Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 57

Văn bản:

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

 ~Phan Bội Châu~

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

- Giáo dục học sinh lòng yêu kính nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

II. Chuẩn bị

Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV

Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK trang 147.

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.

* Ổn định:

I. Kiểm tra: 3’

Kiểm tra vở soạn của học sinh từ 2 đến 3 em

Gv nhận xét đánh giá cho điểm

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15- NGỮ VĂN BÀI 15
Kết quả cần đạt:
 Qua hai bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, cảm nhận được khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.
 Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về dấu câu; nhận ra và biết cách chữa lỗi thường gặp về dấu câu.
 Biết cách quan sát, thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học (thể thơ) đã học.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 57
Văn bản:
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
 ~Phan Bội Châu~
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
- Giáo dục học sinh lòng yêu kính nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK trang 147.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.
* Ổn định:
I. Kiểm tra: 3’
Kiểm tra vở soạn của học sinh từ 2 đến 3 em
Gv nhận xét đánh giá cho điểm
II. Bài mới. 1’
	Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX thơ của ông là lời tự bạch của một người anh hùng tràn đầy nhiệt huyết sẵn sàng xả thân vì nước, một người mang chí lớn, khát vọng cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang. Hôm nay qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” cô sẽ giúp các em phần nào thấy được phong thái, khí phách đó.
TB
TB
GV
TB
GV
GV
GV
TB
Yếu
TB
G
KH
GV
GV
KH
G
GV
KH
GV
KH
GV
GV
TB
TB
TB
G
GV
KH
G
GV
KH
Yếu
Hỏi
Hỏi
Gọi hs đọc chú thích sao trang 146- 147
Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phan Bội Châu.
Hs dựa vào chú thích để trả lời.
Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX. Vốn xuất thân là nhà nho, vẫn mang cốt cách nho gia, vẫn có dáng dấp những con người nghĩa khí, những bậc hào kiệt trượng phu. Từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng: 6 tuổi theo cha đi học và đã thuộc hết “Tam tự kinh”, 8 tuổi đã làm thông thạo các thể văn cử tử, 13 tuổi đã đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ.
Năm 1905 PBC sang Nhật tìm đường cứu nước vì hoạt động cách mạng nên 1908 chính phủ Nhật theo yêu cầu của chính phủ Pháp đã trục xuất PBC. Năm 1912 ông bị thực dân Pháp ở Đông Dương kết án tử hình vắng mặt và cũng năm ấy ông bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam cho đến 1917. Năm 1924 ông liên lạc với cụ Nguyễn Ái Quốc và từ Liên Xô trở về tháng 6 năm 1925 ông bị Pháp lừa bắt ở Thượng Hải đem về nước chúng định thủ tiêu ông những việc bại lộ phong trào nhân dân rầm rộ đấu tranh đòi thả PBC chúng phải thả ông, ông trở thành nhà ái quốc bị giam lỏng. Ông mất 20/10/1940 thọ 73 tuổi.
Thơ văn của ông chủ yếu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, đề tài phong phú, mang giọng điệu sôi sục hào hùng mạnh mẽ. Ông có nhiều tác phẩm: Hải ngoại huyết thư, Sào Nam thi tập
Bài thơ “Vào nhà ngục” ra đời trong hoàn cảnh nào?
PBC bị Pháp bắt và kết án tử hình vắng mặt từ năm 1912. Khi ông bị bọn quân phiệt ở Quảng Đông bắt, biết chúng có ý định trao trả ông cho Pháp ông nghĩ rằng khó có thể thoát chết vì thế ngay từ những ngày đầu năm 1914 ông đã viết tác phẩm “Ngục Trung Thư” nhằm mục đích để lại bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí. Bài thơ này PBC nói là làm để “Tự an ủi mình” và kể lại rằng sau khi làm song ông đã ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười cang động cả 4 vách hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục.
Bài thơ nôm này nằm trong tác phẩm “Ngục Trung Thư” được sáng tác trong buổi đầu mới bị bắt để tự an ủi mình.
Nêu được yêu cầu đọc, đây là bài thơ đường luật mang khí phách và phong thái của PBC nên cần chú ý đọc diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng của bài thơ riêng cặp 3-4 nên đọc với giọng thống thiết.
Gv đọc mẫu.
Hs đọc
Giải nghĩa từ hào kiệt, phong lưu.
Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào?
Sáng tác theo thể thất ngôn bát cú đường luật.
Hãy nhắc lại ngắn gọn về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Thơ thất ngôn bát cú đường luật: mỗi bài gồm 8 câu mỗi câu có 7 chữ, thường gieo vần bằng ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 bài thơ có sự bố trí thanh điệu hài hoà theo luật nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. Trong bài thơ này có 2 cặp câu sử dụng nghệ thuật đối rất chỉnh là: cặp câu thực và luận. Bố cục bài thơ gồm 4 phần đề, thực, luận và kết nhưng cũng có khi chia làm 2 phần 4 câu đầu và câu cuối.
Căn cứ vào đặc trưng thể thơ, nội dung của toàn bài hãy cho biết bào thơ chia làm mấy phần.
- Bài thơ có bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết (mỗi phần gồm 2 câu).
Để giúp các em thấy được bút pháp nghệ thuật đặc sắc và nội dung của bài thơ ta cùng phân tích theo bố cục trên.
Trong thể thất ngôn bát cú đường luật phần đề gồm 2 câu, 1 câu gọi là phá đề, 1 câu gọi là thừa đề.
Hai câu đầu bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
- Đọc 2 câu đầu bài thơ ta thấy rõ tính cách nói đầy hào khí và đồng thời ở đây cũng giới thiệu cho chúng ta thấy rõ hoàn cảnh của tác giả.
Các từ: hào kiệt, phong lưu, chạy mỏi chân thì hãy ở tù giúp em hiểu gì về tác giả?
- Hào kiệt: chỉ người có tài năng chí khí hơn hẳn người bình thường.
- Phong lưu: dáng vẻ lịch sự trang nhã.
- Chạy mỏi chân tù: đây là cách nói của người anh hùng khi lỡ bước sa cơ. Cho rằng việc ở tù sau khi đã đi bôn ba khắp nơi chỉ là cuộc nghỉ ngơi.
Với cách nói như vậy 2 câu thơ mở đầu đã biểu hiện 1 phong thái thật đàng hoàng, tự tin, thật ung dung thanh thản vừa ngang tàng bất khuất lại vừa hào hoa tài tử. Họ rơi vào vòng tù tội mà cứ như là nghỉ chân ở 1 nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu dài dằng dặc. Nhưng thực chất đâu phải như vậy. Chính tác giả đã kể lại rằng mình bị áp giải đi “Nào xiềng tay, nào trói chặt” khi vào ngục lại bị giam chung 1 chỗ với bọn tù xử tử chứ đâu có được đãi như khách → xong điều đáng nói là bậc anh hùng không chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh. Họ thấy mình như đứng cao hơn mọi sự cùm kẹp đầy đoạ. Cho nên họ cảm thấy mình hoàn toàn tự do, thanh thản về mặt tinh thần.
Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ đầu? 
- Với sự kết hợp sắc thái biểu cảm giữa “hào kiệt” “phong lưu” và quan niệm chạy mỏi chân thì hãy vào tù đã tạo ra giọng điệu của bài thơ như lời đùa vui nhưng lại mang khẩu khí kiên cường, bất khuất. Đó là giọng điệu rất quen thuộc của văn thơ truyền thống làm nổi bật 1 hồn thơ đầy dũng khí chưa bao giờ bi quan.
Chuyển:
Hai câu đề của bài đúng là 1 tuyên ngôn về nhân cách, về bản lĩnh vừa ung dung vừa tự tại, vừa hóm hỉnh lạc quan. Từ đó, người chiến sĩ biến thế bị động thành chủ động, biến thân xác mất tự do thành sự tự do về tinh thần để tự động viên mình giữ vững lí tưởng, suy ngẫm sự đời.
Em có nhận xét gì về âm hưởng giọng điệu của 2 câu thơ này có gì khác với 2 câu thơ đề.
- Giọng điệu của 2 câu thơ này trầm thống, diễn tả 1 nỗi đau cố nén khác hẳn với giọng đùa vui cười cợt ở 2 câu thơ trên.
Trong thơ thất ngôn bát cú đường luật cặp câu 3- 4 thường sử dụng phép đối rất chỉnh. Em hãy chỉ ra điều đó?
(Đã- lại) (khách không nhà- người có tội) (bỏ)
Trong bốn bể- giữa năm châu (bỏ)
- Đối chỉnh (đối ý, lời đối thanh)
Đã khách- lại người. không nhà trong bốn biển
 Có tội giữa năm châu.
Từng cặp từ ngữ đối nhau, từng ý đối nhau hài hoà, vẽ lại hình ảnh con người từng trải qua cuộc đời lưu li chìm nổi nhưng đáng tự hào, vẫn ngang tàng có tầm vóc phi thường.
Từ năm 1905 cho đến khi bị bắt là gần 10 năm lưu lạc của PBC khi Nhật Bản khi Trung Quốc, khi Thái Lan. 10 năm không 1 mái ấm, cực khổ về vật chất cay đắng về tinh thần. PBC đã từng nếm trải biết bao nhiêu thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù, dù ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp, nhất là khi đã đội lên đầu 1 bản án tử hình.
Theo em lời tâm sự của PBC ở 2 câu thơ này có phải là lời than vãn thở dài cho cuộc đời không? Vì sao?
- Đây không phải là lời than vãn thở dài. Bởi 1 người đã coi thường hiểm nguy đến thế, ngay từ lúc dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng tự nguyện gắn cuộc đời mình với sự tồn vong của đất nước như PBC “Non sông đã chết sống thêm nhục” (Lưu biệt khi ra nước ngoài) thì đâu cần than thân cho số phận cá nhân của mình. Tình cảm 1 dân tộc mất nước lúc này nào có khác gì gắn liền với sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảnh chung của đất nước, của người dân. Câu thơ giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của PBC người tù yêu nước. Đó cũng là nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng.
Em hiểu các từ Bủa tay- kinh tế là như thế nào?
Giọng điệu và thủ pháp nghệ thuật ở 2 câu thơ này có gì khác với 2 câu thực?
- Cùng nhịp thơ 2/2/3 và phép đối vẫn tiếp tục được vân dụng chặt chẽ rất chỉnh trong 2 câu này.Bủa tay >< cuộc oán thù và dùng lối nói khoa trương tạo nên hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, có sức truyền cảm lớn.
Hãy phân tích hai câu luận để thấy được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc biểu hiện hình ảnh của người anh hùng hào kiệt?
- Hai câu luận là khẩu khí của người anh hùng, hào kiệt cho dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vẫn 1 lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” vẫn có thể ngạo nghễ cười trước thủ đoạn khủng bố tàn bạo của kẻ thù “Cười tan cuộc oán thù”.
Trong 2 câu luận nghệ thuật đối tiếp tục được hoàn chỉnh, hình ảnh “Bủa tay ôm chặt” đối xứng với “Mở miệng cười tan” đặc tả hình dáng và ý chí 1 con người mang lí tưởng đẹp quyết tâm cao luôn chiến đấu kiên cường và luôn lạc quan tin tưởng mình sẽ chiến thắng, hình ảnh: “Bồ kinh tế” đối chọi với “cuộc oán thù” giải thích rõ những đối tượng mà người anh hùng “ôm chặt” và “cười tan”. Bồ kinh tế ở đây tác giả muốn nói lí tưởng trị nước, cứu đời mà mình đanh theo đuổi. Động từ “ôm chặt” thuộc loại từ khoa trương kiểu anh hùng ca, khiến con người không còn là con người thật, con người nhỏ bé bình thường nữa mà từ tầm vóc đến năng lực tự nhiên và cả khẩu khí đều trở lên hết sức lớn lao, đến mức thần thánh. Lối nói khoa trương tạo nên những hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh gây cảm xúc cho người đọc, tạo sức truyền cảm. Câu thơ là kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
Em có nhận xét gì về cách kết bài (âm điệu và cách dùng từ ngữ)
- Dùng điệp từ “còn” ở giữa 2 câu thơ, cùng với cách ngắt nhịp 2/2/3 khiến câu thơ tạo nhịp nhanh mạnh mẽ làm cho lời nói trở lên dõng dạc, dứt khoát tăng thêm ý khẳng định cho câu thơ.
Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì  ... n với nước càng bền vững hơn. Hai câu kết càng khẳng định không 1 sức mạnh nào có thể lay chuyển được nghị lực phi thường, bản lĩnh vững vàng và niềm tin sắt đá vào sự nghiệp của người anh hùng.
Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hs làm bài tập 1: đọc diễn cảm bài thơ.
Làm bài tập 2.
I. Đọc và tìm hiểu chung. 10’
1. Tác giả, tác phẩm
Phan Châu Trinh (1872- 1926) hiệu là Tây Hồ quê ở Quảng Nam.
- Ông là 1 chí sĩ yêu nước là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở VN.
- Ông giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biện, đanh thép. Thơ văn trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ.
- Bài thơ được làm trong thời gian ông bị đày ở Côn Đảo.
II. Phân tích
1. Bốn câu thơ đầu. 13’
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
* Khắc họa về con người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt sừng sững giữa đất trời.
2. Bốn câu thơ cuối. 12’
* Ý chí chiến đấu sắt son và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ yêu nước.
III.Tổng kết- ghi nhớ. 
- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, nghệ thuật đối chặt chẽ khoa trương gây ấn tượng mạnh mẽ.
- Bài thơ giúp ta cảm nhận được 1 hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp nguy nan nhưng không sờn lòng, nản chí.
* Ghi nhớ SGK 
IV. Luyện tập. 4’
III. Hướng dẫn học bài và làm bài tập. 1’
	- Học thuộc bài thơ
	- Nắm nội dung bài, học ghi nhớ SGK trang 150
	- Soạn: Ôn luyện về dấu câu
	- Kẻ bảng tổng kết dấu câu: dấu hai chấm.dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm phẩy, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
	- Trả lời câu hỏi mục II SGK trang 151.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 59
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Nắm được các kiến thức về dấu câu 1 cách có hệ thống 
- Có ý thức cận trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu
- Có ý thức sử dụng dấu câu tạo thành thói quen.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV, bảng phụ ghi bảng tổng kết dấu câu và VD
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của Gv ở tiết 58
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra. 2’
 Sự chuẩn bị bài của học sinh
	 Nhận xét ý thức chuẩn bị bài của học sinh
II. Bài mới. 1’
 Ở lớp 6, 7 và học kì I lớp 8 vừa qua các em đã được học về 1 số dấu câu và công dụng của nó. Như các em đã biết dấu câu có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo lập văn bản nhưng các em thường hay quên dùng dấu chấm câu khi viết đoạn văn hoặc tạo lập văn bản. Vì vậy tiết học này cô trò ta cùng ôn luyện.
I. Tổng kết về dấu câu. 10’
Ở lớp 6, 7 và học kì I lớp 8 các em đã đưdợc học những dấu câu nào? Nêu công dụng của mỗi loại dấu câu đó.
- Hs tự trả lời. Gv nhận xét bổ sung, hướng dẫn lập bảng tổng kết.
STT
Dấu câu
Công dụng
Dấu hiệu
1
Dấu chấm
Được đặt ở cuối câu trần thuật để làm dấu hiệu kết thúc câu.
(.)
2
Dấu chấm than
Đặt ở cuối câu cầu khiến, cảm thán biểu thị cảm xúc.
(!)
3
Dấu chấm hỏi
Được đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghi vấn.
(?)
4
Dấu phẩy
- Là dấu được dùng trong câu, đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích người nói.
- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
- Giữa 1 từ với bộ phận chú thích của nó.
- Giữa các vế của 1 câu ghép.
(,)
5
Dấu chấm lửng
Được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biệu thị một mục đích của người viết như: tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói, ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt. 
()
6
Dấu chấm phẩy
Dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp, đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
(;)
7
Dấu gạch ngang
Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu. Đặt trước những lời thoại, những bộ phận liệt kê, đặt giữa các từ nằm trong 1 liên danh.
(-)
8
Dấu ngoặc đơn
Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
( )
9
Dấu hai chấm
Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh phần báo trước đó. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
:
10
Dấu ngoặc kép
Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu lên tác phẩm, tập san được dẫn.
“ ”
GV: Các em vừa ôn lại công dụng của 10 dấu câu đã học, trong khi viết các em thường mắc các lỗi về dấu câu, vậy đó là những lỗi nào?
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu. 17’
GV
Yếu
TB
Yếu
KH
Yếu
G
TB
TB
TB
TB
KH
TB
Treo bảng phụ ghi VD
Hs đọc Vd
Trong ví dụ thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó.
- Lời văn ở đây thiếu dấu ngắt câu sau “xúc động”.
+ Sau từ “xúc động” phải có dấu ngắt câu.
+ Dùng dâu (.) để kết thúc câu và viết hoa “t” thành “T” (Trong xã hội cũ).
Chữa lỗi: Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như Lão Hạc.
Hs đọc ví dụ
Xét Vd và cho biết dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? Ở chỗ này nên dùng dấu gì?
- Dùng dấu chấm sau từ “Này” là sai vì chưa kết thúc “Thời còn trẻ học ở trường này” mới chỉ là thành phần phụ trạng ngữ chứ chưa phải là 1 câu trọn vẹn cho nên sau từ “Này” ta nên dùng dấu phẩy.
Chữa lỗi: Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất.
Hs đọc VD
Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Mục đích của người viết khi viết câu văn này là gì? Em hãy xác định chức năng cú pháp của câu trên.
- Liệt kê các loại trái cây đặc sản của vùng.
Xác định cấu tạo chủ- vị của câu.
Cam quýt bưởi xoài/ là đặc sản của vùng này.
 CN VN
Vậy câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đánh dấu đó vào chỗ thích hợp?
- Câu này thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết (các thành phần đồng chức)
Chữa lỗi: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
Hs đọc Vd
Tâm trạng của người nói lời văn này như thế nào?
- Tâm trạng của người nói đang bối rối, bế tắc không biết giải quyết vấn đề bằng cách nào?
Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng ý chưa? Vì sao? Ở vị trí đó nên dùng dấu gì?
- Đặt câu như vậy là sai. Câu thứ nhát là câu trần thuật nên cuối câu nên dùng dấu chấm.
Câu thứ nhất là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm ở cuốii câu.
Chữa lỗi: Quả thật, tôi không biết giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt từ đâu. Anh có  khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
Qua phân tích các VD và cho biết khi viết người ta thường gặp những lỗi nào về dấu câu.
Hs đọc ghi nhớ SGK trang 151
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
*Ghi nhớ SGK trang 151
III. Luyện tập, 15’
1. Bài tập 1
TB: Hs đọc yêu cầu bài tập 1:
- Con chó cái rối rít (,) tỏ ra mừng (.)
- Anh Dậu tù tội (.)
- Cái Tí (,) thằng reo (:)
- (-) A (!) Thầy đã về (!) A (!) Thầy đã về (!)
- Mặc nó (,) anh chàng cửa (,) nặng nhọc thềm (.) rồi lảo đảo phản (,) anh ta rách (.)
- Ngoài đình (,) mõ chát (,) trống thùng (,) tù và kê (.)
- Chị Dậuphản (,) sờ tay hỏi (:)
- (-) Thế nào (?) Thầy không (?) sao thế (?) trán đã mà (!)
2. Bài tập 2
TB: Hs đọc yêu cầu bài tập.
 Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ dặn là anh phải nay
- Mắc lỗi lẫn lộn công dụng của dấu câu bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
b. Thêm dấu phẩy sau từ sản xuất. Thêm dấu ngoặc kép vào 2 câu đầu tục ngữ. Lỗi: thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận câu khi cần thiết.
c. Bỏ dấu chấm sau từ năm tháng để thay vào đó là dấu phẩy.
- Mắc lỗi dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
III. Hướng dẫn học bài và làm bài tập. 1’
	- Nắm nội dung bài, học thuộc ghi nhớ
	- Giờ sau kiểm tra Tiếng Việt
	- Ôn cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
	- Từ tượng thanh, từ tượng hình
	- Thế nào là thán từ- trợ từ
	- Câu ghép- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép 
	- Trường từ vựng.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 60:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Qua tiết kiểm tra hs nắm được 1 số kiến thức cơ bản của chương trình Tiếng Việt đã được học từ đầu năm. Trường từ vựng, cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ trợ từ, thán từ, từ tượng hình, tượng thanh, câu ghép
- Nhận biết được câu ghép và sử dụng câu ghép trong đoạn văn
- Rèn luyện kĩ năng, phân tích, sử dụng câu đúng mục đích
- Giáo dục ý thức học tập và tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị
Thầy: Soạn giáo án, ra đề đáp án- biểu điểm.
Trò: học bài cũ
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
I. Ổn định:
II. Đề bài
 A) Phần trắc nghiệm (4 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Từ nào có ý nghĩa bao hàm phạm vi của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, nông dân, công nhân, nội trợ.
 a. Con người; b. Môn học
 c. Nghề nghiệp; d. Tính cách
2. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình.
 a. Xót xa b. Móm mém
 c. Vui vẻ d. Buồn
3. Trong các từ sau,từ nào là từ tượng thanh:
 a. Vi vu b. Lạnh buốt
 c. Trắng xoá d.Vắng teo.
4. Trong những câu sau, câu nào có chứa thán từ
	a. Nó đã viết những ba bài thơ
	b. Trời ơi
	c. Ngày mai con đi với ai.
 B) Phần tự luận (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn từ 5- 7 câu có sử dụng câu ghép và chỉ rõ đâu là câu ghép. Phân tích cấu tạo của câu ghép và nêu rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
III. Đáp án- biểu điểm
 A) Phần trắc nghiệm: 4điểm
 Mỗi câu đúng được 1 điểm
 1. c 3. a
 2. b 4. b 
 B) Phần tự luận: 6 điểm
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn có bố cục rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài, viết đúng chính tả, ngữ pháp, không tẩy xoá. 3 điểm
- Chỉ ra được câu ghép sử dụng trong đoạn văn. 1điểm
- Phân tích được cấu tạo của câu ghép đó. 1 điểm
- Nêu rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép đó. 1 điểm
III. Hướng dẫn học bài và làm bài tập
	- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
	- Soạn: Thuyết minh về một thể loại văn học
	 + Đọc thuộc bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn.
	 + Xem lại lí thuyết văn thuyết minh
	 + Xem lại thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã học ở lớp 7.
	 + Phân tích luật bằng- trắc của 2 bài thơ đã học
	 + Nhận xét quan hệ bằng- trắc giữa các dòng và rút ra kết luận về luật bằng- trắc. Đối, niêm giữa các câu các dòng.
	 + Thể thơ thất ngôn bát cú có nhược điểm gì?
	 + Lập dàn bài cho đề văn “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 15.doc