Tuần 11
Tiết 42 LUYỆN NÓI:
KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ - BIỂU CẢM
Ngày soạn Ngày dạy
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Giúp HS ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6
2.Kỹ năng:
Rèn kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm trước tập thể lớp
3.Thái độ:
Có ý thức nói năng lưu loát trước mọi người
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Đề bài,dàn ý
2.Học sinh: Ôn lại kiến thức ngữ văn 6
III.Các hoạt động trên lớp
Tuần 11 Tiết 42 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ - BIỂU CẢM Ngày soạn Ngày dạy I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Giúp HS ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm trước tập thể lớp 3.Thái độ: Có ý thức nói năng lưu loát trước mọi người II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Đề bài,dàn ý 2.Học sinh: Ôn lại kiến thức ngữ văn 6 III.Các hoạt động trên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1.Ổn định lớp 2.KTBC: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS 3.Bài mới: Nêu yêu cầu mục đích của tiết luyện nói Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập -Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào?Như thế nào là kể theo ngôi thứ 3? Tác dụng của mỗi loại ngôi kể? -Lấy VD về cách kể chuyện theo ngôi thứ ba ở vài VB đã học? -Tại sao lại phải thay đổi ngôi kể? Hoạt động 2: Luyện nói -Yêu cầu HS theo dõi đoạn trích SGK trang 110 -Xđ sự việc,nhân vật chính trong đoạn văn -Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn? -Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác dụng? - Cho HS luyện nói đoạn trích - Nhận xét - Cho HS thảo luận nhóm lập dàn ý -Sửa chữa 4.Củng cố: Qua tiết luyện nói em rút ra điều gì? 5.Hướng dẫn về nhà: -Tập nói nội dung còn lại -Xem bài: Tìm.thuyết minh + Đọc 3 VB trong SGK + Nêu đặc điểm chung của 3 VB ` -Người kể xưng tôi,người kể là người trong cuộc, tham gia vào các sự việc(I) -Người kể giấu mình đi ,gọi tên các nhân vật ,người kể là người chứng kiến các sự việc và kể lại (III) -Ngôi I: Tôi đi học, lão Hạc, những ngày thơ ấu -Ngôi III: Tắt đèn, cô bé bán diêm ,chiếc lá cuối cùng -Thay đổi điểm nhìn đối với sự vật và nhân vật -Thay đổi thái độ miêu tả và biểu cảm -Theo dõi SGK trang 10 -Cuộc đối đầu giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà lý trưởng -Nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ,người nhà lý trưởng -Cháu van ông, chồng tôi đau ốm, màyxem -Xám mặt , sức loẻo khoẻo,người đàn bà lực điền, ngã chỏng quèo,nham nhảm thét..→Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù -Đóng vai chị Dậu trong đoạn trích và trình bày miệng - Theo dõi - Lập dàn ý theo nhóm -Theo dõi I.Ôn tập 1.Ngôi kể -Ngôi I: Xưng tôi -Ngôi III: Gọi tên nhân vật 2.Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể: -Thay đổi điểm nhìn -Thay đổi thái độ II.Luyện nói 1.Sắm vai chị Dậu 2.Hãy kể kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi -MB: + Giới thiệu người bạn +Kỷ niệm khiến em xúc động -TB: Kể về kỷ niệm xúc động +Xảy ra ở đâu?Lúc nào? Với ai? +Xảy ra như thế nào? +Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? -KB: Suy nghĩ về kỷ niệm đó IV.Rút kinh nghiệm: Tuần 11 Tiết 43 CÂU GHÉP Ngày soạn Ngày dạy I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức -Nắm được đặc điểm của câu ghép -Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích câu II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bảng phụ ,bài tập nhanh 2.Học sinh: Ôn kiến thức câu ghép III.Các hoạt động trên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1.Ổn định lớp 2.KTBC: -Thế nào là nói giảm ,nói tránh? Cho vd? -Nhận xét, cho điểm 3.Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép -Gọi học sinh đọc đoạn trích mục I.SGK -Tìm các cụm C_V trong những câu in đậm? -Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C_V? -Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu trong SGK? -Dựa vào kiến thức đã học cho biết câu nào trong các câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép? -Vậy thế nào là câu ghép? Cho ví dụ? -Gọi học sinh đọc ghi nhớ. -Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I? Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nối các vế trong câu ghép -Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? -Tìm thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép? -Vậy có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? Cho ví dụ? -Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK? Hoạt động 3 :Hướng dẫn học sinh làm các bài tập luyện tập. - Hướng dẫn HS làm: + Tìm cụm C-V +Tìm từ nối, dấu nối - Gọi HS trình bày - Nhận xét , cho điểm - Gọi 4 HS đặt câu - Sửa chữa , cho điểm - Làm mẫu - Yêu cầu một vài HS làm - Nhận xét 4.Củng cố : -Câu ghép là gì? Cho VD? - Cách nối các vế trong câu ghép? 5.Hướng dẫn về nhà: - Làm BT5 - Đọc bài: Câu ghép + Xác định ý nghĩa của các vế câu ghép vừa học? + Tìm câu ghép có ý nghĩa tương tự? - Học sinh đọc - Học sinh thảo luận, trả lời. - Câu đơn: Buổi mai dài và hẹp. - Câu ghép: Cảnh vật tôi đi học. - Học sinh trả lời. -Đọc ghi nhớ -Học sinh trả lời: câu 1, 3 “Hằng năm tựu trường”, “những ý tưởng nhớ hết”. - Các vế câu trong câu 3, 6 nối bằng quan hệ từ vì, nhưng. - Vế 1 và 2 trong câu 7 bằng quan hệ từ vì. Câu 1 và vế 2, 3 trong câu 7 không dùng từ nối. - Vì nên; tuy nhưng. - 2 cách -Đọc - Làm theo sự hướng dẫn của GV - Trình bày - Theo dõi - Đặt câu - Theo dõi - Theo dõi - Làm bài - Theo dõi I.Đặc điểm cuả câu ghép: Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C_V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C_V này được gọi là một vế câu. Ví dụ: Trời mưa, nước tràn bờ ao. II .Cách nối các vế câu: Ví dụ: Vì gió thổi nên mây bay. III.Luyện tập: Bài 1:Tìm câu ghép và nêu cách nối các vế câu: a.U van dần, u lạy dần! -> nối bằng dấu phẩp. -Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. à nối bằng dấu phẩp -Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! à nối bằng dấu phẩp -Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. à nối bằng dấu phẩp -Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy à nối bằng dấu phẩp. b. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Nối bằng hai dấu chấm. Bài 2:Đặt câu ghép -Vì trời mưa to nên tôi không đi lao động. -Nếu tôi đi nhanh thì tôi đã gặp được cô ấy. -Tuy gia đình khó khăn nhưng tôi vẫn tiếp tục đi học. -Không những Lan giỏi học toán mà còn giỏi văn nữa. Bài 3: Chuyển câu ghép -Trời mưa to nên tôi không đi lao động. -Tôi không đi lao động vì trời mưa to. -Gia đình khó khăn nhưng tôi vẫn tiếp tục đi học -Tôi vẫn tiếp tục đi học tuy gia đình khó khăn. Bài 4: -Tôi chưa đến nó đã đi. -Bạn làm sao mình làm vậy. -Tôi càng la rầy nó càng hư hỏng IV.Rút kinh nghiệm: Tuần 11 Tiết 44 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn Ngày dạy I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức HS hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của VB thuyết minh trong đời sống con người 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết và phân tích VB thuyết minh II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Sưu tầm giấy tờ thuyết minh 2.Học sinh: So sánh thuyết minh với các thể loại VB khác đã học III.Các hoạt động trên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1.Ổn định lớp 2.KTBC 3.Bài mới Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của thuyết minh - Gọi HS đọc 3 VB trong SGK - Mỗi VB trên trình bày , giới thiệu ,giải thích điều gì? -Trong thực tế khi nào ta dùng các loại VB đó? - Kể thêm một số loại VB khác cùng loại mà em đã học? *KL: Đây là VB thuyết minh - Vậy thế nào là VB thuyết minh? - Gọi HS đọc mục 2 SGK - Chia nhóm HS, yêu cầu thảo luận các nội dung: +Các VB trên có thể xem là VB tự sự, miêu tả. nghị luận,biểu cảm được ko? Tại sao? +Các VB trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? + Các VB trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? + Ngôn ngữ các VB đó có đặc điểm gì? - Gọi nhóm trình bày - Chốt ý và giải thích: + Tri thức: Là ko hư cấu , bịa đặt, tưởng tượng, suy luận + Khách quan: Phù hợp với thực tế và ko bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình - Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập - Yêu cầu HS đọc thầm bài tập -Các VB có phải là VB thuyết minh ko? Vì sao? - Nhận xét - “Thông tin .2000” thuộc loại VB nào? - Kiểu trình bày VB? - Phần nội dung thuyết minh trong VB có tác dụng gì? - Các VB khác có cần sử dụng yếu tố thuyết minh ko? 4.Củng cố Vì sao nói VB thuyết minh là VB thông dụng? 5.Hướng dẫn về nhà: Xem bài: Phương pháp thuyết minh +Xem lại các VB đã học tiết 42 + Các VB đã sử dụng các loại tri thức nào? - Đọc SGK trang 114 - 116 - Lợi ích của cây dừa - Tác dụng của diệp lục - Đặc điểm tiêu biểu của Huế - Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng - Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Nghe - Là trình bày , giới thiệu đặc điểm, tính chất của các sự vật ,hiện tượng trong tự nhiên và trong XH - Đọc SGK trang 116-117 - Thảo luận nhóm - Tự sự ( có SV , diễn biến) - Miêu tả ( tả cụ thể) - Nghị luận ( lý lẽ, suy luận ) - Trình bày tri thức một cách khách quan về SV - Trình bày , giới thiệu - Chuẩn xác , rõ ràng - Cử đại diện trình bày - Theo dõi - Đọc ghi nhớ SGK trang 117 - Đọc bài bằng mắt - Trả lời - Nghe -VB nhật dụng - Nghị luận + thuyết minh - Đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường→Thuyết minh nói rõ tác hại của bao bì ni lông - Vì phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống I. Vai trò và đặc điểm chung của VB thuyết minh: 1. VB thuyết minh trong đời sống con người: a. Cây dừa Bình Định: Trình bày lợi ích của cây dừa b.Tại sao lá cây có máu xanh lục: Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm lá có màu xanh c.Huế: Giới thiệu Huế là trung tâm nghệ thuật lớn của VN với những đặc điểm tiêu biểu riêng →Đây là VB thuyết minh 2.Đặc điểm chung của VB thuết minh: Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật , hiện tượng *Ghi nhớ: SGK /117 II.Luyện tập: Bài 1: -Hai văn bản :Khởi nghĩa nông dân Văn Vân và con giun đất là văn bản thuyết minh vì: -Văn bản a cung cấp kiến thức kiến thức lịch sử. -Văn bản b cung cấp kiến thức sinh vật. Bài 2: Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là bài văn nghị luận, đề xuất 1 hành động tích cực bảo vệ môi trường, nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao. Bài 3: -Các văn bản khác cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh vì: -Tự sự: Giới thiệu sự việc, nhân vật. -Miêu tả: Giới thiệu cảnh vật, con người, thời – không gian -Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là người hay sự vật -Nghị luận: Giới thiệu luận điểm, luận cứ IV.Rút kinh nghiệm: Tuần 12 Tiết 45 ÔN DỊCH , THUỐC LÁ Ngày soạn ( Nguyễn Khắc Viện) Ngày dạy I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức - Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng - Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong VB 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích một VB nhật dụng thuyết minh về một vấn đề KH- XH 3.Thái độ: HS có ý thức bài trừ và ko sử dụng thuốc lá II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bảng phụ 2.Học sinh: Tìm hiểu tình hình hút thuốc ở địa phương III.Các hoạt động trên lớp Hoạt động c ... hà nho yêu nước , nhà CM lớn của nước ta đầu TK XX. - Thuyết trình Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc Hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản. Gọi học sinh đọc văn bản? - Nhận xét học sinh đọc - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ ở chú thích Nêu đặc điểm hình thức (thuyết minh) của thể thất ngôn bát cú từ bài thơ này? Nhân vật trữ tình của bài thơ? Người đập đá ở đây liên quan như thế nào đến tác giả bài thơ này? Xác định bố cục bài thơ? Nội dung của mỗi phần? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Ấn tượng chung về giọng điệu đặc sắc của bài thơ là gì? Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung Gọi học sinh đọc lại 4 câu thơ đầu? Câu thơ đầu bối cảnh không gian của công việc đập đá là gì? Đập đá có thể là việc bình thường nhưng việc đập đá ở Côn Lôn có bình thường không? Vì sao? Em hiểu, “làm trai” ở đây có nghĩa là gì? Từ tư thế đứng, tư cách “làm trai” đã bộc lộ phẩm chất nào của người yêu nước Phan Châu Trinh? Tác giả sử dụng loại từ gì trong 2 câu thơ đầu? tác dụng? Trong 2 câu thơ 3, 4, tác giả sử dụng phương thức nào để gợi lên việc đập đá? Công việc đập đá được miêu tả như thế nào? Tại sao tác giả không dùng từ: “cầm búa”, “giơ tay” mà lại dùng: “xách búa”, “ra tay”? Nhận xét nghệ thuật 2 câu thơ? Tác dụng gì? Tính chất thực của công việc đập đá là gì? Nhưng nó còn có ý nghĩa khác, đó là gì? Nhận xét giọng điệu, nghệ thuật 4 câu thơ đầu? Vậy qua đó, vẻ đẹp nào của người tù yêu nước được bộc lộ? Gọi học sinh đọc 4 câu thơ cuối? Em hiểu gì về những từ “tháng ngày, mưa nắng”? “Thân sành sỏi, dạ sắt son” thể hiện điều gì? Nhận xét nghệ thuật câu 5, 6? Qua đó, toát lên phẩm chất cao quý nào của người tù yêu nước? Hai câu thơ cuối nói về việc gì? Tự mình cho là “kẻ vá trời lỡ bước” cho thấy Phan Châu Trinh nghĩ gì về bản thân? Từ đó, phẩm chất tinh thần cao quý nào của người tù được bộc lộ? Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nổi bật nào của người tù yêu nước? Nghệ thuật của bài thơ? Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết - Chia nhóm thảo luận - Nêu những nét chung về nội dung và hình thức nghệ thuật của 2 BT “ Vào nhà ngục QĐ cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”? - Gọi nhóm trình bày - Chốt ý - Gọi HS đọc ghi nhớ 4.Củng cố: Qua 2 BT em cảm nhận như thế nào về hình ảnh những nhà CM nước ta đầu thế kỷ XX? 5.Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc BT - Soạn bài: “ Muốn làm thằng Cuội” + Sưu tầm thơ Tản Đà + Soạn câu hỏi SGK - Đọc SGK/ 149 - Trình bày - Nghe -Nghe - Nghe - Học sinh đọc văn bản. - Học sinh nghe, rút kinh nghiệm. - Xem SGK - Học sinh trình bày. - Chính là Phan Châu Trinh. - Người đập đá xưng: làm trai và kẻ vá trời. - 4 câu đầu, 4 câu cuối. - Biểu cảm, tự sự là yếu tố tham gia. - Hùng tráng, khỏe khoắn. - Học sinh đọc. - Giữa đất Côn Lôn. - Không, vì đây là công việc khổ sai, buộc tù nhân phải làm. - Khí phách hiên ngang - Không sợ gian nguy. - Từ láy. - Miêu tả. - Dùng tay cầm búa đập đá thành hòn đống. - Nhằm hợp với tư thế hiên ngang, sừng sững, mạnh mẽ. - Nói quá – khoa trương, làm nổi bật sức mạnh con người. - Biến việc đập đá thành việc chinh phục thiên nhiên. - Hiên ngang, ngạo nghễ. - Học sinh đọc. - Điều kiện để tôi luyện ý chí. - Bất chấp gian khổ, không đổi chí. - Phép đổi. - Bất khuất trước gian nguy, trung thành lý tưởng. - Tự hào, kiêu hãnh, xem thường việc tù đày. - Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước - Hiên ngang, trung thành với lý tưởng. - HS thảo luận - Đại diện trình bày - Nghe I.Tác giả-Tác phẩm 1.Tác giả SGK 2.Tác phẩm BT viết bằng chữ Nôm trong lúc PCT bị đày ở đảo khi ông cùng các bản tù khác bị bắt lao động khổ sai II.Đọc-–Chú thích- Bố cục III.Tìm hiểu nội dung 1.Bốn câu thơ đầu: công việc đập đá - Làm trai đứng giữa. - Lừng lẫy. - Xách, đánh tan. - Ra tay, đập bể. à Giọng thơ hùng tráng sôi nổi, dùng động từ mạnh, phép đối, nói quá; è Khí phách hiên ngang, ngạo nghễ, oai phong, lẫm liệt đã biến công việc cưỡng bức thành công việc chinh phục thiên nhiên: Tượng đài uy nghi về người anh hùng 2.Bốn câu thơ cuối: cảm nghĩ về việc đập đá: - Tháng ngày, mưa nắng. - Thân sành sỏi. - Dạ sắt son. - Kẻ vá trời. - Gian nan chi kể. à Giọng thơ bộc bạch, phép đối, từ láy. è Không chịu khuất phục hoàn cảnh; luôn giữ vững niềm tin, ý chí chiến đấu sắt son IV.Tổng kết: * Ghi nhớ : SGK/ 150 IV.Rút kinh nghiệm: Tuần 15 Tiết ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU Ngày soạn Ngày dạy I.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về dấu câu đã học từ lớp 6 →lớp 9 2.Kỹ năng Rèn kỹ năng sử dụng và sửa lỗi về dấu câu II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bảng hệ thống hoá kiến thức 2.Học sinh: Xem lại các dấu câu đã học từ lớp 6 →lớp 9 III.Các hoạt động trên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1.Ổn định lớp 2.KTBC: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?Lấy VD? 3.Bài mới Hoạt động 1: Tổng kết về dấu câu Yêu cầu học sinh thảo luận lại nội dung mục I SGK? Gọi học sinh đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận? Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn chỉnh nội dung về dấu câu. Gọi học sinh cho ví dụ về các dấu câu trên? Hoạt động 2: Chữa các lỗi thường gặp về dấu câu Gọi học sinh đọc ví dụ 1 mục II? Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở đó? Gọi học sinh đọc ví dụ 2 mục II? Dùng dấu chấm sau từ “này” đúng hay sai? Vì sao? Nên dùng dấu gì? Gọi học sinh đọc ví dụ 3 mục II? Câu này thiếu dấu gì?. Đặt dấu đó vào chỗ thích hợp? Gọi học sinh đọc ví dụ 4? Các dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm ở cuối câu 1 và 2 đúng chưa? Vì sao? Nên dùng dấu gì? - Vậy viết cần tránh các lỗi nào về dấu câu? Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập - Treo bảng phụ ghi đoạn văn SGK - Gọi HS điền dấu câu - Nhận xét ,cho điểm - Gọi HS đọc - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm - Nhận xét - Nêu chủ đề: Học tập - Yêu cầu HS viết sử dụng các dấu câu vừa học - Sửa chữa 4.Củng cố: Theo em ngoài những công dụng trên dấu câu còn có công dụng nào khác? 5.Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài “ ôn tập” + Xem lý thuyết + Kẻ sơ đồ ( SGK/ 157) vào vở Học sinh thảo luận. - Học sinh trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh cho ví dụ. - -Học sinh đọc. - Sau từ “xúc động” thiếu dấu chấm. - Học sinh đọc. - Sai. Vì câu chưa kết thúc. Dùng dấu phẩy. - Học sinh đọc. - Dấu phẩy. - Học sinh đọc. - Sai, câu 1 dùng dấu chấm, câu 2 dấu chấm hỏi - Theo dõi - Điền dấu câu - Theo dõi - Đọc - Trình bày bảng - Nghe - Nghe - Viết đoạn văn - Theo dõi 1.Ôn luyện về dấu câu: - Dấu chấm: kết thúc câu trần thuật. - Dấu hỏi: kết thúc câu nghi vấn. - Dấu chấm than: cầu khiến, câu cảm thán. - Dấu phẩy: tách thành phần, bộ phận câu. - Dấu chấm lửng: - Dấu chấm phẩy: - Dấu gạch ngang: - Dâu gạch nối: - Dấu ngoặc đơn: - Dấu hai chấm: - Dấu ngoặc kép: 2 Các lỗi thường gặp về dấu câu: a.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc b.Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc c.Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết d.Lẫn lộn công dụng của các dấu câu II – Luyện tập: Bài 1: Điền dấu câu Lần lượt dùng các dấu câu sau vào chỗ dấu ngoặc đơn: (,), (.), (.), (,), (:), (-), (!), (!), (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (,), (.), (,), (:), (-), (?), (?), ?), (.) Bài 2: Thay dấu câu a. mới về ? Mẹ dặn là anh chiều nay. b. sản xuất, có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” c. năm tháng, nhưng Bài 3: Viết đoạn văn IV.Rút kinh nghiệm: ..v Tuần 15 Tiết KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ngày soạn Ngày thực hiện I.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay 2.Kỹ năng Rèn kỹ năng sử dụng tiếng việt khi viết II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên : Đề KT 2.Học sinh: Ôn bài III.Các hoạt động trên lớp Đề 1: I.Trắc nghiệm: ( 4đ) 1) Nối cột A với cột B sao cho phù hợp Cột A Cột B 1.Dấu chấm 2. Dấu ngoặc đơn 3.Dấu chấm hỏi 4.Dấu chấm phẩy a.Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp b.Dùng để kết thúc câu trần thuật c. Dùng để kết thúc câu nghi vấn d.Dùng để đánh dấu phần chú thích 2) Thế nào là trường từ vựng? A.Là tập hợp những từ có nhiều nghĩa B.Là tập hợp những từ đồng âm khác nghĩa C.Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa D.Cả A,B,C đều đúng 3) Từ “ toá” trong câu sau là từ gì? “ Mồ hôi vẫn thi nhau toá ra dán chặt quần áo vào da thịt” A.Từ tượng thanh B.Từ tượng hình C.trợ từ D.Thán từ 4) Trong các từ sau,từ nào là từ toàn dân? A.U B. Bầm C.Mẹ D.Mạ 5) Tác giả của đoạn trích “ Cô bé bán diêm” là ai? A.An – đec-xen B.Xec-Van-Tec C.OHen-ri D.Ai-ma-tốp 6) Dấu ngoặc kép dùng để: II.Tự luận: ( 6 điểm) Viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) trong đó có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng “ hoạt động của người” và 3 dấu câu đã học? Đề 2 I.Trắc nghiệm: ( 4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Buổi chiều ở biển thật đẹp,ngay cả Bình, một người nổi tiếng lầm lì cũng phải xuýt xoa: “ Ôi,thật tuyệt!”.mặt trời đỏ sậm nhoè dần, mặt biển thì dường như rộng mãi ra và càng trở nên huyền bí .Chao ôi, tiếng sóng biển ì ầm hoà trong tiếng gió nghe cứ mơ hồ văng vẳng.Bình hỏi tôi: “ Này, hình như cậu cũng yêu biển lắm phải không?”.Tôi khẽ gật đầu: “ Ai mà dửng dưng với biển được kia chứ?” Từ “ lầm lì” là từ ? A.Từ tượng thanh B. Từ tượng hình C.Trợ từ D.Thán từ 2)Từ nào là tình thái từ? A.Ngay cả B.Này C.Ôi D.Chứ 3)Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên có tác dụng gì? A.Đánh dấu câu nói được dẫn thực tiếp B.Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu tên tập san D.cả A,B,C đều sai 4) Có bao nhiêu thán từ trong đoạn văn trên? A.2 B.3 C.4 D.5 5) Tác giả bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là ai? A.Phan Châu Trinh B.Hồ Chí Minh C.Nguyễn Trãi D.Phan Bội Châu 6) Đối tượng của đề văn thuyết minh là? A.Con người ,con vật , món ăn B. Món ăn, di tích,đồ vật C.Đồ vật ,con người .con vật D. Cả A, B, C đều đúng 7) Dấu hai chấm dùng để: . II.Tự luận: ( 6 điểm) Viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) trong đó có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng “ hoạt động của người” và 3 dấu câu đã học? ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm Đề 1 Câu 1: 1 +b , 2+d , 3 +c , 4+a ( 1đ) Câu 2 3 4 5 Ý đúng C B C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6: Dấu ngoặc kép dùng để: Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai Đánh dấu tên tác phẩm,tờ báo,đặc sanđược dẫn ( 1đ) Đề 2 Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng B D A A D D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 7 : Dấu 2 chấm dùng để: Đánh dấu phần giải thích,thuyết minh cho một phần trước đó Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại ( 1đ) II.Tự luận Đoạn văn viết có : 5 từ thuộc trường từ vựng “ hoạt động của người”: Đi ,đứng ,chảy,nhảy.( 3đ) Từ 7 →10 câu ( 0,5đ) Sử dụng đúng dấu câu ( 2đ) Sạch sẽ ( 0.5) LẬP MA TRẬN
Tài liệu đính kèm: