Tuần: 13
Tiết 49 BÀI TOÁN DÂN SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng hấp dẫn.
2. Kĩ năng:
- Tích hợp với phần TLV, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Tài liệu về dân số.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
Tuần: 13 Tiết 49 BÀI TOÁN DÂN SỐ NS: 12/11/2011 ND: 14/11/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người. - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng hấp dẫn. 2. Kĩ năng: - Tích hợp với phần TLV, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Tài liệu về dân số. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Nêu tác hại của thuốc lá? Biện pháp phòng chống? 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung. Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích, phân bố cục vb. Phương pháp: Vấn đáp. Thời gian: 14 phút. - Hd hs đọc và gọi hs đọc. - Yêu cầu các em đọc chú thích. - Yêu cầu hs phân bố cục vb. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của vb. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 20 phút. - Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong VB này là gì? - Tác giả “sáng mắt ra” điều gì? - Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? - Đoạn văn mở đầu có cách đặt vấn đề như thế nào? Tác dụng? - Để làm rõ vấn đề đặt ra ở phần đặt vấn đề, tác giả đã lập luận thuyết minh trên các ý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn bản nào? - Em có thể tóm tắt bài toán cổ như thế nào? Và rút ra nhận xét? - Tác giả đưa bài toán cổ vào để lập luận về bài toán dân số có tác dụng gì? - Các số liệu thuyết minh ở đây có tác dụng gì? - Em hiểu gì về thực trạng kinh tế của các nước có dân số cao đó? Từ đó rút ra kết luận quan hệ giữa sự phát triển dân số và sự phát triẻn kinh tế? - Em hiểu thế nào về lời nói của tác giả “đừng để ... càng tốt”? - Tại sao tác giả cho rằng: “Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của lòai người”? - Qua những lời lẽ đó, tác giả đã bộc lộ quan điểm và thái độ của mính về vấn đề DS và KHHGĐ như thế nào ? Hoạt động 4: Tổng kết. Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức. Phương pháp: Khái quát hóa. Thời gian: 10 phút. - Nêu nội dung và nghệ thuật của vb? Hoạt động 5: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Liên hệ thực tiễn. Thời gian: 5 phút. - Em phải làm gì để cùng mọi người giảm sự gia tăng dân số? Hoạt động 6: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. - Đọc. - Tìm hiểu. - Từ đầu đến .... sáng mắt ra. - Tiếp theo đến ..bàn cờ. - Còn lại. - Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là vấn đề mang tính chất toàn cầu. - TL - TL - Tác giả lập luận qua 3 ý chính tương ứng với 3 đoạn văn. - TL - TL - Có tác dụng giúp người đọc lưu ý đến sự phát triển dân số hiện nay. - Giúp cho người đọc thấy sự phát triển dân số nhanh chóng mà có suy nghĩ trong hành động của mình. - Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của sự tăng dân số và cái gốc của vấn đề hạn chế tăng dân số là vấn đề SĐCKH. - Rất nhiều các nước đó trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu - Dân số tăng kìm hãm sự phát triển kinh tế, kìm hãm sự phát triển xã hội là nguyên nhân dẫn đến nhèo nàn lạc hậu. - Muốn sống con người cần đất đai. Đất đai thì không sinh ra, con người ngày một nhiều. Do đó con người cần phải KHHGĐ. - TL I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Đọc: 2. Chú thích: 3. Bố cục: II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Đặt vấn đề: - Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong VB là: vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Cách vào đề nhẹ nhàng, thuyết phục. 2. Giải quyết vấn đề: - Vấn đề dân số được nhìn nhận từ bài toán cổ để thấy dân số phát triển theo cấp số nhân. - Bài toán dân số được tính toán từ câu chuyện trong kinh thánh. - Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của người phụ nữ theo Hội nghị tại Cai rô (Ai Cập). 3. Kết bài: - Con người cần nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số là một hiểm họa. Có trách nhiệm với cộng đồng. Trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con ngừời. III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK 4. Rút kinh nghiệm: Tuần: 13 Tiết 50 DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM NS: 12/11/2011 ND: 14/11/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Các ví dụ. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ::(3 phút) Xác định quan hệ giữa các vế trong các câu ghép sau: 1. Bởi vì trời mưa nên đường lầy lội. 2. Nếu không học bài thì bạn sẽ bị điểm kém. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Hoạt động 2: Dấu ngoặc đơn. Mục tiêu: Hs nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 8 phút. - Gv treo bảng phụ ghi các đoạn trích ở mục 1 để học sinh quan sát và đặt câu hỏi, hs trả lời. + Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích trên được dùng để làm gì? + Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không? - Công dụng của dấu ngoặc đơn là gì? - GV gọi hs đọc phần ghi nhớ để khắc sâu kiến thức. Hoạt động 2: Dấu hai chấm. Mục tiêu: Hs nắm được công dụng của dấu hai chấm. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 8 phút. - Gv treo bảng phụ ghi các đoạn trích ở mục II để học sinh quan sátvà đặt câu hỏi, hs trả lời. + Các dấu hai chấm trong phần trích trên có công dung gì? - Công dụng của dấu hai chấm là gì? - GV gọi hs đọc ghi nhớ để khắc sâu kiến thức. Hoạt động 4: Luyện tập. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. Thời gian: 20 phút. - Hd học sinh làm bt 1, 2, 3. Hoạt động 5: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Tái hiện. Thời gian: 2 phút. - Cho một vài ví dụ về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Hoạt động 6: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị Vai trò của từ láy trong bài thơ Nghỉ hè. a. Dùng để giải thích họ là ai, ở đây còn có tác dụng nhấn mạnh. b. Là phần thuyết minh về một loài động vật. c. Bổ sung thêm thông tin về năm sinh và năm mất của Lý Bạch. Dấu ngoặc đơn thứ hai bổ sung cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên) - Ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên không thay đổi. Vì người viết dùng nó như phần chú thích nhằm cung cấp thêm thông tin kèm theo chứ nó không thuộc nghĩa cơ bản. - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung). - Đọc ghi nhớ. a. Dùng để báo trước lời thoại của các nhân vật Dế Choắt và Dế Mèn. b. Dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp. c. Phần giải thích lý do thay đổi tâm trạng của tác giả khi lần đầu tiên đi học - TL - Đọc ghi nhớ. - Thảo luận và làm. I. Dấu ngoặc đơn: Ghi nhớ: SGK II. Dấu hai chấm: Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập: Bài tập 1: a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa các cụm từ. b. Đánh dấu phần thuyết minh giúp ngừơi đọc hiểu rõ trong 2290 m có tính cả phần cầu dẫn. c. Ví trí 1: đánh dấu phần bổ sung. Ví trí 2: đánh dấu phần thuyết minh. Bài tập2: a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý học thách nặng quá. b. Đánh dấu lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. c. Đánh dấu phần thuyết mih cho ý: đủ màu là những màu nào. Bài tập3: Có thể bỏ được dấu hai chấm nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng. 4. Rút kinh nghiệm: Tuần: 13 Tiết 51 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH NS: 13/11/2011 ND:15/11/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đề văn bản thuyết minh. - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh. - Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng của đối tượng cần thuyết minh. - Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Hãy nêu các phương pháp thuyết minh? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 1 phút. Hoạt động 2: Đề bài văn thuyết minh. Mục tiêu: Hs nắm được các đề văn thuyết minh. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 7 phút. - GV cho h s các đề ở mục I. - Cách nêu đối tượng thuyết minh. - Đối tượng thuyết minh bao gồm những gì? - Làm sao em biết đó yêu câu làm văn thuyết minh? - Tương tự, em hãy cho một số đề có dạng như trên? Hoạt động 3: Cách làm bài văn thuyết minh. Mục tiêu: Hs nắm được cách làm bài văn thuyết minh. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 10 phút. - Gọi hs đọc văn bản xe đạp và đặt câu hỏi hs trả lời. + Đối tượng của bài văn này là gì? + Bài viết có mấy phần? Mỗi phần có nội dung gì? + Phần mở bài đoạn nào là giới thiệu? Có thể diễn đạt cách khác không? + Phần Mở bài làm nhiệm vụ gì? + Phần thân bài để giới thiệu cấu xe đạp thì dùng pp gì? + Trong bài đã chia ra thành những hệ thống nào? + Có thể có cách phân tích nào khác không? - Nếu trình bàu theo lói liệt kê ví dụ: khung xe, bánh xe, càng xe, xích, lốp, đĩa có dược không? - Phần thân bài viết những gì? - Phần kết bài nêu nội dung gì? - Phương pháp thuyết minh trong văn bản trên có hợp lý không? Ngôn ngữ diễn đạt như thế nào ? - Gọi hs đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. Thời gian: 20 phút. - GV hướng dẫn hs luyện tập theo gợi ý sgk. Hoạt động 5: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Giải quyết vấn đề. Thời gian: 3 phút. - Yc hs tìm một số đề văn tm. Hoạt động 6: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị Luyện nói : Thuyết minh một thứ đồ dùng. - Đề nêu trực tiếp đối tượng thuyết minh - Đối tượng thuyết minh bao gồm: * Con người: Một gương mặt thẻ thao... * Sự vật: Hoa ngày tết ở VN. * Hiện tượng: Tết Trung Thu ... - Cách thể hiện yêu cầu thuyết minh: Có khi nói rõ trong đề. Phần lớn không nói rõ( chỉ trực tiếp nêu đối tượng thuyết minh). - Cho vd. - TL - Đối tượng là chiếc xe đạp. - Bài viết có 3 phần: Phần mở bài : Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp. Phần thân bài: Giới thiệu cấu tạo xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó. Phần kết bài: Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống con người Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai. - Câu “Xe đạp ... sức người” là giới thiệu. Có nhiều cách diễn đạt khác. - Giới thiệu đối tượng được thuyết minh - Dùng PP phân tích chia một sự vật ra các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu. - Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở. - Có - Nếu trình bày như thế thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp. - Nêu tác dụng của xe đạp và tương lai của nó. - Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. - Hợp lý, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu. - Đọc - Làm. I. Đề bài văn thuyết minh: II. Cách làm bài văn thuyết minh: 1. Tìm hiểu đề: - Đề có yêu cầu thể loại thuyết minh không? - Đề yếu cầu thuyết minh đối tượng nào? 2. Tích lũy kiến thức về đối tượng: - Quan sát thực tế. - Tra cứu tài liệu - Phân tích. 3. Xây dựng bố cục: Bài viết có 3 phần: Phần mở bài : Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh. Phần thân bài: Thuyết minh từng phần, từng bộ phận, từng phương diện .. của đối tượng Phần kết bài: Nêu khái quát đói tượng ở mức cao hơn. 4. Tạo văn bản: 5. Kiểm tra sửa lỗi: III. Luyện tập: Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc nón lá. Thân bài: - Hình dáng của chiếc nón. - Nguyện liệu làm nón - Cách lamg nón - Nơi thường sản xuất nón, vùng nào nổi tiếng - Tác dụng của nó Kết bài: Tình cảm của bản thân đối với nón. 4. Rút kinh nghiệm: Tuần 13 Tiết 52 VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ NGHỈ HÈ PHẦN VĂN NS: 16/11/2011 ND: 18/11/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận ra được những từ láy được dùng trong bài thơ. - Hiểu được tác dụng nghệ thuật của những từ láy đó. 2. Kĩ năng: - Sử dụng từ láy để nâng cao giá trị biểu cảm của văn bản. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Hoạt động 2: Tìm hiểu những từ láy được sử dụng trong bài thơ. Mục tiêu: Hs nắm được các những từ láy trong bài thơ. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 15 phút. - GV chia lớp thành nhiều nhóm. Đưa ra yêu cầu: + Tìm những từ láy được sử dụng trong bài thơ? - GV nhận xét, chốt. - Liên hệ kiến thức văn 7, cho HS phân loại các từ láy. Hoạt động 3: Tác dụng nghệ thuật của những từ láy. Mục tiêu: Hs nắm được tác dụng của những từ láy trong bài thơ. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 10 phút. - GV gợi dẫn để HS tìm hiểu và trình bày tác dụng của từ láy: + Các từ láy đã góp phần làm cho bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc như thế nào? + Nó có góp phần trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật không ? Lý giải ? - Gọi HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. Thời gian: 10 phút. - Cho hs viết đoạn văn có sử dụng từ láy về đề tài cảm nghĩ về bài thơ. Hoạt động 4: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Giải quyết vấn đề. Thời gian: 4 phút. Phân tích cái hay của việc sử dụng những từ ngữ trong đoạn thơ sau: "Thấy chiều, hớn hở tôi ra đón Như đứa trẻ con thấy mẹ về Chiều buồn, chiều đẹp, chiều mơn trớn Chiều ru êm ái khúc tê lòng" ( Xuân Tâm) Hoạt động 5: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị bài '' Dấu ngoặc kép " - HS làm việc theo nhóm, nhóm nào nhanh trả lời. - HS thảo luận, trả lời. - TL - TL - Đọc. - Thảo luận và trình bày. I. Những từ láy được sử dụng trong bài thơ: - Sung sướng, hớn hở, nhảy nhót, rộn rã, chen chúc, bùi ngùi. Mỗi từ đều có một sắc thái riêng, được tác giả sử dụng một cách có ý thức nghệ thuật. II. Tác dụng nghệ thuật của những từ láy: - Diễn tả tinh tế tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Giúp cho văn bản hay và đẹp hơn. III. Luyện tập: 4. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: