Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 65:

Văn bản

HAI CHỮ NƯỚC NHÀ

~ Hướng dẫn đọc thêm~

 ~ Trần Tuấn Khải~

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.

- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.

- Rèn kĩ năng phân tích thơ song thất lục bát.

- Giáo dục lòng tự hào, kính yêu và biết ơn các vị anh hùng.

II. Chuẩn bị

Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV

Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP

* Ổn định:

 

doc 30 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17- BÀI 17
 Kết quả cần đạt:
 Cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thống thiết của đoạn trích bài thơ: Hai chữ nước nhà.
 Biết nhận dạng và làm được câu thơ bảy chữ.
 Vận dụng được các kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I theo tinh thần tích hợp.
Ngày giảng: Ngày soạn:
Tiết 65:
Văn bản
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
~ Hướng dẫn đọc thêm~
 ~ Trần Tuấn Khải~
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ song thất lục bát.
- Giáo dục lòng tự hào, kính yêu và biết ơn các vị anh hùng.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra. 3’
Kiểm tra vở soạn của học sinh 2- 3 em gv nhận xét đánh giá cho điểm
II. Bài mới. 1’
 Tuy sinh sau Tản Đà nhưng Trần Tuấn Khải vẫn được coi là nhà thơ lãng mạn cùng thời với Tản Đà. Nếu Tản Đà có những ước mơ thoát vươn lên chốn bồng lai thì thi sĩ họ Trần lại thường trốn tránh thực tại, thả hồn về quá khứ, nhất là những trang lịch sử quá khứ hào hùng của dân tộc. Qua tiết học ngày hôm nay chúng ta hiểu được tâm sự đó qua đoạn trích “Hai chữ nước nhà”.
Yếu
TB
GV
TB
GV
GV
TB
KH
GV
G
TB
KH
GV
TB
KH
KH
GV
TB
KH
TB
KH
GV
TB
G
GV
KH
G
Yếu
TB
TB
KH
G
GV
KH
KH
TB
TB
Gọi hs đọc chú thích.
Nêu những hiểu biết của em về thân thế và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Tuấn Khải.
Trần Tuấn Khải có nhiều bút danh nhưng 2 tiếng “A Nam” là được người đời nhắc đến nhiều nhất. Ông sinh 1985 tại ngoại thành Nam Định và mất ngày 7- 3- 1983 tại thành phố Hồ Chí Minh thọ 89 tuổi. Á Nam là thi sĩ có trên nửa thế kỉ cầm bút rất giỏi chữ Hán và tự học chữ quốc ngữ.
Thơ văn của Á Nam chứa chan tinh thần yêu nước, thương dân, bồn chồn day dứt khôn nguôi về nỗi lầm than của dân tộc trong vòng nô lệ. Văn thơ của ông thường mượn đề tài lịch sử, đề tài về cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử của đất nước. Các biểu tượng nghệ thuật để kí thác tâm sự yêu nước và cổ vũ đồng bào viết về để tài lịch sử TTKhải thường lựa chọn những khoảnh khắc lịch sử đặc biệt, những câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn rồi hoá thân vào nhân vật để giãi tỏ những nỗi niềm tâm sự của mình VD: nỗi chị khuyên em là lời bà Trưng Trắc nói với em là Trưng Nhị khi khởi binh đánh giặc “Hai chữ nước nhà” là lời Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyễn Trãi. Bởi thế những bài thơ này không mang tính chất hoài cổ mà chứa chất tâm trạng phẫn uất, đau thương trong tình cảnh nước mất nhà tan hiện tại. Đồng thời, nó có sức rung động lòng người rất mạnh và được truyền tụng rộng rãi, đặc biệt là giới sinh viên.
Nêu xuất xứ của đoạn trích
 Đây là bài thơ được xem là hay nhất “Đã tổng hợp các mô típ văn yêu nước của Trần Tuấn Khải”. Giọng thơ bi tráng đến giọng mỉa mai, từ chất căm hờn đến lời mắng mỏ, từ sự rỗi tức nguyền rủa bọn Việt gian chết tiệt đến nỗi đau thương ôm lấy bà mẹ giang san.
Bài thơ dài 101 câu đoạn trích chỉ có 36 câu tiếp theo đoạn trích là 12 câu tái hiện lịch sử anh hùng thời Trưng, Vương, Trần Hưng Đạo và chốt lại bằng 1 câu hỏi nhức nhối đặt ra cho hiện tại.
 Giang san này vẫn giang san.
 Mà nay xẻ nghé tan đàn vì ai.
28 câu tiếp theo là lời khuyên con cũng là lời nhắc nhở cả thế hệ thiếu niên đồng thời phải làm sao cho khỏi thẹn với non sông, chớ nên tham phú quý mà “Can tâm là kiếp ngựa trâu cho đành”.
25 câu thơ cuối trởi lại với lời tâm sự người cha kí thác cái ý chí báo thù phục quốc lại cho con.
Nửa mai mốt giết xong thù nghịch
Mũi long truyền lau sạch màu tanh
Làm cho đất động trời kinh
Bấy giờ quốc hiển gia vinh có ngày.
Đoạn trích rất đa dạng về cảm xúc (khi nuối tiếc tự hào, khi căm uất, khi thiết tha) khi đọc cần chú ý lột tả những cảm xúc ấy.
- Gọi hs đọc sau khi Gv đọc mẫu.
Em hiểu Hoàng thiên và suy Thinh là như thế nào?
Bài thơ viết theo thể thơ nào? Hãy nhận diện thể thơ về số câu, số chữ, cách hiệp vần của thể thơ này?
- Viết theo thể song thất lục bát hai câu 7 chữ đến cặp câu 6- 8 mỗi khổ gồm 4 câu.
- Cách gieo vần: ở 2 câu thất tiếng cuối của dòng trên hiệp vần với tiếng thứ 5 của dòng dưới. Tiếng cuối câu thất thứ 2 hiệp vần với tiếng cuối câu lục.Tiếng cuối câu bát của khổ thơ trên hiệp vần với tiếng thứ 5 câu thất tiếptheo.
Ngắt nhịp 2 câu thất 3/4.
Câu lục 2/2/2
Câu bát 2/2/2/2
Cách ngắt nhịp và những thanh trắc ở giữa 2 câu thất kết hợp với âm điệu của câu lục bát làm nhạc tính của từng khổ thơ trở nên phong phú hơn rất thích hợp để diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay là những nỗi giận hờn oán trách, ưu sầu. Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát để toát, để thoát để xé nỗi niềm u uất đè nặng tâm hồn.
Đoạn trích có thể chia là mấy phần? Chỉ rõ giới hạn và ý chính của mỗi phần?
- Đoạn trích chia 3 phần:
8 câu đầu: tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn
20 câu giữa: hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc.
8 câu cuối: thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
Đọc 8 câu thơ đầu em hình dung được những gì về lối cảnh không gian diễn ra cuộc trò chuyện chia li của 2 cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi?
- Bối cảnh không gian, cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút, ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, Đây là nơi tận cùng của đất nước.
Ở 4 câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì hãy phân tích?
- Chỉ 4 câu thơ với những danh từ chỉ địa danh: Ải Bắc, giời Nam và hình ảnh nhâh hoá, ước lệ “Mây sầu gió thảm” và 1 loạt tính từ, động từ giàu sức gợi tả ảm đạm đìu hiu, thét, kêu không gian chia li diễn ra thật heo hút, ảm đảm.
Cuộc chia li diễn ra nơi biên cương heo hút ảm đạm trông lên gió bắc chỉ thấy mây sầu ảm đạm, nhìn về Nam quê hương đất Việt thì thấy gió thảm đìu hiu xung quanh bốn bề là rừng núi chỉ thấy hổ thét chim kêu tác giả dùng những từ ngữ cũ mòn, ước lệ trong văn chương xưa để miêu tả nhưng đọc lên vẫn khiến ta hình dung rõ nét biên ải là nơi tận cùng của đất nước cuộc ra đi không có ngày trở lại tâm trạng ấy phủ lên cảnh vật 1 màu tang tóc, thê lương cảnh vật như giục cơn sầu “Mây sầu,gió thảm” gợi sắc thái biểu cảm, nó không chỉ là không khí của thời đại Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi mà còn là không khí của đất nước những năm 20 của thế kỉ XX.
Trong bối cảnh không gian ấy, hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật như thế nào?
Hãy phân tích bốn câu thơ để thấy được hoàn cảnh và tâm trạng của 2 cha con Nguyễn Phi Khanh.
- Bốn câu thơ là máu và lệ ở đây tác giả sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, lối nói ước lệ “Hạt máu nóng, hồn nước chút thân tàn dặm khơi, tầm tã châu rơi” để diễn tả sâu sắc nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của ông và hoàn cảnh éo le của 2 cha con. Cha bị giải sang Tàu không mong ngày trở lại, con muốn đi theo để lo phụng dưỡng cha già cho tròn chữ hiếu nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc thù nhà, đền nước. Đối với họ tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm da diết đau xót trước cảnh nước mất nhà tan cha con li biệt.
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng như thế, lời cha khuyên con có ý nghĩa gì?
- Lời cha khuyên như một lời trăng trối, thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm mạnh, hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương.
Hãy khái quát lại tâm trạng của người cha qua 8 câu thơ đầu?
Lời dặn là lời thiêng liêng, không chút sáo mòn, ướuc lệ. Nói khác đi vẫn là lời trăng trối “Con ơi cha khuyên” rất mộc mạc mà nghe nhói trong tim.
Qua 8 câu thơ đầu đã giúp chúng ta hiểu về tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn. Trên cơ sở đó thấy được tình cảm yêu nước kín đáo của Á Nam Trần Tuấn Khải.
Tiếp theo nhà thơ diễn tả điều gì?
Đọc đoạn thơ emn thấy tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này?
- Đoạn thơ cho thấy tâm sự yêu nước của tác giả bộc bộ qua những tình cảm đan xen, nối tiếp nhau: tự hào, đau xót, căm uất, sầu thảm trước một đất nước có truyền thống anh hùng bất khuất nay đang rơi và thảm hoạ xâm lăng, giọng điệu thơ bộc lộ sự tự hào, lâm li thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm.
Trong đoạn thơ tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
- Để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự xen kẽ với những lời cảm thán.
Theo dõi phần II của đoạn trích và cho biết mở đầu lời khuyên con. Nguyễn Phi Khanh đã nói chuyện gì? Tại sao Nguyễn Phi Khanh lại nói chuyện ấy với Nguyễn Trãi?
- Mở đầu lời khuyên con Nguyễn Phi Khanh đã nhắc đến trang sử vẻ vang của dân tốc “Giống Lạc Hồng kém gì”
- Ông nói với con về lòng tự hào của mình về giống nòi, về đất nước và về dân tộc Việt chúng ta là con Hồng cháu Lạc đất nước là 1 cõi riêng mấy ngàn năm, dân tộc ta vốn là dân tộc có truyền thống anh hùng.
Khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà trước hết người cha nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc để khích lệ dòng máu nóng anh hùng của dân tộc.
Sau mấy lời tóm tắt về truyền thống anh hùng dân tộc trong những câu sau tác giả để người cha tâm sự với con về hoạ mất nước qua những chi tiết hình ảnh nào?
Phát hiện những biện pháp nghệ thuật tác giả dùng trong đoạn thơ và phân tích để thấy được tâm sự của Nguyễn Phi Khanh
- Tác giả sử dụng nhiều yếu tố tự sự xen kẽ yếu tố miêu tả và những lời cảm thán xót xa. Những hình ảnh đặc tả “Khói lửa bừng bừng” Thanh tung quách vỡ kết hợp hình ảnh ẩn dụ “Xương rừng máu sông” những chi tiết khái quát “bỏ vợ lìa con” “xiêu tán hao mòn” nối tiếp nhau hiện lên giúp ta hình dung rõ cảnh nước mất nhà tan, giặc ngoại xâm giày xéo giang sơn, huỷ hoại cuộc sống nhân dân.
Tác giả nhập vai người trong cuộc; một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết để miêu tả hiện tình đất nước và kể tội ác của quân xâm lược với cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết làm xúc động tâm can người đọc, những năm 20 của thế kỉ XX cũng là những nạn nhân vong quốc, sẽ dễ dàng cảm nhận như nỗi đâu của chính mình, bởi hiện tình đất nước bấy giờ cũng vậy mà thôi. Cũng 1 lũ “Khác giống” tàn bạo đang gây nên biết bao “Thảm hoạ xương rừng máu sông”, biết bao cảnh xiêu tán hao mòn như thế. Sức truyền cảm của đoạn thơ thực sự là ở chỗ đó.
Hoạ mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho người yêu nước. Hãy tìm những câu thơ diễn tả nỗi đau này.
Em thấy cách sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt của tác giả trong đoạn thơ này như thế nào?
- Tác giả trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình bằng những lời cảm thán những tiếng nói từ gan ruột mà thốt lên. Từ ... heo luật
Các câu 1, 3, 5 bất luận tức là không cần theo luật B- T.
Hs làm bài
Nguyên văn 2 câu thơ cuối của Tú Xương là:
Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng cuội lên cung trăng bị người chê cười có thể viết:
 Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Gia khắc nhân gian vẫn gọi thằng.
Hoặc giữa chú cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi
 Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
Hoặc lo cho chị Hằng phải sống cùng Cuội em sẽ viết:
 Cõi trần ai cũng chướng mặt nó
 Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
Hãy phát hiện và nhận xét cách sử dụng luật B- T trong hai câu thơ trên.
- Câu thơ trên dùng từ “Mặt” không đúng luật B- T sửa Mặt → Thành
Hs đọc bài thơ dang dở phần b trong SGK trang 166
Chỉ ra luật B- T trong hai câu thơ này?
Theo em 2 câu thơ tiếp theo B- T phải như thế nào?
 T T B B B T T
 B B T T T B B
Về nội dung 2 câu thơ đầu miêu tả cảnh gì? Và nếu vậy 2 câu sau ta phải nói chuyện gì?
- Về nội dung 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè do đó 2 câu tiếp theo phải nói tới chuyện mùa hè chuyện nghỉ hè hoặc chuyện chia tay bạn, hẹn hò năm sau gặp lại.
Em sẽ viết tiếp bài thơ dang dở cho trọn vẹn ý mình ra sao.
- Đúng luật B- T đúng nhịp và có nghĩa
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
Hay: Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
 Bên nhau vui hát rộn trưa hè.
Gọi 3- 5 hs đọc bài thơ tự làm
- Hs nhận xét
Gv nhận xét ý thơ, cách ngắt nhịp, đối, niêm, luật B- T và cách sử dụng nếu chưa đúng.
Hs đọc bài thơ 4 câu 7 chữ tự sáng tác.
Vd: Vô đề
Ơ kìa! Ở phía cuối trời xa
Có một ngôi sao đứng một mình
Lẻ loi đơn chiếc buồn tội nghiệp
Có phải sao buồn hay chính ta
Vd: Mẹ nào cũng thế rất thương con
 Lặn lội ngày đêm thâu đá mòn
 Sống ở trên đời tròn chữ hiếu
 Công danh có đủ mới là con.
Hs đọc bài thơ “Chiếc cổ may”, “Cuối thu” SGK trang 166- 167.
Gv nhắc lại những kiến thức cần nhớ về luật B- T của thơ 7 chữ, số chữ, số câu, ngắt nhịp, gieo vần, hiệp vần, vị trí gieo vần, mối quan hệ B- T trong câu thơ liền kề.
I. Nhận diện thể thơ bảy chữ. 44’
1. Bài tập
a.Bài Chiều của Đoàn Văn Cừ
- Số câu: Bốn 
- Số chữ: Mỗi câu có bảy chữ
- Gieo vần ê (vần bằng) ở tiếng cuối câu 1,2,4
- Nhịp 4/3 ở câu 1, 2, 4
- Nhịp 3/3/1 ở câu 3
- Các tiếng 2, 4, 6 trong câu 1 và 2; câu 3 và 4 bằng trắc đối nhau;
- Các tiếng 2, 4, 6 trong câu 2 và 3 niêm với nhau.
b. Bài thơ “Tối” của Đoàn Văn Cừ.
Trong túp lều trang cánh kiếp che
Ngọn đèn mở toả sáng xanh lè
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
2. Bài học
- Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu
- Luật thơ: ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4.
- Vần B- T phần nhiều là vần B
- Vị trí gieo vần tiếng cuối câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4. 
II. Tập làm thơ. 44’
1. Bài thơ thứ nhất.
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng cuội,
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
2. Bài thơ thứ hai
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
IV. Luyện tập
III. Hướng dẫn học bài và làm bài
- Học nắm vững luật thơ bảy chữ
- Tập làm thơ bảy chữ
- Xem lại bài kiểm tra tiếng việt
- Câu ghép, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 71
TRẢ BÀI KIỂM TRA
A. PHẦN CHUẨN BỊ: 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Ôn tập lại những kiến thức đã học 
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả bài làm 
- Hướng dẫn khắc phục những lỗi cần mắc 
- Giáo dục ý thức học tập và thói quen cẩn thận khi làm bài kiểm tra 
II. Chuẩn bị
Thầy: Soạn bài chấm trả bài 
Trò: Xem lại lý thuyết tiếng Việt 
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP: 
* Ổn định: 
. Kiểm tra: 
Kết hợp kiểm tra khi trả bài 
. Bài mới: 1’
Các em đã được ôn tập và làm bài KTTV. Để giúp các em nắm được kết quả mức độ bài làm của mình và rút ra kinh nghiệm cho bài sau, chúng ta sẽ tiến hành tiết trả bài. 
I. Đề bài: 10’
Chép đề lên bảng 
Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng 
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: Giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ. 
A. Con người 	B. Môn học 
C. Nghề nghiệp 	D. Tính cách 
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình?
A. Xót xa 	B. Móm mém 
C. Vui vẻ 	D. Buồn 
Câu 3: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? 
A. Vi vu 	B. Lạnh buốt 
C. Trắng xoá 	D. Vắng teo 
Câu 4: Trong những câu sau, câu nào có chứa thán từ? 
A. Nó đã viết những ba bài thơ 
B. Trời ơi 
C. Ngày mai con đi với ai 
II. Phần tự luận: 
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu có sử dụng câu ghép và chỉ rõ đâu là câu ghép. Phân tích cấu tạo của câu ghép đó và nêu rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 
II. Đáp án - Biểu điểm: 5’
1. Phần tự luận: (4đ)
1. C (1đ)
2. B (1đ)
3. A (1đ)
4. B (1đ)
2. Phần tự luận: (6đ)
- Đoạn văn có nội dung thống nhất, tập chung phản ánh một ý lớn trọn vẹn. (1đ)
- Về hình thức: Đoạn văn có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và kết đoạn, giữa các câu có sự liên kết chặt chẽ. (2đ)
- Chỉ ra các câu ghép và phân tích cấu tạo, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. (7đ)
III. Nhận xét chung: 20’
1.Ưu điểm: 
Đa số các em đã nắm được các kiến thức cơ bản về từ vựng và ngữ pháp làm tốt phần trắc nghiệm. 
2. Phần tự luận: 
Một số em đã viết được đoạn văn biết cách phân tích câu ghép. Bên cạnh đó một số còn chưa hiểu đề, trình bày bài bẩn, chưa biết phân tích câu, chưa nắm được lý thuyết về câu ghép, chưa lựa chọn được chủ đề phù hợp để viết được đoạn văn trọn vẹn, đặt dấu câu chưa phù hợp, không chỉ ra được quan hệ giữa các vế trong câu ghép, đoạn văn chưa hoàn chỉnh. 
IV. Đọc những bài làm tốt: 3’ 
8A – 
8B – 
8C – 
V. Trả bài - Gọi điểm: 4’ 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
8A
8B
8C
. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: 
	- Ôn lại lý thuyết văn thuyết minh 
	- Lập dàn ý cho đề bài KT học kỳ 
	- Mở bài, thân bài, kết bài 
	+ Vai trò và tác dụng cơ bản của cây xanh 
	+ Phê phán hiện tượng phá rừng và ý nghĩa của việc trồng rừng 
	+ Trách nhiệm của em trước tình hình tàn phá rừng hiện nay. 
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 72: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
A.PHẦN CHUẨN BỊ: 
I. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh
- Nắm được một số kiến thức cơ bản tổng hợp về ba phân môn văn bản, Tiếng Việt và tập làm văn. Từ đó rút kinh nghịêm cho những bài kiểm tra sau được tốt hơn. 
- Rèn luyện thói quen học tập, tổng hợp kiến thức 
- Giáo dục ý thức cẩn thận, chăm học, tự giác, trung thực khi làm bài. 
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Chấm bài + đáp án, biểu điểm, soạn giáo án. 
Trò: Nghiên cứu lại đề bài, lập dàn ý cho bài học kỳ I.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP: 
* Ổn định: 
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ trả bài)
2. Bài mới: 1’
Các em đã làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ. Để giúp các em biết được những yêu cầu cần đạt của đề bài và đánh giá được kết quả bài làm của mình hôm nay cô sẽ tiến hành giờ trả bài. 
* Đề bài: 7’ 
Gọi học sinh đọc đề bài: 
Giáo viên tóm tắt ngắn gọi đề bài gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận. 
Câu 1, 2,3,4 mỗi câu đúng 0,5đ 
Câu 5: 2đ 
Học sinh chép đúng, chép đẹp bài thơ theo trí nhớ. 
Hãy viết một bài thuyết minh về lợi ích của việc trồng cây gây rừng. 
Hãy xác định thể loại và nội dung của đề. 
Phần mở bài ta có thể nêu những ý nào? 
Phần thân bài cần làm rõ những ý lớn nào? 
- Tác dụng của cây xanh 
- Vai trò cơ bản của rừng 
- Phê phán việc tàn phá rừng 
Hãy chỉ ra tác dụng của cây xanh trong đời sống của con người. 
Theo em rừng có vai trò và tác dụng cơ bản nào? 
Em nêu kết bài theo ý nào? 
A. Trắc nghiệm: (4đ)
1. A
2. B
3. D
4. C
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non 
Xách búa đánh tan trăm hòn 
Ra tay đập bể mấy trăm hòn 
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi 
Mưa nắng càng bền dạ sắt son 
Những kẻ và trời khi lỡ bước 
Gian chi kể việc cỏn con. 
B. Phần tự luận: (6đ)
I. Xác định yêu cầu của đề. 
Thể loại: thuyết minh 
Nội dung: Lợi ích của việc trồng cây gây rừng. 
II. Dàn ý: 10’ 
1. Mở bài: 
Nêu khái quát ý nghĩa to lớn của cây xanh đối với đời sống con người. 
2. Thân bài: 
- Giới thiệu được vai trò, tác dụng của cây xanh và rừng. 
+ Tác dụng của cây xanh với đời sống con người. Cây xanh với chất diệp lục tạo ra ôxi, có lợi cho hô hấp của con người, che nắng về mùa hè, làm dịu không khí. 
+ Cây xanh cung cấp gỗ, nguyên vật liệu tạo ra đồ dùng thiết yếu phục vụ con người, cây xanh tạo vẻ đẹp đường phố. 
- Vai trò và tác dụng cảu rừng. 
+ Rừng là lá phổi của sự sống, điều hoà khí hậu, thời tiết. 
+ Cung cấp nguồn lợi về lâm thổ sản 
+ Là nơi sinh sống bảo tồn các loài động vật. 
+ Rừng chắn gió bão, chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước. 
+ Rừng đem lại lợi ích nhiều mặt phục vụ cuộc sống. 
+ Phê phán hiện tượng tàn phá cây xanh và khai thác rừng bừa bãi, khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây gây rừng. 
3. Kết bài: 
Nêu cảm tưởng, suy nghĩ và ý thức trách nhiệm của mình trong việc trồng cây bảo vệ môi trường. 
III. Nhận xét chung: 10’
Ưu điểm: Đa số các em nắm được cách làm bài, làm rõ được yêu cầu của đề, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp. 
Nhược điểm: Nhiều em chưa hiểu đề còn lạc sang kể lể, diễn đạt và cách dùng từ chưa chính xác, nhiều bài lạc sang kể về lợi ích của trồng rừng, phần trắc nghiệm còn nhầm lẫn, chưa đạt điểm tối đa. 
IV. Đáp án - Biểu điểm:
a. Hình thức: Bài viết đủ bố cục 3 phần, thân bài rõ ràng văn phong diễn đạt trong sáng, đúng chính tả, ngữ pháp. 
b. Nội dung: 
Mở bài: Giới thiệu được đối tượng thuyết minh 
Thân bài: Trình bày vai trò và tác dụng của cây xanh và rừng. 
	+ Vai trò: Tác dụng của cây xanh. 
	+ Vai trò, tác dụng cơ bản của rừng 
	+ Phê phán hiện tượng phá rừng, khẳng định ý nghĩa việc trồng rừng. 
c. Kết bài: Suy nghĩ và trách nhiệm trong việc trồng cây gây rừng. 
V. Chữa lỗi và sửa lỗi: 10’ 
1. Lỗi chính tả: 
Lỗi 	Chữa lỗi 
Nở 	Lở 
Lá 	Vá 
Nừng nẫy 	Lừng lẫy 
Chồng cây 	Trồng cây 
Pháp hoại 	Phá hoại 
Đợi ích 	Lợi ích 
2. Lỗi diễn đạt: 
Lỗi: Mọi người cần phải có trách nhiệm bảo vệ rừng mới, bảo vệ rừng thức là bào vệ cuộc sống của chúng ta. 
Chưa lỗi: Tất cả chúng ta hãy nâng cao hơn nữa trách nhiệm bảo vệ rừng. Bởi rừng rất có ích và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. 
Lỗi: Việc trồng rừng ở Việt Nam gây ra không khí rất trong lành cho nhân dân. 
Chữa lỗi: Việc trồng cây gây rừng tạo không khí trong lành cho cuộc sống mỗi chúng ta. 
VI. Đọc bài mẫu: 3’ 
VII. Trả bài gọi điểm 
III. Hướng dẫn học bài và làm bài tập: 1’ 
- Xem lại bài kiểm tra 
- Soạn Nhớ rừng: Đọc đoạn văn, tìm bố cục bài giảng, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
+ Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật ở các khổ thơ trong bài và tác dụng của các biện pháp đó. 
+ Phân tích để làm rõ cái hay trong đoạn thơ 2 
+ Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như 1 bức tranh tứ bình đẹp lỗng lẫy hay cách mạng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 17.doc