Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 đến tuần 4

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 đến tuần 4

TRONG LÒNG MẸ

 (Trích “Những ngày thơ ấu” )

 - Nguyên Hồng -

A. Mức độ cần đạt:

 Học sinh:

 - Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.

 - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm thể loại hồi kí.

 - Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

 - Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật bé Hồng.

 - ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

 2. Kĩ năng:

 - Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

 - Biết vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 3. Thái độ:

 Biết lên án những cổ tục của xã hội cũ và trân trọng tình mẫu tử.

C. Phương pháp: phân tích, giảng bình, đọc sáng tạo

 

doc 40 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: 15/08/2011	 
 Ngày dạy: /08/2011 
TRONG LòNG Mẹ
 (Trích “Những ngày thơ ấu” ) 
 - Nguyên Hồng - 
A. Mức độ cần đạt:
 Học sinh:
 - Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
 - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức:
 - Nắm được khái niệm thể loại hồi kí.
 - Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
 - Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật bé Hồng.
 - ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
 2. Kĩ năng:
 - Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
 - Biết vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
 3. Thái độ:
 Biết lên án những cổ tục của xã hội cũ và trân trọng tình mẫu tử.
C. Phương pháp: phân tích, giảng bình, đọc sáng tạo
D. Tiến trình dạy học: 
 1. ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 a. Câu hỏi: - “Tôi đi học” được viết theo thể loại truyện nào? Vì sao em biết?
	- Hãy nêu cảm nghĩ của em về ngày xưa đến trường?
 b. Đáp án: - Nêu và gải thích được thể loại truyện ngắn (6 đ)
	- Cảm xúc chân thành, trong sáng: (4đ)
 3. Bài mới: 
Giáo viên đọc đoạn thơ trong bài “Mây và sóng” của Ta-go để gợi cảm xúc về tình mẹ và giới thiệu vào bài.
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
NộI DUnG BàI DạY
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Cho Hs xem tranh chân dung Nguyên Hồng
- Qua quan sát chân dung và tìm hiểu ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
+ Nêu những nét chính.
- Giáo viên giới thiệu đôi nét về tác giả: Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ)
- Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
a. Bút kí. b. Hồi kí
c. Truyện ngắn. d. Tiểu thuyết.
- Em hiểu gì về hồi kí?
(Là thể văn ghi chép, kể lại những biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến)
- Vị trí của đoạn trích “Trong lòng mẹ” trong tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản.
- Hướng dẫn học sinh đọc với giọng đọc chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ thể hiện cảm xúc thay đổi, lời thoại.
+ Đọc và nhận xét cách đọc.
- Cho học sinh đọc và giải nghĩa từ khó: một em đọc từ – một em nêu nghĩa và ngược lại.
- Giáo viên giải thích thêm về một số từ chủ đề như: hoài nghi, ruồng rẫy, tha hương cầu thực, tâm can, cổ tục, ảo ảnh
- Bố cục của văn bản này có điểm gì giống và khác so với văn bản Tôi đi học?
Định hướng: Kể theo trình tự thời gian, theo hồi ức kể kết hợp với miêu tả và bộc lộ cảm xúc. Khác ở truyện Tôi đi học liền mạch trong thời gian ngắn, Trong lòng mẹ không liền mạch)
+ So sánh.
- Có thể chia đoạn trích này thành 2 hay 3 phần?
+ Nêu cách chia đoạn.
+ Đọc lại đoạn kể về cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
- Nhân vật bà cô trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích thái độ, lời nói, cử chỉ của bà cô đối với cậu bé?
- Đọc đoạn văn, em hiểu gì về hoàn cảnh đau khổ và trớ trêu của cậu bé Hồng? 
- Phát hiện và nêu cảm nhận của em về cách dùng từ của tác giả như: đau đớn, thương, căm tức, sợ hãi?
+ Tự cảm nhận
- Trong cuộc đối thoại giữa mình và bà cô, bé Hồng đã bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình như thế nào?
- Cảm nhận của em về bé hồng qua những so sánh liên tiếp trong câu văn: “giá những cổ tục đày đoạ mẹ tôi như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”?
( Hình ảnh so sánh lên tiếp thể hiện sự bất bình cao độ của bé Hồng với những cổ tục phong kiến đã đày đoạ người mẹ của mình)
+ Phân tích, phát biểu.
- Mặc kệ cháu cười dài trong tiếng khóc vẫn tươi cười kể các chuyện về chị dâu rồi đổi giọng nghiêm nghị ra vẻ thương xót bố bé Hồng, điều đó chứng tỏ bản chất của bà cô bé Hồng ra sao?
-Từ đó hãy khái quát tính cách, bản chất của bà cô? Bà đại diện cho hạng người nào trong xã hội cũ?
- Qua cuộc đối thoại, em hiểu gì về nỗi lòng của bé Hồng?
+ Khái quát kiến thức.
- Tiểu kết, chuyển ý.
* Tiết 2: 
+ Đọc lại đoạn cuộc gặp gỡ bất ngờ của chú bé Hồng “Nhưng đến ngày giỗ đầu. hết”
- Cử chỉ hành động và tâm trạng bé Hồng khi bất ngờ gặp đúng mẹ mình như thế nào? Có thể nói đoạn văn này có thể dễ dàng chuyển thành phim hay kịch nói. ý em thế nào?
(đoạn truyện đậm chất trữ tình)
- Cảm nhận của em về tâm trạng của bé Hồng qua hình ảnh so sánh “Nếu người quay mặt lại là ai khác” thì “khác gì ảo ảnhcủa người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.? 
+ Thảo luận theo nhóm 4 - trình bày ý kến.
- Nhận xét – bình hình ảnh so sánh.
+ Đọc lại cảnh bé Hồng trong lòng mẹ.
- Cảm giác sung sướng cực điểm của chú khi gặp lại mẹ và được nằm trong lòng mẹ mà chú chờ mong được tác giả diễn tả cụ thể bằng giác quan nào?
- Thống kê những câu văn có chủ ngữ là “Mẹ tôi” ở đầu câu (trong đoạn cuối văn bản). Phân tích giá trị kiểu câu đó trong cách thể hiện tình cảm mẹ con.
+ Tìm và phân tích – nhận xét.
* Hướng dẫn tổng kết .
- Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về đặc điểm văn phong của Nguyên Hồng? 
(Dạt dào cảm xúc, thấm đẫm chất trữ tình)
- Khái quát vài nét về nghệ thuật? (nghệ thuật tạo dựng mạch truyện, phương thức biểu đạt, khắc hoạ hình tượng nhân vật)
- Nêu ý nghĩa của văn bản?
(Có thể khẳng định: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
* Hướng dẫn luyện tập:
Câu 1: Theo em các yếu tố trữ tình đậm đà trong hồi kí dược tạo từ đâu? Có thể so sánh nét chung với nét riêng so với chất trữ tình trong bài hồi kí – tự truyện “Tôi đi học”?
Câu 2: Có nhà nghiên cứu cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó qua đoạn trích?
+ Học sinh so sánh – nhận xét.
- Củng cố kiến thức bài học:
Về Những ngày thơ ấu , nhà văn Thạch Lam cho rằng, đó là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Qua bài học hãy chứng minh nhận định trên. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học.
 - Đọc một vài đoạn văn ngắn trong văn bản và nêu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đó.
- Ghi lại một kỉ niệm của em với người thân. 
- Chuẩn bị bài “ Trường từ vựng” 
+ Đọc kĩ các ví dụvà trả lời câu hỏi
+ Mỗi nhóm chuẩn bị một bút dạ. 
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả: (Sgk)
2. Tác phẩm: 
 - Thể loại: Hồi kí.
- Vị trí đoạn trích: thuộc chương IV trong tập hồi kí.
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1. Đọc - tìm hiểu nghĩa từ khó:
 2. Tìm hiểu văn bản:
 2.1. Bố cục: 2 phần
 2.2. Phân tích:
 a. Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng 
 * Cảnh ngộ của bé Hồng: 
 - Mồ côi bố.
 - Mẹ ở xa.
 =>Buồn, đáng thương. 
 * Cuộc thoại:
Bà cô 
- Cười hỏi
- Giọng vẫn ngọt
- Vỗ vai
 cười nói
- Vẫn cười
-> Tàn nhẫn, vô tình.
chú bé Hồng 
- Nhận ra ý nghĩ cay độckhông đáp
 - Đau đớn 
- Thương mẹ, căm tức
- Sợ hãi
-> Phẫn uất, căm tức tột độ.
-> Kết hợp kể-đối thoại,với miêu tả, biểu cảm. 
=> Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô.
b. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ và nằm trong lòng mẹ.
* Bất ngờ gặp mẹ:
 - Tiếng gọi: Mợ ơi! cuống quýt
 - Hành động: Vội vã, cuống cuồng đuổi theo xe, thở hồng hộc, ríu chân oà khóc nức nở
 -> Hình ảnh so sánh, lặp cấu trúc.
 => Vui mừng, hờn tủi.
* Trong lòng mẹ: 
 Sung sướng vô bờ
 => Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.
 3. Tổng kết:
 * Ghi nhớ (Sgk/ tr21)
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài học:
 2. Bài mới:
**********d & d **********
Ngày soạn: 15/08/2011	 
Ngày dạy: /08/2011 
TRƯờNG Từ VựNG
A. Mức độ cần đạt:
 Học sinh:
 - Hiểu được thế mào là trường từ vựng và xác lập được trường từ vựng gần gũi.
 - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm về trường từ vựng, biết xác lập trường từ vựng đơn giản.
 2. Kĩ năng:
 - Biết tập hợp từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
 - Biết vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản
 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trường từ vựng trong khi nói và viết.
C. Phương pháp: vấn đáp, thuyết giảng, học nhóm
D. Tiến trình dạy học: 
 1. ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp? Cho ví dụ.
 b. Đáp án: Nêu đúng khái niệm ( 4 đ), lấy ví dụ đúng, hay ( 6 đ)
 3. Bài mới: Giáo viên bào bài bằng cách cho HS quan sát đoạn thơ sau và nhận xét việc dùng các từ in đậm:
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh hoá thành tro em biết không
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
 Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Nhận xét các từ in đậm. (Đối tượng là người, động vật hay sự vật?)
- Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa?
(Các từ in đậm có nghĩa chung là chỉ bộ phận của thân thể.)
- Nếu tập hợp các nhóm từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng.Vậy theo em, trường từ vựng là gì?
(là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa)
* Bài tập nhanh: Cho nhóm từ: yếu, khoẻ, buồn, vuiNếu dùng nhóm trường từ vựng để chỉ người thì trường từ vựng của nhóm từ trên là gì?
(Trạng thái của con người )
+ Lấy ví dụ minh hoạ.
* Lưu ý: Các khía cạnh khác của trường từ vựng.
+ Đọc ví dụ ( Bảng phụ).
-Trường từ vựng mắt có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào? Cho ví dụ.
-Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không? Tại sao?
-Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không? Cho ví dụ?
+ Ví dụ: 
 Trường tính cách( hiền, ác)
 Lành Trường tính chất sự vật (nguyên, vỡ, rách)
 Trường tính chất món ăn (bổ dưỡng, độc)
+ Đọc ví dụ trích từ văn bản “Lão Hạc” của Nam cao.
-Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống hằng ngày? 
+Tăng sức gợi cảm.
- Câu hỏi dành cho học sinh khá - giỏi: Trường từ vựng và cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ khác nhau ở điểm nào? 
( Định hướng: Trường từ vựng là một tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa, trong đó các từ có thể khác nhau về từ loại, còn Cấp độ khái quát nghĩa của từ có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, trong đó các từ phải cùng loại)
I. Tìm hiểu chung:
1. Thế nào là trường từ vựng?
 1.1. Phân tích ví dụ:
 1.2. Ghi ... ác nhân vật chính và những sự việc quan trọng.
- Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một vb tóm tắt?
+ Đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu tóm tắt. 
+ Bảo đảm tính khách quan: trung thành với vb được tóm tắt, không thêm bớt các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt. 
+ Đảm bảo tính hoàn chỉnh: dù ở mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện. 
+ Bảo đảm tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nv chính, chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần  một cách phù hợp. 
- Muốn viết được một vb tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo những trình tự nào? 
- Cho hs đọc phần ghi nhớ.
- Nêu các bước tóm tắt vb?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
NộI DUNG BàI DạY
I. Tìm hiểu chung
 1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Câu b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
 2. Cách tóm tắt văn bản tự sự 
 a. Những yêu cầu đối với vb tóm tắt 
- Vb tóm tắt cần phải phản ánh trung thành nd của vb được tóm tắt.
+ Đảm bảo tính khách quan.
+ Đảm bảo tính hoàn chỉnh. 
+ Đảm bảo tính cân đối.
 b. Các bước tóm tắt vb 
- Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các nhân vật quan trọng, những sự việc tiêu biểu. 
- Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. 
* Ghi nhớ: sgk/ 61.
II. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc ghi nhớ sgk. 
- Xem kĩ các bước tóm tắt một văn bản.
- Soạn bài mới “Luyện tập tóm tắt vb tự sự”
+ Đọc lại văn bản Lão hạc.
+ Trả lời câu hỏi 1: sgk/ 61.
Ngày soạn: 11/9/2011	
Ngày dạy: 
TIếT 20	 LUYệN TậP TóM TắT VĂN BảN Tự Sự.
 TRả BàI TậP LàM VĂN Số 1
I. Mức độ cần đạt 
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Kĩ năng về ngôn ngữ và xây dựng văn bản. 
 3. Thái độ
- Tập tóm tắt các văn bản tự sự đã học.
- Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình.
C. Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học 
 1. ổn định: 8A	8B	8C	
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tóm tắt vb tự sự? Nêu cách tóm tắt vb tự sự?
* Đáp án – biểu điểm:
- HS nêu được khái niệm tóm tắt vb tự sự (5đ), chỉ ra bốn bước để tóm tắt vb tự sự (5đ).
 3. Đặt vấn đề
 Tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu thế nào là tóm tắt vb tự sự và cách tóm tắt một văn bản tự sự. Tiết này chúng ta sẽ luyện tập  
4. Hoạt động dạy và học
HOạT ĐộNG CủA GV Và HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự.
- Nhắc lại cách tóm tắt văn bản tự sự?
* Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1. 
- Cho hs thảo luận nhóm.
- Nhận xét về bản tóm tắt trong sgk? (đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng chưa)
- Theo em, sắp xếp các sự việc ntn là hợp lí?
- GV hướng dẫn hs viết vb tóm tắt theo thứ tự đã xếp lại.
* Hoạt động 2: HS viết vb tóm tắt.
+ HS thực hành viết vb tóm tắt (10 phút).
* Hoạt động 3: Trao đổi và đánh giá vb tóm tắt
+ HS trao đổi vb tóm tắt cho nhau đọc.
+ Gọi 2 – 3 hs trình bày -> Lớp nhận xét.
+ GV sửa lỗi cho hs.
+ GV tóm tắt vb (bảng phụ).
- Nhận xét vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản Lão Hạc và trong vb tóm tắt?
- Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ? 
- Hãy viết một vb tóm tắt đoạn trích? (Khoảng 10 dòng)
- HS thực hành, hoàn thiện bản tóm tắt.
* GV cho hs rút ra bài học để tóm tắt được tốt một vb tự sự.
* Hoạt động 4: Trả bài tập làm văn số 1
* GV hướng dẫn hs phân tích đề
- Gọi hs nhắc lại đề bài
- GV ghi đề lên bảng
- Hãy cho biết yêu cầu của đề?
- Xác định thể loại chính của văn bản ? Các yếu tố nào cần kết hợp ?
* Lập dàn ý
- Nêu dàn ý của bài văn tự sự?
- Em hãy trình bày nội dung cơ bản phần mở bài cho bài văn này? 
- Phần thân bài, em kể theo các trình tự nào?
- Vấn đề gì đặt ra ở phần kết bài? 
* Nhận xét
- GV nhận xét chung về ưu – khuyết điểm của bài làm (bố cục, cách dựng đoạn, chính tả, diễn đạt, nội dung . . .)
* Sửa lỗi
- GV treo bảng phụ có những câu văn lỗi.
- HS đọc những câu văn ở bảng phụ.
- HS nhận xét, phát hiện lỗi sai và chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi.
- Gọi một hs lên sửa hoàn chỉnh.
- Đọc và so sánh những câu văn vừa hoàn chỉnh với phần chưa sửa?
- GV treo bảng phụ một đoạn văn mẫu.
- Em có nhận xét gì về hình thức trình bày cũng như nội dung của đoạn văn này?
- GV đọc một số bài khá và một số bài yếu cho hs nghe.
- GV hướng dẫn hs tự sửa lỗi ở nhà.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
- Tập tóm tắt bằng lời văn bản Lão Hạc và văn bản Tức nước vỡ bờ.
- Tập tóm tắt thêm một số văn bản khác đã được học.
NộI DUNG BàI DạY
I. Tìm hiểu chung
 1. Tóm tắt văn bản tự sự
Câu 1
a. Bản tóm tắt nêu tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật chính, nhưng trình tự còn lộn xộn.
b. Sắp xếp các ý theo trình tự thích hợp:
- Câu b -> a -> d -> c -> g -> e -> i -> h -> k.
c. Viết đoạn văn. 
d. Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm
Câu 2
- Nhân vật chính trong vb Tức nước vỡ bờ là chị Dậu. 
- Sự việc tiêu biểu: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ, người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu. 
ú Cần hiểu đúng, sâu sắc về TP, xđ đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt, sắp xếp và trình bày vb tóm tắt bằng lời văn của mình.
2. Trả bài tập làm văn số 1
* Đề bài
Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Đề 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi.
 a. Phân tích đề
- Yêu cầu: + Ngôi kể: thứ nhất. 
+ Nội dung: kể lại chuyện ngày đầu tiên đi học. Và người ấy sống mãi trong lòng tôi.
+ Thể loại: tự sự kết hợp biểu cảm. 
 b. Dàn ý
(Như tiết 12+13)
 c. Nhận xét
 c1. Ưu điểm
- Đa số hs xác định đúng yêu cầu của đề.
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong khi viết.
- Bố cục rõ ràng, cân đối giữa 3 phần. 
- Một số em trình bày cẩn thận.
- Bài viết có cảm xúc: Ngọc, Thảo, Kỳ, Sương, Như , Giàu 
 c2. Hạn chế
- Tuy nhiên một số em còn lười học, không nắm được yêu cầu của đề.
- Chữ viết sai lỗi chính tả nhiều.
- Chưa biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong khi viết bài. Chưa biết tách đoạn.
- Câu văn viết lủng củng.
- Một số em còn rập khuôn, máy móc.
 d. Sửa lỗi
 d1. Lỗi sai
Câu văn sai
Sửa lỗi
- Hôm đó, tôi được bố đưa đến chường 
- Tối trước mẹ đã bọc vở cho tôi. 
- Tôi cảm thấy hồ hởi nhưng cũng sợ do xa lạ.
- Thầy thấy và bảo chúng tôi đừng khóc
- Hôm đó, tôi được bố đưa đến trường.
- Tối trước mẹ đã ân cần bao bọc sách vở cho tôi.
- Tôi cảm thấy náo nức nhưng cũng còn thấy e sợ.
- Thầy giáo đến bên vỗ về an ủi và ân cần khuyên nhủ chúng tôi
 d2. Đoạn văn mẫu
 Có một người có lẽ tôi không bao giờ được gặp lại nữa. Vì người ấy đã đi xa, nhưng trong lòng tôi người ấy vẫn sống mãi, hình ảnh người ấy sẽ không bao giờ phai nhạt. Đó là người bà thân yêu của tôi
II. Hướng dẫn tự học
- Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
- Về làm lại bài văn (đối với hs có điểm thấp). 
- Soạn bài: “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”.
 + Đọc đoạn văn trong sgk/ 72, 73.
 + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3/ 73.
 TIếT 20 TRả BàI TậP LàM VĂN Số 1	 
I. Mục tiêu cần đạt 
- Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng về ngôn ngữ và kĩ năng xd vb. 
- Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình.
II. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức: 8B	8C	8D
 2. Trả bài
HOạT ĐộNG CủA GV Và HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề
- Gọi hs nhắc lại đề bài
- GV ghi đề lên bảng
(?) Hãy cho biết yêu cầu của đề ?
(?) Xác định thể loại chính của văn bản ? Các yếu tố nào cần kết hợp ?
* Hoạt động 2: Lập dàn ý
(?) Nêu dàn ý của bài văn tự sự?
(?) Em hãy trình bày nội dung cơ bản phần mở bài cho bài văn này? 
(?) Phần thân bài, em kể theo các trình tự nào?
(?) Vấn đe gì đặt ra ở phần kết bài? 
* Hoạt động 3: Nhận xét
- GV nhận xét chung về ưu – khuyết điểm của bài làm (bố cục, cách dựng đoạn, chính tả, diễn đạt, nội dung . . .)
* Hoạt động 4 : Sửa lỗi
- GV treo bảng phụ có những câu văn lỗi.
- HS đọc những câu văn ở bảng phụ.
- HS nhận xét, phát hiện lỗi sai và chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi.
- Gọi một hs lên sửa hoàn chỉnh.
- Đọc và so sánh những câu văn vừa hoàn chỉnh với phần chưa sửa?
- GV treo bảng phụ một đoạn văn mẫu.
- Em có nhận xét gì về hình thức trình bày cũng như nội dung của đoạn văn này?
- GV đọc một số bài khá và một số bài yếu cho hs nghe.
- GV hướng dẫn hs tự sửa lỗi ở nhà.
PHầN GHI BảNG
* Đề bài
Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Đề 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi.
I. Phân tích đề
- Yêu cầu 
+ Ngôi kể: thứ nhất. 
+ Nội dung: kể lại chuyện ngày đầu tiên đi học. Và người ấy sống mãi trong lòng tôi.
+ Thể loại: tự sự kết hợp biểu cảm. 
II. Dàn ý
(Như tiết 12)
III. Nhận xét
Ưu điểm
- Đa số hs xác định đúng yêu cầu của đề.
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong khi viết.
- Bố cục rõ ràng, cân đối giữa 3 phần. 
- Một số em trình bày cẩn thận, chữ viết rõ ràng.
- Bài viết có cảm xúc: Lĩnh (8D).
 2) Hạn chế
- Tuy nhiên một số em còn lười học, không nắm được yêu cầu của đề.
- Chữ viết sai lỗi chính tả nhiều. 
- Chưa biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong khi viết bài. 
- Câu văn viết lủng củng.
- Một số em còn rập khuôn, máy móc.
IV. Sửa lỗi
Lỗi sai
Câu văn sai
Sửa lỗi
- Hôm đó, tôi được bố đưa đến chường 
- Tối trước mẹ đã bọc vở cho tôi. 
- Tôi cảm thấy hồ hởi nhưng cũng sợ do xa lạ.
- Thầy thấy và bảo chúng tôi đừng khóc
- Hôm đó, tôi được bố đưa đến trường.
- Tối trước mẹ đã ân cần bao bọc sách vở cho tôi.
- Tôi cảm thấy náo nức nhưng cũng còn thấy e sợ.
- Thầy giáo đến bên vỗ về an ủi và ân cần khuyên nhủ chúng tôi
 2) Đoạn văn mẫu
 Có một người có lẽ tôi không bao giờ được gặp lại nữa. Vì người ấy đã đi xa, nhưng trong lòng tôi người ấy vẫn sống mãi, hình ảnh người ấy sẽ không bao giờ phai nhạt. Đó là người bà thân yêu của tôi
 4) Củng cố :- Nhắc lại bố cục của một bài văn tự sự? 
 5) Dặn dò: - Về nhà làm lại bài văn (đối với hs có điểm thấp) 
 - Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
	 + Đọc đoạn văn trong sgk/ 72, 73.
	 + Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3/ 73.
Thống kê kết quả 
Lớp
SS
0
1 - 2
3 - 4
DTB
5 - 6
7 - 8
9 - 10
TTB
8B
30
8C
29
8D
25

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Van 8 tuan 2 tuan 4.doc