DẤU NGOẶC KÉP
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.
Lưu ý: Học sinh đã học dấu ngoặc kép ở tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1/ Kiến thức:
Công dụng của dấu ngoặc kép.
2/ Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
NS: 01 /11/2010 TUẦN 14 ND: 08 /11/2010 TIẾT 53 DẤU NGOẶC KÉP = a= a = a = a= a= I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết. Lưu ý: Học sinh đã học dấu ngoặc kép ở tiểu học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: Công dụng của dấu ngoặc kép. 2/ Kĩ năng: Sử dụng dấu ngoặc kép. Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác. Sửa lỗi về dấu ngoặc kép. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Trình bày công dụng của dấu ngoặc đơn. Cho ví dụ minh họa? - Trình bày công dụng của dấu hai chấm. Cho ví dụ minh họa? 3/ Bài mới: ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Tìm hiểu chung *GV treo bảng phụ gọi học sinh đọc ví dụ. Ø Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? ? Qua phân tích các ví dụ trên, dấu ngoặc kép có những công dụng nào? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø a/ Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng – đi). b/ Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt “dãi lụa” à chỉ chiếc cầu (biện pháp tu từ ẩn dụ). c/ Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Mỉa mai bằng cách dùng lại chính những từ mà Thực dân Pháp đã dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam: Khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu. d/ Đánh dấu tên của các vở kịch. ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên I – CÔNG DỤNG: - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. Hoạt động 3: Luyện tập ØBài tập 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1. ? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích? Bài tập 2: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2. ? Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích SGK và giải thích lí do? Bài tập 3: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 143,144 SGK? ? Vì sao hai câu a và b có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên II- LUYỆN TẬP: 1/ Bài tập 1: a/ Đánh dấu câu nói được đãn trực tiếp. b/ Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai. c/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dẫn lời người khác). d/ Đánh dấu từ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai. e/ Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp. 2/ Bài tập 2: a/ Đặt dấu hai chấm sau từ cười bảo (báo trước lời đối thoại).Đặt dấu ngoặc kép ở từ “ cá tươi” và “tươi” (đánh dấu từ ngữ được dẫn lại). b/ Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” (đánh dấu lời dẫn trực tiếp). Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “ cháu hãy vẽ những gì thân thuộc nhất với cháu” (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, lưu ý viết hoa từ “Cháu” vì mở đầu một câu. c/ Đặt dấu hai chấm sau từ “bảo hắn”: (đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp). Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Đây là . Đi một sào” (đánh dấu lời dẫn trực tiếp, Viết hoa từ “Đây”). 3/ Bài tập 3: a/ Dấu hai chấm và dâu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Câu nói của Bác Hồ được dẫn nguyên văn. b/ Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp). 4/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà học bài. Làm tiếp bài tập4,5 trang 144 SGK. - Tìm những văn bản có dấu ngoặc kép đã học. - Soạn bài: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng. + Xem và củng cố kiến thức kĩ năng đã học về văn thuyết minh đã học. + Chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu SGK trang 144-145 với đề bài: Thuyết minh về cái phích nước. + Tập nói trước ở nhà theo dàn ý đã chuẩn bị. NS: 02 /11/2010 TUẦN 14 ND: 08/11/2010 TIẾT 54 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG = a = a = a= a=a= a= I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. - Biết trình bày thuyết minh về một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân. - Cách xây dụng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp. 2/ Kĩ năng: Tạo lập văn bản thuyết minh. Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định 2.Kiểm tra 15 phút: Trình bày cách làm và công dụng của các phương pháp thuyết minh đã học? 3. Bài mới: ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ? Trình bày các phương pháp thuyết minh đã học? ? Để thuyết minh, người viết cần phải thực hiện tốt những yêu cầu như thế nào? ? Dựa vào phần kiến thức trên, hãy xây dựng bố cục cho đề bài SGK. ? Qua phần trình bày gọi HS nhận xét? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 1/ Củng cố kiến thức: - Các phương pháp thuyết minh đã học: + phương pháp nêu định nghĩa; + Phương pháp liệt kê; + phương pháp dùng số liệu; + Phương pháp so sánh; + Phương pháp phân loại, phân tích. - Bố cục bài văn thuyết minh trong nhà trường: cần có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Quan sát kĩ đồ dùng cần thuyết minh. - Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng của đối tượng thuyết minh. 2/ Xây dựng bố cục cho đề bài luyện nói: - Yêu cầu: Giúp người nghe có hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước. - Cấu tạo: + Chất liệu vỏ: Bằng sắt, nhựa; + Màu sắc: Trắng, xanh, đỏ,...; + Ruột: Hai lớp thủy tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thủy tinh có tráng bạc; + Công dụng: Giữ nhiệt, dùng cho sinh hoạt và đời sống. - Dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu cái phích nước. + Thân bài: trình bày cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, công dụng và cách bảo quản. + Kết bài: bày tỏ thái độ với đối tượng. Hoạt động 3: Luyện tập ØĐại diện mỗi tổ lên nói trước lớp theo phần mình đã chuẩn bị trong tổ? ØGọi đại diện các nhóm nhận xét. Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên II- LUYỆN NÓI: - Kính thưa:. - Các bạn thân mến! Hiện nay, tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình nóng lạnh hoặc phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình thu nhập thấp vẫn coi các phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích dùng để chế nước sôi, pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em, cái phích có cấu tạo thật đơn giản, giá một cái phích thật phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động, nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích đã trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình Việt Nam chúng ta. 4/ Hướng dẫn tự học: - Tìm hiểu, xây dựng bố cục cho bài văn thuyết minh về chiếc cặp học sinh. - Tự luyện nói thêm ở nhà. - Soạn bài: Viết bài Tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh (làm tại lớp). + Xem lại vai trò, đặc điểm, phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh đã học. + Tập xây dựng dàn ý cho các đề văn thuyết minh trong SGK. NS: 04/11/2010 TUẦN 14 ND: 11/11/2010 TIẾT 55-56 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) = a= a = a = a= a=a= a=a= a= I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Vận dụng các kiến thức đã học về văn bản thuyết minh để làm một bài văn thuyết minh cụ thể. Qua đó, kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: Vai trò, đặc điểm, công dụng, phương pháp, cách làm văn bản thuyết minh. 2/ Kĩ năng: Tìm ý, xây dựng dàn bài cho một đề văn thuyết minh. Kĩ năng viết văn đặc biệt là văn thuyết minh. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục. 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị: Kiểm tra giấy, bút, thước,... 3/ Bài mới: - Chép đề lên bảng: Đề: Thuyết minh về cây bút bi. - Đáp án: * Hình thức: + Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, bố cục hợp lí, đúng chính tả ( 1 điểm). + Viết đúng kiểu bài thuyết minh, diễn đạt và liên kết tốt ( 1 điểm). * Nội dung: + Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi là một loại dụng cụ quen thuộc và thông dụng cho tất cả mọi người nhất là đối với học sinh chúng em.( 1 điểm) + Thân bài: Trình bày được các nội dung sau: s Bút dùng để làm gì? (1,5 điểm) s Có những loại bút nào? (1,5 điểm) s Cấu tạo của bút ra sao? (1,5 điểm) s Nêu cách sử dụng và bảo quản (1,5 điểm) + Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với bút bi: Ý nghĩa của bút trong đời sống con người (1 điểm) ( Lưu ý: Tùy mức độ diễn đạt các nội dung trên, giáo viên cho điểm khách quan và hợp lí) 4/ Theo dõi, uốn nắn HS trong quá trình làm bài. 5/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà học bài. Nắm lại dàn ý của một bài văn thuyết minh, nắm vững đặc điểm, phương pháp, cách làm của bài văn thuyết minh. - Soạn bài: văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. + Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm, chú thích trang 146 – 147 SGK. + Trả lời các câu hỏi đọc – hiểu văn bản trang 147 SGK. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... ..........................................................
Tài liệu đính kèm: