Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 1, 2, 3 - Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 1, 2, 3 - Nguyễn Thị Yến

HỌC KÌ I

TUẦN 1

Bài 1 - Tiết 1 + 2

Tôi đi học

 (Thanh Tịnh)

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- Bình giảng Ngữ Văn 8

- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

* Kiểm tra bài cũ: (dành thời gian dạy bài mới)

* Khởi động: (GV giới thiệu bài) Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên:

 Ngày đầu tiên đi học

 Mẹ dắt tay đến trường

 Em vừa đi vừa khóc

 Mẹ dỗ dành bên em.

 (Viễn Phương)

 Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.

 

doc 35 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 1, 2, 3 - Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì I
Tuần 1
Bài 1 - Tiết 1 + 2
Ngày soạn: 1/9/2009
Ngày dạy: 7/9/2009
Tôi đi học
	 (Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Bình giảng Ngữ Văn 8
- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra bài cũ: (dành thời gian dạy bài mới)
* Khởi động: (GV giới thiệu bài) Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên:
	Ngày đầu tiên đi học
	Mẹ dắt tay đến trường
	Em vừa đi vừa khóc
	Mẹ dỗ dành bên em.
	(Viễn Phương)
	Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
* Bài mới:
Tiết 1 (Ngày dạy: 7/9/2009)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
?. Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Thanh Tịnh?
- GV cung cấp thêm cho HS một số nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của TT.
?. Xuất xứ của vbản Tôi đi học?
- “TĐH” là một tác phẩm tiêu biểu cho giọng văn nhẹ nhàng mà thấm sâu mang lại dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.
I. Giới thiệu chung
- HTL:
+ TT (1911 - 1988), sáng tác của TT đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
+ Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, tập thơ; trong đó nổi tiếng nhất là tập Quê mẹ (truyện ngắn) và Đi từ giữa một mùa sen (truyện thơ). 
- Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
- HS nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Y/c đọc: giọng chậm, dịu, hơi buồn, sâu lắng
- GV đọc mẫu một đoạn. 
- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc của HS.
?. Trong các chú thích nêu ở SGk có chú thích nào mà em chưa hiểu cần được giải đáp?
?. Nội dung xuyên suốt trong vbản Tôi đi học là gì?
?. Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
?. Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của “tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào? Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn nào của văn bản?
- Yêu cầu HS theo dõi đoạn: “Hằng năm ... tưng bừng rộn rã”.
?. Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời được nhân vật “tôi” nhớ lại vào lúc nào? Những gì gợi lên những kỉ niệm đó? Hãy tìm những câu văn nói lên điều đó?
- HS theo dõi đoạn văn bản: “Buổi mai hôm ấy ... trên ngọn núi”
?. Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường?
?. Những chi tiết trên cho em thấy có sự thay đổi gì trong nhân vật “tôi”? Tại sao lại có sự thay đổi lớn như vậy?
- GV: Nhân vật “tôi” đã thấy mình lớn lên và không còn chơi những trò chơi như trước đây: “lội qua sông thả diều như thằng Quý, ra đồng nô đùa như thằng Sơn”
=> Điều đó có ý nghĩa gì?
?. Có thể hiểu gì về nhân vật “tôi” qua chi tiết “Ghì thật chặt 2 quyển vở mới trên tay” và “muốn thử sức mình” tự cầm bút, thước?
?. Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng tới trường, nhân vật “tôi” đã tự bộc lộ những đức tính gì của mình?
?. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn này?
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
- HS nghe.
- HS nghe. 
- 3 - 4 HS nối nhau đọc toàn bài một lần.
- Lớp nhận xét.
- HS tự bộc lộ.
- VD: chú thích 2 (Ông đốc: ở đây là ông hiệu trưởng)...
2. Đề tài của văn bản
- Toàn bộ tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua hổi tưởng của nhân vật “tôi”.
3. Tìm hiểu thể loại và bố cục
- Văn biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. (Ngoài ra còn có các yếu tố tự sự, miêu tả).
- HTL:
+ Cảm nhận của “tôi” trên đường tới truờng: “Buổi mai hôm ấy...trên ngọn núi”
+ Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường: “Trước sân trường....nghỉ cả ngày nữa”
+ Cảm nhận của “tôi” trong lớp học: đoạn còn lại.
=> Bài văn là những cảm nhận của tác giả trên đường tới trường, lúc ở sân trường và trong lớp học.
4. Phân tích
a. Hoàn cảnh sáng tác.
- HTL: Vào cuối thu hàng năm, “lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Khi ấy, tác giả là người lớn, không nhớ hết cái buổi tựu trường ngày xưa. “Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”. Và kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên ấy đã sống dậy ào ạt trong lòng tác giả.
=> Sự chuyển biến của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.
b. Cảm nhận của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
* Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường
- HTL:
+ “Con đường này...sự thay đổi lớn”
+ “Trong chiếc áo ....đứng đắn”.
+ Cẩn thận, nâng niu vở, bút và muốn thử sức xin mẹ được cầm cả bút, thước.
- Tự thấy mình như đã lớn lên, con đường làng không rộng, dài như trước nữa.
- Vì có một sự kiện quan trọng: hôm nay tôi đi học.
- HS nghe.
- Cho thấy nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc trong học hành.
- Có chí học ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập, muốn được chững chạc như bạn, không thua kém bạn.
- Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
- Nghệ thuật so sánh.
- Hình ảnh giầu sức gợi cảm gắn với cảnh sắc thiên nhiên thiên nhiên tươi sáng, trữ tình => gợi KN đẹp, đề cao sự học.
 * Củng cố: 
 - Điều gì gợi cho tác giả nhớ về những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên trong đời mình? 
 - Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường được diễn tả như thế nào trong văn bản? Qua đó em thấy nhân vật “tôi” có những suy nghĩ gì?
 * Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm chắc kiến thức bài học.
 - Tiếp tục tìm hiểu văn bản “Tôi đi học”
 + Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.
 + Cảm nhận của “tôi” khi ông đốc gọi tên vào lớp.
 + Khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp.
 + Khi ngồi trong lớp học đón giờ học đầu tiên...
Tiết 2 (Ngày dạy: 7/9/2009)
- Yêu cầu HS theo dõi đoạn văn bản: “Trước sân trường làng....rộn ràng trong các lớp”
?. Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
?. Cảm nhận của “tôi” về ngôi trường lúc này có gì khác với cảm nhận về ngôi trường khi chưa đi học? 
?. Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào?
?. Những hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS theo dõi đoạn: “Ông đốc....càng lúng túng hơn”.
?. Cho biết cảm nhận của “tôi” khi nghe ông đốc gọi tên vào lớp?
?. Tại sao lúc này cảm giác hồi hộp của “tôi” lại rõ nét đến như vậy?
- Yêu cầu HS theo dõi đoạn: “Ông đốc đẩy cặp kính trắngchút nào hết”
?. Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi sắp hàng để vào lớp?
- GV: - Tiếng khóc như một phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ và giàu ý nghĩa. Nó vừa là sự e sợ trước một thử thách vừa là một niềm quyết tâm để bước vào một thế giới khác lạ mà đầy hấp dẫn.
?. Hãy nhớ và kể lại cảm xúc của chính mình vào lúc này, trong ngày đầu tiên đi học như những bạn nhỏ kia?
- Yêu cầu HS theo dõi đoạn: “Một mùi hương lạ... Tôi đi học”.
?. Những cảm giác mà nhân vật “tôi” nhận được khi vào lớp học là gì? 
?. Hãy lí giải những cảm giác đó của nhân vật “tôi”?
?. Các em theo dõi vào đoạn: “Một con chim liệng... đánh vần đọc”.
Những chi tiết đó nói thêm điều gì về nhân vật “tôi”?
?. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo, phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?
- GV bình: nhờ những bàn tay vững vàng chứa chan tình thương, trách nhiệm...
?. Cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn này?
- Là một truyện ngắn giàu chất thơ với những kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời mình.
?. Tình cảm nào được khơi gợi và bồi đắp khi em đọc truyện Tôi đi học?
* Khi đứng giữa sân trường
- Rất đông người (Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả nguời)
- Người nào cũng đẹp (Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa)
- So sánh ngôi trường với đình làng - nơi thờ cúng tế lễ, nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn => sự trang nghiêm của ngôi trường.
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
- Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường.
- Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường.
- Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả với trường học.
* Khi ông đốc gọi tên vào lớp
- “tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập” đến “quên cả mẹ tôi đứng sau tôi”, và khi nghe gọi đến tên “tôi tự nhiên giật mình và lúng túng”.
- Cảm thấy mình và các bạn được mọi người ngắm nhìn nhiều hơn => đã lúng túng lại càng lúng túng hơn.
- Vì đây là một giờ phút hệ trọng khi “tôi” chính thức trở thành HS của trường.
* Khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp
- HTL:
+ Khóc một phần vì lo sợ (do phải tách rời người thân để bước vào môi trường hoàn toàn mới lạ), một phần vì sung sướng (lần đầu được tự mình học tập)
+ Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải nước mắt vòi vĩnh như trước.
- HS tự bộc lộ.
* Khi ngồi trong lớp học
- “Một mùi hương lạ... không cảm thấy sự xa lạ chút nào”
- Cảm giác lạ lẫm vì lần đầu được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ, ngay ngắn.
- Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè vì bắt đầu ý thức được
- 1 chút buồn khi từ giã tuổi thơ.
- Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân.
=> Đây là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy hấp dẫn.
c. Hình ảnh những người lớn..
- HS theo dõi vào văn bản.
- Tất cả mọi người đều yêu thương, chăm chút, khuyến khích các em trong buổi tựu trường đầu tiên:
+ Ông đốc: nhìn các em với cặp mắt hiền từ va cảm động.
+ Thầy giáo: gương mặt tươi cười.
+ Phụ huynh: dẫn các em đến trường.
5. Tổng kết
- Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất thơ:
+ Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm xúc của nhân vật tôi và trình tự thời gian của buổi tựu trường.
+ Có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.
+ Sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật so sánh gắn với thiên nhiên trong sáng đầy chất trữ tình.
- HS tự bộc lộ.
* Củng cố:
- Em học tập được gì rừ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Thanh Tịnh?
- Trong các tiết học Âm nhạc các em đã được học những bài hát nào về ngày đầu tiên đi học? Em hãy hát bài hát đó cho cả lớp cùng nghe?
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Làm BT1, SGK trang 9:
+ Dòng cảm xúc ấy diễn biến như thế nào trong buổi tựu trường đầu ... XH pktd.
- DKTL: Tình thế nguy ngập: mùa sưu thuế, phải bán con, bán chó...
Anh Dậu đang ốm, mới tỉnh dậy.
- DKTL: -...Sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng; gõ đầu roi, thét, trợn ngược hai mắt, giọng hầm hè, bịch vào ngực chị Dậu, trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu... => Hành động, cử chỉ hung hãn: đánh, trói
- DKTL: - Đây không phải là ngôn ngữ của con người( quát, thét hầm hè..) giống như tiếng sủa, rít gầm của thú dữ.
- HS nghe
- DKTL: - Anh Dậu ốm nặng (hắn không hề bận tâm), hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin có tình có lí của chị Dậu. Trái lại, hắn đáp lại bằng những lời thô tục, hđộng đểu cáng, tán tận lương tâm đến rợn người: “bịch luôn vào ngực chị mấy bịch” => Tàn bạo, không chút tình người là bản chất, tính cách của hắn.
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- DKTL: Bởi vì hắn đại diện cho “nhà nước”, nhân danh” phép nước”để hành động
- HS bộc lộ ý kiến - Nhận xét
- DKTL: Là XH tàn ác, bất nhân, bất công
b. Nhân vật chị Dậu
- HS trả lời-Nhận xét
- DKTL: Anh Dậu ốm nặng vì bị đánh đập, 1 mình chị Dậu đối phó với lũ ác nhân
- DKTL: - Van xin tha thiết: cố gợi từ tâm và lương tri của ông cai
Khi bị đánh và tính mạng anh Dậu bị đe doạ -> chị Dậu liều mạng cự lại
- HS trả lời- Nhận xét
- DKTL: - “Cự lại” bằng lí lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
- Thay đổi cách xưng hô từ gọi “ông” xưng “tôi”9 chị đã đứng thẳng lên, có vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ)
- Thái độ và hành động: nghiến hai hàm răng, xưng hô “bà”- “mày”.( thể hiện sự khinh bỉ cao độ, khẳng định tư thế sẵn sàng đè bẹp đối phương)-> quật ngã 2 tên tay sai
- HS thuật lại theo SGK
- Tư thế đối lập: chị Dậu: mạnh mẽ, ngang tàng; 2 tên tay sai bộ dạng thảm hại
DKTL: 
- ĐT miêu tả hành động+ sắc thái hài hước tạo nên 2 h/ảnh đối lập trên
- DKTL: - Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc lại chính là lòng thương yêu (Động cơ: bảo vệ anh Dậu)
- DKTL: -Sự thay đổi đó là hợp lí
->Là người phụ nữ hiền dịu (với chồng con) nhẫn nhục chịu đựng và có 1 sức sống mạnh mẽ, 1 tinh thần phản kháng tiềm tàng, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện 1 thái độ bất khuất
- DKTL: “ Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.”
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết
?. Giá trị nội dung và nghệ thuật?
?. Qua đoạn trích này em hiểu gì về XHPK và con người lúc bấy giờ?
III. Tổng kết
- ND: lột tả bộ mặt bất nhân của XH đương thời; Tình cảnh đau thương của người nd; ca ngợi sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nd... 
- NT: 
+ Khắc hoạ nhân vật rõ nét...
+ Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động
+ Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc.
* Ghi nhớ - SGK
* Củng cố:
- Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”? Việc đặt tên nhan đề như vậy có thoả đáng không? Vì sao?
(Gợi ý: Đoạn trích làm toát lên lôgic hiện thực “Tức nước vỡ bờ” (kinh nghiệm của nhân dân) có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không còn con đường nào khác - Như Nguyễn Tuân nói: Với “Tắt đèn” Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn (là dự báo cơn bão táp của quần chúng nhân dân nổi dậy sau này)
- Câu hỏi dành cho HS khá - giỏi: Có ý kiến cho rằng: Từ hình thức đấu lí chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và 2 tên tay sai là một quá trình phát triển rất lôgic. Hãy chứng minh?
- Câu hỏi dành cho HS TB: Nêu nội dung, nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích?
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Thử vẽ tranh minh hoạ chân d.
ung chị Dậu sau chiến thắng, hoặc cảnh 2 tên cai lệ và người nhà lí trưởng thảm bại dưới tay người đàn bà con mọn.
- Chuẩn bị bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
+ Ôn tập các kiến thức về bố cục của văn bản.
+ Nghiên cứu trước bài học.
Bài 3 - Tiết 10
Ngày soạn: 12/9/2009
Ngày dạy: 21/9/2009
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ, chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Viết được các đoạn văn một cách mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
- Rèn kĩ năng viết và trình bày đoạn văn.
- GD ý thức viết văn theo đúng yêu cầu, không viết tuỳ tiện.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn 8.
- Phiếu học tập.
- Một số kiến thức - kĩ năng và BT nâng cao NV 8
- 100 bài văn ứng dụng NV 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
	* Kiểm tra bài cũ:
- Bố cục của văn bản là gì? Trình bày cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản “Trong lòng mẹ”?
- Làm BT 2, 3.
	* Khởi động:
- GV: ?. ở lớp 6, 7 các em đã được các thầy, cô hướng dẫn viết đoạn văn trong các kiểu văn bản nào? (tự sự, miêu tả, nghị luận) -> Tiết học này sẽ tiếp tục củng cố, rèn kĩ năng viết các đoạn văn trong văn bản.
	* Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về đoạn văn
?. Đọc Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”?
?. Văn bản đó gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? Chỉ rõ?
?. Những dấu hiệu hình thức nào mà em nhận biết đó là một đoạn văn?
?. Thế nào là đoạn văn?
I. Thế nào là đoạn văn?
1. VD
- HS đọc đoạn văn -> lớp theo dõi.
2. Nhận xét
- 2 ý = 2 đoạn
+ Tác giả Ngô Tất Tố (quê quán, hoàn cảnh xuất thân, đóng góp và thành tựu văn học...)
+ Tác phẩm “Tắt đèn” (Giá trị hiện thực, thành công về nghệ thuật)
- HTL:
+ Chữ cái đầu dòng viết hoa, lùi một chữ.
+ Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
+ Có nhiều câu tạo thành.
+ Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
3. Kết luận
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ và câu trong đoạn văn
?. Xét đoạn văn 1, cho biết đối tượng mà văn bản biểu đạt?
?. Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng đó?
?. Xét đoạn 2, cho biết câu then chốt của đoạn? Tại sao em biết?
?. Câu chủ đề có đặc điểm gì về hình thức?
?. Đoạn 1 có chủ đề không? Các câu được trình bày như thế nào?
?. Đoạn 2 ý của đoạn được triển khai như thế nào? 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn trong SGK.
?. Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có, nó nằm ở vị trí nào?
?. Nội dung của đoạn văn được trình bày theo thứ tự nào?
?. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
?. Có những cách trình bày nội dung nào?
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
- Đối tượng biểu đạt: Ngô Tất Tố.
- Ngô Tất Tố (đề mục), ông, một nhà báo, một nhà văn.
- Câu đầu đoạn là câu mang nội dung khái quát, những câu khác triển khai nội dung câu chủ đề.
- Ngắn gọn, đủ thành phần chính, đứng đầu đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
- Đoạn 1, không có câu chủ đề, các ý ngang hàng nhau.
- Đoạn 2, câu chủ đề (ý khái quát) -> diễn giải nội dung câu chủ đề.
- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
- Giới thiệu vấn đề -> giải thích vấn đề -> kết luận.
3. Kết luận
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
?. Đọc và nêu yêu cầu đề?
?. Văn bản có thể chia làm mấy ý? Mỗi ý diễn đạt dưới hình thức nào?
?. Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn?
- GV chuẩn xác.
?. Viết đoạn văn có câu chủ đề: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
?. Muốn chuyển từ đoạn văn diễn dịch sang quy nạp, em làm thế nào?
III. Luyện tập
Bài tập 1
- 2 ý = 2 đoạn
Bài tập 2
a. Câu chủ đề: câu đầu đoạn: nội dung khái quát ngắn gọn, đủ thành phần chính, các câu sau làm sáng rõ nội dung câu chủ đề “TĐK rất biết yêu thương” (thương bác đẩy xe bò, thương thầy giáo...)
b. Không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có vị trí ngang hàng nhau.
c. Đoạn song hành (như b)
Bài tập 3
- HS suy nghĩ viết đoạn văn (5’)
- HTL: Có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch (câu chủ đề đứng đầu đoạn)
- Chuyển câu chủ đề ở đầu đoạn xuống cuối đoạn
	* Củng cố:
- Trình bày đặc điểm của đoạn văn?
- Xác định yêu cầu của bài 4.
- Câu hỏi dành cho HS khá: Tìm 3 VD về đoạn văn chỉ gồm một câu đứng độc lập (Tìm trong các văn bản đã học và đọc thêm: Tôi đi học, Người thầy đạo cao đức trọng, Tức nước vỡ bờ)
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Học bài, hoàn thiện bài tập 3.
- Hoàn thành bài tập 4.
- Chuẩn bị viết bài TLV số 1:
+ Chuẩn bị vở viết TLV.
+ Nghiên cứu các đề trong SGK.
Bài 3 - Tiết 11 + 12
Ngày soạn: 14/9/2009
Ngày dạy: 29/9/2009
Viết bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Viết một bài văn thực hành các nội dung đã học về: Tính thống nhất về chủ đề, bố cục, xây dựng đoạn văn.
- Rèn kĩ năng viết bài TLV có sự kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm.
- Giáo dục ý thức tự giác viết bài.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Đề kiểm tra.
- Một số bài văn mẫu lớp 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ: 
	(Sự chuẩn bị của HS)
	* Khởi động:
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ đối với HS trong tiết kiểm tra.
	* Bài mới:
I. Đề bài (GV chép đề lên bảng)
	“Người ấy” sống mãi trong lòng tôi.
II. Yêu cầu
1. Nội dung
- Giới thiệu về “người ấy”: Tên, mối quan hệ với mình (bạn, thầy cố...)
- “Người ấy” sống mãi trong lòng tôi:
+ ấn tượng về ngoại hình của “người ấy”
+ ấn tượng về tính cách, phẩm chất, hành động, cử chỉ .... của “người ấy” (trong một hoàn cảnh cụ thể bộc lộ)
+ ấn tượng về những kỉ niệm đep: buồn, vui (đi học, đi chăn trâu, đi chơi....)
+ Cảm xúc (nhớ nhung, thương yêu, hồi hộp...) của tôi khi nghĩ hay gặp “người ấy”
2. Hình thức
- Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần.
- Phần thân bài: cách trình bày đoạn văn hợp lí.
- Ngôi kể “tôi”; trình tự: dòng hồi tưởng -> quá khứ.
- Phương thức biểu đạt: tự sự (kể về “người ấy”) + miêu tả (không gian gợi nhớ hình dáng...) + Biểu cảm (cảm xúc của “tôi” khi nhớ về “người ấy”)
III. Biểu điểm
- Bài viết đạt các yêu cầu về hình thức và nội dung:
+ Bài viết có sáng tạo độc lập, linh hoạt: 9 -> 10 điểm.
- Bài viết đạt các yêu cầu về hình thức ở mức khá:
+ Còn mắc lỗi nhỏ : diễn đạt, chính tả : 7 -> 8 điểm.
- Bài viết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức
+ Bài còn sơ sài, mắc lỗi diễn đạt, chính tả, vận dụng lí thuyết chưa linh hoạt: 5 -> 6 điểm.
- Nắm được yêu cầu đề, rõ bố cuc:
+ Văn chưa đạt yêu cầu về nội dung và hình hức, lủng củng: 3 -> 4 điểm.
- Bài viết không đạt các yêu cầu trên: 1 -> 2 điểm.
	* Củng cố:
- GV thu bài, kiểm tra số lượng bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ viết bài.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức tập làm văn đã học.
- Suy nghĩ, lập dàn ý các đề văn SGK, tìm đọc bài văn tham khảo.
- Chuẩn bị bài: Lão Hạc
+ Đọc trước văn bản.
+ Tìm đọc và xem các tập phim Lão Hạc
+ Soạn bài
Thông qua tổ ngày .... tháng 9 năm 2009
Tổ trưởng
Hoàng Thị Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 2 3.doc