Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

 - Củng cố lại những kiến thức đã học từ các văn bản.

 - Nắm vững về thể loại, tác phẩm tác giả, phương thức biểu đạt, nghệ thuật đặc sắc, nội dung chính của truyện.

 - Biết tích hợp với kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn.

B. CHUẨN BỊ :

 - GV :Họp nhóm chuẩn bị đề, dặn HS ôn tập truyện kí VN.

 - HS : Ôn bài theo dặn dò của GV.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra nền nếp lớp, tránh tài liệu, quay cóp.

 3. Bài mới.

 a/ Giới thiệu

 b/ Tổ chức hoạt động

 A.HOẠT ĐỘNG 1 : Đề và yêu cầu của đề

 1/ Đề

 Giáo viên phát đề (đề A, đề B)

 2/ Yêu cầu của đề

 Mỗi đề gồm 2 phần (Trắc nghiệm và tự luận)

 Phần trắc nghiệm ( điểm )

 Phần tự luận ( điểm )

 

doc 8 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11
Tiết 41 : Kiểm tra Văn
Tiết 42 : Luyện nói : Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Tiết 43 : Câu ghép
Tiết 44 : Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Ngày soạn 15 / 10 /08
Tiết 41 – Văn học KIỂM TRA VĂN HỌC 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Củng cố lại những kiến thức đã học từ các văn bản.
 - Nắm vững về thể loại, tác phẩm tác giả, phương thức biểu đạt, nghệ thuật đặc sắc, nội dung chính của truyện.
 - Biết tích hợp với kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV :Họp nhóm chuẩn bị đề, dặn HS ôn tập truyện kí VN.
 - HS : Ôn bài theo dặn dò của GV.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra nền nếp lớp, tránh tài liệu, quay cóp. 
 3. Bài mới.
 a/ Giới thiệu 
 b/ Tổ chức hoạt động
 A.HOẠT ĐỘNG 1 : Đề và yêu cầu của đề
 1/ Đề
 Giáo viên phát đề (đề A, đề B)
 2/ Yêu cầu của đề
 Mỗi đề gồm 2 phần (Trắc nghiệm và tự luận)
 Phần trắc nghiệm ( điểm )
 Phần tự luận ( điểm )
 B. HOẠT ĐỘNG 2 : HS làm bài. 
 4. Giáo viên thu bài
 4. Dặn dò : Chuẩn bị bài mới : Thực hiện phần hướng dẫn luyện nói ở SGK hoặc viết một đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm, ngôi kể tự chọn để nói ở lớp.
 ****************************************
Ngày soạn : / /
Tiết 42 LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP 
 VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 Giúp học sinh biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu truyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Hướng dẫn H chuẩn bị bài nói.
 - HS : Chuẩn bị bài nói ở nhà, xem lại ngôi kể đã học ở lớp 6.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Nêu yêu cầu của tiết luyện nói.
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của tiết luyện nói.
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
A.HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập về ngôi kể.
-Cho HS ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự ở SGK Văn 6 tập 1 về kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba. Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
-Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay đoạn trích văn tự sự đã học.
-Tại sao, người ta phải thay đổi ngôi kể ?
B.HOẠT ĐỘNG 2:
 Luyện nói kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-Cho HS đọc lại đoạn văn kể việc chị Dậu đã đánh lại người nhà lý trưởng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ ở SGK 
-Lưu ý cho HS theo dõi việc kể chuyện đan xen với các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn. 
-Gọi HS tập nói kết hợp các yếu tố điệu bộ cử chỉ kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất
-Cho lớp nhận xét, chữa lỗi bổ sung. 
 I.HS xem trước ở nhà :
 +Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng Tôi trong câu chuyện, người kể có thể trực tiếp nói ra những điều nghe, thấy, suy nghĩ, tình cảm của chính mình
 +Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu tên mình gọi tên nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể có thể kể một cách linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật
 +Tuỳ theo cốt truyện, những tình huống truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể. 
 +Thay đổi ngôi kể để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động phong phú khi miêu tả sự vật sự việc và con người.
II. Luyện nói :
-Thay đổi xưng hô, dẫn thoại, chuyển lời thoại thành lời kể, chi tiết miêu tả, lỗi biểu cảm.
-Vd : từ xưng hô là tôi, lời thoại trực tiếp thành lời kể gián tiếp, chi tiết miêu tả và biểu cảm sát hợp với ngôi thứ nhất.
 - 2 HS lần lượt trình bày.
-Kể câu chuyện kết hợp động tác cử chỉ nét mặt để miêu tả và thể hiện tình cảm.
-Nhận xét.
 I. Ôn tập ngôi kể
 a/ Ngôi thứ nhất
 b/ Ngôi thứ ba
 c/ Chuyển ngôi kể
II. LUYỆN NÓI :
C.HOẠT ĐỘNG 3 :
 4. Củng cố : - Nhận xét chung về tiết luyện nói.
 - Rút kinh nghiệm.
 5. Dặn dò : Chọn một đoạn trích kể theo ngôi thứ nhất để kể lại theo ngôi thứ ba 
 Chuẩn bị bài mới “Câu ghép”
 ****************************************
Ngày soạn : 16/10/08
Tiết 43 - Tiếng Việt CÂU GHÉP 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Nắm được đặc điểm của câu ghép.
 - Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra : - Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ?
 - Nêu tác dụng của nói giảm, nói tránh?
 3. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép
-Cho HS đọc đoạn trích từ văn bản “Tôi đi học”
-Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm ?
-Chỉ ra câu có một cụm C-V ?
-Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm 
C-V ?
-Cho HS kẻ bảng như SGK vào vở.
-Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu.
-Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép ?
-Vậy theo em thế nào là câu ghép ?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu cách nối các về của câu ghép
-Cho HS đọc lại đoạn trích phần 1.
-Cho HS tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích trên.
-Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
-Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới em hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép ?
-Theo em có mấy cách nối vế câu trong câu ghép?
 -Chỉ ra các vế câu trong câu ghép trong đoạn trích nối bằng một quan hệ từ ? Câu ghép có vế câu nối bằng một cặp quan hệ từ, các từ nối bằng cặp phó từ, đại từ hay từ đi đôi với nhau thành cặp hô ứng ?
-Cho HS tìm thêm ví dụ.
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép.
-Đọc đoạn trích từ văn bản “Tôi đi học”
-Tìm C-V :
 +Câu có 1 cụm C-V : ”...mẹ tôi âu yếm dắt ...dài và hẹp.”
 +Câu có nhiều cụm C-V không bao chứa nhau : “Con đường này...thấy lạ”.
(có 3 cụm C-V, cụm C-V thứ ba giải thích nghĩa cho cụm C-V thứ hai)
 +Câu có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn : “Tôi quên thế nào được...bầu trời quang đãng” (có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở
Kiểu cấu tạo câu :
 + Câu có một cụm chủ - vị.
 + Câu có 2 cụm chủ vị hoặc nhiều cụm chủ - vị, cụm chủ - vị nhỏ nằm trong cụm chủ - vị lớn ( câu có cụm chủ vị làm thành phần ) 
 + Các cụm chủ vị không bao chứa nhau. 
-Trả lời .
-Đọc ghi nhớ.
II. Tìm hiểu cách nối các về của câu ghép.
-Đọc lại đoạn trích
-Tìm các câu ghép :
 + Hằng năm, cứ vào cuối thu...
 + Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ ...
 (Câu đơn có cụm C_V nằm trong thành phần trạng ngữ)
 Câu 3,6 : Vì, nhưng
 Câu 7 (vế 1, vế 2) : vì
 Câu 1, câu 7 (vế 3) không dùng từ nối
- Có 2 cách nối các vế câu : 
 + Dùng những từ có tác dụng nối
 + Không dùng từ nối
- Đọc ghi nhớ.
I. BÀI HỌC :
 1. Đặc điểm của câu ghép.
2 Cách nối các vế câu trong câu ghép.
 a/ Dùng từ có tác dụng nối
 b/ Không dùng từ nối
*Ghi nhớ /SGK
III.LUYỆN TẬP
C.HOẠT ĐỘNG 3 : luyện tập 
 1/ Tìm câu ghép
 Cách nối các vế câu
 a/ U van Dần, u lạy Dần (dấu câu)
 Chị con có đi, u mới có tiền (dấu câu)
 Sáng ngày người ta ... (dấu câu)
 Nếu Dần không buông ... (dấu câu)
 b/ Cô tôi chưa dứt câu ... ( dấu câu)
 Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi ... ( dấu câu)
 c/ Tôi im lặng ... ( dấu câu)
 d/ Hắn làm nghề ăn trộm ... (dùng từ)
 2/ Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ cho sẵn 
 D.HOẠT ĐỘNG 4 :
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ 
 5. Dặn dò : Học bài
 Làm bài tập 2 SGK 
 Chuẩn bị bài mới “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”
 ****************************************
Ngày soạn : 4-11-2006
Tiết 44 - Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ
 VĂN BẢN THUYẾT MINH 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp học sinh hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, SGK, SGV. 
 - HS : Xem trước các văn bản thuyết minh trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra : Nêu dàn ý bài văn tự sự ?
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu văn bản thuyết minh trong đời sống con người
-Cho HS đọc văn bản a, b, c ở SGK 
-Theo em, mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì ?
-Văn bản “Cây dừa Bình Định” trình bày giới thiệu, giải thích vấn đề gì?
-Văn bản 2 giới thiệu vấn đề gì ?
-Văn bản “Huế” trình bày, giới thiệu, giải thích điểu gì ?
-Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu ?
-Kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết ?
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Phân biệt với kiểu văn bản đã học để hiểu tính chất chung đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
 *Bước 1 : Gợi ý cho HS thảo luận để phân biệt :
-Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận không ? Tại sao ?
* Bước 2 : Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
-Các văn bản trên có chung những đặc điểm nào để chúng trở thành một kiểu riêng?
-Theo em, văn bản thuyết minh có nhiệm vụ gì ?
à Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt kiểu văn bản này với kiểu văn bản khác.
 Đã là tri thức thì người viết không thể hư cấu, bịa đặt tưởng tượng hay suy luận ra mà làm được.
-Theo em, văn thuyết minh có tính chất gì ?
-Từ các phần phân tích trên em hiểu thế nào về văn bản thuyết minh?
 -Tri thức trong văn bản thuyết minh ?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ .
I. Tìm hiểu văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
-Đọc 3 văn bản.
-văn bản 1:Trình bày lợi ích của cây dừa, lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có..
-Văn bản 2 : Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh
-Văn bản 3 : Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN với nhũng đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
-Nhãn hiệu hàng hoá, giới thiệu danh lam thắng cảnh, tiểu sử nhà văn nhà thơ, giới thiệu tác phẩm...
II. Phân biệt với kiểu văn bản đã học để hiểu tính chất chung đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
-Thảo luận và trả lời theo nhóm.
-Không. Vì :
 +Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến nhân vật. 
+Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật con người.
+Văn bản nghị luận trình bày ý kiến luận điểm.
-Văn bản thuyết minh có đặc điểm chung là trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng.
-Văn bản thuyết minh ở đây chủ yếu là làm cho người ta có kiến thức, hiểu về đối tượng được thuyết minh.
 +Cây dừa có lá, thân, cùi, sọ... đều có ích cho con người.
 +Lá cây có chất diệp lục nên có màu xanh lục.
 +Huế là thành phố lớn có nhiểu công trình văn hoá nghệ thuật nổi tiếng nên trở thành trung tâm văn hoá của nước ta.
-VBTM có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn đầy đủ. Tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học.
-Trả lời .
-Đọc ghi nhớ.
I. BÀI HỌC :
1. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
 a/ Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
 b/ Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
*Ghi nhớ /SGK
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập.
Hướng dẫn HS làm các BT 1,2 3/SGK.
II. Luyện tập.
1/ Văn bản a cung cấp kiến thức lịch sử 
 Văn bản b cung cấp kiến thức khoa học sinh vật
 2/ “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” thuộc văn bản nhật dụng. Đó là một bài văn nghị luận, đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ny lông làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao.
 Sử dụng tốt yếu tố thuyết minh trong văn nghị luận.
3/ Các văn bản như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả vẫn cần yếu tố thuyết minh
II. LUYỆN TẬP.
* BT 1
* BT 2
* BT 3
D.HOẠT ĐỘNG 4 :
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
 5. Dặn dò : Học thuộc bài 
 Xem lại các bài tập. 
 Chuẩn bị bài mới “Ôn dịch thuốc lá”

Tài liệu đính kèm:

  • doc11.doc