Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13, 14, 15 - GV: Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13, 14, 15 - GV: Nguyễn Thị Yến

TUẦN 13

Bài 13 - Tiết 49

Bài toán dân số

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua VB là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số , đó là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

- Từ nhận thức về tầm quan trọng mà VB đặt ra,hướng HS tới những hành động thiết thực

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- SGK,SGV Ngữ văn 8

- Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8

- Nâng cao Ngữ văn 8

- Cảm thụ Ngữ văn 8.

- Một số tài liệu liên có những thông tin về dân số hiện nay.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

* Kiểm tra:

- Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người ntn?Thái độ của người viết được bộc lộ ntn với vấn đề này?

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13, 14, 15 - GV: Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Bài 13 - Tiết 49
Ngày soạn: 24/11/2009
Ngày dạy: 30/11/2009
Bài toán dân số
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua VB là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số , đó là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
- Từ nhận thức về tầm quan trọng mà VB đặt ra,hướng HS tới những hành động thiết thực
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK,SGV Ngữ văn 8
- Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8
- Nâng cao Ngữ văn 8
- Cảm thụ Ngữ văn 8...
- Một số tài liệu liên có những thông tin về dân số hiện nay.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra:
- Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người ntn?Thái độ của người viết được bộc lộ ntn với vấn đề này?
* Khởi động:
- GV giới thiệu: Hiện nay, thế giới đang đứng trước nhiều nguy cơ lớn, trong đó có nguy cơ về sự bùng nổ, gia tăng dân số, nhất là ở các quốc gia chậm phát triển. Vậy vấn đề này được văn học đề cập đến như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua nội dung văn bản “Bài toán dân số”
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
? Vấn đề chính mà VB đề cập đến là gì?
Những hiểu biết của em về nó( nguy cơ, hậu quả...)
I. Giới thiệu chung
- HS suy nghĩ trả lời-Nhận xét
- HTL: Vấn đề chính: Thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh.
-> là một hiểm hoạ cần báo động=> nhiều hậu quả: chất lượng cuộc sống đi xuống, phá rừng, ANTT...
Hoạt động 2: HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, phân tích bố cục VB
-Gv lưu ý cách đọc (con số, mốc thời gian)
- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu chú thích - nêu thắc mắc 
- GV giải đáp
?. Xác định bố cục của VB và nêu nội dung chính mỗi phần?
?. Để làm sáng tỏ tốc độ gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, tác giả đã đưa ra những ý chính nào?
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu chú thích 
- 1 - 2 HS đọc, lớp theo dõi
- HS tự nghiên cứu
2. Bố cục
- HTL: 
+ MB: Từ đầu...sáng mắt ra: Nêu vđề Bài toán dân số và kế hoạch hoá dường như được đặt ra từ thời cổ đại.
+ TB: Tiếp...ô thứ 31 của bàn cờ: tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.
+ KB: Còn lại: Kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người
- HS suy nghĩ trả lời-Nhận xét
- HTL: 
+ ý 1:Đưa ra bài toán cổ dẫn đến KL: Số thóc được tình ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này
+ ý 2:So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu là 2-> 1995: 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ.
+ ý 3:Thực tế phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1->2con là rất khó thực hiện
Hoạt động 3: HD học sinh phân tích VB
?. Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của tác giả?
?. Điều làm cho tác giả “sáng mắt ra” là gì...?
?. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò gì và ý nghĩa ntn trong việc làm nổi bật vấn đề chính?
?. Điểm giống nhau giữa câu chuyện đó với việc gia tăng dân số
?. Điều này còn được khẳng định qua sự tính toán ntn của tác giả?
?. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước theo thông báo của HN Cai-rô nhằm mục đích gì?
?. Trong số các nước đó thuộc những châu lục nào? Bằng những hiểu biết thực tế và những con số nêu trên, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở 2 châu lục này?
?. Có thể rút ra KL gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển XH?
?. ý nghĩa của bài toán dân số qua lơì kêu gọi của tác giả...
?. Thái độ của người viết được bộc lộ ntn?
?. Nhận xét ngòi bút lập luận
3. Phân tích
a. ý nghĩa của câu chuyện Bài toán dân số
- TL: Cách nêu vấn đề hấp dẫn: “có người cho rằng” để tranh luận -> gây sự chú ý.
- HTL: Là vấn đề dân số, kế hoạchu hoá gia đình (mới đặt ra gần đây)nhưng nghe xong bài toán cổ-> đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại
- HS suy nghĩ trả lời - Nhânh xét
- HTL: Câu chuyện kén rể của nhà thông thái được tác giả đưa ra:
+ Gây tò mò, hấp dẫn người đọc với một kết thúc bất ngờ: tưởng số thóc ấy ít hoá ra “ có thể phủ kín bề mặt trái đất”
+ Là tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số
- HS suy nghĩ trả lời - Nhận xét
- HTL: Giống cả 2 (số thóc- dân số thế giới) đều tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (trong 1 qđ) 
-> tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng.
DKTL: 
Tác giả tính toán: khai thiên lập địa :1 người->1995: là 5,63 tỉ người, theo bài toán cổ-> đạt đến ô thứ 30...
b. Liên hệ thực tế
- HTL: Mục đích:
+ Thấy người phụ nữ có thể sinh nhiều con
+ Đặt ra chỉ tiêu cho mỗi gia đình là khó khăn
- HTL: Phần lớn các nước thuộc châu Phi (Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gat-xca) châu á (ấn độ, VN)
-> những nước kém và chậm phát triển là những nước dân số gia tăng mạnh.
- HTL: Sự phát triển dân số và phát triển đời sống xã hội có mối qua hệ mật thiết:
+ Sự bùng nổ dân số được kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển-> khó hạn chế bùng nổ và gia tăng dân số-> Hai yếu tố tác động lẫn nhau vừa là nguyên nhân, hậuk quả
c. Lời kêu gọi
DKTL: Hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại” của loài người
4. Tổng kết
- HTL: Am hiểu vấn đề dân số, thái độ tích cực trong hạn chế...khuyến cáo và khích lệ mọi người...
-NT lập luận: chặt chẽ + TM
Hoạt động 4: HD học sinh luyện tập
- C1: Đọc phần đọc thêm
?. Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số
- C2: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với dân tộc còn nghèo làn, lạc hậu? 
?. Đọc bảng số liệu về sự gia tăng dân số thế giới...Nhận xét từ 2000-> T9-2003 số người tăng bao nhiêu lần dân số VN hiện nay?
- GV hướng dẫn: Làm phép tính
Số dân ( thời điểm 30-9-2003 do đồng hồ TG cung cấp) trừ số dân TG 2003. Lấy hiệu số của phép trừ đó chia cho số dân VN-> Kết quả.
III. Luyện tập
- 1 HS đọc - Lớp theo dõi
- HS trả lời - Nhận xét
- HTL: - Đẩy mạnh GD là con đường tốt nhất
Bởi vì: Sinh đẻ quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các bện pháp thô bạo-> giúp họ hiểu ra: , là con đường đói nghèo hay hạnh phúc; tỉ lệ mắc bệnh...
- HTL: Dân số tăng quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến con người ở các phương diện: chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm, GD -> đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu -> ảnh hưởng đến phát triển GD
- HS đọc bảng số liệu
- HS trả lời - Nhận xét
- HS thực hiện phép tính
	* Củng cố:
- Đánh giá tình hình gia tăng dân số ở địa phương em
- Theo em cần phải làm gì để góp phần hạn chế...
* Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, nắm bài học...
- ý nghĩa của những h/động của bản thân trước vấn đề dân số
- Hoàn thành các bài LT
- Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
+ Nghiên cứu trước bài học.
+ Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Bài 13 - Tiết 50
Ngày soạn: 25/11/2009
Ngày dạy: 30/11/2009
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết
- ý thức dùng dấu ngoặc đơn, hai chấm khi cần thiết 
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn 8
- Để học tốt Ngữ văn 8
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép - Đặt câu và phân tích...?
- Dấu hiệu nhận biết mối quan hệ giữa các vế câu.....Đặt câu và phân tích...?
	* Khởi động:
- GV giới thiệu vào bài mới.
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu dấu ngoặc đơn
- GV đưa bảng phụ ghi các VD
?. Trong các đoạn trích dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ? (công dụng khái quát)
- Hướng dẫn học sinh xét từng ví dụ 
(ghi nháp - phân tích )
?. ở ví dụ a phần trong dấu ngoặc đơn là gì.
?. VD b,c phần trong dấu ngoặc đơn là gì.
* Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (phần giải thích, thuyết minh, bổ sung)
- Đưa VD 1 : ''Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức !'' (Nguyễn ái Quốc)
VD 2: Anh ấy không đến dự đám cưới của Lan (bảo là bận !), nhưng mọi người đều hiểu là anh ấy không tán thành đám cưới này.
? Dấu ngoặc đơn đi cùng với dấu chấm hỏi, dấu chấm than có tác dụng gì.
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản trong những đoạn trích có thay đổi không.
* Có thể bỏ phần trong dấu ngoặc đơn nội dung ý nghĩa không thay đổi
 Tuy nhiên có công dụng nhấn mạnh ý giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn.
- Nhận xét cách viết, giọng đọc.
?. Dấu ngoặc đơn có những công dụng gì.
BT nhanh: Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn? Tại sao.
- GV lưu ý cho học sinh: Dấu ngoặc đơn tương đương với dấu gạch ngang, dấu phẩy khi đánh dấu phần chú thích.
I. Dấu ngoặc đơn 
1. Ví dụ (SGK)
- HS đọc các VD
2. Nhận xét
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích
- VDa: đánh dấu phần giải thích (làm rõ ngụ ý, họ: chỉ ai ?), nhiều khi có tác dụng nhấn mạnh.
- VDb: đánh dấu phần thuyết minh (thuyết minh một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi tên một con kênh... giúp người đọc hình dung rõ đặc điểm của con kênh này.
- VDc: bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của Lý Bạch, Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
- HS đọc VD
- HS trả lời.
- HTL: Dấu ngoặc đơn đi kèm với dấu chấm hỏi (tỏ ý nghi ngờ) đi kèm với dấu chấm than (tỏ ý mỉa mai)
- HS thực hành bỏ phần trong dấu ngoặc đơn ý nghĩa cơ bản không thay đổi. Vì khi đặt 1 phần nào đó vào trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phần chú thích nhằm cung cấp thông tin kèm thêm.
3. Kết luận
- HS đọc ghi nhớ
a) Nam, lớp trưởng lớp 8B, có 1 giọng hát thật tuyệt vời.
b) Mùa xuân - mùa đầu tiên trong một năm - cây cối xanh tươi mát mắt
c) Bộ phim Trường Chinh - do Trung Quốc sản xuất - rất hay.
 Phần trong 2 dấu phẩy, 2 dấu gạch ngang. Vì đó là các phần có tác dụng giải thích thêm
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu dấu hai chấm
- Gọi học sinh đọc ví dụ 
?. Dấu hai chấm trong các ví dụ trên được dùng làm gì ? Cụ thể từng ví dụ.
- GV: lời đối thoại, lời dẫn trực tiếp thực chất là phần thuyết minh, vì VDa, VDb thuyết minh nguyên văn lời của người khác.
?. Vậy qua 2 VD ta thấy công dụng của dấu hai chấm là gì.
?. ở VDc: dấu hai chấm có tác dụng gì.
?. Nhận xét cách trình bày phần sau dấu hai chấm ? Cách đọc.
? Có thể bỏ phần sau dấu 2 chấm được không.
?. Công dụng của dấu hai chấm ?
* Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh, giải thích cho phần (ý) trước đó.
BT nhanh: Thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đ ... công việc lao động nặng nhọc: dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo + Biểu cảm
- HTL: Nét bút khoa trương (nói quá) -> làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người
+ “lừng lẫy” : khí thế hiên ngang khi bước vào trận
+ “xách búa”, “ra tay” ; hoạt động quả quyết, mạnh mẽ
+ lở núi non; tan năm bảy đống; bể mấy trăm hòn: sức mạnh thần kì
- HTL: Khẩu khí: ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường thử thách gian nan
- HTL: 
+ Nghĩa đen: hình ảnh người tù với công việc nặng nhọc
+ Nghĩa bóng: cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì như một dũng sĩ thần thoại-> tượng đài uy nghi về người anh hùng hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa trời
?. Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào...
?. Em có nhận xét gì về các hình ảnh ở 4 câu cuối (các hình ảnh đó ntn, được đặt trong mối quan hệ gì? thể hiện điều gì...)
?. Hình ảnh “kẻ vá trời” gợi cho em nhớ tới ai? biểu thị điều gì?
b. Bốn câu thơ cuối
- HTL: Phương thức biểu cảm (bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy ngĩ của mình)
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: Các hình ảnh được đặt trong thế đối lập : những thử thách gian nan (tháng ngày, mưa nắng: gian khổ dằng dặc qua nhiều năm tháng) với sức chiụ đựng dẻo dai bền bỉ (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ CM (càng bền dạ sắt son...)
+ Đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước (kẻ vá trời)-với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu xem như “ việc con con”
- HTL: Bà Nữ Oa đội đá vá trời (Thần thoại TQ) ngụ ý mưu đồ những công việc hết sức lớn lao
=> Làm nổi bật chí lớn gan to của người anh hùng CM
Hoạt động 4: HD học sinh tổng kết và luyện tập
?. Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ
- GV chốt ý cơ bản
?. Cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và CM đầu thế kỉ XX...
III. Tổng kết
- HS trả lời -> Nhận xét
- HTL (Như ghi nhớ -SGK)
IV. Luyện tập
- HS nêu cảm nhận 
- HTL: Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và CM đầu thế kỉ XX:
+ Khí phách hiên ngang, lẫm liệt ngay cả trong những thử thách gian lao nguy hiểm đến tính mạng
+ ý chí chiến đấu và niềm tin son sắt vào sự nghiệp chính nghĩa của mình
	* Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Khái quát những giá trị chính của bài thơ
* Câu hỏi dành cho HS yếu-kém: Những từ : xách, ra tay, đánh tan, đập bể thuộc từ loại nào?
	A. Danh từ C. Động từ
	B. Tính từ D. Số từ
 Các từ đó thể hiện phẩm chất gì của con người trong bài thơ?
Khoẻ khoắn và hăng hái C. Khí phách hiên ngang
B. Ngùn ngụt căm thù D. Tài năng nỗi lạc
* Câu hỏi dành cho HS khá: Tìm nhẽng điểm giống nhau về NT, ND của 2 bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Và “ Đập đá ở Côn Lôn”
(+ Giống về NT: bút pháp lãng mạn, cách nói khoa trương, giọng điệu hào hùng, hình ảnh kì vĩ
 + Giống về ND: Hoàn cảnh sáng tác; thái độ bình tĩnh, lạc quan;khí phách kiên ường, bất khất, coi thường mọi nguy nan ; tin tưởng vào tương lai sự nghiệp...)
* Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích
- Viết lại thành đoạn văn bài luyện tập
- Chuẩn bị bài: “Ôn luyện về dấu câu”
Bài 15 - Tiết 59
Ngày soạn: 10/12/2009
Ngày dạy: 19/12/2009
Ôn luyện về dấu câu
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK,SGV Ngữ văn 8
- Cảm thụ ngữ văn 8
- Bài tập TN Ngữ văn 8...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra:
	(Kết hợp trong quá trình ôn tập)
	* Khởi động:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn luyện dấu câu.
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HD học sinh tổng kết về dấu câu
- GV yêu cầu HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà
- GV khắc kiến thức cơ bản về dấu câu
I. Tổng kết về dấu câu 
- 1 HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà
- Nhận xét -> bổ sung
Dấu câu
Công dụng
(.)
(?)
(!)
(!),(?), (?!)
(,)
(;)
(...)
(-)
( )
(:)
( “” )
-Kết thúc câu trần thuật, ngắt nghỉ giữa 2 câu nối tiếp
- Kết thúc câu nghi vấn, ngắt nghỉ trước khi chuyển sang câu tiếp theo
- Kết thúc câu cảm thán (Cầu khiến) với giọng điệu thích hợp và ngắt nghỉ trước khi chuyển sang câu tiếp theo
- Biểu thị ý nghi ngờ hay châm biếm trong nội dung câu, được thể hiện ở những từ ngữ trước câu đó
- Báo chỗ ngắt nghỉ, tách rời 2 bộ phận đi liền nhau trong câu (giữa thành phần phụ với CN - VN, giữa các thành phần phụ, giữa các vế câu ghép)
- Biểu thị chỗ ngắt nghỉ, tách 2 vế của 1 câu ghép, hoặc tách các bộ phận liệt kê đi liền nhau
- Biểu thị chỗ lược đi, chưa liệt kê ra hết, chỗ bỏ dở do ngập ngừng
- Đánh dấu: lời đối thoại, bộ phận giải thích, chú thích, liệt kê, nối các từ trong một liên danh
- Đánh dấu thành phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung)
- Đánh dấu phần giải thích, lời dẫn trực tiếp, lời đối thọi
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, từ ngữ được nhấn mạnh hoặc có ý đặc biệt hoặc có ý mỉa mai
Hoạt động 2: HD học sinh tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu
 II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
 1. Ví dụ
- GV treo bảng phụ:
	* Ví dụ:
a) Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động trong XH cũ, biết bao người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc
b) Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là HS xuất sắc nhất
c) Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này
d) Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này ntn và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
	* Câu hỏi thảo luận:
1. VD a: Thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
2 VD b. Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì?
3 VD c: Thiếu dấu gì để phân biệt danh giới giữa các thành phần đồng chức
4. VD d: đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 đã đúng chưa? Vì sao? Nên dùng dấu gì ở vị trí đó?
- GV hướng dẫn HS nhận xét và chốt kiến thức
?. Khi viết cần tránh các lỗi nào thường gặp về dấu câu?
- HS thảo luận 7 phút
- Đại diện nhóm trình bày
2. Nhận xét
- HTL: 
a) Lời văn ở đây thiếu dấu ngắt câu sau “xúc động”. Dùng dấu chấm để kết thúc câu. Viết hoa chữ t ở đầu câu.
b) Dùng dấu ngắt câu sau “này” là sai vì câu chưa kết thúc. Nên dùng dấu phẩy
c) Câu này thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết
d) Dấu chấm hỏi ở cuối câu dùng sai vì đây không phải là câu nghi vấn. Đây là câu trần thuật, nên dùng dấu chấm. Dấu câu ở cuối câu thứ 2 là sai. Đây là câu nghi vấn, nên dùng dấu chấm hỏi
3. Kết luận
- HTL:
Khi viết cần tránh các lỗi về dấu câu:
+ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
+ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
+ Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
+ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
 Yêu cầu: Chép đoạn văn vào vở bài tập và điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn
?. Xác định yêu cầu đề
?. Phát hiện lỗi dấu câu và thay vào đó dấu câu thích hợp (điều chỉnh chữ viết hoa...)
III. Luyện tập
Bài tập 1
- HS xác định yêu cầu
- HS làm bài-Nhận xét
- HTL: Đánh dấu câu:
C1: dấu phẩy, dấu chấm
C2: dấu (.)
C3: (,) (:) 
C4: (-) (!) (!) (!)
C5: (,) (12) (.) (,) (.)
 (,) (,) (,) (.)
 (,) (:)
 (?) (?) (?) (!)
Bài tập 2
- HS xác định yêu cầu đề
- HS làm bài -> Nhận xét
- HTL: a). ..mới về?...Mẹ dặn là anh...chiều nay
 b). ...sản xuất,...có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”
(Sau “ xưa” “vậy” có thể dùng dấu phẩy; không có cũng được)
 c). ...năm tháng, nhưng...
	* Củng cố:
? Em thường mắc những lỗi nào về dấu câu?
	 Lấy VD từ một bài văn và sửa lại
 ( GV kiểm tra 4-5 HS)
	* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại công dụng của các loại dấu câu
- Kiểm tra lại các bài viết TLV , phát hiện lỗi dấu câu và sửa chữa
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra Tiếng Việt
+ Ôn tập các kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu năm học đến nay.
+ Chuẩn bị giấy kiểm tra.
Bài 15 - Tiết 60
Ngày soạn: 11/12/2009
Ngày dạy: 19/12/2009
Kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS: Khái quát hoá kiến thức Tiếng Việt đã học
- GV kiểm tra sự tiếp thu bài của HS và khả năng thực hành TV của HS để tiếp tục có hướng điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp
- Rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK,SGV Ngữ văn 8
- Cảm thụ ngữ văn 8
- Bài tập TN Ngữ văn 8...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra: (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
	* Khởi động:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
	* Bài mới: 
I.Ma trận đề
Nội dung
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng(thấp)
Vận dụng (cao)
- Từ tượng hình, từ tượng thanh
Câu 1 - TN (0,5 điểm)
Câu 2 - TN (0,5 điểm)
- Nói giảm, nói tránh
Câu 3 - TN (0,5 điểm)
- Nói quá
Câu 4 - TN (0,5 điểm)
- Câu ghép
Câu 1 - TL (2 điểm) 
- Đoạn văn (dấu câu)
Câu 2 - TL (6 điểm)
Tổng số câu: 6
2
2
1
1
Tổng điểm: 10
1
1
2
6
II. Đề bài
	Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Chọn phương án đúng:
1. Từ nào không phải là từ tượng hình?
A. xôn xao C. xộc xệch
B. rũ rượi D. xồng xộc
2. Từ nào là từ tượng thanh?
A. nghiêng ngả C. lả lướt
B. dữ dội D. rì rào
3. Mục đích của nói giảm, nói tránh là?
A. Nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm
B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
C. Cả A và B
4. Tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ
	Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
	Ôm cả non sông mọi kiếp người
Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác
Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác
Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của bác
	PhầnII. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặt một câu ghép với cặp quan hệ từ: Tuy...nhưng ... và chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu ghép ấy là gì?
Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn TM ngắn có sử dụng các dấu câu đã học (dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép)
III. Đáp án + Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm: 2đ
Mỗi ý đúng = 0,5đ)
1.A 2. D 3. B	4. C
Phần II. Tự luận: 8đ
Câu 1(2đ)
- Đặt câu đúng (1 đ)
- Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu (1 đ)
Câu 2(6đ)
Yêu cầu nội dung + Hình thức
- Trình bày , giới thiệu về đặc điểm, cấu tạo, công dụng của một sự vật, hiện tượng nào đó
- Đoạn văn TM khoảng 7 dòng
- Dùng ít nhất 2 loại dấu câu đã học
(Lấy điểm 3 làm chuẩn tuỳ vào mức độ đạt yêu cầu về nội dung, hình thức để tăng dần hoặc giảm dần số điểm ...)
	* Củng cố:
- GV theo dõi HS làm bài nghiêm túc
- Thu bài, kiểm diện số bài/ số HS
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS
	* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại toàn bộ nội dung TV đã học
- Kết hợp với học ôn phân môn Văn, TLV chuẩn bị cho KTHK I
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh một thể loại văn học
+ Nghiên cứu trước bài học.
+ Đọc thêm một số bài văn mẫu.
Thông qua tổ ngày .... tháng 12 năm 2009
Tổ trưởng
 Hoàng Thị Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 131415.doc