( Người thầy đạo đức trang ..)
Hỏi : Văn bản có mấy phần ? (3) Nêu nhiệm vụ của phần mở bài? (Giới thiệu chủ đề: Thầy đạo cao đức trọng: Thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi)
Hỏi : Phần thân bài có mấy đoạn? (2) Nêu nhiệm vụ của từng đoạn? (Thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi)
 Hỏi : Nhiệm vụ của 2 đoạn này có phù hợp chủ đề không? Phân tích ?
Giáo viên cho học sinh phân tích -> chốt lại (Thầy giáo giỏi -> nhiều học trò -> học trò làm quan)
Hỏi : Cuối cùng văn bản kết thúc về chủ đề người thầy đạo cao đức trọng như thế nào?( Qua đời mọi người thương nhớ, lập đền thờ ở văn miếu)
Hỏi : Bố cục văn bản là gì? 
 Văn bản thường có bố cục mấy phần? Hãy kể ra.
 - Học sinh hình thành ghi nhớ 1, 2 trang 25
* Hướng dẫn học sinh thực hành văn bản “Trong lòng mẹ’
Học sinh thảo luận 4 câu trong SGK.
Giáo viên cho học sinh trình bày trước lớp sau đó giáo viên tổng kết. 
Hỏi : Trình tự này có làm nổi bật diễn biến tâm trạng bé Hồng trong đoạn trích không? Nổi bật như thế nào? (Yêu mẹ, tin tưởng, tự hào, hạnh phúc)
Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản?
Học sinh hình thành ghi nhớ 3 trang 25
* Học sinh đọc bài tập 1a
Hỏi : Văn bản thuộc phương thức biểu đạt gì?(Biểu cảm) Thể loại gì? ( Tả cảnh) Tả theo trình tự nào?
Đọc bài tập 1b
Hỏi : Cách sắp xếp ý BT1a có khác gì BT1b không ? (BT1b Ý sắp xếp theo thứ tự thời gian:Về chiều – Lúc hoàng hôn )
 * Học sinh thảo luận BT 1c
Hỏi : Văn bản thuộc phương thức biểu đạt gì?( Nghị luận chứng minh)
Hỏi : Nêu chủ đề? Chủ đề ở câu nào ?
Hỏi : Luận điểm của văn bản được chứng minh bởi những luận cứ nào? (Truyện Hai Bà Trưng, Phù Đổng Thiên Vương)
Hỏi : Trong luận cứ 2, các em so sánh với văn bản Thánh Gióng học ở lớp 6 có gì khác? ( Không bị thương -> chết )
Hỏi : Mục đích sự sáng tạo đó có tác dụng gì đối với luận điểm?(Tô đậm tính tưởng tượng, hư cấu ) 
I. Tìm hiểu bài
 1. Bố cục của văn bản
Văn bản : Người thầy đạo cao đức trọng
a. Mở bài 
Nêu ra chủ đề: Thầy giáo giỏi, không màng danh lợi, tính tình cứng cỏi.
Thân bài
Trình bày các khía cạnh của chủ đề :
Thầy giáo giỏi, không màng danh lợi
tính tình cứng cỏi.
Kết bài: 
Tổng kết chủ đề: Thương tiếc lập đền thờ thầy giáo đạo cao đức trọng.
Ghi nhớ 1,2 sách Ngữ văn 8 tập 1 trang 25
 2. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản :
Văn bản “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng 
Khi nói chuyện với bà cô :
Nhận ra bà cô cố tình bịa đặt
Căm ghét những cổ tục
Kính yêu mẹ 
Khi thấy mẹ 
 - Khát khao tình cảm của mẹ
Khi ngồi trong lòng mẹ
Cảm giác sung sướng ấm áp, hạnh phúc
Muốn bé lại
Quên bà cô nói gì
Trình bày theo hướng diễn biến tâm trạng 
Ghi nhớ 3 sách Ngữ văn 8 tập 1 trang 25.
Luyện tập: 
Bài tập 1: Phân tích cách trình bày ý 
Trình bày ý theo thứ tự không gian: nhìn xa- đến gần – đến tận nơi – đi xa dần
Trình bày ý theo thứ tự thời gian: về chiều – lúc hoàng hôn .
Hai luận cứ được sắp xếp từ sự thật đến tưởng tượng
Bài tập 2, 3 : Về nhà
 4/ Củng cố : 
Đọc lại ghi nhớ 
Làm bài tập
Hải Âu là dấu hiệu của điềm lành. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả nhiều ngày, đã bị cái bồng bềnh của biển cả làm say  mà thấy những cánh Hải Âu, lòng lại không bừng hy vọng. Bọn chúng báo hiệu sự bình an, báo trước bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum hợp gia đình sau những ngày cách biệt đăng đẳng.
Hải Âu là bạn bè của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều vờn sát ngọn sóng hơn và về tổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi cho lũ con ăn trong nhiều ngày, chờ khi biển lặng.
(Vũ Hùng)
 Cho biết trật tự đoạn văn trên.	 a. Đúng ;	 b. Sai 
Giáo viên giải thích thêm.
5/ Dặn dò :
Xem lại bài, học ghi nhớ(Xem lại bài “Bố cục trong Văn bản” Sách Ngữ văn 7 tập 1)
Xem trước bài 3(Đọc tiểu thuyết ‘Tắt đèn” Ngô Tất Tố – Tóm tắt -Đọc đoạn trích-Trả lời câu hỏi )
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai (2).doc