Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 & 13 - GV: Trần Xuân Thắng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 & 13 - GV: Trần Xuân Thắng

Văn bản

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

 < bác="" sĩ="" nguyễn="" khắc="" viện="">

A. Mục tiêu

- Kiến thức: - Giúp HS xác định được quan tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng

- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản

- Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ

- Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng

B. Chuẩn bị

- SGK, SGV, giáo án

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 & 13 - GV: Trần Xuân Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	10/11/08	Tuần 12, Tiết 45
Giảng : 14/11/08	
Văn bản
ôn dịch, thuốc lá
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS xác định được quan tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng
- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản
- Kỹ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông?
3- Bài mới (30’)
* Giới thiệu bài: Qua bài “Thông tin...”, các nhà khoa học đã cảnh báo chúng ta một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là nạn sử dụng bao bì ni lông một cách bừa bãi. Song, trong cuộc sống thời hiện đại, còn biết bao nhiêu tệ nạn nữa cần cảnh báo con người. Một trong những tệ nạn ấy là “nghiện thuốc lá...”
Hoạt động 1
?) Em biết gì về tác giả?
- Là người am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt là y học -> ông là tấm gương tiêu biểu trong việc bảo vệ và chăm sóc cho con người.
- Nhiều tác phẩm của ông viết về phòng bệnh và chữa bệnh là bài học bổ ích cho mọi người
?) Nêu xuất xứ văn bản?
* GV hướng dẫn đọc => 2 HS đọc -> Nhận xét?
?) Giải thích các từ khó: 1, 6, 8, 10?
I. Giới thiệu tác phẩm
1. Xuất xứ
- Trích trong bài “ Từ thuốc lá đến ma tuý - Bệnh nghiện”
2. Đọc, tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 2 
?) Xác định bố cục của văn bản?
 - 3 đoạn:
- Đ1: Từ đầu -> còn nặng hơn cả AIDS : Thông báo về nạn dịch thuốc lá
- Đ2: Tiếp -> con đường phạm pháp: Tác hại của thuốc lá
- Đ3: Còn lại : Kiến nghị chống thuốc lá
?) Em hiểu như thế nào về đầu đề văn bản?
- HS thảo luận -> trình bày
- Ôn dịch chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan 
 rộng làm chết người hàng loạt
	 trong một thời gian nhất định 
 thường dùng làm tiếng chửi rủa (đồ ôn dịch)
?) Hãy chỉ ra tác dụng của việc dùng dấu phảy trong đầu đề?
- Đặt dấu phảy ngăn cách 2 từ là một biện pháp tu từ nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: vừa căm tức, vừa ghê tởm
?) Có thể sửa thành “Ôn dịch thuốc lá” hay “Thuốc lá là một loại ôn dịch” được không? Vì sao?
- Không, vì tính chất biểu cảm không rõ ràng, không thể hiện được thái độ nguyền rủa, gây chú ý cho người đọc.
?) ở phần 1, tác giả đã nêu ra vấn đề gì? Vấn đề đó như thế nào?
- HS thảo luận -> trình bày
+ Thông tin về những ôn dịch mới xuất hiện vào cuối thế kỉ (đặc biệt là AIDS và ôn dịch thuốc lá)
?) Thông tin nào được nêu thành chủ đề của văn bản?
- Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng loài người
?) Nhận xét về đặc điểm lời văn thuyết minh trong phần này?
- Sử dụng các từ thông dụng của ngành y tế
- Dùng phép so sánh: ôn dịch... còn rộng hơn cả AIDS
- Tác dụng: thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá -> nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của dịch này
* HS chú ý phần 2
?) Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào?
- Sức khoẻ cá nhân và cộng đồng
?) Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người được phân tích như thế nào?
- Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút chất hắc ín
 chất oxit các bon
 chất nicôtin
- Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh
?) Em nhận xét gì về các chứng cớ này?
- Khoa học, được phân tích và minh hoạ bằng các số liệu thống kê -> có sức thuyết phục
?) Qua đây, em thấy mức độ, tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người như thế nào?
- 3 HS -> GV chốt – ghi
?) Khi nêu tác hại của thuốc lá, tri thức nào em đã biết, tri thức nào là mới mẻ?
- 3 HS -> GV uốn nắn, bổ sung
?) Thuốc lá không chỉ nguy hại đối với sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng xấu đến Đ2 của các lứa tuổi như thế nào?
- Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lớn -> sinh ra trộm cắp 
-> có thể nghiện ma tuý.
?) Để nhấn mạnh tác hại của thuốc lá đến Đ2 con người, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- Nghệ thuật so sánh 	 tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu 
 niên các thành phố lớn VN với 
 các thành phố Âu Mĩ
 số tiền : 1 đô - 15000đ
=> cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc nảy sinh các tện nạn khác ở thanh thiếu niên nước ta
?) Hãy đánh giá mức độ nguy hại của thuốc lá đối với Đ2 con người, đặc biệt là tuổi trẻ?
- Là một thứ độc hại ghê ghớm đối với sức khoẻ cá nhân, cộng đồng và huỷ hoại nhân cách tuổi trẻ
II. Phân tích tác phẩm
A. Bố cục: 3 đoạn
B. Phân tích 
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá
- Lời thông báo ngắn gọn, chính xác về dịch thuốc lá để nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn này
2. Tác hại của thuốc lá
- Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người
- Huỷ hoại lối sống, nhân cách tuổi trẻ Việt Nam
* Chú ý đoạn 3
?) Em hiểu thế nào là chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá?
-... các hoạt động thống nhất rộng khắp nhằm chống lại một cách hiệu quả ôn dịch thuốc lá
?) ở đây, tác giả thuyết minh bằng cách nào? Tác dụng?
- Đưa ra các ví dụ, số liệu thống kê, so sánh
-> thuyết phục người đọc tin ở tính khách quan của chiến dịch...
?) Qua đây em thấy thái độ của tác giả như thế nào?
- Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá
- Tin ở sự chiến thắng của chiến dịch này
3. Kiến nghị chống thuốc lá
- Tham gia chiến dịch chống hút thuốc lá trên thế giới
Hoạt động 3
?) Tại sao gọi đây là văn bản thuyết minh?
- Nội dung: là các tri thức về tác hại của thuốc lá -> nâng cao nhận thức -> đề phòng
- Lời văn chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động
* HS đọc ghi nhớ (122)
III. Tổng kết
* Ghi nhớ : sgk (122)
Hoạt động 4
- HS thảo luận -> trình bày
- 1 HS đọc thêm 
- HS viết vào phiếu học tập
IV. Luyện tập
1. Em hiểu như thế nào về câu trích dẫn “Nếu đánh giặc... ăn dâu”
2. Đọc thêm (122, 123)
3. BT 2 (122)
4. Củng cố (2’): - GV hệ thống hoá kiến thức của bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’) 
- Học bài, hoàn thành bài tập, chuẩn bị: Bài toán dân số 
E. Rút kinh nghiệm
.
.
Soạn:	 10/11/08
Giảng : 15/11/08	Tuần 12, Tiết 46
	Tiếng Việt
 Câu ghép 
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- HS nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép 
- Kỹ năng : 
- Sử dụng các cặp quan hệ từ, cặp đại từ, Pt, chỉ từ để tạo lập câu ghép
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức cẩn trọng khi đặt câu
B. Chuẩn bị
- Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Câu ghép có đặc điểm gì? Cách nối vế trong câu ghép? Ví dụ? Đọc bài tập 5 (115)
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ chép VD (122) và bài tập 2, 4 (113, 114)
?) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép trên là quan hệ gì? Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
1) Câu 1: -> nguyên nhân – kết quả (bởi vì)
2) Câu 2: Nêú em chăm học thì em sẽ học giỏi -> Điều kiện (giả thiết) – kết quả
3) Câu 3: Tuy nhà xa nhưng bạn ấy không bao giờ đi học muộn -> Quan hệ tương phản (độc lập)
4) Câu 4: Trời càng mưa to đường càng lụt lội
 -> Quan hệ tăng tiến
5) Câu 5: Nó không những học giỏi văn mà nó còn học giỏi Toán -> Quan hệ bổ sung
6) Câu 6: Bạn ấy học bài rồi bạn ấy xem phim
7) Câu 7: Tôi học toán, nó học văn -> Quan hệ đồng thời
8) Câu 8: ... chính lòng tôi có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học -> Quan hệ giải thích
9) Câu 9: Nó học bài hay nó đi chơi?
?) Dựa vào đâu để xác định được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
- Dựa vào quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng
- Dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp
=> Giáo viên chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ
A. Lý thuyết
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
1.Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét 
- Câu 1: QH nguyên nhân - kết quả
- Câu 2: QH điều kiện
- Câu 3: QH tương phản
- Câu 4: QH tăng tiến
- Câu 5: QH bổ sung
- Câu 6: QH tiếp nối
- Câu 7: QH đồng thời
- Câu 8: QH giải thích
- Câu 9: QH lựa chọn
4. Ghi nhớ : sgk( 102)
Hoạt động 2
- HS thảo luận -> trình bày
B. Luyện tập
1. BT 1 (124)
a) Vế 1 - Vế 2: nhân quả (vì)
 Vế 2 - Vế 3: giải thích ( : )
b) Điều kiện - kết quả ( Nếu - thì )
c) Quan hệ tăng tiến (chẳng những... mà)
d) Quan hệ tương phản (Tuy...)
e) Câu 1: Quan hệ tiếp nối 
 Câu 2: Quan hệ nhân - quả (yếu -> lẳng )
- HS trả lời miệng
2. BT 2 (124 - 125)
a) Không nên tách các vế câu thành câu riêng vì ý nghĩa các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau
b) Đoạn 1: 4 câu ghép (2 -> 4): Quan hệ điều kiện - kết quả
 Đoạn 2: 2 câu ghép (2->3): Quan hệ nguyên nhân - kết quả
- HS trả lời miệng
3. BT 3(125)
- Nếu tách mỗi vế thành câu đơn -> không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận
- Tác dụng: Tái hiện cách kể lể “dài dòng” của LH
- HS trả lời miệng
4. BT 4 (125)
a) Quan hệ giữa các vế câu ghép thứ 2 : Quan hệ điều kiện -> không nên tách mỗi vế thành một câu đơn
b) Nếu tách mỗi vế thành câu đơn -> diễn tả cách nói nhát ngừng, nghẹn ngào
Mà tác giả muốn gợi tả cách kể lể, van nài thiết tha của chị Dậu
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, chuẩn bị bài “Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm”
F. Rút kinh nghiệm 
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 10/11/08
Giảng : 15/11/08	 Tuần 12, Tiết 47 	
Tập làm văn
Phương pháp thuyết minh
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh
- Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức tìm hiểu các đặc điểm, phương pháp kiểu văn bản TM
B. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, SGK.
C. Cách thức tiến hành 
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh? BT 3 (118)
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
?) Các văn bản thuyết minh vừa học đã sử dụng các loại tri thức gì? – Về sinh vật (cây dừa), khoa học sinh học (lá cây, con giun đất), lịch sử (KN), văn hoá (Huế)
?) Làm thế nào để có các tri thức ấy?
- Quan sát, học tập, tìm hiểu, tích luỹ những tri thức về đối tượng thuyết minh
?) Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ là gì?
- Giúp nắm bắt được bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh
?) Bằng tưởng tượng và suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không? Vì sao?
- Không vì tri thức được nói đến sẽ thiếu chính xác -> không thuyết phục hoặc hiểu sai về sự vật, hiện tượng
* GV: Muốn làm bài thuyết minh thì phải có tri thức. Muốn có tri thức thì phải biết quan sát, học tập, tích luỹ
?) Vậy em hiểu quan sát, tra cứu, phân tích nghĩa là thế nào?
- Quan sát: nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì? Có mấy bộ phận?
- Tra cứu: đọc sách, học tập, tham quan -> mở rộng hiểu biết.
- 1 HS đọc ghi nhớ 1
A. Lý thuyết
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập, tích l ... h lập luận hấp dẫn khiến người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng mức độ, tính chất
+ Tiền đề vững chắc
+ So sánh hợp lý, bất ngờ
+ Các luận điểm tăng vế
+ Số liệu cụ thể, rõ ràng
III. Tổng kết
* Ghi nhớ : sgk (132)
Hoạt động 4
- HS đọc phần đọc thêm
- HS thảo luận nhóm
IV. Luyện tập
1. Đọc thêm phần 1 (132)
2. Bài tập 1 (132)
- Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số
3. Bài tập 2 
Dân số tăng nhanh -> đói nghèo, lạc hậu -> hạn chế sự phát triển của giáo dục -> nghèo nàn lạc hậu
4. Củng cố (2’): - GV hệ thống hoá kiến thức của bài
5. Hướng dẫn về nhà (2’) 
- Học bài, chuẩn bị: Chương trình địa phương phần văn (Trả lời câu hỏi chuẩn bị)
E. Rút kinh nghiệm
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 Tuần 13, Tiết 50
	Tiếng Việt
 Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Kỹ năng : 
- Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết
- Thái độ :
- Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết
B. Chuẩn bị
- Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hãy nêu các quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? Cho 2 ví dụ và phân tích?
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ -> 1 HS đọc
?) Dấu () trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
a) Dùng để giải thích rõ “họ” là ai
b) Thuyết minh về một con vật mà tên được dùng gọi một con kênh -> người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm con kênh
c) Bổ sung thêm thông tin về năm sinh - năm mất của tác giả và tỉnh có huyện Xương Lăng
?) Nếu bỏ phần trong dấu () đi thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không?
- Không vì đó là phần chú thích, nhằm cung cấp thêm thông tin chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản
?) Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
- 2 HS -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ
* GV lưu ý: dùng dấu () với dấu (?) (!) -> tỏ ý hoài nghi, mỉa mai
A. Lý thuyết
I. Dấu ngoặc đơn
1.Ví dụ: sgk(134)
2. Phân tích
3. Nhận xét 
 a) Dùng để giải thích
b) Dùng để thuyết minh
c) Dùng để bổ sung
-> Đánh dấu phần chú thích
4. Ghi nhớ : sgk( 134)
Hoạt động 2
HS đọc ví dụ
?) Dấu : trong các ví dụ trên dùng để làm gì?
- Dùng để đánh dấu (báo trước)
a) Lời đối thoại: giữa DM ú DC
b) Lời dẫn trực tiếp
c) Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học
* GV lưu ý: Dấu : còn dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thanh minh cho phần trước
VD: Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya (Xuân Diệu)
- 1 HS đọc ghi nhớ (135)
II. Dấu hai chấm
1.Ví dụ: sgk(135)
2. Phân tích
3. Nhận xét 
a) Đánh dấu lời đối thoại
b) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
c) Đánh dấu phần chú thích
4. Ghi nhớ : sgk( 135)
Hoạt động 3
- HS làm miệng
B. Luyện tập
1. BT 1 (136)
a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ “tất nhiên, định...thư, hành...hư”
b) Đánh dấu phần thuyết minh: giúp người đọc hiểu rõ trong 2.290 m cầu có cả phần câu dẫn
c) Đánh dấu phần bổ sung
 Đánh dấu phần thuyết minh
- HS thảo luận nhóm
-> trình bày
2. BT 2 (136)
a) Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá
b) Đánh dấu lời thoại, phần thuyết minh nội dung câu nói DC khuyên DM
c) Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: đủ màu là...
2 dãy thảo luận BT 3
2 dãy thảo luận BT 4
-> trình bày
3. BT 3(136)
- Được. Nhưng nghĩa của phần sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng
- HS trả lời miệng
4. BT 4 (137)
- Được. Khi thay như vậy, nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong () chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi đặt sau dấu : vì vế “Động khô và động nước” không thể coi là phần chú thích
- HS làm miệng
- HS làm ra phiếu học tập
5. BT 5 (137)
- Sai: vì dấu () bao giờ cũng được dùng thành cặp
- Sửa: đặt thêm một dấu ngoặc đơn
- Phần trong () không phải là một bộ phận của câu
6. BT 6 (137)
4. Củng cố: - GV hệ thống hoá kiến thức của bài
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập 6 (137)
- Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép
F. Rút kinh nghiệm 
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 Tuần 13, Tiết 51
	Tập làm văn
 đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu cách làm bài văn thuyết minh: quan sát, tích luỹ và phương pháp trình bày.
- Kỹ năng : 
- Rèn khả năng tìm hiểu đề và kĩ năng kết hợp các phương pháp làm văn thuyết minh.
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức quan sát sự vật trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị
- Giáo án, tài liệu tham khảo, văn bản mẫu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh ta phải làm gì? Nêu các phương pháp thuyết minh?
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ ( chép các đề 138 )
- 1 HS đọc đề.
?) Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên? Đề nêu lên điều gì?
- Nêu các đối tượng thuyết minh
?) Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?
- Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết...
?) Tại sao em biết đó là các đề văn thuyết minh?
- Không yêu cầu kể chuyện miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh,giải thích.
?) Hãy thử ra một đề văn thuyết minh?
- HS thảo luận -> trình bày 2-3 đề
- GV yêu cầu HS giải thích tại sao đó là đề thuyết minh?
?) Yêu cầu bắt buộc đối với đề văn thuyết minh là gì?
- Nêu đối tượng thuyết minh -> GV chốt -> HS đọc ghi nhớ 1.
HS quan sát đề bài
GV cho đề bài: Chiếc xe đạp.
?) Đề nêu lên đối tượng gì? Yêu cầu gì?
- Đối tượng: Chiếc xe đạp -> thuyết minh.
?) Đề trên khác với đề miêu tả ở chỗ nào?
- Miêu tả: phải miêu tả 1 chiếc xe đạp cụ thể ( của ai, loại xe,đặc điểm của xe...)
- Thuyêt minh: trình bày cấu tạo, tác dụng của xe đạp – 1 phương tiện giao thông.
?) Tìm hiểu đề thuyết minh là tìm hiểu những yêu cầu gì?
- Tìm hiểu đối tượng, tính chất của đề ( yêu cầu đề ).
?) Bài văn trên gồm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
- 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Mở baì: Từ đầu -> nhờ sức người : giới thiệu chiếc xe đạp.
+ Thân bài: Tiếp ->tay cầm : thuyết minh chi tiết về chiếc xe đạp ( cấu tạo, nguyên tắc hoạt động).
+ Kết bài: còn lại: Vai trò của xe đạp trong tương lai và tương lai của người VN.
?) Trong bài, đoạn nào là đoạn giới thiệu:
- Đoạn mở bài.
?) Có thể giới thiệu cách khác được không?
- Được.
?) Để giới thiệu về cấu tạo của chiếc xe đạp thì phải dùng phương pháp gì?
- Phương pháp phân tích, chia sự vật ( xe đạp) thành các bộ phận để giới thiệu.
?) Bài văn đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp như thế nào? Trình tự có hợp lý không?
- Chia làm 3 bộ phận: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở.
Trình bày hợp lý: cấu tạo -> nguyên tắc hoạt động 
-> vai trò của xe đạp.
?) ở phần thân bài, tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
- Phương pháp giải thích, liệt kê - phân tích.
?) Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê có được không?
- Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp.
?) Tác giả giới thiệu các bộ phận của xe đạp như thế nào?
- Bộ phận chính:
+ Hệ thống truyền động: khung, bàn đạp, bánh xe.
+ Hệ thống điều khiển: ghi đông, bộ phanh.
+ Hệ thống chuyên chở : yên, giá đèo hàng..
- Bộ phận phụ: chắn bùn, chắn xích, đèn...
?) Nhận xét về cách làm bài? (phương pháp diễn đạt)
- Phương pháp thuyết minh: phân tích, giải thích,liệt kê.
- Phương pháp diễn đạt: chính xác,dễ hiểu.
?) Qua VD, em hãy nêu cách làm bài thuyết minh?
- Tổng hợp đề: xác định đối tượng,phạm vi tri thức,phương pháp thuyết minh...
- Bố cục: 3 phần
*GV: Đây là nội dung phần ghi nhớ -> 1 HS đọc.
A. Lý thuyết
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
a. VD : các đề (138)
b. Phân tích
c. Nhận xét
- Đối tượng thuyết minh: con người,đồ vật, di tích, con vật, món ăn...
d. Ghi nhớ 1: sgk(140)
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. VD: bài văn “Xe đạp”
b. Phân tích
c. Nhận xét
* Tìm hiểu đề
+ Xác định đối tượng thuyết minh.
+ Xác định tính chất, phạm vi tri thức.
* Bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài.
d. Ghi nhớ 2, 3: sgk(140)
Hoạt động 2
Chia 4 nhóm: Nhóm 1: MB, KB
 Nhóm 2, 3, 4: TB
+ Nhóm 2: Hình dáng, nguyên liệu...
+ Nhóm 3: Tác dụng của nón
+ Nhóm 4: ý nghĩa của nón
-> Đại diện trình bày -> GV chữa
B. Luyện tập 
Bài tập 1, 2 (140)
4. Củng cố
- GV hệ thống hoá kiến thức của bài
- HS hỏi những chỗ chưa hiểu
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập 
- Chuẩn bị bài: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
	 Lập dàn ý cho đề: Thuyết minh về cái phích nước
F. Rút kinh nghiệm 
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 	 Tuần 13, Tiết 52 	Tập làm văn
Chương trình địa phương
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Qua giờ học giúp HS mở rộng hiểu biết về truyền thống văn chương của quê hương Quảng Ninh
- Thái độ :
- Giáo dục ý thức tìm hiểu và tự hào về quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị
- Tập “Chương trình địa phương lớp 8”
- Giáo án: Sưu tầm văn thơ huyện Đông Triều
C. Cách thức tiến hành 
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Trình bày những cảm nhận của em về “Bài toán dân số’?
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
- HS trình bày phần sưu tầm -> GV bổ sung: tập văn thờ “Tiếng chuông Bắc Mã”; “Thơ văn Quảng Ninh”
-> GV nhấn mạnh những tác giả có vai trò quan trọng: Võ Huy Tâm (Tư liệu chương trình địa phương)
+ HS đọc chương XIX của “Vùng mỏ”
+ HS đọc giới thiệu tác giả
+ Phân tích nội dung cơ bản của văn bản
I. Các tác giả địa phương Quảng Ninh
1. Võ Huy Tâm
+ Vùng mỏ (1951)
+ Những người thợ mỏ (1961)
+ Vỉa than lớn (1983)
2. Võ Thanh An : ánh sáng hồi sinh
3. Lê Thế Bân: Dòng nước mới
4. Lý Biên Cương: Vùng than tôi yêu
5. Phạm Hồng Nhật: Nhà máy trong rừng
6. Lê Hương: Đêm mưa ở MK, Đông Triều mùa gặt
7. Trần Nhuận Minh: Tiếng kẻng vỏ bom của ông tôi, Làng ven mỏ
8. Trịnh Công Lộc: Thị trấn nơi tôi ở, Khi cơn bão tan
Hoạt động 2
- HS trình bày những bài thơ, văn hay đã lựa chọn
- Tham khảo thêm tại thư viện nhà trường
- Cho HS bình ý hay, đẹp
- HS viết -> trình bày
II. Những tác phẩm hay
1. Về An Sinh tìm lại dấu ngàn xưa
 Gió cứ thổi trên những đồi hoang dại
 Hoàng hôn tím những trang huyền thoại
 An Sinh ơi ta nhớ đến nao lòng
2. Tập viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về tự nhiên, con người Quảng Ninh
3. Hát một bài về quê hương
4. Củng cố : - Hệ thống kiến thức cở bản cả bài
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc: Vùng mỏ ( Võ Huy Tâm), thơ Trần Đăng Khoa
- Chuẩn bị: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
...............
-------&0&-------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1213.doc