Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần: 12

Tiết 45

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

- Tích hợp với phần TLV để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

- Tài liệu về tác hại của thuốc lá.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

III. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Bình giảng, thuyết trình.

- Nêu vấn đề.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết 45 
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
NS: 5/11/2011
ND: 7/11/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần TLV để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Tài liệu về tác hại của thuốc lá.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 1. Bao bì ni lông có tác hại gì đối với đời sống động, thực vật và con người.
 2. Nêu biện pháp khắc phục những tác hại đó!
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích, phân bố cục vb.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 10 phút.
- GV đọc mẫu văn bản.
- Gọi hs đọc.
- Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và từ khó.
- Yêu cầu hs phân bố cục vb.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của vb.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20 phút.
- Ở phần 1, người viết có đề cập ngay đến tác hại của thuốc lá không?
- Cách viết như vậy có tác dụng gì?
- Tại sao người viết lại dẫn lời của Trần Hưng Đạo trước khi nêu tác hại của thuốc lá?
- Thuốc lá có tác hại gì đối với bản thân người hút?
- Em nhận xét gì về câu nói “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”? Người viết có đồng ý với câu nói đó không?
- Theo tác giả, hút thuốc lá có ảnh hưởng gì đối với mọi người xung quanh?
- Nêu ra tác hại của thuốc lá, người viết muốn nói lên điều gì?
- Phần cuối văn bản cung cấp các thông tin về chiến dịch chống thuốc lá. Em hiểu thế nào chiến dịch chống thuốc lá?
- Em có nhận xét gì về cách thuyết minh của tác giả ở phần cuối của văn bản?
- Khi nêu kiến nghị chống thuốc lá, tác giả bày tỏ thái độ như thế nào? 
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút.
- Nêu nội dung và nghệ thuật của vb?
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Liên hệ thực tiễn.
Thời gian: 3 phút.
- Em phải làm gì để phòng chống hút thuốc lá?
 Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
 - Học bài.
 - Chuẩn bị Bài toán dân số.
- Đọc.
- Tìm hiểu.
- Từ đầu..... AIDS.
- Tiếp theo.. con đường phạm pháp.
- Còn lại.
- Không đề cập ngay đến thuốc lá mà nêu lên một số ôn dịch nguy hiểm khác mà mọi người đã rõ.
- Gây sự chú ý của người đọc, khiến họ ngạc nhiên, tạo sự thuận lợi cho bài viết. 
- Muốn nhấn mạnh thuốc lá gây nên những tác hại từ từ, gặm nhắm nhưng rất nguy hiểm có khi vô phương cứu chữa.
- TL
- Đó là câu nói của con nghiện. Người viết không đồng ý mà còn lên tiếng phản đối bằng những dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá đối với những người không hút thuốc lá.
- Trả lời dựa trên những dẫn chứng cụ thể trong bài viết.
- Kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
- Trả lời.
- Thuyết minh + Nghị luận. (Phân tích để thấy được phương thức biểu đạt)
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc Ghi nhớ.
- TL
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
 3. Bố cục: 
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Tác hại của thuốc lá:
- Với cá nhân người hút: gây bệnh ung thư phổi, miệng đắng và hôi, răng, lợi đen sạm, ngón tay vàng, bệnh tim mạch
- Với sức khoẻ cộng đồng: làm hại sức khỏe cộng đồng, nêu gương xấu về đạo đức.
2. Lời kêu gọi từ bỏ thuốc lá:
- Kêu gọi mọi người chống hút thuốc lá.
- Khẩu hiệu: Không hút thuốc lá.
- Ý thức tự giác của mỗi người.
- Phải kiên trì, quyết tâm.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 12
Tiết 46 
CÂU GHÉP (tiếp theo)
NS: 5/11/2011
ND: 7/11/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Các ví dụ.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 1. Thế nào là câu ghép? Xác định câu ghép trong các ví dụ sau: (Bảng phụ)
Cái nhà này, mái đã hỏng.
Hôm nay, sau 25 năm ngày tôi được sinh ra, bố mẹ tôi làm tiệc sinh nhật cho tôi.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
Mục tiêu: Hs nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép. 
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 15 phút.
- Gọi HS đọc ví dụ trong sgk.
- Hãy xác định các cụm C-V trong câu ghép trên?
- Xác định cách nối các vế câu trong câu ghép đó?
- Vậy quan hệ giữa các vế trong câu ghép trên là quan hệ gì? Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
- Hãy kể thêm các ví dụ thể hiện mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
- Trong các ví dụ trên, để xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, ta dựa vào những yếu tố nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs làm BT 1, 2
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 2 phút.
- Hãy đặt một câu ghép. 
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Đọc.
- Xác định.
- Vế 1 nối vế 2: quan hệ từ bởi vì.
 - Vế 3 nối vế 1: dấu phẩy và quan hệ từ bởi vì.
- Vế 1 là kết quả, vế 2 và 3 là nguyên nhân dẫn đến kết quả ở vế 1à quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- Tìm ví dụ, phân tích theo hướng dẫn của GV.
- Dựa vào cách nối các vế câu trong câu ghép, tuỳ theo từ ngữ nối mà có các quan hệ ý nghĩa khác nhau.
- Đọc.
- Thảo luận và làm.
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
1. Tìm hiểu bài:
- Vế 1: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp. => kết quả.
- Vế 2: bởi vì tâm hồn ...., => nguyên nhân.
- Vế 3: bởi vì đời sống ... => nguyên nhân.
II. Luyện tập:
Bài 1:
a. Quan hệ giải thích. b. Quan hệ điều kiện. c. Quan hệ tăng tiến. d. Quan hệ tương phản. e. Quan hệ nối tiếp.
Bài 2: a. Các câu ghép:
- Đoạn 1: câu 2, 3, 4, 5.
- Đoạn 2: câu 2, 3.
 b. - Đoạn 1: quan hệ điều kiện - kết quả, quan hệ đồng thời.
 - Đoạn 2: quan hệ đ/k - kết quả.
 c. Không nên tách các vế câu thành các câu đơn vì sẽ làm mất đi cái hay. 
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 12
Tiết 47 
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
NS: 6/11/2011
ND: 8/11/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 1. Thế nào là văn bản thuyết minh?
2. Những yêu cầu về tri thức, ngôn ngữ trong văn bản huyết minh như thế nào? Để thuyết minh về một vấn đề nào đó đòi hỏi người thuyết minh vấn đề gì?
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Các phương pháp thuyết minh.
Mục tiêu: Hs nắm được các phương pháp thuyết minh.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 15 phút.
- Các văn bản Cây dừa Bình Định, Huế, Tại sao lá cây lại có màu xanh lục sử dụng các loại tri thức nào?
- Điểm chung của tri thức trong các văn bản trên là gì?
- Theo em, làm thế nào để có những tri thức đó?
- Cách học tập, tích luỹ tri thức như thế nào?
- Bài thuyết minh có thể làm bằng tưởng tượng, suy luận được không?
- Gọi HS đọc ví dụ.
- Các câu trên có vị trí thế nào trong văn bản thuyết minh?
- Yêu cầu đối với những ví dụ, số liệu và những điều được liệt kê đó là gì?
- Hãy đọc ví dụ ở sgk và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh!
-Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá người viết đã so sánh với vấn đề gì? Tác dụng?
- Văn bản Huế đã trình bày những đặc điểm nào của Huế? Có thể gọp chunh các đặc điểm đó lại được không?
- Các bài thuyết minh vừa học có dùng phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu không? Nêu dẫn chứng!
- Nêu một số phương pháp thuyết minh chủ yếu.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
+ Phạm vi tìm hiểu trong bài Ôn dịch, thuốc lá là gì?
+ Những kiến thức ấy có đáng tin cậy không? Tìm các phương pháp thuyết minh trong văn bản!
- Gọi HS đọc văn bản sgk/129.
+ Văn bản trên dùng những kiến thức nào để thuyết minh?
+ Văn bản sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 4 phút.
- Vậy có bao nhiêu phương pháp thuyết minh?
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
 - Chuẩn bị Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
- Cây dừa Bình Định: tri thức về sự vật, kiến thức xã hội.
- Huế: tri thức văn hoá, thiên nhiên.
- Tại sao lá cây lại có màu xanh lục: tri thức khoa học.
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân: tri thức lịch sử.
- Con giun đất: tri thức khoa học sinh học.
- Chính xác, khoa học và đúng với thực tế.
- Phải quan sát, tích luỹ kinh nghiệm à Vai trò của quan sát, tích luỹ tri thức là rất quan trọng.
- Đó là một qúa trình lâu dài, liên tục đọc và ghi chép lại những điều cần thiếtà Khi cần thì sử dụng.
- Không được vì tri thức ấy không khách quan, thiếu cơ sở khoa học nên không chính xác.
- Đọc
- Chúng nằm ở đầu bài, đầu đoạn và có vai trò giới thiệu về đối tượng. 
- Phải có cơ sở thực tế, phải đáng tin cậyàTạo tính thuyết phục, dễ hiểu ở người đọc.
-Để làm nổi bật vấn đề biển Thái Bình Dương rất lớn.
- So sánh với bệnh AIDS, với giặc ngoại xâm gặm nhắm như tằm ăn dâuà Nhấn mạnh tác hại của thuốc lá.
- Thiên nhiên, công trình kiến trúc, món ăn, chế độ phong kiếnKhông nên gộp chung mà phân loại ra để dễ trình bày, bài viết lại rõ ràng, đầy đủ.
- Có. Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá người viết đã so sánh bệnh AIDS với thuốc lá và số liệu ở Bỉ ...
- TL
- Thảo luận và trình bày.
I. Các phương pháp thuyết minh:
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh:
2. Phương pháp thuyết minh:
Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1 Kiến thức khoa học và kiến thức xã hội: tác hại của thuốc lá và tâm lí lệch lạc của một số người sử dụng thuốc lá.
- Đó là những kiến thức đáng tin cậy. Các phương pháp thuyết minh đã được sử dụng: so sánh, phân tích, dùng số liệu.
2. Kiến thức lịch sử, kiến thức quân sự, kiến thức xã hội
- Sử dụng phương pháp dùng số liệu, sự kiện.
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 12
Tiết 48 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TLV
NS: 9/11/2011
ND: 11/11/2011
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tự đánh giá kết quả bài làm, tự rút ra những ưu, khuyết điểm để làm tốt hơn những bài tiếp theo.
- Biết sửa chữa sai sót và hoàn chỉnh bài viết.	
II. Chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2: Trả bài và sửa bài.
Mục tiêu: Giúp hs sửa bài kiểm tra.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 20 phút.
- Gv phát bài cho HS và công bố đáp án, biểu điểm.
- GV hướng dẫn HS sửa bài.
- HS sửa bài và hệ thống lại kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 3: Nhận xét.
Mục tiêu: Giúp hs biết những điểm đúng sai để lần sau làm tốt hơn.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 15 phút.
- Ưu điểm: Hiểu đề, viết rõ ràng, Có tiến bộ so với bài viết số I
- Hạn chế: Một số em còn cẩu thả, vẫn còn tồn tại nhiều lỗi chính tả thông thường.
Hoạt động 3: Dặn dò.
Thời gian: 3 phút.
- Học bài.
 - Chuẩn bị Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
4. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc