Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Tuần 15

NGỮ VĂN – BÀI 15

Kết quả cần đạt.

- Qua hai bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn" cảm nhận được khí phách kiên cường của các chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.

- Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về dấu câu; nhận ra và biết cách chữa các lỗi thường gặp về dấu câu.

- Giúp học sinh đánh giá kiến thức đã thu nhận được về từ vựng và ngữ pháp đã học ở kì I.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
NGỮ VĂN – BÀI 15
Kết quả cần đạt.
- Qua hai bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn" cảm nhận được khí phách kiên cường của các chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX và sức lôi cuốn của một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.
- Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về dấu câu; nhận ra và biết cách chữa các lỗi thường gặp về dấu câu.
- Giúp học sinh đánh giá kiến thức đã thu nhận được về từ vựng và ngữ pháp đã học ở kì I.
Ngày soạn: 19/11/2010
Ngày dạy: 22/11/2010
Dạy lớp: 8B
 Tiết 57. Văn bản:
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
 Phan Bội Châu 
1. Mục tiêu. Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 b) Về kỹ năng: Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của các tác giả.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu kính nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV- soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học và làm bài cũ; đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17 
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút)
 * Câu hỏi: Hãy đọc thuộc lòng một bài thơ hoặc một đoạn thơ viết về quê hương Sơn La? Tại sao em lại chọn bài thơ, đoạn thơ đó?
 * Đáp án – Biểu điểm:
 - Học sinh đọc thuộc lòng diễn cả bài thơ, đoạn thơ đã lựa chọn. (5 điểm)
 - Giải thích được lí do lựa chọn một cách rõ ràng, sâu sắc về phương diện nghệ thuật, nội dung của bài thơ hay đoạn thơ đó. (5 điểm)
 b) Dạy nội dung bài mới.
	* Đặt vấn đề vào bài mới: Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX. Văn thơ của ông là lời tự bạch của một người anh hùng tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng xả thân vì nước, một người mang chí lớn, khát vọng cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang. Hôm nay, qua bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" cô sẽ giúp các em phần nào thấy được phong thái khí phách đó.
(GV ghi tên bài dạy)
I. Đọc và tìm hiểu chung. (9 phút)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
HS: Đọc phần chú thích êSGK (tr - 146)
?Tb: Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phan Bội Châu?
HS: trả lời.
GV: Bổ sung thêm: Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX. Vốn xuất thân là nhà nho, vẫn mang cốt cách nho gia, vẫn có dáng dấp những con người nghĩa khí, những bậc hào kiệt trượng phu "phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" (giàu sang không thể làm cho mê đắm, nghèo khó không thể làm cho thay lòng đổi dạ, uy vũ không thể làm cho khuất phục). Nhưng ông đã vượt xa khỏi mớ giáo lí thánh hiền xưa để tiếp cận những tư tưởng dân chủ, dân quyền mới. Ông đau đớn, xót xa cho đồng bào đang chịu cảnh lầm than nô lệ, say sưa cổ động duy tân đất nước, cải cách xã hội, ông nuôi khát vọng xoay chuyển càn khôn, đánh đuổi giặc thù. Với lí tưởng đó, ông lao vào cuộc đấu tranh mới, bất chấp mọi gian khổ, hi sinh, thậm chí khi phải đối diện với cái chết, cũng không hề sờn lòng nản chí: "Nếu chết xong đi thế cũng hay – Còn ta, ta lại tính cho mày". Ông từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
 - Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, tác phẩm của ông bao gồm rất nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
 * Phan Bội Châu (1867 - 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San, hiệu Sào Nam. Quê Nam Đàn, Nghệ An. Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta đầu thế kỉ XX. Đồng thời ông là nhà văn, nhà thơ lớn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
?Tb: Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 - HS trả lời, GV bổ sung thêm.
GV: Phan Bội Châu đã từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt từ năm 1912, cho nên ông bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam và biết chúng có ý định trao trả cho Pháp ông nghĩ rằng mình khó có thể thoát chết. Bởi thế, ngay từ những ngày đầu vào ngục (đầu năm 1914) Phan Bội Châu đã viết "Ngục trung thư" nhằm để lại một bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí. Bài thơ này bộc lộ cảm xúc của ông trong những ngày đầu mới vào ngục, Phan Bội Châu nói là làm để "tự an ủi mình", và kể lại rằng khi làm xong, ông đã "ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả bốn vách, hầu như không biết thân mình đang nhốt trong ngục". Qua dòng cảm xúc đó, ta có thể cảm nhận được một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của người cách mạng lúc sa cơ, rơi vào vòng tù ngục.
 * "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" là một bài thơ Nôm nằm trong tập "Ngục trung thư" sáng tác đầu năm 1914, khi tác giả bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam.
 2. Đọc.
GV: Nêu yêu cầu đọc: đây là một bài thơ Đường luật mang khí phách và phong thái của Phan Bội Châu nên cần chú ý đọc diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng,giọng điệu hào hứng của bài thơ. Riêng cặp câu 3,4 cần đọc với giọng thống thiết.
 - GV đọc một lần và gọi 2 HS đọc lại toàn bài thơ.
 - GV nhận xét cách đọc của học sinh.
?Y: Giải thích nghĩa của từ: hào kiệt, phong lưu, bủa tay?
 - HS dựa vào chú thích (1,2,5) để trả lời.
?Giỏi: Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" được sáng tác theo thể thơ nào? Hãy nhắc lại đặc điểm của thể thơ đó?
 - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 - Mỗi bài gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, thường gieo vần bằng ở các tiếng cuối câu 1,2,4,6,8. Bài thơ có sự bố trí thanh điệu hài hòa theo luật: nhất tam ngũ bất luận nhị tứ lục phân minh. Trong bài thơ thuộc thể này có hai cặp câu sử dụng nghệ thuật đối chỉnh là: cặp câu thực và luận. Bố cục bài thơ gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết; nhưng cũng có khi chia làm hai phần: 4 câu đầu, 4 câu cuối.
?Tb: Căn cứ vào đặc trưng thể thơ, nội dung của toàn bài hãy cho biết bài thơ được chia làm mấy phần?
 - Bài thơ có bố cục 4 phần: 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết.
GV: Để giúp các em thấy được bút pháp nghệ thuật đặc sắc và nội dung của bài thơ, ta đi phân tích theo bố cục trên.
II. Phân tích. (20 phút)
 1. Hai câu đề:
HS: Đọc hai câu đề.
 Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
GV: Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật phần đề gồm hai câu: 1 câu gọi là câu phá đề, 1 câu là câu thừa đề.
?Kh: Quan sát hai câu đề, em thấy hình thức câu thơ phá đề có gì đặc biệt? Tác dụng của nó?
 - Câu phá đề có hai vế tiểu đối cùng với điệp ngữ "vẫn" được điệp lại hai lần làm cho giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ khẳng định một tâm thế "hào kiệt" và "phong lưu".
?Kh: Đọc lại chú thích (1,2) và phân tích cặp câu 1 và 2 để thấy rõ khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục?
 - Hai câu thơ là một lời tuyên ngôn khẳng định tư thế làm người của Phan Bội Châu. Ông tự nhận mình là hào kiệt, phong lưu vì "chạy mỏi chân" nên tạm nghỉ ngơi lại ở "nhà tù". Cụ Phan quả là một đấng anh hùng. Điệp từ "vẫn" nhắc lại hai lần dẫn dắt hai danh từ gốc Hán "hào kiệt, phong lưu" nhấn mạnh bản lĩnh không lay chuyển, trước sau như một của người anh hùng. Nó phủ nhận hoàn toàn cảnh ngộ cay đắng hiện tại của Phan Bội Châu: bị rơi vào vòng tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục bước đi trên con đường cứu nước.
 * Phong thái đoàng hoàng, tự tin, vừa ngang tàng bất khuất, vừa hào hoa tài tử.
GV: Hai câu thơ thể hiện một phong thái thật đường hoàng, tự tin, thật ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, lại vừa hào hoa tài tử. Bị rơi vào vòng tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên đoạn đường buôn tẩu dài dặc. Mà thực chất không phải như vậy, chính tác giả đã kể lại rằng mình bị áp giải đi "nào xiềng tay,nào trói chặt" vào ngục lại bị giam "chung một chỗ với bọn tù xử tử" chứ đâu có được đãi như khách! Nhưng người anh hùng không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh, chịu để cho hoàn cảnh đè bẹp mình, họ đứng cao hơn mọi sự cùm kẹp, đày đọa của kẻ thù, cảm thấy mình hoàn toàn tự do, thanh thản về mặt tinh thần. Cho nên khi nói về một biến cố hiểm nghèo có quan hệ đến sự sống chết của mình mà Phan Bội Châu vẫn có giọng vui đùa. Đây cũng là giọng điệu quen thuộc trong lối thơ khẩu khí khá phổ biến ở văn thơ truyền thống của dân tộc ta.
 Chuyển: Hai câu đề đúng là một tuyên ngôn về nhân cách, về bản lĩnh vừa ung dung tự tại vừa hóm hỉnh lạc quan. Từ đó, người chiến sĩ biến thế bị động thành chủ động, biến thân xác mất tự do thành sự tự do về tinh thần để tự động viên mình giữ vững lí tưởng, suy ngẫm sự đời.
 2. Hai câu thực:
 Đã khách không nhà/ trong bốn bể,
 Lại người có tội/ giữa năm châu.
?Tb: Đọc hai câu thực, em thấy giọng điệu hai câu này có gì thay đổi so với hai câu đề? Vì sao?
 - Hai câu thực âm hưởng có phần chùng xuống, giọng điệu trầm thống diễn tả một nỗi đau cố nén, khác hẳn giọng cười cợt đùa vui ở hai câu đề. Với hai câu thực Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời buôn ba chiến đấu của mình, một cuộc đời đầy giông tố sóng gió và đầy bất trắc.
?Kh: Em có nhận xét như thế nào về việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ở hai câu thơ thực?
 - Tác giả sử dụng nghệ thuật đối xứng khá chặt chẽ (đối ý, đối lời). "Đã khách – lại người; không nhà trong bốn bể - có tội giữa năm châu". Từng cặp từ ngữ đối nhau, từng ý đối nhau, hài hòa, vẽ lại hình ảnh con người từng trải qua cuộc đời lưu ly chìm nổi, nhưng đáng tự hào, vẫn ngang tàng, có tầm vóc lớn lao phi thường.
GV: Từ năm 1905 cho đến khi bị bắt là gần 10 năm lưu lạc của Phan Bội Châu khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, khi Thái Lan, 10 năm không một mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần, Phan Bội Châu từng nếm trải biết bao nhiêu! Thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù, dù ở đâu, ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp nhất là khi đã đội trên đầu một bản án tử hình.
?Kh: Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào? Có phải Phan Bội Châu than thân không?
 - Đây không phải là lời than thân. Một con người đã coi thường hiểm nguy, ngay từ lúc dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng đã tự nguyện gắn cuộc đời mình với sự tồn vong của đất nước như Phan Bội Châu "non sông đã chết sống thêm nhục" (Lưu biệt khi ra nước ngoài) thì đâu cần than cho số phận cá nhân của mình. Tình cảnh một dân tộc mất nước lúc này cũng nào có khác gì! Gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảnh chung củ ... liên số.
8
Dấu ngoặc đơn
Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
9
Dấu hai chấm
Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
10
Dấu ngoặc kép
Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn.
 Chuyển: Các em vừa ôn lại công dụng của 10 dấu câu đã học. Trong khi viết các em thường mắc lỗi về dấu câu, vậy là những lỗi nào?
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu. (15 phút)
 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc:
 * Ví dụ: Tác phẩm "Lão Hạc" làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
HS: Đọc ví dụ.
?Tb: Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
 - Lời văn thiếu dấu ngắt câu sau "xúc động". Dùng dấu chấm để kết thúc câu. Viết hoa chữ "trong" đầu câu.
 * Chữa lỗi: Tác phẩm "Lão Hạc" làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc:
 * Ví dụ: Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất.
HS: Đọc ví dụ.
?Kh: Dấu chấm sau từ "này" là đúng hay sai? Vì sao? Vậy ta nên dùng dấu gì?
 - Dùng dấu chấm sau từ "này" là sai, vì câu chưa kết thúc; "thời còn trẻ, học ở trường này" mới chỉ là thành phần phụ trạng ngữ chứ chưa phải là một câu trọn vẹn. Cho nen sau từ "này" ta nê dùng dấu phẩy.
 * Chữa lỗi: Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất.
 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết:
 * Ví dụ: Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.
?Tb: Đọc ví dụ em thấy câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp?
 - Câu này thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết (các thành phần đồng chức)
 * Chữa lỗi: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu:
 * Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
HS: Đọc ví dụ.
?Kh: Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? Ở vị trí đó nên dùng dấu gì?
 - Đặt dấu hỏi và dấu chấm như vậy là sai. Vì câu thứ nhất là câu trần thuật nên cuối câu phải dùng dấu chấm. Câu thứ hai là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu.
 * Chữa lỗi: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
GV: Đây là những lỗi mà các em thường mắc khi viết văn vì vậy sau khi học xong bài này các em phải cẩn thận khi sử dụng dấu câu.
? Tb: Qua tìm hiểu những lỗi trong dấu câu, hãy cho biết khi viết cần tránh những lỗi nào trong dấu câu?
 Khi viết, cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu:
 - Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc;
 - Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc;
 - Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết;
 - Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
HS: Đọc * Ghi nhớ: SGK (tr - 151) 
II. Luyên tập. (10 phút)
 1. Bài tập 1: SGK (tr - 152)
?Tb: Chép đoạn văn vào vở và điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn?
 Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng (.) Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.) Cái Tí (,) thằng Dần cũng vỗ tay reo (:)
 (-) A (!) Thầy đã về (!) A Thầy đã về (!)
 Mặc kệ chúng nó (,) anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa (,) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm (.) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản (,) anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách (.)
 Ngoài đình (,) mõ đập chan chát (,) trống cái đánh thùng thùng (,) tù và thổi như ếch kêu (.) Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản (,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi (:)
 (-) Thế nào (?) Thầy em có mệt lắm không (?) Sao chậm về thế (?) Trán đã nóng lên đây mà (!)
 2. Bài tập 2: SGK (tr – 152)
?Tb: Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn văn và thay vào đó các dấu câu thích hợp?
 a) Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: "Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.".
 - Câu văn mắc lỗi lẫn lộn công dụng của dấu câu: Nên dùng dấu chấm ở câu thứ nhất và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn gián tiếp là sai.
 - Chữa lỗi: Sao mãi tới giờ anh mới về? mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.
 b) Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
 - Câu văn mắc lỗi thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
 - Chữa lỗi: Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".
 c) Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
 - Câu mắc lỗi dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
 - Chữa lỗi: Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
 c) Củng cố, luyện tập:
 	- Kết hợp khi làm bài tập.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Xem lại các ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ.
 - Ôn toàn bộ phần tiếng Việt để kiểm tra một tiết.
=================================
Ngày soạn: 22/11/2010
Ngày dạy: 27/11/2010
Dạy lớp: 8B
Tiết 60. Tiếng Việt:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài kiểm tra.
 a. Về kiến thức: Qua tiết kiểm tra hs nắm được một số kiến thức cơ bản của chương trình Tiếng Việt đã được học từ đầu năm. Trường từ vựng, cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ trợ từ, thán từ, từ tượng hình, tượng thanh, câu ghép
 b. về kỹ năng: Nhận biết được câu ghép và sử dụng câu ghép trong đoạn văn
 - Rèn luyện kĩ năng, phân tích, sử dụng câu đúng mục đích
	c. Về thái độ: Giáo dục ý thức học tập và tự giác khi làm bài kiểm tra.
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh: Lớp 8B:/17
2. Nội dung đề. 	
 * Ma trận:
	 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
C1
1
Trường từ vựng
C2
1
Từ tượng hình, từ tượng thanh
C3
1
Trợ từ, thán từ 
C4
1
Câu ghép
C6
C7
C8
3
Nói giảm, nói 
tránh
 C5
1
Số câu
2
3
1
1
1
7
Tổng số điểm
0,5
1,5
1
3
4
10
Phần I - Trắc nghiệm. ( 3 điểm )
	Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1: (0,5 điểm ) Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào ?
	A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
	B. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	C. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
	D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2: (0,5 điểm) Các từ ngữ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào ?
	“ Vì tôi biết rõ nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương, cầu thực.”
	A. Cảm xúc của con người;	B. Suy nghĩ của con người;
	C. Thái độ của con người;	D. Hoạt động của con người.
Câu 3: (0,25 điểm) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ?
A. Lom khom.
B. Xộc xệch.
C. Xồng xộc.
D. Xao xác.
Câu 4: (0,25 điểm) Trong những từ in đậm ở các câu sau từ nào không phải là trợ từ ?
	A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
	B. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trông lớp.
	C. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
	D. Xe kia rồi! Lại cả ông toàn quyền đây rồi.
Câu 5: (0,5 điểm) Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì? 
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
A. Nói quá.
B. Nói giảm, nói tránh.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 6: (1 điểm) Ghi tên mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép vào dưới những câu ghép sau:
	A. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
	B. Tuy tuổi cao, sức yếu nhưng Bác Hồ vẫn quyết tâm lên đường đi chiến dịch.
	C. Kết cục anh chàng “ hầu cận ông lý ” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
	D. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội.
	Phần II - Tự luận. (7 điểm)
	Câu 7: (3 điểm) Xác định câu ghép trong ví dụ sau, chỉ rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
	“Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay tôi đi học”.
	Câu 8: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn về đề tài học tập (từ 6 đến 8 câu), trong đó có sử dụng câu ghép và dấu câu đã học. (Gạch chân dưới câu ghép và liệt kê các dấu câu được sử dụng trong đoạn văn đó) 
3. Đáp án - Biểu điểm:
	Phần I - Trắc nghiệm. (3 điểm)
Câu
Đáp án
Nội dung câu trả lời
Điểm
1
B
Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
05 điểm
2
C
Thái độ của con người
0,5 điểm
3
D
Xao xác
0, 25 điểm
4
C
Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
0, 25 điểm
5
B
Nói giảm, nói tránh.
0, 5 điểm
	Câu 6: (1 điểm – Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm)
 Câu A: Điều kiện - hệ quả
	 Câu B: Tương phản - đối lập
	 Câu C: Giải thích.
	 Câu D: Tương phản. 
	Phần II - Tự luận: ( 7 điểm )
	Câu 1: ( 3 điểm ):
	- Câu ghép: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay tôi đi học”. (1 điểm)	 
	- Câu ghép có hai kiểu quan hệ ý nghĩa: nguyên nhân - giải thích: (1 điểm )
 + Vế (1) và vế (2) có quan hệ nguyên nhân: sự việc ở vế (2) biểu thị nguyên nhân của sự việc nêu ở vế (1). (0,5 điểm)
 + Vế (2) và vế (3) có quan hệ giải thích: sự việc nêu ở vế (3) giải thích cho sự việc nêu ở vế (2). (0,5 điểm)
	Câu 2: (4 điểm )
	* Yêu cầu cần đạt: 
	- Hình thức: ( 1điểm ) 
	+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu (6 đến 8 câu).
+ Đảm bảo bố cục của một đoạn văn: mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
	+ Sử dụng câu ghép và các dấu câu đã học.
	Nội dung: Đoạn văn hướng về chủ đề học tập (3 điểm )
4. Nhận xét đánh giá sau khi chấm bài kiểm tra.
(Thực hiện trong tiết trả bài)
Ngày tháng 11 năm 2010
Tổ CM duyệt
Nguyễn Thị Hãn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15.doc