Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16, 17, 18 - GV: Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16, 17, 18 - GV: Nguyễn Thị Yến

TUẦN 16

Bài 16 - Tiết 61

Thuyết minh một thể loại văn học

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh

- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải đưa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu

- Hiểu sâu hơn về một số thể loại văn học trên các phương diện nội dung, nghệ thuậ.

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- SGK,SGV Ngữ văn 8

- 100 bài văn ứng dụng 8

- Những bài văn hay, Những bài văn mẫu 8.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

* Kiểm tra:

* Khởi động:

* Bài mới:

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16, 17, 18 - GV: Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Bài 16 - Tiết 61
Ngày soạn: 14/12/2009
Ngày dạy: 21/12/2009
Thuyết minh một thể loại văn học
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh
- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải đưa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu
- Hiểu sâu hơn về một số thể loại văn học trên các phương diện nội dung, nghệ thuậ...
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK,SGV Ngữ văn 8
- 100 bài văn ứng dụng 8
- Những bài văn hay, Những bài văn mẫu 8...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra:
* Khởi động:
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HD học sinh quan sát, mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
GV chép đề bài lên bảng
?. Hãy đọc và xác định yêu cầu đề?
- GV chuẩn xác
?. Kể tên các tác phẩm đã học làm theo thể thơ này?
?. Em hiểu ntn về tiếng B-T trong thơ cổ
?. Thế nào là đối, niêm trong thơ cổ?
?. Thế nào là vần, nhịp?
- GV: Lựa chọn một các TP đã nêu: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - yêu cầu HS đọc thuộc lòng
- Gv treo bảng phụ lên bảng có ngữ liệu là bài thơ
?. Xác định vần B - T?
?. Hãy quan sát bài thơ và mô tả các đặc điểm thể thơ theo yêu cầu
- GV kẻ bảng
I. Từ qsát đến mô tả TM đặc điểm một thể loại VH
* Đề bài: TM đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
1. Tìm hiểu đề
- 1 HS đọc đề và xác định yêu cầu đề
- HTL: 
+ ND: thể thơ thất ngôn bát cú ( đặc điểm về số câu, số chữ, vần, luật B-T, bố cục, nghệ thuật đối, niêm, nhịp thơ...)
+ HT: + Kết hợp các PPTM
 + Bố cục, ngôn ngữ: chính xác, hấp dẫn
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: - Qua Đèo Ngang (BHTQ)
 - Bạn đến chơi nhà (NK)
 - Vào nhà ngục Quảng Đông...
- HS trả lời -> Nhận xét:
- HTL: Tiếng B: những tiếng có thanh huyền, ngang
 Tiếng T: Những tiếng có thanh trắc: (?.~, ‘, .)
- HTL: 
+ Đối: dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới tiếng T
+ Niêm: Dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới tiếng B
- HTL: + Vần: những tiếng có bộ phận vần giống nhau
 + Nhịp: ngắt nghỉ
2. Quan sát
a) VB: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ -> Nhận xét 
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
T B B T T B B
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
 T T B B T T B
Đã khách không nhà trong bốn biển
 T T B B B T T
Lại người có tội giữa năm châu
 T B T T T B B
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 T B B T B B T
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
 B T B B T T B
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
 B T T B B T T
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
 B B B T T B B
b) Nhận xét 
- Một số HS lên bảng xác định các yêu cầu về đặc điểm thể thơ theo yêu cầu
- Nhận xét
- HTL:
Thể thơ thất ngôn bát cú
Mô tả đặc điểm thể thơ
Số dòng, số chữ
8 dòng, mỗi câu 7 chữ
Luật B - T
Bài thơ làm theo luật B - T (Nội dung như trên)
Đối
Câu 3 & 4: + đối B - T: chữ 2, 4, 6
 5 & 6 : + đối từ loại: DT - DT, ĐT - ĐT,...
 + đối ý
Niêm
Tiếng B dòng trên ứng với tiếng B dòng dưới (hào - chân, lưu - tù...)
Vần
-5 vần chân (lưu, tù, châu, thù,đâu): chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối của các câu chẵn 2, 4, 6, 8
-Vần B: ( hữ thứ 2 vần B)
Nhịp thơ
Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3; đọc hơi ngừng lại một chút
?. Từ những tri thức về thể thơ quan sát được, hãy lập dàn ý cho đề bài?
?. Hãy đọc dàn ý mẫu SGK và rút ra nhận xét gì về dàn ý?
?. Để có dàn ý đó người viết cần làm ntn
?. Bài viết cần kết hợp các PPTM nào? VD?
?. Cảm nhận chung của em về vẻ đẹp của bài thơ...
3. Lập dàn bài
- HS lập dàn ý và trình bày
- Nhận xét, sửa chữa
- HTL: - Bố cục: 3 phần
 - Lần lượt trình bày các đặc điểm tiêu biêủ quan trọng của thể thơ (số câu, chữ, lụật B-T, vần, ngắt nhịp...)
- HTL: - Cần quan sát 1 VB cụ thể - nhận xét, khái quát thành các đặc điểm
- Chẳng hạn: 
PP nêu định nghĩa (Đây là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường, được các nhà thơ VN yêu chuộng)
PP nêu số liệu: (con số về câu chữ..)
PP nêu VD: (câu thơ 3+4; 5+6 trong bài để trình bày)
PP so sánh: (với thể thơ Đường luật khác)...
 HS nêu cảm nhận về thể thơ
- Chẳng hạn:
Ưu điểm: vẻ đẹp hài hoà, cân đối, cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, phong phú
Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc...
4. Kết luận (SGK)
Hoạt động 2: HD học sinh luyện tập
?. Đọc và xác định yêu cầu bài?
- GV nêu câu hỏi gợi ý
?. Kể tên các TN mà em đã học?
?. Nhận xét về số lượng chữ (so với các thể loại khác)?
?. So với thể loại Tiểu thuyết, cốt truyện của các VB này có tính chất ntn, số lượng nhận vật, không gian NT diễn ra sự việc
?. Nhận xét gì về cách kể và xây dựng nhân vật
II. Luyện tập
- HS đọc và xác định yêu cầu
- HTL: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: Tôi đi học (TT); Lão Hạc (NC); Chiếc lá cuối cùng (O-Hen-ri)
- HTL: Dung lượng chữ: vài chục dòng (TN mi-ni) -> vài trăm dòng
- HTL: Cốt truyện: đơn giản( chỉ là chuyện của một mảnh đời), ít nhân vật, sự việc; không gian nghệ thuật hẹp (-khoảng thời gian ngắn, từ con đường đến trường ( Tôi đi học); nhà ông giáo, lão Hạc (Lão Hạc); căn gác xép (Chiếc lá cuối cùng...) 
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: - Sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề (Chiếc lá cuối cùng...)
	* Củng cố:
- Để làm một bài văn TM về một đặc điểm VH, cần làm ntn?
`- Ngoài 2 thể loại trên, em đã học những thể loại nào?
	* Câu hỏi dành cho HS khá: Cho bài ca dao sau: 
Có thương thì thương cho chắc
Bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn
Đừng như con thỏ đứng ở đầu truông
Khi vui giỡn bóng, khi buồn bỏ đi
	a) Quan sát và nhận xét về hiện tượng biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao. Hiện tượng biến thể ấy có tá dụng gì?
	b) Viết một đoạn văn TM về sự sáng tạo của tác giả dân gian trong việc sử dụng thể thơ lục bát để sáng tác ca dao
* Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, nắm cách làm bài
- Viết hoàn chỉnh một bài văn TM ngắn về thể loại TN ( dựa trên các gợi ý tìm được + tìm hiểu thêm)
- Chuẩn bị bài: Huơng dẫn đọc thêm Muốn làm thằng Cuội
+ Đọc trước văn bản.
+ Tìm hiểu các câu hỏi trong phần: Đọc - hiểu văn bản
Bài 1 - Tiết 62
Ngày soạn: 15/12/2009
Ngày dạy: 21/12/2009
Hướng dẫn đọc thêm:
 Muốn làm thằng Cuội
	(Tản Đà)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Hiểu được sức hấp dẫn nghệ thuật (nét thơ mới trong thơ thất ngôn bát cú của Tản Đà)
- Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu, kĩ năng đọc tác phẩm thơ trừ tình kết hợp cổ điển và hiện đại
- Cảm nhận được những tình cảm cao đẹp đối với đất nước cảu tác giả
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn 8
- Ôn tập Ngữ văn 8
- Để học tốt Ngữ văn 8
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài “Đập đá ở Côn Lôn” và cảm nhận của em về hình tượng người chí sĩ CM đầu thế kỉ XX qua bài thơ đó?
	* Khởi động:
- GV giới thiệu vào bài mới.
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HD học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm
?. Vị trí của Tản Đà trong lịch sử thơ văn VN và nét đặc trưng riêng của thơ Tản Đà là gì?
- GV chốt ý
?. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung chủ yếu của bài thơ là gì?
I. Giới thiệu chung
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: - Tản Đà (1889-1939):
+ Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm bản sắc dân tộc, có những tìm tòi, sáng tạo
+ được coi như một gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại
- Bài thơ nằm trong tập “Khối tình con I” (1917)
- Là lời tâm sự: tâm trạng buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy băng một ước mộng rất “ngông”
Hoạt động 2: HD học sinh đọc - hiểu VB
?. Với bài thơ này, nên đọc giọng ntn?
- GV yêu cầu đọc và giải đáp thắc mắc
?. Những chi tiết nào trong 2 câu đầu bộc lộ tâm trạng nhà thơ? đó là tâm trạng gì?
?.Theo em, vì sao Tản Đà lại có tâm trạng ấy?
?. Theo em, tại sao Tản lại bộc lộ tâm sự ấy với chị Hằng?
?. Nhan đề bài thơ cho ta thấy điều gì ở con người nhà thơ?
?. Nói ước muốn đó thể hiện một hồn thơ “ngông”. Vậy em hiểu “ngông” ở đây là gì? Ngông trong văn chương thể hiện điều gì?
?. Cái “ ngông” của Tản Đà thể hiện ở điểm nào khác trong bài
?. Em đánh giá ntn về khát vọng này của Tản Đà?”
?. Em hiểu cái cười ở cuối bài có ý nghĩa gì?
?. Bài thơ làm theo thể thơ gì?
?. Theo em sự sáng tạo, tìm tòi của Tản Đà thể hiện ntn trong thể thơ cổ này?
- GV yêu cầu HS khái quát những giá trị chính của bài thơ
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiẻu chú thích
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL:
+ 4 câu đầu: Giọng thiết tha, trầm lắng thể hiện nỗi buồn chán của nhà thơ
+ 4 câu cuối: giọng vui nhộn pha chú khôi hài thể hiện cái ngông của Tản Đà
- 3 -> 4 HS đọc -> Nhận xét
- Đọc và tìm hiểu chú thích, nêu thắc mắc
2. Phân tích
a. Tâm trạng nhà thơ
- HS suy nghĩa trả lời -> Nhận xét
- HTL: + Tiếng than: “ơi”
 + Tâm trạng: “buồn lắm”, “chán”
-> Là một người có tài, tâm với đất nước nhưng tài không được XH thừa nhận (hai lần hỏng thi) + sống trong XH thực dân nửa phong kiến đầy rẫy xấu xa, nhơ bẩn, bon chen danh lợi...
(nguyên nhân chính)
+ Cộng hưởng nỗi buồn đêm thu: nỗi buồn thường tình của các thi sĩ ( N Du, X. Diệu...)
+ Không có bạn tri âm, tri kỉ nơi trần thế
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: Muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng (làm thằng cuội) để bầu bạn với chị Hằng
- HTL: “Ngông” có nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường
-> thể hiện bản tính mạnh mẽ, không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lấy sự ngông ngạo để chống đối lại vòng kìm hãm khắc nghiệt (VD: Nguyễn Công Trứ, Tú Xương)...
- HTL: + Ước muốn
 + xưng hô thân mật, suồng sã với chị Hằng 
->Thể hiện 1 tâm hồn lãng mạn, cá tính “ngông” đầy bản lĩnh, khát vọng chính đáng về một cuộc sống đích thực với những niềm vui, hạnh phúc (mà không thể tìm thấy ở cõi trần)
- HS trao đổi trả lời -> Nhận xét
- HTL: 2 nghĩa:
+ Cười thoả mãn vì đạt được khát vọng thoát li, xa lánh cõi trần bụi bặm
+ Cười: mỉa mai, khinh bỉ cõi trần bé nhỏ khi mình bay bổng trên nó
=> Cái “cười”: đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà.
b. Nghệ thuật
- HS trao đổi nhóm nhỏ trả lời -> Nhận xét
- HTL: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nguồn cảm xúc: thể hiện một cách tự nhiên, giọng tâm tình, thân mật
- Lời lẽ giản dị, trong sáng (không cầu kì) biểu hiện đa dạng (than, nhắn hỏi, cầu xin)
- Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo, với nhiều chi tiết gợi cảm, bất ngờ
- Thể thơ Đường vẫn tuân thủ về vần, luật, nhưng không gò bó công thức.
III. Tổng kết
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL: Như Ghi nhớ
	* Củng cố:
- Đọc diễn cảm lại bài thơ (3 -> 4 HS đọc) -> Nhận xét
- Nêu giá trị bài thơ ( NT, ND)
- Em thích nhất câu thơ nào ( hình ảnh nào) trong bài ? Vì sao?
	* Câu hỏi dành cho HS khá: Nhà thơ buồn chán nơi trần thế nên muốn làm thằng Cuội. Em hãy chỉ ra mặt tiêu cực và mặt đáng quý trong nỗi buồn chán đó?
	* Hướng ... Trình bày sạch sẽ, khoa học (Tuyến, Huyền, Ngân...)
 Các đoạn văn viết có cảm xúc (Hưng, Huyền...)
+ Nhược điểm: Một số bài trình bày cẩu thả (Hiếu, Tùng,...)
 Xác định sai yêu cầu đề của phần TL (Mai, Lệ...)
 Sử dụng dấu câu còn tuỳ tiện (Nam, Tùng...)
	* Củng cố:
- HS tiếp tục xem lại bài và ôn tập lại một số kiến thức cơ bản
- GV rút kinh nghiệm một số bài về cách trình bày
	* Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập lại kiến thức đã học HKI
- Chuẩn bị tốt cho chương trình kì II
Tiết 69 + 70
Ngày soạn: 26/12/2009
Ngày dạy: 30/12/2009
Kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- HS tự đánh giá lại các kĩ nănglàm bài tổng hợp thông qua bài kiểm tra học kì
- GV đánh giá việc tiếp thu kiến thức, ôn tập của hs, đánh giá kĩ năng làm bài tổng hợp để từ đó phân loại HS, có hớng giảng dạy phù hợp với đối tợng HS trong học kì II
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK,SGV ngữ văn 8
- Ngữ văn 8 nâng cao
- Cảm thụ Ngữ văn 8
- Bồi dưỡng Văn năng khiếu 8
- Thiết kế bài giảng; Để học tốt Ngữ văn8...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 
	* Kiểm tra: 
	(GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
	* Khởi động:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
	* Bài mới:
	Đề bài và hướng dẫn chấm trang bên
* Củng cố:
- GV thu bài, kiểm tra số lượng bài.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập các kiến thức về Văn bản, Tiếng Việt, TLV
- Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ 7 chữ
+ Nghiên cứu trước bài học.
+ Ôn lại luật bằng trắc trong thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Tiết 70 + 71
Ngày soạn: 31/12/2009
Ngày dạy: 9/1/2010
Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ 7 chữ
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Nâng cao năng lực cảm thụ thơ văn, khả năng làm thơ.
- Phát hiện những tài năng và tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK,SGV Ngữ văn 8
- Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8
- Cảm thụ Ngữ văn 8
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	* Khởi động:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
	* Bài mới:
Tiết 70
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà
?. Nêu khái niệm thơ 7 chữ
?. Phạm vi luyện tập...
?. Những đặc điểm chính về thơ 7 chữ, vần, nhịp, luật B-T?
?. Nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, luật B-T của bài thơ: Bánh trôi nước
- GV chuẩn xác
?. Nhận xét khổ thơ b
? Nhận xét khổ thơ c
?. Qua phần nhận xét trên, em rút ra những lưu ý gì về: bố cục bài thơ, khổ thơ, đối, niêm...
1. Khái niệm
- HTLL: Thơ bảy chữ là h.thức lấy câu thơ 7 chữ (tiếng) làm đvị nhịp điệu, bao gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ đường luật tám câu bảy chữ; 4 câu (chữ) thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ 7 chữ: ngắt nhịp,gieo đúng vần, đúng luật B-T
2.Đặc điểm thơ 7 chữ
- Số dòng,chữ
- Vần:
- Luật B-T.
- Nhịp thơ.
3.Bài tập
a. Bài thơ “Bánh trôi nước” củaHồ Xuân Hương
- Số câu: 4 
- Nhịp thơ: 4/3; 2/2/3
-Vần: B(em)
 -Luật B-T 
 B (B) B (T) T (B) B
 T (T) B (B) T (T) B
 T (T) T (B) B (T) T
 B (B) T (T) T (B) B 
- Vần chân: (tròn, non, son)
- Đối; câu 3 - 4: chữ thứ 2, 4, 6.
 HS đọc và trình bày
- HTL:
+ Khổ thơ 4 câu, 7 chữ
+ Ngắt nhịp:1/2/1/3; 4/3; 2/6
+ Vần đầu thơ làm theo vần T; vần chân (đầy, xay, giây)
+ Luật B-T
 B(T) B (B) T (T) B
 T (B) B (T) T (B) B
 T (B) T (T) B (B) T
 T (T) B (B) T (T) B
 HS đọc khổ thơ và nhận xét
- HTL:
+ Khổ thơ: 4 câu, 7 chữ
- Nhịp: 4/3; 2/2/3
- Vần:B; vần chân (tre,hè,hoe)
- Luật BT 
 B (B) T (T) T (B) B
 T (T) B (B) T (T) B
 T (T) B (B) T (T) T 
 B (B) B (T) T (B) B
*Lưu ý 
1). Về bố cục, nhìn chung trong 1 bài thơ 4 câu 7 chữ hoàn chỉnh:
+ 2 câu đầu thường miêu tả sự vật, sự việc.
+ Câu thứ 3 chuyển mạch.
+ Câu thứ 4 biểu thực tư tưởng
- Một khổ thơ 4 câu 7 trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bố cục trên
2). Đối: Câu 1-2; 3-4: B-T đối nhau
 Niêm: Câu 2-3: B-giống nhau
- Chữ số 1,3,5 có thể B hoặc T (“nhất, tam, ngũ bất luận”), các chữ khác phải đúng luật (“ nhị, tứ, lục phân minh”)
Hoạt động 2: HD học sinh nhận diện luật thơ
?. Hãy đọc bài thơ “Chiều” của Đoàn Văn Cừ
?. Thực hiện theo yêu cầu sau:
Chỉ ra vị trí ngắt nhịp, các tiếng gieo vần và mối quan hệ B-T của hai câu thơ kề nhau trong bài
?. Đọc bài thơ “Tối” của Đoàn Văn Cừ bị chép sai
?. Chỉ ra chỗ sai, nói lí do và tìm cách sửa lại cho đúng
?. Đoc lại sau khi đã sửa
II. Họat động trên lớp 
1. Nhận diện luật thơ
- 1HS đọc
- Lớp theo dõi
VB “Chiều” (Đoàn Văn Cừ)
Bài 1: Ngắt nhịp, vần, luật B-T
+ Ngắt nhịp: 4/3(nhiều)
+ Vần:B (nhiều vần bằng); vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 1,2,4 (về, nghe, lê)
+ Luật B-T:
B (B) B (T) T (B) B
T (T) B (B) T (T) B
T (T) B (B) B (T) T
B (B) B (T) T (B) B
Bài 2. Chỉ ra chỗ sai luật
 1 SH đọc
 Lớp theo dõi
 HS trả lời-Nhận xét
-Bài thơ chép sai 2 chỗ:
+ “ Ngọn đèn mờ”: không có dấu phẩy( đặt ở đây sẽ đọc sai nhịp)-> bỏ dấu phẩy
+ “ánh xanh xanh”: chữ “xanh” sai vần ( buộc phải vần với cuối câu1- cùng vần B)
+ Sửa lại: xanh lè, vàng khè, đêm nhoè, trăng loe...
Tiết 71
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập làm thơ
?. Đọc 2 câu thơ của Tú Xương và cho biết nội dung mà tác giả đang đề cập đến
?. Em có biết những câu chuyện nào kể về chú Cuội...
?. Giọng điệu ở 2 câu đầu là gì?
?. Luật thơ 2 câu cuối nh thế nào?
?. Hãy đọc 2 câu thơ cuối của em
2. Tập làm thơ
Bước 1: Làm tiếp một bài thơ dở dang
- HS đọc 2 câu thơ và trình bày nội dung
- HTL:
 Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng
Chẳng hạn: Chú Cuội nói dối, Cung trăng có chị Hằng, có cây đa, thỏ ngọc...
- HTL: Giọng nghịch ngợm, hóm hỉnh
- HTL:
Luật thơ 2 câu cuối:
B B T T B B T
T T B B T T B
- 2HS đọc
- Lớp nhận xét về nội dung, vần, luật BT, giọng thơ
GV cho HS tham khảo:
+ Hai câu thơ cuối của Tú Xương:
 Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
+ Nhấn mạnh việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cuời
 Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng 
+ Giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
 Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng
+ Lo cho chị Hằng:
 Cõi trần ai cũng chường mặt nó
 Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
?. Đọc 2 câu thơ b và nêu đề tài mà 2 câu thơ đề cập đến
Nhận xét về luật B T
?. Hai câu tiếp theo...?
?. Nội dung hai câu tiếp theo...
?. Về vần của bài thơ
?. Trình bày 2 câu thơ tiếp theo của em...
?. Đọc bài thơ (em đã chuẩn bị ở nhà), giới thiệu và nét về bài thơ (hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật..)
GV kết hợp HS đánh giá các bài thơ
Bước 2: Làm tiếp 2 câu sau bài b
- HS đọc thơ
Đề bài: Cảnh vào hè
 Luật BT: B B T T T B B
 T T B B T T B
Hai câu tiếp:
 T T B B B T T
 B B T T T B B
- HTL: Nội dung nói tới chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò bạn...
- HTL: Vần( hè, ve...)
- 1 số HS đọc
- Nhận xét( Theo yêu cầu về nội dung, vần. luật)
Bước 3: Trình bày bài thơ
 Một số HS trình bày
 Nhận xét
 1 số HS bình về các bài thơ của bạn
( HS tự bộc lộ khả năng cảm thụ văn học)
	* Củng cố:
- 1 số HS khác đọc thơ
	- Đọc thêm hai bài thơ của Tế Hanh và Đoàn Văn Cừ
	? Em thích những bài thơ này ở điểm nào? Vì sao?
	* Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục tập làm thơ 7 chữ, nêu nội dung, nghệ thuật
Tiết 72
Ngày soạn: 2/1/2010
Ngày dạy: 11/1/2010
Trả bài kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS: Tự đánh giá lại những kiến thức cơ bản HKI qua bài kiểm tra
- GV đánh giá, phận loại HS để từ đó có kế hoạch dạy-học phù hợp sát đối tợng HS trong HKII
- Rút kinh nghiệm ý thức làm bài, cách trình bày bài
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn8
- 100 bài văn ứng dụng 8
- Thiết kế bài giảng NV8....
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	* Khởi động:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trả bài.
	* Bài mới:
- GV trả bài cho HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HD học sinh xác định yêu cầu đề
- GV đưa bảng phụ ghi đề kiểm tra HK I.
?. Nêu những yêu cầu mà đề đưa ra?
- GV chuẩn xác.
1. Đề bài
- HS đọc lại đề bài.
2. Tìm hiểu đề
- 1 -> 3 HS xác định yêu cầu.
- HTL: 
+ Câu 1: Xác định được 2 từ tượng hình trong đoạn trích, tìm 2 từ cùng trường từ vựng với từ “chạy”, đặt 1 câu ghép có sử dụng 1 trong 2 từ vừa tìm được.
+ Câu 2: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về số phận và phẩm chất người nông dân trong XH cũ qua văn bản “Lão Hạc”.
+ Câu 3: Kể lại 1 KN đáng nhớ nhất giữa em và 1 người bạn thân.
Hoạt động 2: Đối chiếu đáp án của HS và đáp án của GV
?. Nêu khái niệm về từ tượng hình, qua đó XĐ các từ tượng hình có trong đoạn trích?
- GV chuẩn xác.
?. Tìm từ có cùng trường nghĩa với từ “chạy”: chỉ sự di chuyển nhanh.
?. Đặt câu ghép với 1 trong số những từ vừa tìm được?
?. Với câu 2, theo em cần trình bày như thế nào cho hợp lí?
- GV chuẩn xác.
- GV gọi 1 -> 2 HS có đoạn văn viết xuất sắc lên đọc.
?. Câu 3 cần trình bày dưới phương thức biểu đạt nào?
?. Với câu 3, em cần trình bày được những ý chính nào?
3. Đáp án
- HTL: 
+ Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ...
+ Các từ tượng hình có trong đoạn trích: xồng xộc, rũ rượi, vật vã...
- HTL: Lao, phi, phóng...
- 2 -> 3 HS lên bảng đạt câu.
Chẳng hạn: Vì mẹ ốm nên tan học tôi phóng như bay về nhà. 
- HTL:
+ Về hình thức: Cần thể hiện rõ 1 đoạn văn (đầu dòng viết lui vào 1 chữ, kết thúc là dấu chấm).
+ Về nội dung: cần nêu được những vẻ đẹp về phẩm chất của người nông dân trong XH cũ (tằn tiệm, giàu lòng tự trọng, nhân hậu, yêu thương đồng loại...), số phận (cơ cực, bị dồn đến bước đường cùng không lối thoát...)
- HS đọc bài.
- Phương thức: Tự sự xen kẽ miêu tả và biểu cảm
- HTL: (Như tiết 68 + 69)
Hoạt động 3: GV nhận xét bài làm của HS
* ưu điểm
- Đa số các em xác định đúng yêu cầu của đề.
- Trình bày bài tương đối khoa học, rõ kiến thức.
- Một số em đư ra được những đáp án hay, chính xác: Huyền, Hưng...
* Nhược điểm:
- Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề: Hoan, Nam, Chiến...
- Nhiều bài chữ viết còn cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả: Thắng, Mai, Lệ...
- Một số bài viết diễn đạt còn yếu: Hoan, X. Hiếu, Triệu...
Hoạt động 4: HD học sinh sửa bài
- GV yêu cầu HS căn cứ vào các kết quả đã trình bày ở trên để sửa bài làm của mình vào trong vở.
4. Sửa bài
- HS sửa bài.
* Củng cố:
- GV gọi HS có bài làm tốt đọc trước lớp.
- Thu bài kiểm tra.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Hệ thống hoá các kiến thức Ngữ văn 8, HK I.
- Chuẩn bị sách, vở cho HK II.
- Chuẩn bị bài: Nhớ rừng
+ Nghiên cứu trước văn bản.
+ Soạn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 161718(1).doc