Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Chuẩn kiến thức

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Chuẩn kiến thức

 I. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh .

 -Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau đất nước và ý chí phục thù cứu nước.

 -Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn để thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, điệu thơ thống thiết

- Giáo dục lòng yêu nước.

- Tập phân tích tác phẩm từ thể loại và giọng điệu.

 II. Các bước lên lớp.

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ.

-Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.

-Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

 3.Bài mới .

 a.Giới thiệu bài:

Tình yêu đất nước là tình cảm cao quý lớn nhất của con người. Tình cảm ấy dễ dàng bộ lộ trong quá trình đấu tranh. “Hai chữ nước nhà”. Chính là lòng yêu nước thiết tha kín đáo mạnh mẽ của Á nam Trần Tuấn Khải- Một nhà thơ yêu nước.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 17
TIẾT 65+66
 I. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh .
	-Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau đất nước và ý chí phục thù cứu nước.
	-Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn để thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, điệu thơ thống thiết
Giáo dục lòng yêu nước.
Tập phân tích tác phẩm từ thể loại và giọng điệu.
 II. Các bước lên lớp.
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ.
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
-Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 3.Bài mới .
 a.Giới thiệu bài:
Tình yêu đất nước là tình cảm cao quý lớn nhất của con người. Tình cảm ấy dễ dàng bộ lộ trong quá trình đấu tranh. “Hai chữ nước nhà”. Chính là lòng yêu nước thiết tha kín đáo mạnh mẽ của Á nam Trần Tuấn Khải- Một nhà thơ yêu nước.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1:
-Cung cấp thông tin về tiểu sử và thơ ca Trần Tuấn Khải.
-Cung cấp thông tin về bài thơ “Hai chữ nước nhà” (phần chú thích 1 SGK).
-Bài thơ này dài tới 101 câu đoạn trích chỉ có 36 câu.
?-Nhận xét tình cảnh cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi?
?-Trình bày những kiến thức về thể thơ song thất lục bát và sự hoà hợp với các kiểu đề bài?
Đọc văn bản.
Giáo viên nhận xét phần đọc.
Giải thích từ khó.
*Hoạt động 2:
Chia bố cục.
Căn cứ vào hướng dẫn ở câu hỏi 2 SGK tìm ý chính từng phần
*Hoạt động 3: Tìm hiểu từng phần.
+ Học sinh đọc 2 khổ thơ đầu.
?-Tìm những chi tiết miêu tả bối cảnh không gian. Nhận xét?
-Bối cảnh không gian: heo hút, ảm đạm, đầy tang tóc giục cơn sầu trong lòng người.
 Aûi bắc, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu.
?- Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng nhân vật?
Cha: hạt máu nóng thấm quanh hồn nước.
Con: Tầm tã châu rơi.
?- Những chi tiết đó thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
-Tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết, tột cùng đau đớn xót xa.
?- Nhận xét hiễu quả truyền tải cảm xúc (để tăng sức mạnh cho lời nguyền) của việc miêu tả bối cảnh không gian và tâm trạng nhân vật vừa phân tích ở trenâ ( thảo luận)?
-Lời khuyên như một lời trăn trối, có sức tác động mạnh mẽ.
-Học sinh đọc 5 khổ thơ giữa.
?- Tìm phương thức biểu đạt chính .
Tự sự.
?-Nhắc lại khái niệm tự sự?
-Trình bày chuỗi sự việc.
?- Những sự việc được nêu ra ở đây là gì?
-Quân Minh xâm lăng, cho nên:
+ Bốn phương khói lửa bừng bừng.
+ Xương rừng máu sông.
+ Đô thị: Thành tan quách vỡ.
+Nhân gian:bỏ vợ lìa con.
+ Xiêu tán.
 Bởi vì: khác giống.
?- Có phải ở đây chỉ đơn thuần là những chi tiết tự sự, xác định các yếu tố biểu cảm?
 - Kể sao xiết kể xé tâm cangngẫm ngùi, khóc than,thương tâm.
?-Nỗi đau đó được thể hiện như thế nào? Qua các chi tiết nào?
-Nỗi đau non nước: Vong quốc cơ đồđất khóc trời thannòi giống.
?-xác định ngôi kể và tác dụng của nó?
?-Nhận xét về giọng điệu thơ.
-Giọng điệu trở nên cay đắng, uất ức, căm hờn.
?-Nhận xét “Hiện tình đất nước”?
-Bi thảm.
?-Xác định mục đích của việc tác giả để cho người cha nói đến nỗi bất lực và sự nghiệp tổ tông (thảo luận).
-Lời trao gởi với sự nghiệp tổ tông và trước nỗi bất lực của cha sẽ hun đúc ý chí gánh vác cho con và cho cả thế hệ mai sau.
*Hoạt động 4: Chốt lại những điều đã phân tích
?-Trần Tuấn Khải phải là người như thế nào mới nhập được vai Nguyễn Phi Khanh cất lên những lời thống thiết như thế?
- Yêu nước voná là tinh thần thường trực của bất kỳ người Việt Nam nào. Trần Tuấn Khải cũng thế . Tuy hoạt động văn hoá công khai, chịu sự kiểm duyệt gay gắt của bọn thực dân pháp. Nhưng không vì thế mà ông không giám bày tỏ lòng yêu nước của mình.
?- Nghệ thuật đặc sắc thể hiện trong bài thơ?
- Giọng điệu lâm li, có lúc uất ức, căm hờn được diễn đạt bằng thể thơ song thất lục bát của dân tộc rất thích hợp và việc khéo léo mượn đề tài lịch sử Trần Tuần Khải đã thể hiện sâu sa91c tấm lòng ấy.
?-Sức tác động của bài thơ?
- Bài thơ có sức tác động lớn, nó đủ sức mạnh khơi gợi ở mọi người một tinh thần yêu nước, mà đôi khi vì miếng cơm manh áo vì nhút nhát nhất thời mà mờ nhạt đi.
I.Đọc và tìmhiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
 -Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn.
 - Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc.
 -Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con.
Cảnh ngộ và tâm trạnh của ông Nguyễn Phi Khanh.
 -Bối cảnh không gian:
 + Aûi bắc.
 + Mây sầu ảm đạm.
 + Gió thảm đìu hiu.
 + Hổ thét chim kêu.
 Þ Heo hút, ảm đạm, Đầy tang tóc giục cơn sầu trong lòng người.
 -Tâm trạng:
 + Cha: hạt máu nóng thấm quanh hồn nước.
 + Con: Tầm tã châu rơi.
 Þ Tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết, tột cùng đau đớn xót xa.
 Þ Lời khuyên như một lời trăn trối có sức tác động mạnh mẽ.
Hiện tình đất nước:
 - Sự việc:
 +Quân Minh xâm lăng.
 -Cho nên:
 +Bốn phương khói lửa tưng bừng.
 +Xương rừng máu sông.
 -Cụ thể là:
 + Đô thị : thành tan, quách vỡ.
 + Nhân gian: bỏ vợ, lìa con.
 + Xiêu tán.
 -Bởi vì:khác giống.
 -Biểu cảm:
 +Kể sao xiết kể.
 +Xé tâm cang.
 +Ngậm ngùi.
 +thương tâm.
 -Tầm cỡ của nỗi đau:
 +Vong quốc.
 +Cơ đồ.
 +Đất khóc, giời than.
 +Nòi giống.
 Þ Nỗi đau non nước.
 -Giọng điệu trở nên cay đắng, uất ức, căm hờn:
 Þ Hiện tình đất nước bi thảm.
Lời trao gởi:
 -Lời trao gởi với sự nghiệp tổ tông và trước nỗi bất lực của cha sẽ hun đúc ý chí gánh vác cho con và cho cả thế hệ mai sau.
III. Ghi nhớ:
 -SGK.
 4. Củng cố:
 -Thực hiện phần luyện tập.
GV cung cấp khái niệm ước lệ và các đặc điểm của nó.
Cho HS xác định những hình ảnh có tính chất ước lệ và nêu tác dụng.
 5. Dặn dò:
Học thuộc văn bản.
Đọc bài đọc thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc