Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết 65: Ông Đồ

 (Vũ Đình Liên)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ . Qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ , người xưa gắn liền với nét đẹp văn hoá cổ truyền . Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ .

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích , cảm thụ thơ trữ tình .

3. Tư tưởng : Giáo dục HS ý thức giữ gìn nét đẹp trong truyền thống văn hoá .

II. CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;

 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi bài thơ dùng phân tích

 - Sưu tầm chân dung tác giả .

 2.Chuẩn bị của HS:

-Học bài cũ ,bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”

 -Đọc trước bài thơ “Ông đồ” và trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05 -12 -2009 Tuần 17 
Tiết 65: OÂng Ñoà 
 (Vũ Đình Liên) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ . Qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ , người xưa gắn liền với nét đẹp văn hoá cổ truyền . Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ .
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích , cảm thụ thơ trữ tình .
3. Tư tưởng : Giáo dục HS ý thức giữ gìn nét đẹp trong truyền thống văn hoá .
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi bài thơ dùng phân tích
 - Sưu tầm chân dung tác giả .
 2.Chuẩn bị của HS: 
-Học bài cũ ,bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” 
 -Đọc trước bài thơ “Ông đồ” và trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
*Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” và nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
 *Gợi ý trả lời: 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ 
- HS nêu : + Nội dung : Bài thơ thể hiện tâm sự bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường , xấu xa , muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng của tác giả ?
 + Nghệ thuật : Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và sự đổi mới ở thể thơ thất ngôn .	
 3 Giảng bài mới :
 a. Giới thiệu bài : (1’)
Cùng với Tản Đà, Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ thuộc lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu lòng thương cảm của Vũ Đình Liên, đó là bài thơ “Ông đồ”.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về VB:
I .Tìm hiểu chung về VB:
*Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả – tác phẩm .
- Gọi HS đọc chú thích (*)SGK Ngữ văn – Tập II - Tr. 9
sNêu những hiểu biết của em về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ”? 
* Hướng dẫn HS đọc , tìm hiểu chú thích , bố cục và thể thơ .
-Chú ý đọc đúng giọng điệu trữ 
HS tìm hiểu về tác giả – tác phẩm 
HS đọc chú thích * ở SGK 
4Dựa vào nội dung của chú thích (*) để trả lời câu hỏi.
-Tác giả :
-Tác phẩm :
HS đọc , tìm hiểu chú thích và bố cục , thể loại của bài thơ theo yêu cầu của GV.
1.Vài nét về tác giả – tác phẩm: 
 Vũ Đình Liên 
(Xem chú thích *SGK/Tr.9)
2.Đọc và tìm hiểu chú thích: 
tình của bài thơ:
+ Hai khổ thơ đầu:với giọng sôi nổi,thắm thiết làm rõ hình ảnh của ông đồ thời thịnh hành của đạo nho
+Khổ 3 và 4: với giọng thương cảm,xót xa trước cảnh thực tại của ông đồ
+Khổ thơ cuối:với giọng nuối tiếc da diết
- GV đọc mẫu,gọi HS đọc 
sTheo dõi chú thích,em hãy cho biết:
+Danh từ “Ông đồ” được giải thích như thế nào?
+Ví sao tác giả gọi “Ông đồ” là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” ?
- Nghe GV hướng dẫn cách đọc
-Đọc chú ý giọng điệu ở mỗi khổ thơ
4Dựa theo chú thích (1)ở SGK để trả lời.
s Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Mỗi phần thể hiện nội dung gì?
s Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
4Chia làm 2 phần :
Phần 1 (4 khổ thơ đầu) : Sự đối lập của hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm khác nhau
+Phần 2 (khổ thơ cuối):Sự tiếc nuối da diết của tác giả với cảnh cũ người xưa . 
4Viết theo thể thơ năm chữ 
3.Bố cục: 2 phần 
Phần 1 (4 khổ thơ đầu) : Sự đối lập của hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm khác nhau
+Phần 2 (khổ thơ cuối):Sự tiếc nuối da diết của tác giả với cảnh cũ người xưa . 
4.Thể thơ:
Thơ ngũ ngôn (5 chữ)
21’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết bài thơ
II - Tìm hiểu chi tiết :
*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ .
- Gọi HS đọc hai khổ thơ đầu .
s Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong hai khổ thơ đầu như thế nào ?
s Lúc này xung quanh ông đồ như thế nào ?
GV:Ông đồ lúc này là hiện thân của sự tài hoa.Người viết chữ đẹp,người biết chơi chữ đẹp đã gặp gỡ nhau trong tâm hồn đồng điệu:Tấm tắc ngợi khen tài.Chỉ mấy nét ,nhà thơ đã làm nổi bật đời sống tinh thần d/ tộc.
sEm cảm nhận như thế nào về hình ảnh ông đồ ở 2 khổ thơ này?
GV: Đây là thời kì đắc ý , được 
HS tìm hiểu bài thơ .
HS đọc lại hai khổ thơ đầu 
4Mỗi khi tết đến , ông đồ lại xuất hiện cùng với mực tàu giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại .
4 Mọi người tìm đến ông rất đông : Bao nhiêu người thuê viết ; tấm tắc ngợi khen nét chữ như phượng múa rồng bay .
4HS cảm nhận:
Với ngôn ngữ giản dị,hình ảnh không mới mẻ,độc đáo nhưng tác giả đã khắc sâu trong lòng người đọc,người nghe hình ảnh ông đồ ở 
1.Niềm cảm thương chân thành của nhà thơ trước tình cảnh ông đồ:
 a. Hình ảnh ông đồ xưa :
- Mỗi khi tết đến ,ông đồ lại xuất hiện để viết câu đối, đây là hình ảnh đẹp, quen thuộc không thể thiếu. 
- Mọi người tìm đến ông rất đông : Bao nhiêu người thuê viết ; tấm tắc ngợi khen nét chữ như phượng múa rồng bay .
" Đây là thời kì ông đồ được mọi người trọng vọng, thời kì vàng son của ông.
mọi người trọng vọng , là thời kì vàng son của ông đồ khi nền văn hoá chữ Nho không thể thiếu trong ngày Tết .
-Gọi HS đọc hai khổ thơ 3 và 4
s Ở hai khổ thơ 3 và 4, ông đồ xuất hiện vào lúc nào ? Ông xuất hiện cùng với gì ?
s Nhưng hình ảnh ông đồ lúc này so với trước như thế nào ?
s Em có nhận xét gì về hình ảnh này ?
GV: Đây là hình ảnh bẽ bàng, buồn tủi . Nỗi đau lan sang cả vật vô tri vô giác : màu đỏ trở nên vô duyên , không thắm lại , mực đọng trong nghiêng sầu .
sHình ảnh “ Lá vàng rơi trên giấy – Ngoài trời mưa bụi bay “ em cảm nhận như thế nào ?
thời vàng son.
HS đọc hai khổ 3 và 4.
4Lúc hoa đào nở rực rỡ,ông cũng xuất hiện với mực tàu , giấy đỏ .
4Ông vẫn ngồi bên đường nhưng không ai tìm đến ông nữa :
Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiêng sầu .
4 Phép nhân hóa gợi hình ảnh buồn rầu, ảm đạm, mọi người chẳng còn tìm đến ông nữa .
4 Hình ảnh Lá vàng rơi và mưa bụi bay gợi ra cảnh của ngày tàn , đời tàn hiu hắt ,lạnh lẽo->Thơ không chỉ tả mà chủ yếu là biểu cảm.Đây không chỉ là ngoại cảnh mà là tâm cảnh
b.Hình ảnh ông đồ nay :
- Lúc hoa đào nở rực rỡ,ông cũng xuất hiện với mực tàu , giấy đỏ .
- Ông vẫn ngồi bên đường nhưng:“Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng nghiêng sầu”
"Phép nhân hóa gợi hình ảnh buồn rầu, ảm đạm mọi người chẳng còn tìm đến ông nữa .
-Hình ảnh Lá vàng rơi và mưa bụi bay gợi ra cảnh của ngày tàn , đời tàn hiu hắt, lạnh lẽo->Đây không chỉ là ngoại cảnh mà là tâm cảnh
GV:Ông đồ bị gạt ra ngoài lề xã hội . Ông vẫn ngồi đấy nhưng trở nên lạc lõng, lẻ loi . Ngoại cảnh nhưng kì thực là tâm sự của ông .
sCho HS thảo luận nhóm: Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau của hình ảnh ông đồ qua 4 khổ thơ đầu?
-Gọi HS đọc khổ cuối 
sKhổ thơ cuối có gì giống và khác với khổ thơ đầu?
sSự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì?
GV:Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật hai cảnh đối lập. 
sTác dụng câu hỏi tu từ cuối 
4Thảo luận nhóm,ghi kết quả so sánh: Hai thời điểm của một con người,thời vàng son và thời tàn tạ,thời chữ nghĩa thánh hiền được trọng dụng và thời bị bỏ rơi chẳng chút đoái hoài->Sự khác biệt ấy của ông đồ là thể hiện niềm cảm thương chân thành của nhà thơ,của tất cả chúng ta với lớp người đang tàn tạ
-HS đọc khổ thơ cuối 
4HS phát hiện:
-Giống: đều xuất hiện hoa đào nở
-Khác:khổ thơ đầu ông đồ xuất hiện,khổ thơ cuối không còn hình ảnh ông đồ 
4Thiên nhiên vẫn tồn tại,đẹp đẽ và bất biến.Con người thì không thể.Ông đồ đã trở thành xưa cũ và bị lãng quên
4Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ
c.So sánh hình ảnh ông đồ xưa và nay:
Hai thời điểm của một con người,thời vàng son và thời tàn tạ,thời chữ nghĩa thánh hiền được trọng dụng và thời bị bỏ rơi chẳng chút đoái hoài
->Sự khác biệt ấy của ông đồ là thể hiện niềm cảm thương chân thành của nhà thơ,của tất cả chúng ta với lớp người đang tàn tạ
2.Nỗi lòng của nhà thơ(Khổ thơ cuối) :
-Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật hai cảnh đối lập:
thiên nhiên vẫn tồn tại,đẹp đẽ và bất biến,ông đồ đã trở thành xưa cũ và bị lãng quên
Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ
bài thơ?
GV: Kết thúc bằng câu hỏi tu từ thể hiện sự tiếc nuối ray rứt trước sự vắng bóng của ông đồ,
 xót thương một nền văn hóa lụi tàn.
 khơi gợi trong tâm hồn chúng ta nhiều trắc ẩn xót thương về hình bóng ông đồ già đáng thương khuất nẻo dương gian,xót thương một nền văn hóa lụi tàn.
khơi gợi trong tâm hồn chúng ta nhiều trắc ẩn xót thương về hình bóng ông đồ già đáng thương khuất nẻo dương gian,xót thương một nền văn hóa lụi tàn.
4’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học
III / Tổng kết:
s Bài thơ là tâm sự gì của tác giả ?
s Nghệ thuật của bài thơ có gì đặc sắc ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ .
4 Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ,qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.Đồng thời cũng là sự tiếc nuối những giá trị tinh thần tốt đẹp bị lãng quên theo sự đổi thay của XH. 
4+ Dùng lối thơ năm chữ .
+ Kết cấu giản dị mà chặt chẽ .
+ Ngôn từ bình dị trong sáng .
HS đọc ghi nhớ .
1. Nội dung: 
2. Nghệ thuật:
+ Dùng lối thơ năm chữ .
+ Kết cấu giản dị mà chặt chẽ .
+ Ngôn từ bình dị trong sáng 
* Ghi nhớ: SGK-Tr.10
2’
Hoạt động 4 : Củng cố.
-Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ
sCảm hứng chủ đạo của bài thơ?
-HS đọc diễn cảm bài thơ 
4Bài thơ thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ qua niềm cảm thương chân thành và nuối tiếc da diết của tác giả.
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 *Bài cũ:
Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ, nắm kĩ nội dung và nghệ thuật của bài thơ (phần tổng kết). Tìm đọc các bài viết phân tích về bài thơ” Ông đồ”.
 *Bài mới:
Soạn bài đọc thêm: “Hai chữ nước nhà”cụ thể :
+ Đọc kĩ văn bản ở nhà .
+ Tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm .
+ Tìm hiểu thể loại và chú thích .
+ Trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản vào vở bài soạn .
 IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 
Ngày soạn : 06 -12 -2009 Tuần 17 
Tiết 66: Hướng dẫn đọc thêm HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 (Trần Tuấn Khải )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu được qua việc mượn đề tài lịch sử tạo dựng không khí, tâm trạng , giọng thơ thống thiết, cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn trích : nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước .
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc , phân tích thơ song thất lục bát và so sánh với đoạn “ Chinh phụ ngâm” đã học .
3. Tư tưởng : Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, căm thù giặc .
 II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi bài thơ( ...  điệu của bài thơ , khuyến khích HS đọc sáng tạo cho phù hợp với giọng điệu .
-Gọi HS đọc chú thích ở SG K .
s Hãy cho biết bài thơ chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần ?
GV:Toàn bộ bài thơ có 101 câu . Ở đây chúng ta tìm hiểu trích đoạn đầu gồm 36 câu thơ .
s Bài thơ viết theo thể thơ gì ? Giọng điệu như thế nào ? 
-HS đọc bài thơ .
-HS đọc các chú thích ở SGK .
4Gồm ba phần :
Phần 1(8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éole
Phần 2( 20 câu thơ tiếp): Hiện thực đất nước trong cảnh đau thương tang tóc.
Phần 3 ( 8 câu còn lại) : Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con .
4Thể thơ song thất lục bát , giọng điệu thể hiện sự xót xa , đau đớn, lâm li,thống thiết, nhiều lời cảm thán .
2. Đọc VB và tìm hiểu chú thích:
3.Bố cục:3 phần
Phần1: Tám câu đầu
Phần 2:Hai mươi câu tiếp 
Phần 3 :Tám câu còn lại 
4.Thể thơ: 
 Song thất lục bát 
20’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
II-Tìm hiểu chi tiết VB:
*Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
-Yêu cầu HS theo dõi phần 1 và trả lời câu hỏi 3,SGK
s Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra ở đâu ?
s Hoàn cảnh và tâm trạng hai cha con lúc này như thế nào? Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy,lời khuyên của cha có ý nghĩa như thế nào?
-Yêu cầu HS theo dõi phần 2 và trả lời câu hỏi 4,SGK
 s Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước,cứu nhà người ,cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc?
HS tìm hiểu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật .
-HS theo dõi phần 1 và trả lời câu hỏi 3,SGK
4Nơi biên ải ảm đạm , heo hút .
4-Hoàn cảnh: Cha bị giải sang TQ, con muốn theo cha để phụng dưỡng nhưng cha khuyên con ở lại lo việc trả thù nhà,đền nợ nước.
-Tâm trạng hai cha con đều đau đớn,xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả. Lời khuyên của cha như lời trăng trối 
-HS theo dõi phần 2 và trả lời câu hỏi 4,SGK
4Vì dân tộc ta vốn có lịch sử hào hùng,vì muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
1.Nội dung:
a-.Bối cảnh không gian :
Cuộc chi tay diễn ra ở nơi biên ải ảm đảm,heo hút
b-Hoàn cảnh và tâm trạng của hai cha con: 
-Hoàn cảnh :Cha bị giải sang TQ,con muốn theo cha nhưng cha khuyên con ở lại lo việc trả thù nhà đền nợ nước.
-Tâm trạng :hai cha con đều đau đớn,xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả .Lời khuyên của cha như lời trăng trối 
c.Tâm sự yêu nước của tác giả:
-Nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở đồng bào
sHọa mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng người yêu nước.Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau này?
s Đoạn thơ này có gì đặc sắc về nghệ thuật ? Giọng điệu đoạn thơ này ra sao ? Ý nghĩa của nó?
GV: Cả đoạn này là một một nỗi đau thương , nỗi đau thiêng liêng cao cả vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước 
sNhững lời nói về thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc sâu sắc nào trong lòng người cha?
-Yêu cầu HS theo dõi phần 3 và trả lời câu hỏi 5SGK
s Đoạn thơ này nói đến cái bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là nhằm mục đích gì ?
GV:Tin tưởng hoàn toàn vào con và trông cậy con trai thay mình rửa nhục cho nước nhà . Đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn .
4-HS phát hiện:
Thảm vong quốcxiết kể
Trông cơ đồtâm can
Ngậm ngùi đất khóc giời than
Thương tâm nòi giốngnỗi này!
Khói Nùng Lĩnhkhối uất
Sông Hồng Giangcơn sầu
4Xen kẽ tự sự là cảm thán nhân hóa ,so sánh, những hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh: Kể sao , xiết kể , xé tâm can , ngậm ngùi , khóc than 
" nỗi đau thiêng liêng cao cả vượt lên số phận cá nhân thành nỗi đau đất nước làm kinh động cả đất trời
Giọng thơ lâm li , thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất hờn căm .
4Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan.Lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác giặc Minh.Đó là biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng nhà thơ.
-HS theo dõi phần 3 và trả lời câu hỏi 5,SGK 
4Bất lực : tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ , chịu bó tay là nhằm kích thích , hun đúc ý chí gánh vác cuả người con , làm cho lời trao gửi thêm nặng tình cảm .
-NT:nhân hóa,so sánh->cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả đất trời sông núi.
-Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan.Lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác giặc Minh.Đó là biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng nhà thơ.
-Nói với con về cảnh ngộ và bất lực của mình là nhằm kích thích , hun đúc ý chí gánh vác cuả người con , làm cho lời trao gửi thêm nặng tình cảm .
s Tại sao đặt nhan đề bài thơ là “ Hai chữ nước nhà” ? 
4Nước và nhà vốn là hai khái niệm riêng nhưng ở đây trong hoàn cảnh và thời đại này thì hai khái niệm đó không tách rời nhau 
nước mất thì nhà tan ; thù nhà chỉ có thể trả khi nợ nước trả xong .
s Qua đoạn trích Trần Tuấn Khải gửi gắm điều gì ?
s Nghệ thuật bài thơ như thế nào ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ .
4Mượn chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước , ý chí cứu nước của đồng bào .
4Thể thơ song thất lục bát với giọng điệu thống thiết .
HS đọc ghi nhớ .
" Mượn câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước , ý chí cứu nước của đồng bào.
2 . Nghệ thuật :
Thể thơ song thất lục bát với giọng điệu thống thiết .
2’
Hoạt động 4 : Củng cố.
-Gọi HS đọc lại bài thơ
 -HS đọc lại bài thơ
-Gọi HS đọc bài đọc thên Chiêu hồn nước của PhạmTất Đắc
-HS đọc bài đọc thên Chiêu hồn nước của PhạmTất Đắc
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 *Bài cũ:
-Học thuộc lòng bài thơ .
-Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
 *Bài mới:
- Soạn bài : Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 8 -12 – 2009 Tuần 17
Tiết 67: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài làm của mình ; Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình ; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa .
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng sửa chữa bài làm của mình .
3. Tư tưởng : Rèn kĩ năng sửa chữa bài làm của mình .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên : 
	Chấm bài – Nội dung trả bài
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
 Xem lại các kiến thức liên quan đến bài kiểm tra 
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 * Câu hỏi: Kể tên các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học ở HK I?
 *Gợi ý trả lời: 
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
 - Trường từ vựng 
 - Từ tượng hình, từ tượng thanh
 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
 - Trợ từ, thán từ
 - Tình thái từ
 - Nói quá, nói giảm nói tránh
 - Câu ghép
 - Công dụng các loại dấu câu
 3.Giảng bài mới :
 a. Giới thiệu bài : (1’)
Điểm số đối với bài làm là quan trọng vì nó thể hiện kết quả cụ thể,tổng hợp năng lực,kiến thức,kĩ năng của các em.Nhưng quan trọng hơn,đó là sự nhận thức những ưu,nhược điểm về các mặt trong bài viết của mình và tìm cách sửa chữa nó.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
 HỌC SINH
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS sửa chữa bài kiểm tra .
A-TRẮC NGHIỆM: (3,5đ) 
-GV phát bài cho HS.
-GV ghi đáp án phần trắc nghiêm lên bảng để HS đối chiếu sửa chữa 
-HS nhận bài 
-HS đối chiếu sửa chữa phần trắc nghiệm
-Câu 1- B Câu 5 -C
Câu 2 -C Câu 6 -C
Câu 3 -D Câu 7 -A
Câu 4 -A Câu 8 –D
-Gợi ý câu 9 
A. Lan ở lại lớp vì bạn ấy học quá yếu.
 B. Tuy nhà ở xa trường nhưng Nam không bao giờ đi học trễ.
 C. Trời mưa càng to đường càng trơn
-Câu 1->câu 8 (đúng mỗi câu 0,25 đ)
Câu 1- B Câu 5 -C
Câu 2 -C Câu 6 -C
Câu 3 -D Câu 7 -A
Câu 4 -A Câu 8 –D
-Câu 9 (đúng mỗi câu 0,5đ)
 A. Lan ở lại lớp vì bạn ấy học quá yếu.
 B. Tuy nhà ở xa trường nhưng Nam không bao giờ đi học trễ.
 C. Trời mưa càng to đường càng trơn
–GV nêu yêu cầu phần tự luận để HS đối chiếu sửa chữa 
-HS đối chiếu sửa chữa phần tự luận 
1. -Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị ,uyển chuyển,tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ,nặng nề;tránh thô tục, thiếu lịch sự. ( 1,50 đ )
- HS cho ví dụ và phân tích giá trị tu từ. ( 1,00 đ )
 Ví dụ: “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời”.
->Tác giả dùng từ “đi” để tránh gây cảm giác đau buồn khi nghe tin Bác mất.
2.Yêu cầu cần đạt:
* Về nội dung:
 Đoạn văn viết có chủ đề, lời văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không gò bó, gượng ép,sử dụng các dấu câu đề yêu cầu một cách thích hợp.
 * Về hình thức:
 Trình bày rõ ràng sạch sẽ, không tẩy xóa
B- TỰ LUẬN: (6,5đ)
*Câu 1(2,5đ).Cụ thể:
-Nêu đúng khái niệm (1,5đ)
-Cho ví dụ và phân tích giá trị tu từ (1,0đ)
Ví dụ: “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời”.
->Tác giả dùng từ “đi” để tránh gây cảm giác đau buồn khi nghe tin Bác mất.
Câu 2.Yêu cầu cần đạt:
* Về nội dung:
 Đoạn văn viết có chủ đề, lời văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không gò bó, gượng ép,sử dụng các dấu câu đề yêu cầu một cách thích hợp.
 * Về hình thức:
 Trình bày rõ ràng sạch sẽ, không tẩy xóa
10’
Hoạt động 2: GV Nhận xét,đánh giá chung các mặt.
*Kiến thức: Phần lớn các em nắm được kiến thức đáp ứng được yêu cầu đề ,mức độ đạt yêu cầu.
*Kĩ năng: 
-Phần trắc nghiệm khách quan chọn đáp án chưa chính dẫn đến tẩy xóa nhiều lần trong câu.
-Phần tự luận:Vận dụng lí thuyết vào thực hành còn hạn chế Cụ thể:
- Câu1:cho ví dụ mà không chỉ được phép tu từ nói giảm nói tranh
-Câu 2: viết đoạn văn nội dung thiếu tự nhiên , hoặc sao chép tài liệu thụ động mà chưa chủ động chọn đề tài để chứng tỏ khả năng.Sử dụng dấu câu chưa đúng cộng dụng mà gượng ép.
-HS rút kinh nghiệm từ những lưu ý của GV. 
-HS lắng nghe rút kinh nghiêm để bài sau làm tốt hơn
12’
Hoạt động 3: Củng cố.
*GV giới thiệu cho HS nhận xét, đánh giá một số bài đạt điểm cao và một số bài đạt điểm thấp.
+ Nguyên nhân làm bài tốt và chưa tốt.
+ Hướng khắc phục các khuyết 
– Lớp nghe, rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
Phát hiện ra cái hay của bài làm
điểm, sai sót.
+ Thông báo kết quả điểm số của lớp
.IV. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
41
0
0.0
1
2.4
6
14.6
15
36.6
11
26.8
8
19.5
34
82.9
8A4
42
0
0.0
1
2.4
6
14.3
13
31.0
14
33.3
8
19.0
35
83.3
8A5
46
0
0.0
0
0.0
5
10.9
22
47.8
12
26.1
7
15.2
41
89.1
8A6
44
0
0.0
1
2.3
6
13.6
20
45.5
10
22.7
7
15.9
37
84.1
 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 *Bài cũ :
 Yêu cầu số HS có phần tự luận chưa đạt yêu cầu về nhà bổ sung cho đầy đủ
 *Bài mới: Chuẩn bị bài : Hoạt động ngữ văn:làm thơ bảy chữ . Cụ thể:
 Đọc kĩ và thực hiện phần yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà
 V-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 17.doc