Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường THCS Long Vĩnh

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Ôn lại kiểu bài tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Phát hiện và sửa chữa các lỗi về cách dùng từ, đặt câu, cách viết đoạn văn.

- Nắm vững cách lập dàn ý cho bài thuyết minh.

 2/ Kĩ năng:

Tự nhận xét đánh giá những ưu điểm – khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân qua bài viết số 3.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 1/ Ổn định lớp.

 2/ Phát bài viết số 3

 3/ Bài mới:

 * Trả bài viết Tập làm văn số 3:

 a) Chép lại đề vào tập học: Thuyết minh về cây bút bi.

 - Đáp án:

 * Hình thức:

 + Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, bố cục hợp lí, đúng chính tả ( 1 điểm).

 + Viết đúng kiểu bài thuyết minh, diễn đạt và liên kết tốt ( 1 điểm).

 * Nội dung:

 + Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi là một loại dụng cụ quen thuộc và thông dụng cho tất cả mọi người nhất là đối với học sinh chúng em.( 1 điểm)

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 22/11/2010	 TUẦN 17
ND: 29/11/2010	 	 TIẾT 64
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 
= a= a = a = a= a=a= a=a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Ôn lại kiểu bài tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Phát hiện và sửa chữa các lỗi về cách dùng từ, đặt câu, cách viết đoạn văn.
Nắm vững cách lập dàn ý cho bài thuyết minh.
 2/ Kĩ năng: 
Tự nhận xét đánh giá những ưu điểm – khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân qua bài viết số 3.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/ Ổn định lớp.
 2/ Phát bài viết số 3
 3/ Bài mới: 
 * Trả bài viết Tập làm văn số 3:
	a) Chép lại đề vào tập học: Thuyết minh về cây bút bi.
 - Đáp án:
	* Hình thức:
	 + Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, bố cục hợp lí, đúng chính tả ( 1 điểm).
	 + Viết đúng kiểu bài thuyết minh, diễn đạt và liên kết tốt ( 1 điểm).
	* Nội dung: 
 + Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi là một loại dụng cụ quen thuộc và thông dụng cho tất cả mọi người nhất là đối với học sinh chúng em.( 1 điểm)
	 + Thân bài: Trình bày được các nội dung sau:
s Bút dùng để làm gì? (1,5 điểm)
s Có những loại bút nào? (1,5 điểm)
s Cấu tạo của bút ra sao? (1,5 điểm)
s Nêu cách sử dụng và bảo quản (1,5 điểm)
 + Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với bút bi: Ý nghĩa của bút trong đời sống con người (1 điểm)
( Lưu ý: Tùy mức độ diễn đạt các nội dung trên, giáo viên cho điểm khách quan và hợp lí)
 	c) Đánh giá ưu – khuyết điểm:
 - Ưu điểm: 
    - Khuyết điểm:
 d) Phương hướng khắc phục:
   ....
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 3.
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
8/1
8/2
8/3
Tổng cộng
NS: 24 /11/2010	TUẦN 17
ND: 29/11/2010	TIẾT 65
Văn bản:
ÔNG ĐỒ
 = a= a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
 - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn.
 - Hiểu được những cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
 2/ Kĩ năng: 
Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
Đọc diễn cảm tác phẩm.
Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu đôi nét về tác giả?
? Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
? Hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả:
Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
2/ Tác phẩm:
Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.
3/ Thể thơ: Ngũ ngôn.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
? Theo em, nếu chia bố cục thì bài thơ trên có thể chia bố cục mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
* Nhìn cả bài thơ ta thấy: Có một thời hễ đến mùa xuân thì ông đồ lại chuẩn bị đồ nghề ra phố vẽ tranh, ghi câu đối ngày tết để bán và một mùa xuân ở hiện tại đã vắng hẳn bóng ông đồ. Các em có thể ghi đề mục: Mùa xuân năm xưa và mùa xuân hiện tại.
? Đọc câu 1, phần đọc – hiểu văn bản trang 10 SGK
? Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận câu hỏi 5 phút.(Lưu ý các nhóm cần chú ý đến khung cảnh mùa xuân ở hai khổ thơ đầu so với hai khổ thơ 3 và 4)
*Đó là mùa xuân trong quá khứ, các mùa xuân đã qua còn mùa xuân trong hiện tại như thế nào? Chúng ta ghi đề mục: Mùa xuân trong hiện tại.
? Em có nhận xét như thế nào về thời gian, về mùa xuân, về hoa đào, về đường phố và hình ảnh ông đồ?
? Qua khổ thơ cuối, ta thấy được tâm tư của tác giả như thế nào?
? Hãy trình bày những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? (thể thơ, hình ảnh ở hai khổ thơ đầu so với các khổ thơ sau, cách diễn đạt, lời thơ).
? Qua bài thơ, em nhận thấy bài thơ có ý nghĩa như như thế nào?
ØBài thơ có thể chia bố cục ba phần như sau:
- Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
- Hai khổ thơ 3-4: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Khổ thơ cuối: Tâm tư nhà thơ.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
 a) Mùa xuân năm xưa: 
 - Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:
 + Khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng, náo nhiệt.
 + Trong đó, ông đồ trở thành một hình ảnh không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc trong mọi người mến mộ.
 - Hình ảnh ông đồ thời tàn:
 + Vẫn khung cảnh mùa xuân với sắc đào tươi thắm nhưng không khí không tưng bừng, náo nhiệt của mùa xuân qua.
 + Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng vô cùng lạc lỏng, lẻ loi.
 b) Mùa xuân hiện tại:
 + Thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại, vẫn hoa đào, vẫn phố xưa;
 + Cuộc đời đã thay đổi, ông đồ đã vắng bóng;
 + Tác giả đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng tê tái của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua.
 Sự mai một những giá trị truyền thống là vấn đề của đời sống hiện đại được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc.
2/ Nghệ thuật:
 - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
 - Xây dựng những hình ảnh đối lập.
 - Kết hợp giữa biểu cảm với kể với tả.
 - Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
3/ Ý nghĩa:
Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Đọc kĩ, nhớ được một số đoạn trong bài thơ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ,nắm những nội dung đã tìm hiểu trong tiết học.
- Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống.
- Xem và chuẩn bị trước văn bản: Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải.
 + Đọc trước văn bản trang 159-160-161.Tìm hiểu chú thích trang 161 – 162 SGK.
 + Chuẩn bị trước phần trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản trang162 SGK.
 + Đọc bài đọc thêm trang 163 – 164 SGK.
NS: 26 /11/2010	TUẦN 17 ND: 02 /12/2010	TIẾT 66
Phần tiếng việt
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)
= a= a = a = a= a= a= a= a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- Bổ sung kiến thức văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
	- Cảm nhận được cảm xúc trữ tình yêu nước trong đoạn thơ.
	- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.
Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chon thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
 2/ Kĩ năng: 
Đọc – hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.
Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ ông đồ, em có cảm xúc như thế nào về tình cảnh của ông đồ?
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu đôi nét về tác giả?
? Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
? Hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả:
 Á Nam Trần Tuấn Khải (1895-1983) quê ở Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng lịch sử để nói bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập tự do của mình.
2/ Tác phẩm:
- Tác phẩm chính: các tập thơ Duyên nợ phù sinh I, II (1921 và 1923; Bút quan hoài I,II (1924 và 1927); Với sơn hà I,II (1936 và 1949),
- Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924). 
3/ Thể thơ: 
Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp để bộc lộ cảm xúc thống thiết.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
? Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét như thế nào về giọng điệu bài thơ?
? Đoạn thơ chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo, 8 câu cuối. Hãy tìm hiểu ý chính của mỗi phần?
? Đọc và xác định câu hỏi 3 SGK trang 162.
? Đọc câu hỏi 4 SGK trang 162,163 và cho biết tâm sự yêu nước của tác giả?
? Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
? Hãy trình bày những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? (thể thơ, cách diễn đạt, giong điệu).
? Qua bài thơ, em nhận thấy bài thơ có ý nghĩa như như thế nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØPhần 1: Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
Phần 2: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tan tóc.
Phần 3: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
ØBối cảnh không gian: cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm heo hút
Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật: Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo việc trả thù nhà, đền nợ nước.
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy: Lời khuyên của người cha như một lời trăn trối. Nó thiêng liêng, xúc động có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØNhằm kích thích hun đúc ý chí gánh vác của người con, làm cho lời trao gởi thêm có sức mạnh tình cảm “ Giang sơn gánh vác sau này cậy con”.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
 - Bài thơ khai thác đề tài lịch sử: Cuộc chia li không có ngày gặp lại của cha con Nguyễn Phi Khanh và nguyễn trãi.
 - Lời nhắn gởi cuối cùng của Nguyễn Phi Khanh với con đượm nỗi buồn mất nước, có tác dụng nung nấu ý chí phục thù cứu nước, cứu nhà đối với Nguyễn Trãi.
 - Liên hệ với thực tế đất nước những năm đầu thế kỉ XX để thấy được vấn đề có tính thời sự trong câu chuyện Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi và tâm sự kín đáo của Trần Tuấn Khải đối với đất nước.
2/ Nghệ thuật:
 - Kết hợp tự sự với biểu cảm.
 - Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.
 - Giọng điệu trữ tình thống thiết.
3/ Ý nghĩa:
Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn trãi, tác giả bài tỏ và khơi gợi nhiệt quyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học thuộc lòng đoạn thơ,nắm những nội dung đã tìm hiểu trong tiết học.
- Xem lại đặc điểm, giá trị biểu cảm ở những tác phẩm đã học viết theo thể thơ song thất lục bát.
- Tìm hiểu những câu chuyện về các nhân vật lịch sử, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi.
- Xem lại các kiến thức phần Tiếng Việt đã học để chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
.......................................................... ..........................................................
..........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 Kien thuc chuan.doc