Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường TH Canh Liên

 Tuần : 15 - Tiết 57

 Văn bản VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

 Phan Bội Châu

 I- Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS thấy được

 - Tư thế hiên ngang , bất khuất , niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của nhà yêu nướ c

 Phan Bội Châu trong hoàn cảnh tù ngục .

 - Giọng thơ khẩu khí hào hùng phù hợp với nội dung đầy nhiệt huyết cách mạng của bài thơ

 - Rèn kỉ năng nhận biết , cảm thụ đường luật thể thất ngôn bát cú .

II- Chuẩn bị :

1- GV : Tham khảo sgk , sgv , tài liệu TK- Soạn giảng .

2- HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV .

III- Tiến trình tiết dạy :

1- Ổn định : (1) KT sĩ số , tác phong HS

2- KTBC : (3) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NSoạn : 11-12- 2005 
 Tuần : 15 - Tiết 57 
 Văn bản VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC 
 Phan Bội Châu 
 I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS thấy được 
 - Tư thế hiên ngang , bất khuất , niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của nhà yêu nướ c 
 Phan Bội Châu trong hoàn cảnh tù ngục .
 - Giọng thơ khẩu khí hào hùng phù hợp với nội dung đầy nhiệt huyết cách mạng của bài thơ 
 - Rèn kỉ năng nhận biết , cảm thụ đường luật thể thất ngôn bát cú . 
II- Chuẩn bị : 
GV : Tham khảo sgk , sgv , tài liệu TK- Soạn giảng .
HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV . 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) KT sĩ số , tác phong HS 
2- KTBC : (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : (1’) 
 b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
5’
5’
20’
5’
-Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tác giả , t/phẩm : 
- Gọi HS đọc chú thích * 
- Em hãy nêu những nét tiêu biểu về nhà thơ Phan Bội Châu 
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “ ? 
+Bổ sung thêm (nếu cần ) , nêu ý ra đời của bài thơ , nghĩa của tên hiệu Sào Nam . 
- Hoạt động 2 : H/dẫn HS đọc tìm hiểu chú thích 
- H/d HS đọc bài thơ diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng , giọng điệu hào hứng 
- Đọc lại bài thơ .
- Y/cầu HS giải thích ý nghĩa của các từ khó “hào kiệt” “phong lưu””ktế”.
-Hoạt động 3: H/d HS phân tích 
- Nêu ấn tượng sâu sác nhất của em về bài thơ (Hình ảnh người tù , giọng thơ ..) 
- Tổng hợp ý kiến của HS 
- Bài thơ viết theo thể thơ gì ? Nêu bố cục bài thơ ? 
- Hai câu đề nhà thơ giới thiệu thân phận người tù như thế nào ? Có điều gì đáng chú ý trong cách nói của tác giả trong câu thơ thứ 2 ? 
+ PBC rơi vào vòng tù ngục , vẫn thể hiện khí phách , phong thái của một bậc” hào kiệt “ , “phong lưu” ,hiên ngang bất khuất .
“ Chạy mỏi chân ở tù “ cách nói hóm hỉnh , thể hiện thái độ bình tĩnh , chủ động của PBC trước tai ương hoạn nạn .
- Phân tích điệp từ “vẫn “ 
+Khẳng định nhân cách cao đẹp , “hào kiệt “ , “phong lưu” của người chiến sĩ cách mạng khi rơi vào cảnh tù ngục . .
+Giọng thơ hài hước , thể hiện thái độ chủ động .trước hiểm nguy .
-Hai câu thực nói vè cảnh ngộ thật (tâm sự ) của người tù . Em hiểu tâm sự đó là gì ? Về cách nói (giọng điệu) 
có gì giốngvà khác với hai câu đề không ? 
+Cảnh ngộ thật của người tù là không có nhà cửa , không quê hương xứ sở , là người bị kết tội , điều ấy thật phi lí và bất công đối với nhà yêu nước Phan Bội Châu .
 Giọng điệu ngậm ngùi , cảm thương .
Sự việc được nhìn nhận sát hiện thực . tuy nhiên vẫn có sự nối tiếp tính cách ngang tàng cứng cỏi ở trên . Con người lớn lao trong “bốn biển “ ,”năm châu “ . 
- Phân tích bình giảng (nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng . Tâm hồn cao đẹp , giàu đức hi sinh , chí lớn tung hoành của Phan Bội Châu ) 
- Em hiểu ý nghĩa của cặp câu luận như thế nào ? ( gợi ý : hao cau luận thể hiện ý chí của người tù như thế nào ? Tinh thần của người tù như thế nào ? ) 
- Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt này ? 
- Phân tích , giảng bình : 
( Chú ý liên hệ hoàn cảnh ra đời của bài thơ – dẫn theo “Ngục trung thư “ 
Hình ảnh khó khăn , cầm chắc cái chết > < khí phách không hề nao núng , vẫn lạc quan , giữ vững ý chí , niềm tin ) 
- Hai câu thơ cuối là kết tinh tưởng của toàn bài thơ . Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy ? 
- Giảng bình ( chú ý sự hô ứng ở hai cau đề và hai câu kết ) à vần thơ mang tính hướng nội vang lên như một lời động viên khích lệ mình , nó biểu hiện một dũng khí hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại . 
- Hđộng 4 : H/dẫn tổng kết 
- Cảm nhận của em sau khi học bài thơ về nội dung và nghệ thuật ? 
- Tổng kết chung sau khi tổng hợp ý kiến của HS 
- Liên hệ đánh giá của NAQ trong “Những trò lố hay là Va-ren và PBC “ để thấy được hình tượng cao đẹp của nhà yêu nước PBC những năm đầu thế kỉ XX 
-Đọc 
- Dựa vào sgk , nêu những ý chính về tiểu sử , sự nghiệp CM và sư ïnghiệp văn thơ của PBC .
Hoàn cảnh ra đời bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “ 
- Một HS đọc bài thơ 
- Giải thích nghĩa của các từ . 
- Trình bày cảm nhận ban đầu về tác phẩm ( H/ảnh người tù . giọng thơ ) 
+ Thể thơ : Thất ngôn bát cú đường luật .
+ Bố cục : 2 câu đề , 2 câu thực , 2 câu luận , 2 câu kết .
-HS suy nghĩ trả lời 
+rơi vào cảnh tù ngục , vẫn thể hiện khí phách , phong thái của một bậc hào kệt , phong lưu 
+giọng thơ hài hước , hóm hỉnh .
+điệp từ “vẫn “ à khẳng định nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM 
+ Cảnh ngộ thật của người tù là không có nhà cửa , không có quê hương xứ sở , là người bị kết tội . 
+giọng điệu ngậm ngùi ,cảm thương 
+ Ý chí của người người tù vãn ôm ấp ( giữ vững ) t / tưởng trị nước cứu đời “ ôm chặt bồ kinh tế” . Lạc quan tin tưởng “ cười tan cuộc oán thù” 
+ Lối nói khoa trương + nghệ thuạt đối à diễn tả một chí khí hiên ngang , chí lớn phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại , một trang hào kiệt trong tù đày vẫn lạc quan , ngạo nghễ , bất khuất . 
+ Khẳng định niềm tin chói sáng vào sự nghiệp cách mạng , thái độ coi thường hiểm nguy , đó là niềm tin , lạc quan , bất khuất , làm chủ hoàn cảnh , mang cốt cách “hào kiệt “ , “phong lưu “ 
 - Qua tìm hiểu văn bản 
HS đánh giá thành công về mặt nội dung và nghệ thuật của văn bản 
I-Giới thiệu : 
1- Tác giả : 
Phan Bội Châu (1867-1940 ) hiệu là Sào Nam . 
-Quê làng Đan Nhiễm
Nam Đàn , Nghệ An 
- Nhà y/nước , nhà cách mạng ,nhà văn , nhà thơ lớn .
2-Tác phẩm : 
Vào nhà ngục Quảng Đông cản tác là bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm “Ngục trung thu “ 
II- Tìm hiểu văn bản 
1- Đọc tìm hiểu chú thích : 
2- Phân tích : 
a-Hai câu đề :
Vẫn là hào kiệt 
Chạy mỏi chân 
+Điệp từ “vẫn “ giọng thơ hài hước à khí phách hiên ngang bất khuất , phong thái ung dung của người yêu nươc CM trước cảnh tù đày nguy hiểm .
b- Hai câu thực : 
Đã khách không nhà .
Lại người có tội ..
+Nghệ thuật đối , cạp từ “ đã ..lại “ giai điệu trầm thống -> cảnh ngộ thực – nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng 
c- Hai câu luận : 
Bủa tay ôm chặt ..
Mở miệng cười tan ..
+ Nghệ thuật đối –lối nói khoa trương à người anh hùng ôm ấp hoài bão cao đẹp “ trị nước cứu đời “ , trong tù đày vẫn lạc quan ngạo nghễ 
d- Hai câu kết : 
Thân ấy vẫn còn ..
Bao nhiêu nguy ..
+Điệp từ” còn ‘ , nhịp 4/3 à Niềm tinvào sự nghiệp – thái độ coi thường hiểm nguy 
Tổng kết :
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật .
giọng điệu hào hùng đầy khẩu khí .
-Khắc hoạ vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu nước CM trong cảnh tù đày . phong thái ung dung , khí phách hiên ngang , bất khuất , niềm tin vào sự nghiệp CM .
 4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (3’)
Củng cố : Cho HS đọc lại ghi nhớ (sgk) 
 -Em hãy nhận dạng thể thơ của bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “ về các phương diện : số câu số chữ , cách gieo vần ( HS thảo luận nhóm ) 
Hướng dẫn về nhà : 
 - Học thuộc bài thơ , nắm được nội dung và giá trị nghệ thuật bài thơ 
 - Nắm được nét đặc sắc NT +ND trong từng cặp câu thơ 
 - Chuẩn bị bài : “Đâïp đá ở Côn Lôn “ 
 - Đọc kĩ văn bản , chú thích – trả lời câu hỏi sgk . Phát hiện ra những điểm tương đồng giữa bài thơ này với bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “ 
 IV- Rút kinh nghiêm và bổ sung: 
 .
...
NSoạn : 11-12-2005 
Tuần 15- tiết 58 Văn bản ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN 
 Phan Châu Trinh 
I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS cảm nhận được :
- Vẻ đẹp của một nhân cách lớn thể hiện ở tư thế hiên ngang , lẫm liệt , khí phách hào hùng và ý chí kiên định của nhà chíến sĩ cách mạng trong cảnh lưu đầy khổ ải .
- Giọng điệu cứng cỏi , khẩu khí ngang tàng của người anh hùng và những hình ảnh biểu tượng trong cách nói lhoa trương , tạo nên vể đẹp cao cả của bài thơ .
II- Chuẩn bị :
1-GV : tham khảo sgk , sgv soạn giảng . Tranh chân dung Phan Châu Trinh 
2- HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của chuẩn bị bài của GV 
 III- Tiến trình tiết dạy : 
Ổn định (1’) KTsĩ số , nề nếp HS 
KTBC :( 5’) 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “ (PBC ) 
 - Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Nêu bố cục bài thơ ? Phân tích hai câu đề 
Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Một lần nữa cho ta thấy vể đẹp của một nhân cách lớn thể hiện ở tư thế hiên ngang , bất khuất , khí phách hào hùng và ý chí kiên định của nhà chiến sĩ cách mạng trong cảnh lưu đày khổ ải qua bài “ Đập đá ở Côn Lôn “ của Phan Châu Tr inh .
Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNH CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
4’
5’
20’
4’
Hđộng 1 : 
- Gọi 1 HS đọc phần chú thích * 
- Nêu những nết tiêu biểu về tiểu sử , sự nghiệp sáng tác của Phan Châu Trinh .
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ “ Đâïp đá ở Côn Lôn “
- Bổ sung, nhấn mạnh 
Hđộng 2 : H/dẫn HS đọc văn bản 
+Đọc diễn cảm bài thơ , thể hiện được khẩu khí ngang tàng , giọng điệu hào hùng của tác giả 
- Y/cầu HS giải thích nghĩa của các từ : “thêm sành sỏi “ , “dạ săt son “ , “vá trời “ 
Hđộng 3 : H/ dẫn HS tìm hiểu văn bản 
- Đọc lại bài thơ và nêu bố cục bài thơ 
- Xét về ý thì 4 câu đầu có ý liền mạch , 4 câu sau ý cũng liền mạch . Em hãy nêu ý lớn của 4 câu đầu và 4 câu cuối .
- Câu thơ mở đầu gợi lên thế đứng của một con người như thế nào ? 
- Bình giảng :
(“ Làm trai “, “đứng giữa “ ) -> câu thơ toát lên một vẻ đẹp cao cả , hùng tráng , không còn chút dấu vết của người tù bị lưu đày .
- Công việc đập đá ở Côn Lôn được tác giả miêu tả như thế nào ? (ch ... t biểu tượng “ tháng ngày “ , “mưa nắng “ ,-> vẻ đẹp hướng nội của người tù .
- Liên hệ bài “ Tự khuyên mình “ , “Nghe tiếng giã gạo “ của Hồø Chí Minh 
- Hai câu kết thể hiện ý thức sâu sắc của PCT về những vấn đề gì ? Nhận xét về giọng điệu h/ảnh trong 2 câu thơ này có tác dụng khắc hoạ hình tượng người tù như thế nào ? 
- Giảng bình (g/ điệu h/ảnh biểu tượng ) 
-> h/ảnh cao đẹp của người chiến sĩ CM coi thường hiểm nguy 
- Sơ kết 4 câu cuối ( ph/thức biểu đạt biểu cảm ->cảm xúc suy nghĩ của tác giả khắùc phục hoàn cảnh giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son )
Hđộng 4 : H/dẫn tổng kết ;
Cảm nhận sâu sắc của em về bài thơ ( nội dung , nghệ thuật ) 
- Tỏng hợp ý kiến HS 
- Tổng kết chung 
- Đọc 
- Dựa vào sgk nêu những nét cơ bản về tiểu sử của tác giả .
Nội dung trong sáng tác , hoàn cảnh ra đời bài thơ “Đâïp dá ở Côn Lôn “ 
- Đọc diễn cảm bài thơ , thể hiện được khẩu khí ngang tàng , giọng điệu hào hùng của t/giả .
- Giải thích nghĩa của các cụm từ 
-Bố cục của một bài thất ngôn bát cú đường luật :
+4 câu đầu : Công việc đập đá của người tù ở Côn Lôn và kí phách của họ 
+ 4 câu cuối : Ý chí chiến đấu kiên cường , tầm lòng sắt son của người chiến sĩ CM trong hoàn cảnh gian nan . 
+Thế đứng của con người giuqã con người ,giữa đất trời Côn Lôn , đạp lên gian khổ , sừng sững , bất khuất , vượt lên cái chết ( “Làm trai “ , “đứng giữa “ ) 
+Công việc đập đá vất vả .à cuộc chinh phục , cuộc khai phá của người dũng sĩ ( các động từ “xách “ “ra tay “, “đánh tan”, “đập bể “ -> tư thế hiên ngang lẫm liệt của người chiến sĩ CM trong cảnh lao đày khổ ải 
+Giọng tự nhủ , tự dặn lòng mình phải bền gan vững chí trên con đường CM con đường gian nan 
+Giải thích nghĩa của các từ “tháng ngày “,” mưa nắng “ ><”thân sành sỏi” , “dạ sắt son “ 
+Nâng tầm vóc của người tù lên một tầm cao mới , hiên ngang lẫm liệt coi thường hiểm nguy .
+ Giọng điệu ngang tàng , cứng cỏi 
- Đánh giá chung thành công về NT, ND của văn bản 
I- Giới thiệu tác giả , tác phẩm :
( sgk ) 
II-Tìm hiểu văn bản :1- Đọc văn bản , tìm hiểu chú thích:
2- Phân tích : 
a- Bốn câu thơ đầu : 
Làm trai đứng giữa ..
->tư thế của của một đấng nam nhi anh hùng , hiên ngang bất khuất 
-Lừng lẫy 
xách búa 
Ra tay 
-> động từ , tính từ mạnh , biện pháp khoa trương -> miêu tả công việc khổ sai thành một ch’/công 
b- Bốn câu thơ cuối : 
Tháng ngày ..
Mưa nắng  
+H/ảnh biểu tượng , giọng bộc bạch -> Tấm lòng sát son của người chiến sĩ CM 
Những kẻ vá trời ..
Gian nan chi kể 
+ Giọng điệu cứng cỏi , hình ảnh biểu tượng ->Nâng tầm vóc của người tù lên tầm cao mới , hiên ngang , lẫm liệt , coi thường hiểm nguy .
4-Tổng kết :
- Giọng điệu cứng cỏi , khẩu khí ngang tàng ,, h/ảnh biểu tượng ... 
- Vể đẹp của một nhân cách lớn , thể hiện ở tư thế hiên ngang , khí phách anh hùng , ý chí kiên định , t/ thần bất khuất của người ch/sĩ CM trong hoàn cảnh lưu đày khổ ải .
Củng cố và hướng dẫn về nhà : (3’) 
 Nêu những nét tương đồng giữa 2 vb “ Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác “ và “ Đập đá ở Côn Lôn “ 
-Về nhà học thuộc bài thơ . Nắm vững nội dung và giá trị nghệ thuật bài thơ . 
Chuẩn bị bài ôn luyện dấu câu :Trả lời câu hỏi sgk , xem trước phần luyện tập .
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn : 13-12 – 2005 
Tuần :15 – tiết 59 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS : 
- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống 
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu , tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu .
II- Chuẩn bị : 
1-GV : Tham khảo sgk , sgv và tài liệu tham khảo – soạn giảng 
2- HS : Nắm vững công dụng của các dấu câu đã học .
III- Tiến trình tiết dạy : 
Ổn định : (1’) KT sĩ số , nề nếp HS 
KTBC : (5’) 
- Nêu công dụng của dấu ngoặc kép ? 
- Cho vd dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Bài Ôn luyện về dấu câu nhằm giúp các em ôn lại các kiến thức về dấu câu đã học và có ý thức sử dụng , tránh các lỗi thường gặp về dấu câu 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘN G HS
KIẾN THỨC
5’
15’
Hđộng 1: 
- Kiểm tra đánh giá kết quả về việc chuẩn bị bài của HS 
- Treo bảnh phụ( công dụng của các dấu câu ) , y/c HS điền dấu câu thích hợp vào phần công dụng 
( Nd bảng phụ tham khảo ở mục rút kinh nghiệm , bổ sung ) 
-Nhận xét , lưu ý HS về nhà hoàn chỉnh bảng tổng kết về dấu câu 
Hđộng 2 : 
- Treo b/ phụ ( các ví dụ mục II sgk) 
- Cho HS nhận xét vd1 , sửa chũa 
(Gọi HS lên bảng sửa chữa ) 
-Kluận : Thiếu dấu ngắt câu khi câu đẫ kết thúc là lỗi thường gặp trong bài làm HS .
- Cho HS nhận xét vd 2 , lên bảng sửa chữa .
- KL : Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc là lỗi khá phổ biến trong HS 
- Cho HS nhận xét vd3 
- KL : Một lỗi thường gặp là thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết 
- Cho HS nhận xét vd4 : 
-KL : Một lỗi thường gặp nữa là : lẫn lộn công dụng của các dấu câu 
- Cho HS đọc ghi nhớ 
Hđộng 3 : H/d HS luyện tập : 
- Treo bảng phụ( ghi sẵn đoạn văn sgk ) - h/dẫn HS thực hiện :
-Y/c HS lên bảng điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn .
-N/xét , đánh giá 
- Treo bảng phụ ( ghi sẵn 3 đoạn trích sgk ) 
- Cho HS đọc thầm từng đoạn trích , lên bảng sửa lỗi về dấu câu ( nêu rõ lí do ) 
- N/xét , đánh giá .
- Mở vở soạn cho GV kiểm tra , đánh giá 
- Lên bảng , điền dấu câu tương ứng với công dụng được ghi sẵn ở bảng phụ 
- Lớp nhâïn xét , sửa chữa .
- Nhận xét , sửa chữa 
-VD1: Lời văn thiếu dấu ngắt câu sau xúc động 
Dùng dấu chấm để kết thúc câu . Viết hoa chữ t ở đầu câu .
VD2 : Dùng dấu ngắt câu sau này là sai vì câu chưa kết thúc . Nên dùng dấu phẩy 
VD3 : Câu thiếu dấu phẩy để tách bộ phận liên kết 
VD4 :Dùng sau dấu chấm hỏi ở cuối câu (1) và dấu chấm ở cuối câu (2) – Sửa lại cuối câu( 1 ) đặt dấu chấm , cuối câu (2) dùng dấu hỏi 
- Đọc ghi nhớ sgk 
- Đọc đoạn văn 
- Nghe hướng dẫn 
- Lên bảng điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn 
- Lớp nhận xét sửa chữa 
 (nếu cần ) 
- Đọc từng đoạn trích 
- Lên bảng sửa lỗi về dấu câu .
-Lớp nhận xét sửa chữa .
I- Tổng kết về dấu câu :
 -Dấu câu
 -Công dụng 
II- Các lỗi thường gặp về dấu câu :
 Ghi nhớ (sgk ) 
III- Luyện tập : 
1- Điền dấu thích hợp : 
(,) , (.) , (.) , (,) , (: ) ,(-) , (!) ,(!) , (!) , (!) ,(,) , (.), (,) , (.) , (,) 
2- Phát hiện lỗi , chữa lỗi về dấu câu : 
a, mới về ? – Mẹ dặn là anh 
b, sản xuất , có câu T N “là ..” 
c, ..năm tháng , nhưng..
Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
 Yêu cầu HS hoàn chỉnh bảng tổng kết về dấu câu vào vở học .
-Về nhà : 
Nắm vững công dụng của từng dấu câu ( Lớp 6 dấu chấm , dấu chấm hỏi , dấu chấm than , dấu phẩy . Lớp 7 dấu chấm lửng , dấu chấm phảy , dấu gạch ngang , dấu gạch nối . Lớp 8dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm , dấu ngoặc kép ) 
- Có ý thức trong việc sử dụng dấu câu khi viết 
Chuẩn bị kiểm tra tiếng việt (1tiết ) 
 + ND: Các bài học tiếng việt đàu năm đến nay 
 + HT : Trắc nghiệm và tự luận 
 IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
Dấu câu
Công dụng
Dấu hỏi chấm 
Dùng để kết thúc câu nghi vấn 
Dấu phẩy 
Dùng để phân cách các thành và các bộ phận của câu 
Dấu chấm 
Dùng để két thúc câu trần thuật 
Dấu chấm than 
Dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán 
Dấu chấm phảy 
a-Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp 
b-Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp 
Dấu chấm lửng 
a- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết 
b- Biểu thị lời nói ngập ngừng , ngắt quảng 
c-Làm giãn nhịp điệu câu văn , hài hước , hóm hỉnh , dí dỏm 
Dấu gạch ngang 
a-Đánh dấu bộ phận giải thích , chú thích trong câu 
b-Đánh dấu trực tiếp lời nói của nhân vật 
c-biểu thị sự liêït kê 
d-Nối các từ nằm trong một liên danh 
Dấu gạch nối 
Nối các tiếng trong một từ phiên âm 
Dấu hai chấm 
a-Báo trước phần bổ sung , g/thích , th’/minh cho 1 phần trước nó 
b-Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời thoại 
Dấu ngoặc kép 
a-Đánh dấu từ ngữ , câu, đoạn dẫn trực tiếp 
b-Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai 
c-Đánh dấu tên t/ phẩm , tờ báo , tạp chí , tập san..được dẫn trong câu văn 
Dấu ngoặc đơn 
Đánh dấu phần có chức năng chú thích (g/thích , th’/ minh , bổ sung thêm 
Cần lưu ý cho HS :+ Dấu gạch nối không phải là 1 dấu câu , nó chỉ là một qui định về c/tả 
 +Về hình thức dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang 
 --------------------------------------------------------------------------------------------
NSoạn : 14- 12- 2005 
Tuần 15- Tiết 60 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
 I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
- Nắm vững các kiến thức về phần tiếng việt đã học ở học kì I 
- Nắm vững nôïi dung về từ vựng và ngữ pháp tiếng việt 
- Công dụng của các dấu câu đã học
-Rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức vào thực hành , viết đoạn văn 
II-Chuẩn bị :
1-GV : Chuẩn bị đề kiểm ra và đáp án 
2- HS : Ôn tập kiến thức về phần tiếng việt để chuẩn bị làm bài kiểm tra .
III- Tiến trình kiểm tra : (45’) 
Ổn định : (1’) KT sĩ số , nề nếp 
KTBC : 
Tiến trình kiểm tra :
a- GV : Phát đề kiểm tra 
b- HS : Làm bài kiểm tra 
Thu bài đúng giờ qui định 
Nhận xét giờ kiểm tra 
Hướng dẫn về nhà : 
 - Tìm hiểu bài : Thuyết minh về một thể loại văn học 
 + Đọc kĩ các bài tập và trả lời các câu hỏi 
 + Tìm hiểu trước các bài tập phần luyện tập (sgk) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T15).doc