KIỂM TRA VĂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố những kiến thức đã học về văn bản.
- Vận dụng kĩ năng nhận biết về tác giả, tác phẩm, cuộc đời cúng như sự nghiệp của tác giả.
- Có khả năng phân tích những nội dung cơ bản về tác phẩm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1/ Kiến thức:
Thông tin về tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, nội dung cơ bản, đặc sắc nghệ thuật.
Ñeà:
I->TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu1: Văn bản “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào? (0,5đ)
a. Bút kí. b.Tiểu thuyết. c.Truyện ngắn. d.Tùy bút.
Câu2: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào? (0,5đ)
a. Quan hệ giữa các phần của văn bản. b. Nhan đề của văn bản.
c. Các từ ngữ,câu then chốt trong văn bản. d. Cả a,b,c đều đúng.
NS: 10 /10/2010 TUẦN 11 ND: 18/10/2010 TIẾT 41 KIỂM TRA VĂN = a= a = a = a= a= I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố những kiến thức đã học về văn bản. - Vận dụng kĩ năng nhận biết về tác giả, tác phẩm, cuộc đời cúng như sự nghiệp của tác giả. - Có khả năng phân tích những nội dung cơ bản về tác phẩm. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: Thông tin về tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, nội dung cơ bản, đặc sắc nghệ thuật. Ñeà: I->TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau: Câu1: Văn bản “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào? (0,5đ) a. Bút kí. b.Tiểu thuyết. c.Truyện ngắn. d.Tùy bút. Câu2: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào? (0,5đ) a. Quan hệ giữa các phần của văn bản. b. Nhan đề của văn bản. c. Các từ ngữ,câu then chốt trong văn bản. d. Cả a,b,c đều đúng. Câu 3:Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng được trích từ tác phẩm nào?(0,5đ) a.Những ngày thơ ấu. b. Quê mẹ. c. Tắc đèn. d. Thời kì đen tối. Câu 4: Truyện ngắn “Lão Hạc” của tác giả nào sau đây? (0,5đ) a. Ngô Tất Tố. b. Nam Cao. c. Nguyên Hồng. d. Thanh Tịnh. II-> TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của ba văn bản đã học: Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc?(5,5đ) Câu 2: Qua các văn bản “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”; “Tức nước vỡ bờ” em có thể khái quát như thế nào về phẩm chất của người mẹ, người vợ - người phụ nữ Việt Nam?(2,5đ) Đáp án I->TRẮC NGHIỆM: Caâu 1 – c (0,5đ) Caâu 2 – d (0,5đ) Caâu 3 – a (0,5đ) Caâu 4 – b (0,5đ) II-> TỰ LUẬN: Câu 1: * Giống nhau: - Thể loại: Đều là văn bản tự sự hiện đại. (0,5đ) - Thời gian ra đời: Trước cách mạng, trong giai đoạn 1930-1945. (0,5đ) - Đề tài chủ đề: Con người và cuộc sống xã hội đương thời của các tác giả , đi sâu vào miêu tả số phận của những con người cực khổ bị vùi dập. (0,5đ) - Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo(yêu thương, trân trọng tình cảm, những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của con người, tố cáo những gì tàn ác xấu xa. (0,5đ) - Giá trị nghệ thuật: Bút pháp chân thực, hiện thực gần gũi với đời sống, ngôn ngữ rất giản dị, cách kể chuyện và miêu tả, tả người, tả tâm lí rất cụ thể , hấp dẫn. (0,5đ) * Khác nhau: Điền đúng các nội dung như sau đạt 3 điểm. Tùy mức độ mà giáo viên đánh giá cho điểm hợp lí. STT Tên văn bản Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1 Trong lòng mẹ Nỗi đắng cay, tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng khi xa mẹ và được ở trong lòng mẹ. Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Văn hồi kí chân thực, trử tình thiết tha. 2 Tức nước vỡ bờ - Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp và sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. - Xây dựng nhân vật, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động trong thế tương phản với các nhân vật khác. - Miêu tả hiện thực, chân thực, sinh động. 3 Lão Hạc - Số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ trước cách mạng tháng tám. - Phẩm chất cao quý của họ, thái độ trân trọng của tác giả đối với họ. - Khắc họa nhân vật, miêu tả diẫn biến tâm lí nhân vật. - Cách kể chuyện mới mẽ, linh hoạt, ngôn ngữ giãn dị, miêu tả chân thật đậm triết lí trữ tình. Câu 2: Đó là tình cảm thắm thiết sâu nặng đối với chồng con, trong những hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gay cấn nhất, họ không chỉ bộc lộ phẩm chất dịu hiền đảm đang mà cò thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình, chống lại bọn tàn bạo để bảo vệ chồng con.(2,5 điểm). 2/ Kĩ năng: So sánh, đối chiếu rút ra kết luận. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3/ Phát đề. 4/ Nhắc nhỡ, uốn nắn HS nghiêm túc làm bài. 5/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà đọc kĩ lại các văn bản đã học. - Soạn bài: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Ôn tập về ngôi kể trong văn tự sự đã học ở lớp 6 theo các câu hỏi hướng dẫn trang 109 SGK. + Chuẩn bị luyện nói đoạn trích trang 110 SGK. NS: 11 /10/2010 TUẦN 11 ND: 18/10/2010 TIẾT 42 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM = a= a = a = a= a= I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm chắc kiến thức về ngôi kể. - Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện. 2/ Kĩ năng: - Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn câu chuyện phù hợp với câu chuyện được kể. - Lập dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3/ Bài mới: Ở tuần 6,7,8 các em đã tìm hiểu xong kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Đẻ khắc sâu hơn kiến thức về kiểu bài này, tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hành luyện nói. Các em sẽ luyện nói trên hai phương diện sau: - Nội dung nói: Kể một câu chuyện có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Kĩ thuật nói: Sử dụng đúng ngôi kể, nói rõ ràng, diễn tả tốt thái độ tình cảm, ngữ điệu của nhân vật và lời người kể. ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi kể thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi ngôi kể? ? Hãy cho biết việc thay đổi ngôi kể có tác dụng gì? ? Trong văn tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào? ? Hãy nêu yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên I – ÔN TẬP VỀ NGÔI KỂ: 1/ Ngôi kể: - Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xùn tôi, trực tiếp kể những gì mình trải qua, chứng kiến và nói được suy nghĩ, tình cảm của bản thân; - Kể theo ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan; - Việc thay đổi ngôi kể là do mục đích, ý đồ nghệ thuật của người viết, giúp cách kể chuyện phù hợp với cốt truyện. 2/ Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự: Sự kết hợp các yếu tố này tạo nên cách kể sinh động, có cảm xúc. 3/ Yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm: Rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, hấp dẫn. Hoạt động 3: Luyện tập Ø Giáo viên nêu lên một số yêu cầu của tiết luyện nói. Ø Kể lại câu chuyện theo yêu cầu SGK theo ngôi kể thứ nhất cho cả lớp nghe (trong khi kể chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên II- LUYỆN TẬP: * Chọn vị trí kể sao cho có thể nhìn thấy được người nghe; - Chú ý lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên, sử dụng được các yếu tố miêu tả và biểu cảm để kể theo dàn ý đã chuẩn bị; - Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn, phù hợp với nhân vật và diễn biến truyện; - Biết nghe, nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức * Nội dung kể: Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất chạy đến đỡ lấy tay người nhà lí trưởng và van xin: “chau van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho!”, “tha này! Tha này!”. Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! 4/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà học bài. Ôn lại kiến thức về ngôi kể; - Kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét trong nhóm tự học. - Soạn bài: Câu ghép. + Đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi trong các mục I,II trang 111-112 SGK. + Chuẩn bị trước các bài luyện tập 1,2,3,4 trang 113 – 114 SGK. NS: 13 /10/2010 TUẦN 11 ND: 21/10/2010 TIẾT 43 CÂU GHÉP = a = a = a= a= MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép. - Biết sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Đặc điểm của câu ghép. - Cách nối các vế câu ghép. 2/ Kĩ năng: Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần. Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nối các vế của câu ghép theo yêu cầu. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nói giảm nói tránh? Nói giảm nói tránh có tác dụng như thế nào? - Đặt hai câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. 3. Bài mới: ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ? GV treo bảng phụ ghi ngữ liệu 1 theo SGK. Gọi HS đọc. ? Tìm các cụm C-V trong các câu in đậm? ? Phân tích các câu có hai hoặc nhiều cụm C-V? ? Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên theo bảng mẫu SGK. ? Dựa vào các kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép? ? Qua phân tích, hãy cho biết thế nào là câu ghép? ? Tìm theo các câu ghép trong đoạn trích ở mục I? ? Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? ? Dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế trong câu ghép? ? Qua phân tích, hãy cho biết các vế của câu ghép được nối với nhau bằng những cách nào? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø Câu: “Tôi quên thế nào được bầu trời quang đãng.” có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn . Câu: ‘Buổi mai hôm ấycon đường làng dài và hẹp” có một cụm C-V. Câu: Cảnh vật chung quanh tôihôm nay tôi đi học” có nhiều cụm C-V không bao chứa nhau. ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø Câu (1) và (3) là câu ghép. ØCâu (1); Vế 2 và 3 trong câu (7) không dùng từ nối. Câu (3); vế 1v2 trong câu 7 nối với nhau bằng quan hệ từ “vì”. ØHắn vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.( dùng dấu phẩy để nối) ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên I – ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. II – CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU: Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng hai cách: + Dùng từ nối (quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau); + Không dùng từ nối: theo cách này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. Hoạt động 3: Luyện tập ØĐọc bài tập 1,trang 113 SGK ? Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích và cho biết trong mỗi câu ghép các vế được nối với nhau bằng cách nào? Ø Hãy đặt các câu ghép với cặp quan hệ từ đã cho? ? Hãy chuyển các câu ghép vừa đặt ở bài tập 2 thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau: bớt bỏ một QHT hoặc đảo lại trật tự các vế câu. Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên II- LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Câu a: - U van Dần, u lại Dần! (dấu phẩy ) - Dần hãy để chị đi với u, đừng giữu chị nữa (dấu phẩy ) - Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (dấu phẩy ) - Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả dần nữa đấy (dấu phẩy ) Câu b: Cô tôi khóc không ra tiếng. (dấu phẩy ) - Giá những... nát vụn mới thôi (dấu phẩy ) Câu c: Tôi im lặng... đã cai cai ( dấu hai chấm). Câu d: Hắn làm nghề... lương thiện quá (QHT: bởi vì) Bài tập 2: a/ Vì trời mưa to nên đường rất trơn. b/ Nếu Nam chăm học thì bạn ấy sẽ thi đỗ. c/ Tuy nhà xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ. d/ Không chỉ Lan học giỏi mà còn rất khéo tay. Bài tập 3: a/ Trời mưa to nên đường rất trơn. b/ Nam chăm học thì bạn ấy sẽ thi đỗ. c/ Nhà xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ. d/ Lan học giỏi mà còn rất khéo tay. 4/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà học bài. Làm bài tập 4 – 5 trang 114 SGK. - Tìm và phan tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn. - Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. + Đọc các văn bản trang 114-115-116 và trả lời các câu hỏi trang 116-117 SGK để bước đầu làm quen và nắm được đôi nét về vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. + Chuẩn bị trước các bài luyện tập 1,2 trang 117-118 SGK. NS: 14 /10/2010 TUẦN 11 ND: 21/10/2010 TIẾT 44 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH = a = a = a= a= MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được đặc điểm, vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản thuyết minh. - Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh. - Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ,). 2/ Kĩ năng: Nhận biết văn bản thuyết minh; Phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản đã học trước đó. Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. 3. Bài mới:Ở lớp 6,7 các em đã được tìm hiểu về văn tự sự, miêu tả, biểu cảm và kết hợp các kiểu văn bản này. Năm lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu một kiểu bài văn mới nữa đó là văn thuyết minh. Đây là kiểu văn bản thông dụng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Vậy văn bản thuyết minh có đặc điểm chung là gì? Tiết học hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức cần thiết cho kiểu bài này. ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ? GV gọi mỗi HS đọc một văn bản. ? Các văn bản trình bày vấn đề gì? ? Em thường bắt gặp các văn bản như trên ở đâu? Hãy kể một số văn bản cùng loại mà em biết? ? Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự, miêu tả hoặc biểu cảm được không? Vì sao? ? Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? ? Các văn bản trên đã thuyết minh các đối tượng bằng những phương thức nào? ? Qua phân tích, hãy cho biết văn bản thuyết minh là gì? Tác dụng, phạm vi sử dụng, tính chất và ngôn ngữ như thế nào? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø Văn bản a nêu lên lợi ích của cây dừa mà các cây khác không có. Văn bản b giải thích tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh của lá. Văn bản c giới thiệu Huế - trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam. Ø Em thường bắt gặp các văn bản như trên: trong thực tế cuộc sống; trong sách báo. Một số văn bản cùng loại như: thông tin về trái đất năm 2000; cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. ØCác văn bản trên đều không phải vì: - Tự sự phải có sự việc và nhân vật; - Miêu tả phải làm cho ta hình dung được sự vật, con người còn các văn bản này chủ yếu làm cho ta hiểu. - Văn nghị luận phải có luận điểm, ý kiến còn các các bản trên chỉ cung cấp kiến thức. ØTrình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng trình bày một cách khách quan không hư cấu, tưởng tượng: + Cây dừa: than, lá, cùi, + Lá cây: tế bào, ánh sáng,... + Huế: cảnh sắc, các công trình,... Ø Các phương thức: trình bày, giới thiệu, giải thích. ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên I- VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH: - Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống. - Tác dụng: giúp người đọc hiểu về các sự vật, hiện tượng trong đời sống. - Phạm vi sử dụng: thông dụng, phổ biến trong đời sống. - Tính chất: khách quan, chân thực, hữu ích. - Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng. Hoạt động 3: Luyện tập ØĐọc bài tập 1,trang 117 -118 SGK ? Các văn bản trong bài luyện tập 1 có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao? Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trang 118 SGK. ? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000 có tác dụng gì? Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 118 SGK. ? Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có yếu tố thuyết minh không? Vì sao? Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên II- LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Câu a: Là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức lịch sử. Câu b: Là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức về sinh vật. Bài tập 2: Văn bản thông tin về trái đất năm 2000 là văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn nghị luận đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông làm cho vấn đề nghị luận có sức thuyết phục hơn. Bài tập 3: Các văn bản khác cũng phải sử dụng yếu tố thuyết minh vì: Tự sự: giới thiệu sự việc, nhân vật,... Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian,... Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật,... Nghị luận: giới thiệu luận điểm, luận cứ,... 4/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà học bài. Tìm đọc thêm các văn bản thuyết minh khác. - Soạn bài: văn bản: Ôn dịch thuốc lá. + Đọc văn bản chú thích SGK. + Xác định đề tài mà văn bản hướng đến là gì? + Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trang121-122; bài luyện tập 1,2 trang 122 SGK. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... ..........................................................................
Tài liệu đính kèm: