Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 & 15 - GV: Trần Xuân Thắng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 & 15 - GV: Trần Xuân Thắng

Tiếng Việt

 DẤU NGOẶC KÉP

A. Mục tiêu

- Kiến thức: - Giúp HS hiểu rõ công dụng của dấu “ ”

- Kỹ năng : - Rèn kĩ năng sử dụng dấu “ ” khi viết đoạn văn

- Thái độ : - Giáo dục ý thức sử dụng dấu “ ” trong viết văn cho phù hợp

B. Chuẩn bị

- Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.

D. Tiến trình

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ (5)

? Hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? VD?

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 & 15 - GV: Trần Xuân Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	 25/11/08	 Tuần 14, Tiết 53
Giảng : 29/11/08	
Tiếng Việt
 Dấu ngoặc kép
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu rõ công dụng của dấu “ ” 
- Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu “ ” khi viết đoạn văn
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức sử dụng dấu “ ” trong viết văn cho phù hợp
B. Chuẩn bị
- Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? VD?
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ -> HS đọc VD
?) Dấu “ ” trong các ví dụ trên dùng để làm gì?
a) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp: câu nói của Găngđi
b) Đánh dấu từ ngữ hiểu theo một số nghĩa đặc biệt (ẩn dụ): Từ “dải lụa” chỉ chiếc cầu -> cách nói hình ảnh...
c) Đánh dấu từ ngữ hàm ý mỉa mai
d) Đánh dấu tên các vở kịch
*GV lưu ý: Tên các tác phẩm, tập san... được dẫn khi in có thể in nghiêng, đậm hoặc gạch chân.
?) Qua các VD, hãy nêu công dụng của dấu “ ”
- 2 HS nêu -> 1 HS đọc ghi nhớ
A. Lý thuyết
I. Công dụng
1.Ví dụ: sgk(141)
2. Phân tích
3. Nhận xét : Đánh dấu
a) Lời dẫn trực tiếp
b) Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt
c) Từ ngữ hàm ý mỉa mai
d) Tên các vở kịch
4. Ghi nhớ : sgk( 142)
Hoạt động 2
- HS trả lời miệng
B. Luyện tập
1. BT 1 (142) Đánh dấu
a) Lời dẫn trực tiếp: những câu nói của lão Hạc
b) Từ ngữ hàm ý mỉa mai
d) Lời dẫn trực tiếp:dẫn lại lời của người khác
d) Lời dẫn trực tiếp + hàm ý mỉa mai, châm biếm
e) Lời dẫn trực tiếp: những từ ngữ trích trong 2 câu thơ của N.Du
- HS chia nhóm thảo luận
2. BT 2 (143)
a) ...cười bảo: đánh dấu lời đối thoại
 “cá tươi”, “tươi”: đánh dấu từ ngữ được dẫn lại
b) ...chú Tiến Lê: đánh dấu lời dẫn trực tiếp
 “Cháu hãy...cháu”: lời dẫn trực tiếp
c) ...bảo hắn: đánh dấu lời dẫn trực tiếp
 “Đây là...”: đánh dấu lời dẫn trực tiếp
- HS chia nhóm thảo luận 
3. BT 3(144)
Hai câu có ý nghĩa giống nhau những dùng dấu câu khác nhau
a) Dùng đủ dấu câu đê đánh dấu lời dẫn trực tiếp: lời của chủ tịch Hồ Chí Minh
b) Không dùng dấu câu như trên vì đây là lời dẫn gián tiếp
- HS làm việc cá nhân
4. BT 5(144)
- Bài “Ôn dịch thuốc lá”
+ Ngày trước, Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như...” -> báo trước lời dẫn trực tiếp + lời dẫn gián tiếp
+ Người ta cấm...những người vi phạm (ở Bỉ từ 1987...)
-> dẫn chứng và giải thích
- HS làm ra phiếu học tập
5. BT 4(144)
- Viết đoạn văn, chủ đề tự chọn
4. Củng cố: - GV hệ thống kiến thức cơ bản
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về dấu câu (150 - 151), lập bảng thống kê
F. Rút kinh nghiệm 
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 25/11/08
Giảng : 29/11/08	
Tuần 14, Tiết 54 	Tập làm văn
Luyện nói: thuyết minh 
về một thứ đồ dùng
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về íach làm một bài văn thuyết minh đã học
- Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng nói trước tập thể
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức tự giác, mạnh dạn...
B. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, SGK, dàn ý.
C. Cách thức tiến hành 
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Em hiểu như thế nào về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh?
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
?) Hãy phân tích đề?
A. Chuẩn bị
I. Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước
II. Phân tích đề: 
1. Thể loại: thuyết minh
2. Đối tượng: cái phích nước
3. Phạm vi: đồ dùng trong gia đình
III. Dàn ý:
?) Nêu nội dung từng phần của dàn ý?
- 3 HS 
?) Cách sử dụng và bảo quản
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng: phích là một đồ dùng quen thuộc
2. Thân bài
a) Cấu tạo
* Vỏ phích Chất liệu: sắt, nhựa
 Màu sắc (trắng, xanh, đỏ...), trang trí
 Hình dáng: hình trụ...
* Ruột phích Nguyên liệu: thủy tinh
 Cấu tạo: 2 lớp thủy tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong tráng bạc để giữ nhiệt, miệng phích nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt...
b) Công dụng
- Vỏ phích tạo vẻ đẹp, bảo quản ruột phích...
- Ruột phích: giữ nhiệt: 6 tiếng đồng hồ nước từ 1000 còn nóng 700...
3. Kết bài: Vai trò của phích trong cuộc sống gia đình
Hoạt động 2
Chia nhóm (4 nhóm) để HS nói
 -> Nhận xét
- Mỗi nhóm chọn một HS trình bày trước lớp ->HS+GV nhận xét
B. Thực hành
- 2 HS trình bày mở bài, kết bài
- 3 HS trình bày thân bài
- Yêu cầu: diễn đạt thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng, mạch lạc, nói to...
4. Củng cố : - GV nhận xét giờ luyện nói
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại kiểu văn thuyết minh
- Tập lập dàn ý về thuyết minh một số đồ dùng để chuẩn bị viết bài số 3
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
-------&0&-------
Soạn:	 29/11/08
Giảng : 4/12/08	 Tuần 14, Tiết 55, 56	
Tập làm văn
Bài viết số 3 - văn thuyết minh
A. Mục tiêu
- Cho HS tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này. Rèn kĩ năng quan sát, lựa chọn hình ảnh chi tiết để thuyết minh về một đồ vật
B. Chuẩn bị
- Giáo án, dàn ý (4 đề SGK)
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra 
I. Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề
1) Đề 1: Thuyết minh về cây bút bi
2) Đề 2: Thuyết minh về kính đeo mắt
II. Phân tích đề
1. Thể loại: thuyết minh
2. Đối tượng: chiếc bút bi (kính đeo mắt)
3. Phạm vi: đồ vật trong thực tế cuộc sống
III. Dàn bài
1) Đề 1
a. Mở bài: Giới thiệu chung các loại bút bi
b.Thân bài : - Các loại bút bi hiện nay
	- Công dụng (để làm gì?)
	- Cấu tạo của bút
	- Cách sử dụng và bảo quản bút
c. Kết bài : Đánh giá lại tầm quan trọng của bút bi trong cuộc sống
2) Đề 2
a. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt trong cuộc sống
b.Thân bài : - Kính đeo mắt để làm gì?
	- Các loại kính đeo mắt
	- Cấu tạo: các bộ phận, giới thiệu từng đặc điểm
	- Cách sử dụng và bảo quản kính đeo mắt
c. Kết bài : Thái độ của mình đối với kính đeo mắt
III. Biểu điểm
- Điểm 9, 10: Trình bày đủ nội dung trên, diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục, chữ viết sạch đẹp
- Điểm 7, 8: Đúng đủ về nội dung song chưa mở rộng và trình bày còn mắc 1 - 2 lỗi về diễn đạt
- Điểm 5, 6: Trình bày đủ, đúng bố cục, yêu cầu song còn sơ sài; mắc 3- 5 lỗi về câu, từ, chữ viết còn chưa được đẹp
- Điểm 3, 4: Viết đúng thể loại song hời hợt, hiểu biết về đồ vật còn hạn chế, diễn đạt còn yếu
- Điểm 1, 2: Sai thể loại
IV. Thu bài - Nhận xét
- HS làm bài nghiêm túc
4. Củng cố 
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Xem lại phương pháp văn thuyết minh
- Chuẩn bị: Thuyết minh về một thể loại văn học (Trả lời câu hỏi, tìm hiểu)
E. Rút kinh nghiệm 
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 29/11/08
Giảng : 6/12/08	 	 Tuần 15, Tiết 57
	Văn bản
Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của những nhà nho yêu nước và cách mạng nước ta đầu thế kỉ XX. Đó là những người mang chí lớn, phong thái ung dung, khí phách kiên cường và lòng tin vào SN của người yêu nước ở chốn lao tù.
- Hình ảnh cao đẹp của người yêu nước Phan Bội Châu. Cách biểu cảm trực tiếp với khẩu khí hào hùng trong thể thất ngôn bát cú đường luật, đó cũng chính là vẻ đẹp của thơ ca yêu nước và cách mạng trong những năm đầu thế kỉ 20.
- Kỹ năng : 
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú và tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.
- Thái độ :
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, khâm phục trước những anh hùng dân tộc
B. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK: tư liệu về Phan Bội Châu, tác phẩm “Ngục trung thư”
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc lại một bài thơ viết về Quảng Ninh và nêu cảm nhận của em?
3- Bài mới (30’)
* Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu những kiểu văn bản. Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu về thơ trữ tình. Mở đầu là những bài thơ ghi lại những tâm tình của một lớp cha ông anh hùng trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước. “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ mà chí sĩ, vị anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà thơ lớn đã tự phác họa bức chân dung tinh thần của chính mình.
Hoạt động 1
?) Trình bày những hiểu biết của em về PBC?
- 2 HS trình bày -> GV chốt, bổ sung
- Mùa đông năm Quí Sửu (1913) PBC đang sống ở Dương Thành(Quảng Đông, Trung Quốc) thì đô đốc Quảng Đông là Long Tế Quang câu kết với toàn quyền Đông Dương đã bắt PBC và có ý định trao trả ông cho Pháp
?) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- PBC đã từng bị Pháp kết án tử hình vắng mặt từ 1912 -> khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt và định trao trả cho Pháp, ông nghĩ rằng mình khó có thể thoát chết nên ngay trong đêm đầu tiên, ông đã ứng khẩu một bài thơ để tự an ủi minhg, sau này các nhà nghiên cứu lịch sử và văn học đặt nhan đề là “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”
?) Hãy thử xác định chủ đề của bài thơ?
- 2 HS -> GV chốt
* GV hướng dẫn đọc: giọng thơ hào hùng, riêng câu 3 – 4 đọc với giọng thống thiết. Ngắt nhịp 4/3,3/4
- 3 HS đọc -> Nhận xét
- HS giải thích các từ khó
I. Tác phẩm, tác phẩm
1. Tác giả
- Phan Bội Châu(1867 – 1940)
- Ông là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc
2. Tác phẩm
- Bài thơ viết 1914, in trong “Ngục trung thơ”
- Chủ đề: bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần tự chủ của người chiến sĩ cách mạng mang hoài bão “kinh bang tế thế”, tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước, coi thường mọi thử thách, hiểm nguy
3. Đọc, tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 2 
?) Bài thơ làm theo thể thơ gì? Bố cục?
- Thơ thất ngôn bát cú đường luật: 4 phần: đề – thực – luận – kết
HS đọc 2 câu đề
?) Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã phác họa 1 chân dung thật đẹp. Đó là ai? Vẻ đẹp đó là gì?
- Là hình ảnh người tù PBC hiện lên với khí phách hiên ngang, phong thái ung dung tự tại
?) Vẻ đẹp đó được nhà thơ diễn tả bằng những từ ngữ nào? Phân tích k/n biểu cảm của các từ đó?
- Từ: hào kiệt, phong lưu, vẫn -> một con người có tài cao chí lớn cứu nước cứu dân; một nhà Nho trang nhã, ung dung, đàng hoàng. Điệp từ “vẫn” làm cho ý thơ được khẳng định, bộc lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp không bao giờ thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.
?) Thường kẻ thù dựng lên nhà tù để làm gì?
- Giam cầm, bẻ gãy ý chí cách mạng của người tù khiến họ từ bỏ lí tưởng hoặc đầu hàng...
?) Thái độ của PBC với việc tù đày? Nhận xét về thái độ đó?
- Coi nhà tù là chỗ nghỉ chân -> cách nói hóm hỉnh về sự hoạt động sôi nổi của PBC lúc ở Nhật, lúc sang Thái Lan, lúc ở TQ. 4 tiếng “thì hãy ở tù” vừa là chấp nhận cảnh ngộ tù đày, vừa là sự thách đố -> thái độ bình tĩnh, chủ động trước tai ương, hoạn nạn, thể hiện khí phách của một anh hùng hào kiệt coi thường hiểm nguy -> là bản tuyên ngôn khẳng định tư thế làm người của tác giả.
* GV bình: PBC không để cho c ... đọc: khẩu khí ngang tàng, giọng thơ hào hùng
- 2 HS đọc -> GV nhận xét
- HS giải thích các từ khó
I. Tác phẩm, tác phẩm
1. Tác giả
- Phan Chu Trinh(1872 – 1926)
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: được viết trong thời kì tác giả bị giam cầm tại Côn Đảo (1908 – 1911)
 - Chủ đề: Bài thơ mượn chuyện đập đá, lao động khổ sai để bộc lộ một khí phách hiên ngang, bất khuất, coi thường mọi thử thách gian nan giữ vững khí tiết niềm tin và ý chí chiến đấu của người tù cách mạng
3. Đọc, tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 2 
* GV: Bài thơ có bố cục 4 phần nhưng sẽ phân tích theo đặc điểm của nhân vật trữ tình: 4 câu đầu (dáng vẻ bề ngoài của bức chân dung) 4 câu cuối (cảm nghĩ của người tù cách mạng)
?) Đọc lại 4 câu đầu
?) Hình ảnh người tù cách mạng được khắc họa như thế nào trong 4 câu thơ đầu?
- 2 câu đề: trực tiếp miêu tả người đập đá, tư thế, địa điểm, sức mạnh của động tác và hiệu quả công việc
- 2 câu thực: tả thực công việc mà người tù đang làm hết mình, tung hoành ngang dọc, quyết liệt
?)Tác giả tái hiện hình ảnh người tù cách mạng bằng cachs nào? Nhận xét?
- Từ ngữ miêu tả: trang trọng “Làm trai, đứng giữa..”
+ Nhiều động từ mạnh: xách, đánh, đập...
-> Diễn tả hành động nhanh, mạnh, liên tiếp -> sức mạnh ghê ghớm
?) Hãy nêu những VD về quan niệm “làm trai” mà em biết
- Ca dao; Nguyễn Công Trứ 
 “Làm trai đứng ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông”
-> Hình ảnh đối xứng, hài hòa, ngôn ngữ nôm na vừa chạm khắc được chân dung nhân vật, vừa ngân vang âm thanh, nhịp điệu của công việc
?) Nhận xét về hình ảnh người tù cách mạng ở 4 câu đầu?
- 2 HS nêu
*GV: 4 câu thơ giúp ta hình dung ra một đấng nam nhi, đứng hiên ngang trên mảnh đất giữa đại dương mênh mông – nơi được coi là địa ngục trần gian. Con người đó có bản lĩnh phi thường, tình thần kiên quyết chống kẻ thù... Đây là hình ảnh một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại đang thể hiện sứ mệnh thiêng liêng...
* GV chuyển ý
?) Bốn câu tiếp theo là cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì? Phân tích nghệ thuật đối trong hai câu luận?
- Cảm xúc: tự hào về cuộc đời cách mạng của mình, không ân hận, tiếc nuối dù trải qua gian khổ hi sinh...
- Suy nghĩ: đường cách mạng vô cùng khó khăn, tù đày khổ sai -> là trường học để tôi luyện ý chí
- Hình ảnh, từ ngữ đối: + tháng ngày – mưa nắng
 + thân sành sỏi – dạ sắt son
-> Khẳng định thời gian, không gian, nắng mưa bão tố củ cuộc đời đang đợi chờ phía trước
*GV: Người tù biết đất là nhà tù, gông xiềng, tra tấn, lao dịch khổ sai... và coi đó là trường học để tôi luyện lòng trung thành với dân với nước. Bài học về sống đẹp thật sáng ngời, vô giá
?) Bốn câu cuối tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- Phép đối, ẩn dụ: sành sỏi, sắt son; nói quá -> khắc họa đậm nét phẩm chất và tầm vóc lớn lao của nhân vật trữ tình
II. Phân tích tác phẩm
A. Bố cục: 4 phần
B. Phân tích 
1. Chân dung người tù cách mạng và công việc đập đá
- Hình ảnh người tù cách mạng với tư thế hiên ngang, bản lĩnh phi thường và tinh thần kiên quyết chống kẻ thù
2. Cảm nghĩ về công việc đập đá của người tù cách mạng
- Tự hào về cuộc đời cách mạng, tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước, quyết tâm biến nhà tù thành trường học để tôi luyện ý chí
Hoạt động 3
?) Bài thơ được viết với ngôn ngữ, hình ảnh, cảm hứng thơ như thế nào? Tác dụng gì cho việc thể hiện giọng điệu và nhân vật?
- 5 HS -> GV chốt - 1 HS đọc ghi nhớ
?) Tác giả muốn gửi gắm bài học gì qua bài thơ?
- Không lùi bước trước gian khổ, không khuất phục trước bạo lực của quân thù
III. Tổng kết
* Ghi nhớ : sgk 
Hoạt động 4
- Chia 4 nhóm -> trình bày
IV. Luyện tập
1. Đọc diễn cảm bài thơ
2. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ
4. Củng cố (2’): - GV hệ thống hoá kiến thức của bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’) 
- Học thuộc bài thơ, phân tích nội dung + nghệ thuật
- Chuẩn bị: Muốn làm thằng Cuội (Tìm hiểu tác giả, tác phẩm; phân tích từng phần)
E. Rút kinh nghiệm
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:
Giảng : 	 Tuần 15, Tiết 59
	Tiếng Việt
 ôn luyện về dấu câu
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống
- Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng sử dụng và sửa các lỗi về dấu câu
- Thái độ :
- Giáo dục HS có ý thứ cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
B. Chuẩn bị
- Giáo án, bảng thống kê về dấu câu
- Bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra bảng thống kê về dấu câu của HS
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
?) ở lớp 6, ta đã học những dấu câu nào?Tác dụng? - HS thảo luận
- 3 HS -> đại diện 3 nhóm 
- GV chốt: Ngoài các tác dụng trên, dấu câu còn được dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết (câu hỏi tu từ)
?) Hãy nêu các loại dấu câu và công dụng của nó mà em học ở lớp 7?
- HS thảo luận -> trình bày
?) Dấu gạch ngang và gạch nối khác nhau như thế nào?
- Dấu gạch nối không phải là dấu câu mà chỉ là một quy định về chính tả
- Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang
?) ở lớp 8 học những loại dấu câu nào? Tác dụng? 
– 2 HS nêu
*GV: Đây là tất cả những dấu câu ta đã học ở lớp 6, 7, 8. Vậy chúng ta phải sử dụng như thế nào cho hợp lí.
A. Lý thuyết
I. Tổng kết về dấu câu
1. Lớp 6
a. Dấu chấm: kết thúc câu trần thuật
b. Dấu hỏi: kết thúc câu nghi vấn
c. Dấu chấm than: kết thúc câu cầu khiến hoạt cảm thán
d. Dấu phẩy: phân cách thành phần, bộ phận câu
2. Lớp 7
a. Dấu chấm lửng:
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Biểu thị lời nói ngập ngừng, đứt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, biểu thị ý hài hước, dí dỏm
b. Dấu chấm phảy:
- Đánh dấu (nối các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đạm dấu các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp
c. Dấu gạch ngang:
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích
- Đánh dấu lời nói trực tiếp
- Biểu thị sự liệt kê
- Nối các từ trong một liên danh
d. Dấu gạch nối: nối các tiếng trong một từ phiên âm)
3. Lớp 8 
a. Dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần chú thích
b. Dấu hai chấm: 
- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó
- Báo trước lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại 
c. Dấu “ ”:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo...
Hoạt động 2
* HS đọc ví dụ trên bảng phụ
?) Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì ở đó?
- Sau từ “xúc động” -> Dấu chấm -> Viết hoa chữ “Trong”
* HS đọc VD 2
?) Dùng dấu câu như trên sai ở chỗ nào? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
- Sai vì nhiều câu chưa kết thúc, nên dùng dấu phẩy để tách trạng ngữ với nòng cốt
*HS quan sát VD 3
?)Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu?
?) ở bộ phận đồng chức nên dùng dấu gì?
- 2 HS trả lời
* HS quan sát VD 4
?) Câu trên dùng sai dấu ở chỗ nào? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
?) Qua các VD trên, hãy rút ra các lỗi thường gặp về dấu câu?
- 2 HS -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
a. VD: sgk(151)
b. Phân tích
c. Nhận xét: - Thiếu dấu chấm
2. Dùng ngắt câu khi câu chưa kết thúc
a. VD: 
b. Phân tích
c. Nhận xét: - Câu chưa kết thúc đã dùng dấu chấm
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
a. VD: 
b. Phân tích
c. Nhận xét: - Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận đồng chức
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
a. VD: 
b. Phân tích
c. Nhận xét: 
- Câu 1: Dấu chấm
- Câu 2: Dấu chấm hỏi 
* Ghi nhớ: sgk(151)
Hoạt động 3
- HS thảo luận -> đại diện trình bày
B. Luyện tập
1. BT 1 (152)
- HS làm miệng
b) sau “xưa”, “vậy”, có thể dùng dấu phẩy
2. BT 2 (152)
a) ...mới về? Mẹ dặn là anh...chiều nay
b) ... sản xuất, ... có câu tục ngữ “Lá lành...”
c) ...năm tháng, nhưng...
4. Củng cố: - GV hệ thống hoá kiến thức của bài
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại phần tiếng việt kì I để kiểm tra 45’ (cả lý thuyết và bài tập)
F. Rút kinh nghiệm 
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	
Giảng : 	 Tuần 15, Tiết 60 kiểm tra tiếng việt 45’
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức về phần tiếng việt của HS, khả năng vận dụng lí thuyết vào bài tập
- Kỹ năng : 
- Rèn ý thức độc lập, sáng tạo khi làm bài.
B. Chuẩn bị
- Đề bài, đáp án, biểu điểm
C. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra 
A. Đề bài
I. Trắc nghiệm (4đ): 
Cho đoạn văn sau:
	“ Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.”
1. Đoạn văn trên chủ yếu nói điều gì về ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại lão Hạc và những người như lão.
D. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống.
2. Đoạn văn sử dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê
B. So sánh
C. ẩn dụ
D. Nhân hóa
3. Từ nào có nghĩa bao hàm các từ khác?
A. Gàn dở
B. Ngu ngốc
C. Bỉ ổi
D. Không có từ nào
4. Các từ: Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi thuộc trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
5. Đoạn văn trên có mấy thán từ?
A. Không có
B. 1 thán từ
C.2 thán từ
D. 3 thán từ
6. Số câu ghép trong đoạn văn trên là:
A. 1 câu
B. 2 câu
C.3 câu
D. 4 câu
7. Câu “Chao ôi!” trong đoạn văn bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn?
A. Than thở vì xúc động mạnh
B. Than thở vì bất lực
C. Than thở vì đau đớn
D. Cả A, B, C đều sai
8. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xôn xao
B. Rũ rượi
C. Xộc xệch
D. Xồng xộc
II. Tự luận (6điểm)
1) Đặt 4 câu ghép và chỉ rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu (2 điểm)
2) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) miêu tả phong cảnh có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình và phép tu từ nói quá (2 điểm)
3) Viết một đoạn văn ngắn ( chủ đề tự chọn) có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ( 2 điểm)
B. Đáp án - Biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm (4đ)
1. B 
3. D
5. B
7. D
2. A 
4. C
6. C
8. A
II. Phần tự luận (6đ)
1) HS đặt 4 câu ghép có quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu khác nhau. Mỗi câu 1/2 điểm
2) Viết đoạn văn đúng chủ đề có ít nhất một từ tượng thanh, một từ tượng hình, một phép tu từ nói quá
3) Viết đoạn văn dùng đúng 3 loại dấu
C. Thu bài - Nhận xét
5. Hướng dẫn về nhà 
- Chuẩn bị bài ôn tập Tiếng việt kì I
D. Rút kinh nghiệm 
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1415.doc