Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Giáo viên: Lừu Văn Lìn

Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Giáo viên: Lừu Văn Lìn

 Tiết 64 - Tập làm văn.

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

 I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Làm của mình theo yêu cầu và nội dung của đền bài.

 2. Kỹ năng:

 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.

 II. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên : SGK, SGV, bài làm của Học sinh

 - Học sinh : SGK , sửa lỗi cho bài kiểm tra.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

 2. Dạy bài mới:

 Giới thiệu bài mới (1 phút) Các em đã được thức hành các kiến thức đã họcvề vănthuyết minh bằng bài viết số 3 . Giờ học này Cô cùng các em sea chữa các lỗi các em đã mắc phải và tìm ra những mặt tích cức các em đã đạt được. Từ đó chúng ta phát huy những mặt mạnh và hạn chế các khuyết điểm

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Giáo viên: Lừu Văn Lìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp 8A, tiết (tkb): giảng: ... tháng ... năm 2010, sĩ số... vắng....
 Lớp 8B, tiết (tkb): giảng: ... tháng ... năm 2010, sĩ số... vắng....
 Tiết 64 - Tập làm văn.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
	- Làm của mình theo yêu cầu và nội dung của đền bài.
	2. Kỹ năng: 
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
	II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên : SGK, SGV, bài làm của Học sinh 
 - Học sinh : SGK , sửa lỗi cho bài kiểm tra.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
	2. Dạy bài mới: 
	Giới thiệu bài mới (1 phút) Các em đã được thức hành các kiến thức đã họcvề vănthuyết minh bằng bài viết số 3 . Giờ học này Cô cùng các em sea chữa các lỗi các em đã mắc phải và tìm ra những mặt tích cức các em đã đạt được. Từ đó chúng ta phát huy những mặt mạnh và hạn chế các khuyết điểm
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Để lập dàn ý. (10’)
1. Yêu cầu của đề. 
- Giáo viên chép bài lên bảng 
- Yêu cầu Học sinh thảo luận và xác định được.
Chép đề.
Thảo luận.
- Kiểu văn bản : Văn thuyết minh.
- Đối tượng: Thuyết minh chiếc phích.
HĐ2 : Chữa lỗi. (10’)
2. Dàn ý :
- Chia lớp thành 3 nhóm Yêu cầu Học sinh tìm và nêu các lỗi tiêu biểu.
- Tổng hợp kết quả của 3 nhóm trên bảng .
- Yêu cầu Học sinh chữa lỗi .
- Kiểm tra xác suất việc chữa lỗi của các nhóm .
Lập dàn ý.
Phát hiện lỗi và tổng hợp.
Chữa lõi theo yêu cầu.
A -Mở bài : Giới thiệu về cái phích nước.
B - Thân bài : 
* Cấu tạo :
- Chất liệu vỏ : sắt , nhựa...
- Màu sắc ; Trắng, xanh ...
- Ruột : Có lớp thuỷ tinh ở giữa, bên trong cùng là lớp tráng bạc.
* Công dụng: Giữ nhiệt dùng cho sinh hoạt đời sống.
C.- Kết bài :
- Thái độ đối với phích nước.
- Phích nước trong đời sống sinh hoạt của người dân.
HĐ3: Ưu khuyết điểm (10’)
* Ưu, nhược điểm: 
Giáo viên nhận xét về mặt mạnh, yếu qua bài làm của Học sinh, nhắc nhở thiếu sót.
- Cẩm Linh, Nhật linh.
- Lý Đạt, Đức, Duy, 
Nghe, ghi chép những ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm.
- Bài làm bố cụ rõ ràng, bài văn có tính liên kết.
- Viết đúng thể loại.
- Nội dung tương đối đầy đủ.
- Nhiều bài viết hay, có ý tưởng mới mẻ.
- Vấn để sai lỗi chíng tẩ, sai từ được hạn chế .
* Nhược : 
- Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa 
- Nội dung còn sơ sài .
- Phần thuyết minh về cấu tạo còn sơ sài hoặc không theo trình tự hợp lý.
- Còn nhầm lẫn văn miêu tả biểu cảm .
- Bài viết còn sai từ , sai chính tả, dấu câu.
HĐ4 : Công bố kết quả , đọc bài hay. (5’)
HS nghe
	3. Củng cố: (4’)
	- Hệ thống kiến thức : Các bước làm bài TLV, nhiệm vụ của từng phần. 
	4. Dặn dò: (1’)
	- Về nhà chuẩn bị bài Ông đồ. 
 Lớp 8A, tiết (tkb): giảng: ... tháng ... năm 2010, sĩ số... vắng....
 Lớp 8B, tiết (tkb): giảng: ... tháng ... năm 2010, sĩ số... vắng....
Tiết 65- Văn bản. 
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
	- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. 
	- Lối viết bình dị mà gợi cảm của bài thơ. 
	2. Kỹ năng:
	- Nhận biết được thơ lãng mạn.
	- Đọc diễn cảm tác phẩm.
	- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 
	II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Giáo án, tư liệu về tác giả Vũ Đình Liên.
 - HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
	Đọc thuộc bài thơ “ Muốn làm thằng cuội”, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
	2. Dạy bài mới
	Giới thiệu bài mới (1 phút) 
	Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Ông Đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt tước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người một thời đã qua: “Ông đồ chín là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
Kiến thức cần đạt
HĐ1:Tác giả, tác phẩm (5’)
I.Tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS đọc chú thích*
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Trả lời câu hỏi
- Nghe, ghi bài
1. Tác giả:
- (1913-1996 ) quê Hải Dương chủ yếu sống ở Hà Nội.
- Là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta. Thơ ông man mác một niềm hoài cổ, giàu lòng nhân hậu.
2. Tác phẩm: SGK
- Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình liên.
HĐ2: Hướng dẫn đọc (5’)
II. Đọc - chú thích, bố cục.
- Đọc mẫu, HD đọc: : giọng chậm, ngắt nhịp 2/3 , 3/2.
K1,2 : Giọng vui, phấn khởi.
K3,4 : Chậm buồn, xúc động.
- Gọi HS đọc
- Tìm hiểu chú thích, từ khó.
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Đọc văn bản.
Trả lời.
- Đọc chú thích. 
Chia làm 3 phần 
Đọc .
 Tìm hiểu chú thích.
 Bố cục.
- K1,2: Hình ảnh ông đồ thời xưa.
- K3,4: Hình ảnh ông đồ thời tàn tạ.
- K5: Nỗi lòng của tác giả.
HĐ3:Tìm hiểu văn bản(25’)
III. Phân tích văn bản.
- Ông Đồ xuất hiện vào thời gian nào? thời gian ấy nói lên điều gì?
- Ông Đồ làm việc gì? Ở đâu?
- Cứ tết đến, xuân sang, sự xuất hiện đều đặn thành quy luật.
Viết câu đối tết.
1.Khổ1,2:“Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông Đồ xưa”
- Cứ tết đến, xuân sang, sự xuất hiện đều đặn thành quy luật.
 “Bày mực tàu, giấy đỏ
 Bên phố đông người qua”
- Viết câu đối tết.
- Những người xung quanh đối với ông như thế nào? 
- Tài nghệ của ông Đồ được miêu tả như thế nào?
- Hai khổ thơ tiếp cho thấy công việc của ông diễn biến ra sao?
- Song song với hình ảnh ông Đồ, hai khổ thơ miêu tả cảnh vật ra sao?
- Khổ thơ cuối tác giả cho ta biết điều gì về ông Đồ?
- Tác giả đã thốt lên điều gì?
- Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Bao nhiêu người thuê viết.Tấm tắc ngợi khen tài 
Như phượng múa, rồng bay.
- Không còn ai chuộng chữ và thuê ông viết nữa. 
- Miêu tả, cánh buồn não lòng, ông Đồ như trở về cõi bình an.
- Ông Đồ không còn đi viết, sự tiếc nuối sâu sa của nhà thơ.
- Cảm thương, xót xa giá trị văn hoá đẹp bị tàn lụi.
Dựa vào ghi nhớ
“Bao nhiêu người thuê viết
 Tấm tắc ngợi khen tài”.
- Nhiều người mến trọng tài năng của ông.
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.
- Ông Đồ viết chữ rất nhanh và đẹp.
2. Khổ 3,4: 
 “Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu ?
 Ông Đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay”
- Câu hỏi tu từ, người trọng dùng câu đối thưa dần- không còn. H/A ông Đồ nhạt nhoà.
 “Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay.”
- Miêu tả, cánh buồn não lòng, ông Đồ như trở về cõi bình an.
3. Khổ cuối: 
 “Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông Đồ xưa” 
- Ông Đồ không còn đi viết, sự tiếc nuối sâu sa của nhà thơ.
 “Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?” 
- Câu hỏi tu từ, tác giả cảm thương cho kiếp người sống mòn, chết mòn, xót xa giá trị văn hoá đẹp bị tàn lụi.
* Ghi nhớ: sgk 
HĐ4: Luyện tập (4’)
III. Luyện tập:
- Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
Đọc bài 
- Đọc diễn cảm bài thơ.
	3. Củng cố: (4’)
	- Em có biét hiện nay việc viết câu đối tết bằng chữ nho được khôi phục như thế nào không?
	4. Dặn dò:(1’) 
	- Học thuộc bài thơ, Chuẩn bị bài tiếp theo. 
 Lớp 8A, tiết (tkb): giảng: ... tháng ... năm 2010, sĩ số... vắng....
 Lớp 8B, tiết (tkb): giảng: ... tháng ... năm 2010, sĩ số... vắng....
Tiết 66 - Văn bản. 
Hướng dẫn đọc thêm: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 Trần Tuấn Khải 
	I. MỤC TIÊU: 
	1- Kiến thức:
	- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : 
" Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước" được thể hiện trong bài thơ. 
	- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải cách khai thác đề tài lịch sử, sự lụa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng giọng điệu thơ thống thiết.
	2- Kỹ năng: 
	- Đọc – hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. 
	- Cảm nhận được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
	II. CÁC NỘI DUNG TÍCH HỢP TRONG BÀI. 
	* Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Liên hệ tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác. 
	III. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên : SGK, SGV, Bài tập TN. 
 - Học sinh : SGK , vở soạn
	IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 
	2. Dạy bài mới.
	* Giới thiệu bài: (1 phút) 
	Trần Tuấn Khải : Là 1 nhà thơ yêu nước đầu thể kỷ 20, mượn 1 câu chuyện lịch sử : Lời dặn dò con trai Nguyễn Trãi khi Nguyễn Phi Khanh bị giắc Minh bắt về TQ để giãi bầy tâm sự yêu nước thương nòi và khích động tinh thần cứu nước của nhân dân ta đầu thể kỷ XX.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Kiến thức cần đạt
 HĐ1: Tác giả, tác phẩm (5’)
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Gọi HS đọc chú thích.
- Trình bầy về tác giả : 
 (ÁNam) Trần Tuấn Khải? 
- Nêu xuất xứ của văn bản ?
Đọc chú thích.
Trình bày
HS nêu xuất xứ
1. Tác giả
- Trần tuấn Khải (1885 - 1983) bút hiệu á Nam.
- Tác phẩm chính : Bút quan hoài: I, II, "Với sơn hà" I, II...
2. Tác phẩm.
- "Hai chữ nước nhà" là bài thơ mở đầu tập: "Bút quan hoài I", Văn bản là đoạn đầu của bài thơ.
HĐ2: Hướng dẫn đọc bài 
(10’)
 II. Đọc, chú thích, bố cục, thể thơ. 
Gọi HS đọc văn bản 
Đọc văn bản
1. Đọc .
- Gọi HS đọc các chú thích ?
- Cảm xúc bao trùm đoạn thơ là gì ?
- Nhận xét về thể thơ ? Trình bầy hiểu biết của em về thể thơ này ?
- Bố cục của đoạn trích và ý chính của từng phần ?
HS đọc chú thích. 
Nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn.
- Thể thơ song thất lục bát.
 Bài thơ có 3 phần :
2. Tìm hiểu chú thích.
3.Thể thơ: 
- Thể thơ song thất lục bát.
4. Bố cục.
- Bài thơ có 3 phần:
+ 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn .
+ 20 câu tiếp theo: Tình trạng đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc.
+8 câu cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
HĐ3: Phân tích (30’)
III. Phân tích văn bản.
-Gọi HS đọc 8 câu thơ đầu
- Cảnh vật thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu được miêu tả như thế nào ?
- Những từ: “Mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu” gây cho em cảm giác gì ?
- Có phải đây hoàn toàn là cảnh thật hay là phóng đại?
- Trong hoàn cảnh cuộc chia ly của ba cha con như thế nào?Tâm trạng ra sao ? 
- Hình ành Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, h/a Thân tàn lần bước dặm khơi, h/a tầm tã châu rơi gợi cho em suy nghĩ và liên tưởng gì? 
- Trong bối cảnh và tâm trạng như vậy lời khuyên của cha có ý nghĩa như thế nào ? 
- Gọi HS đọc 20 câu tiếp. 
- Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc qua những lời khuyên nào ?
- Qua các sự tích "Giống Hồng Lạc Đặc điểm nào của dân tộc được nói tới ?
- Điều này thể hiện tâm trạng gì của người cha ?
- Những hình ảnh: "Bốn phương khói lửa bừng bừng",  mang tính chất gì ?
 - Giọng điệu của đoạn thơ có còn tự hào như ở đoạn trên nữa không, đó là giọng điệu như thế nào ? 
- Để diễn tả tâm trạng bi thương ấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
HS đọc 8 câu đầu 
- Cảnh vật thiên nhiên ở đây heo hút, ảm đạm, vắng lạnh, buồn tẻ. 
- Gợi cảm giác ghê sợ, lạnh lẽo, buồn. 
- Trong thời kỳ đất nước chưa phát triển, dân số không còn nhiều như hiện nay thìcảnh vật đó có thể là thật nhưng cũng có phần ước lệ.
Trong hoà cảnh đau đớn, éo le. 
- H/a của đất nước, những hy sinh, mất mát của dân tộc. Đó là cách nói ước lệ. 
- Có ý nghĩa như 1 lời trăng trối. Nó thiêng liêng và xúc động. 
- HS đọc 20 câu tiếp
- Vì DT ta vốn có lịch sử hào hùng.
- Vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
- Qua các sự tích "Giống Hồng Lạc 
- Tâm trạng vò xé, đau đớn và bất lực vì thất bại, vì bị bắt của người cha.
- Mang tính chất ước lệ, tượng trưng.
- Phẫn uất, hờn căm.
- Nhân hoá so sánh.
1. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn. 
* Bối cảnh không gian: 
- Cuộc chia lycủa ba cha con Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng nơi biên gioéi núi rừng ảm đạm, heo hút. Đây là nơi tận cùng của đất nước.
- Tâm trạng đau đớn lúc tử bịêt sinh li ấy đã bao chùm lên cảnh vật một màu tang tóc chia li, thê lương và cảnh vật heo hút ảm đạm cũng như giục mối sầu trong lòng người. 
* Trong hoà cảnh đau đớn, éo le: 
- Hoàn cảnh thật éo le: Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn đi theo cha để phụng dưỡng cho tròn đạo hiếu.
+ Đối với cả 2 cha con tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và đều tột cùng đau đớn xót xa. 
- Có ý nghĩa như 1 lời trăng trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm mạnh khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm.
b. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng.
- Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá so sánh.
- Giọng điệu:
+ Lâm ly thống thiết.
+ Phẫn uất, hờn căm.
- Nỗi đau mất nước. Nỗi đau thiêng liêng cao cả, vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả trời đất.
- Gọi HS đọc đoạn thơ cuối 
- Những lời thơ nào diễn tả tình cảm thực của người cha ? 
- Các chi tiết " tuổi già sức yếu", " đành chịu bó tay", " thân lươn bao quản " cho thấy người cha đang trong cảnh ngộ như thế nào ? 
- Người cha nói tới cạnh ngộ bất lực của mình nhằm mục đích gì ?
- Người cha đã dặn con những lời cuối cùng như thế nào ? 
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc đoạn cuối
- Sử dụng nhân hoá và so sánh để tả nỗi đau mất nước thấu đến cả trời đất, sông núi Đại Việt.
" Cha sót phận tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ đành chịu bó tay : "Thân lươn bao quản vùng lầy "
- Tuổi già sức yếu, bất lực.
Học sinh đọc.
c. Tình cảnh của người cha và lời trao gửi cho con.
- Tuổi già sức yếu, bất lực.
- Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được.- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
- Giọng điệu : thống thiết chân thành.
- Đặt niềm tin vào con và đất nước.
- Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước DT.
* Ghi nhớ: SGK 
HĐ4 : Luyện tập. (5’)
III. Luyện tập 
- Bài thơ " Hai chữ nước nhà " viết về đề tài gì ?
- Nội dung chính của bài thơ là gì?
"Giang sơn gánh vác sau này cậy con”
- Để khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
- Thống thiết chân thành.
- Yêu con yêu nước.
- Đặt niềm tin vào con và đất nước .
D. Cả A và B, C đều đúng.
1. Đề tài của bài thơ:
- Để khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
- Thống thiết chân thành.
- Yêu con yêu nước.
- Đặt niềm tin vào con và đất nước .
- Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc.
2. Nội dung chính của bài thơ:
A. Nỗi đau mất nước.
B. ý chí phục thù cứu nước.
C. Khích lệ lòng yêu nước, yêu thiên nhiên.
D. Cả A và B, C đều đúng.
	3. Củng cố: (4 phút) 
	* Nội dung chính của bài thơ:
	A. Nỗi đau mất nước.
	B. ý chí phục thù cứu nước.
	C. Khích lệ lòng yêu nước, yêu thiên nhiên.
	D. Cả A và B, C đều đúng.
	4. Dặn dò: (1 phút) 
	- Học bài cũ. Ôn tập tất cả các kiến thức đã học.
	- Giờ học sau Kiểm tra học kỳI.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 17.doc