Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tiết 41 : KIỂM TRA 1 TIẾT

 (Phân môn Văn)

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Nắm bắt lại hệ thống các kiến thức về phần văn học, nắm được nội dung nghệ thuật các tác phẩm văn học.

- Nắm được tác giả và tác phẩm của các văn bản đã học.

2. Kỹ năng:

a. Kĩ năng chuyên môn:

 - Hs vận dụng các kiến thức đã học để làm một bài kiểm tra cụ thể.

 - Đánh khả năng tự lập trong làm bài tại lớp.

b. Kĩ năng sống:

 - Kỹ năng tư duy sáng tạo.

 - Kỹ năng giải quyết vấn đề.

 - Kỹ năng quản lý thời gian.

 - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.

3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài.

 B. CHUẨN BỊ:

 GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.

 HS: chuẩn bị giấy làm bài.

 C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 - Phương pháp: Thực hành.

 - Kỹ thuật dạy học: Hoàn tất một nhiệm vụ; viết tích cực; kỹ thuật động não,.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 3. Bài mới: GV phát đề cho học sinh

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Tiết 41: Kiểm tra 1 tiết
Tiết 42: Luyện nói:Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Tiết 43; Câu ghép
Tiết 44: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Ngày soạn:22/10/2011
Ngày dạy:24/10/2011
Tiết 41 : KIỂM TRA 1 TIẾT
 (Phân môn Văn)
A MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Nắm bắt lại hệ thống các kiến thức về phần văn học, nắm được nội dung nghệ thuật các tác phẩm văn học.
- Nắm được tác giả và tác phẩm của các văn bản đã học.
2. Kỹ năng: 
a. Kĩ năng chuyên môn:
 - Hs vận dụng các kiến thức đã học để làm một bài kiểm tra cụ thể.
 - Đánh khả năng tự lập trong làm bài tại lớp.
b. Kĩ năng sống:
 - Kỹ năng tư duy sáng tạo.
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề.
 - Kỹ năng quản lý thời gian.
 - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài.
 B. CHUẨN BỊ:
 GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.
 HS: chuẩn bị giấy làm bài.
 C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp: Thực hành.
 - Kỹ thuật dạy học: Hoàn tất một nhiệm vụ; viết tích cực; kỹ thuật động não,...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: GV phát đề cho học sinh
MA TRẬN 
 Mức 
 độ
Chủ 
 đề
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1. Truyện,ký hiện đại
- Nắm được hoàn cảnh ra đời của một số tác phẩm thuộc truyện,ký hiện đại đã học
- Nắm được phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu của các tác phẩm truyện,ký đã học 
--Hiểu được sự phán kháng mãnh liệt,tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật có áp bức có đấu tranh.
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; .
Số câu:6
Sổ điểm:7 
Tỉ lệ = 70%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu:3
Số điểm:0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 2
Số điểm: 6 đ
Tỉ lệ: 60 %
Chủ đề 2
Văn học nước ngoài 
- Nắm được tên tác phẩm,tên tác giả một số văn bản nước ngoài đã học
Số câu:1
Sổ điểm:1
Tỉ lệ= 10%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Chủ đề 3
.Văn bản nhật dụng
-Nắm được mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng 
bao bì ni lông.
Số câu:1
Sổ điểm: 2 
Tỉ lệ =20%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm:1,25
Tỉ lệ: 12,5%
Số câu: 3
Số điểm:0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 1
Số điểm:2đ
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 6 đ
Tỉ lệ: 60 %
Số câu: 8
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ BÀI:
TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. (1 điểm)
Câu 1: Các tác phẩm ''Tôi đi học'', ''Những ngày thơ ấu'', ''Tắt đèn''. ''Lão Hạc'' được sáng tác vào thời kì nào?
a. 1900 – 1930
b. 1930 – 1945
c. 1945 – 1954
d. 1955 – 1975
Câu 2: Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?
''Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn''
a. Tôi đi học
b Tức nước vỡ bờ
c Trong lòng mẹ
d Lão Hạc 
Câu 3: Nhận xét ''Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, thiết tha'' ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
a.Trong lòng mẹ
b.Tức nước vỡ bờ
c Tôi đi học
d Lão Hạc 
Câu 4: - Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích ”Tức nước vỡ bờ”?
A- Đoạn trích có giá trị châm biếm sâu sắc.
B- Đoạn trích có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
C- Đây là đoạn trích có kịch tính cao.
B- Đây là đoạn trích thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả.
II. Hãy nối cột(A) sao cho tương ứng với cột (B) và điền vào cột ( c) (1 điểm)
Cột A
Cột B
Cột C
1. Ai-ma-tốp
2. O-Hen-ri
3. Xéc –van-téc
4. An-đéc-xan.
a. Đánh nhau với cối xay gió
b. Cô bé bán diêm
c. Chiếc lá cuối cùng
d. Hai cây Phong
1
2
3..
4..
B. Tự luận: (8đ)
Câu 1: (2đ) Nêu nguyên nhân việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và con người? 
Câu 2: (2đ)Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc? 
Câu 3:(4đ) Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 A/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm ) 
I) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái có chứa đáp án đúng nhất: (1 đ)
1
2
3
4
B
D
A
A
II)- Nối cột A với cột B để có đáp án đúng.
1
2
3
4
D
C
A
B
B/ TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1. 
(2 điểm)
* Đối vơí môi trường:
- Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, gây xói mòn.
- Làm tắc cống rãnh gây ngập úng, phát sinh muỗi gây dịch bệnh, Chết sinh vật biển.
* Đối với sức khoẻ con người
- Ô nhiễm thực phẩm -> gây hại cho não, ung thư phổi.
- Khí đốt gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, ung thư... và gây dị tật cho trẻ sơ sinh...
0.5đ
0.5đ
0.5 đ
0.5đ
Câu 2: (3điểm)
- Phải nêu được cảm xúc, tình cảm của mình đối với cái chết của Lão Hạc. 
( Cái chết đau đớn)
 - Nêu được ý nghĩa cái chết của Lão Hạc 
+ Vì danh dự và tư cách lão Hạc, cái chết, vẫn trọn niềm tin yêu, cảm phục.
+ Lão Hạc giàu tình thương, nhân hậu, giàu lòng tự trọng đáng kính.
- Viết đoạn văn: Đúng chính tả, cấu trúc câu, dấu câu 
1 đ
1 đ
1 đ
Câu 3
(3 điểm)
* Cảm nhận về nhân vật chị Dậu 
 -- Là người phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, nhẫn nhịn chịu đựng.
- Có tình yêu thương chồng con tha thiết.
- Có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng.
- Có lòng khinh bỉ cao độ đối với bọn tay sai.
* Khái quát về nhân vật chị Dậu. 
- Chị tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam trư cách mạng tháng tám.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1đ 
4. Củng cô- dặn dò
-Gv nhận xét giờ kiểm tra.
-Về nhà soạn bài : Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn:22/10/2011
Ngày dạy:24/10/2011
Tiết 42: Luyện nói:
KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI 
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
- Nắm chắc kiến thức về ngôi kể.
- Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1. Kiến thức
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tư sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm .
- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
b. Kĩ năng sống:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
3. Thái độ: Tự giác,nghiêm túc trong giờ học
 B. CHUẨN BỊ:
 GV: giáo án.
 HS: chuẩn bị bài.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
	- Phương pháp vấn đáp.
 -Phương pháp thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Đối với một số em, nói trước đám đông còn là một việc làm khó khăn do cách diễn đạt chưa rõ ràng, suôn sẻ. Tiết học hôm nay, cô sẽ luyện cho các em cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động bằng việc nhập vai vào nhân vật và qua đó các em sẽ nhớ lâu hơn những văn bản đã học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Ôn tập về ngôi kể.
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào?
? Thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể?
? Gọi vài học sinh lấy VD về các văn bản đã học kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba?
VD: Tôi đi học,Hai cây phong,lão hạc.
? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể? 
 (HS thảo luận)
-GV: Tuỳ vào cốt truyện tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể phù hợp, thay đổi ngôi kể để soi chiếu sự việc nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau làm tăng tính sinh động phong phú khi miêu tả sự vật con người.
Hoạt động 3: Luyện nói (Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
Học sinh đọc lại đoạn văn trong SGK.
? Câu chuyện kể về việc gì và kể theo ngôi thứ mấy?
(Chị Dậu đánh nhau với bọn tay sai, kể theo ngôi 3)
?Hãy chỉ ra và phân tích yếu tố biểu cảm trong các câu đối thoại của chị Dậu?
?Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn văn. Phân tích tác dụng những yếu tố miêu tả đó.
?Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi 1 thì phải thay đổi những gì?
? Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì? (Lời xưng hô, lời dẫn thoại, chuyển lời thoại thành lời kể, chi tiết miêu tả lời biểu cảm).
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện nói kết hợp các yếu tố điệu bộ, cử chỉ
? Hãy kể lại câu chuyện trên theo ngôi kể thứ nhất cho cả lớp nghe.
(Trong khi kể có sự kết hợp với các động tác, cử chỉ, điệu bộ, nét mặtđể miêu tả tình cảm).
GV nhận xét bổ sung.
1. Ôn tập về ngôi kể:
- Kể theo ngôi thứ nhất: Người kể xưng tôi trong câu chuyện, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, nhìn thấy, trải qua. Có thể nói ra những suy nghĩ tình cảm của mình, kể như người trong cuộc làm tăng tính chân thực của câu chuyện.
- Kể theo ngôi thứ ba: Người kể tự giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng, giúp người kể linh hoạt tự do với những gì diễn ra với nhân vật.
Việc thay đổi ngôi kể tùy thuộc vào cốt truyện hay người viết à câu chuyện sinh động, phong phú.
2. Luyện nói:
1. Yếu tố biểu cảm:
- Cháu van ông à thái độ nhún nhường, hạ mình.
- Chồng tôi đau ốm  à tư thế ngang hàng à dấu hiệu phản kháng
- Mày trói ngay chồng bà đi à đặt mình cao hơn à thái độ căm phẫn.
2. Yếu tố miêu tả:
- Chị Dậu xám mặt, vội vàng
-  hắn  sấn đến 
- Sức lẻo khoẻo  ngã chõng quèo 
- Người nhà lý tưởng sấn sổ
- Anh chàng hầu cận ông Lý  ngã nhào ra thềm.
à Câu chuyện sinh động, hấp dẫn, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ.
III / LUYỆN TẬP :
Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất.
- HS lên thực hành nói thay đổi ngôi kể trong đoạn trích “Tắt đèn”
4. Củng cố:
 - GV gọi HS kể lại đoạn trích “Tắt đèn” bằng ngôi thứ nhất. 
 - Nhận xét việc luyện nói của HS.
5. Dặn dò:
 - Về nhà luyện nói theo ngôi kể thứ ba và ngôi thứ nhất. 
 - Soạn bài “Câu ghép”. 
--------˜&™--------
Ngày soạn: 26/10/2011
Ngày dạy: 28/10/2011
Tiết 43 CÂU GHÉP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
- Biết sử dụng câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Lưu ý: Học sinh đã học về câu ghép ở Tiểu học.	
1. Kiến thức
- Đặc điểm của câu ghép
- Cách nối các vế câu ghép.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
b. Kĩ năng sống:
 - Ra quyết định
 - Giao tiếp trình bày
3. Thái độ : Có ý thức sử dụng  ... g câu ghép.
- Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu ghép.
- Thực hành có hướng dẫn: tạo lập câu ghép.
- Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích về những đặc điểm câu ghép theo tình huống cụ thể.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc và xác định biện pháp nói giảm nói trách trong các câu sau và cho biết tại sao tác giả lại nói như vậy? Em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh?
a. Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu mình đã từng sung sướng biết bao!	
b. Ngày mùng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn.	
* ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
 - Học sinh xác định đúng các biện pháp :4đ
	a. về với Thượng đế chí nhân.
	b. thi thể
 - Nêu đúng tác dụng : trách gây cảm giác đau buồn, ghê sợ 3đ
 - Nêu đúng khái niệm : 3đ 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài mới:
Câu có mấy bộ phận chính ? Người ta lấy số lượng kết cấu C – V là một trong những tiêu chuẩn để phân loại câu đơn – câu ghép . Đặc điểm của câu ghép ? Cách nối các vế câu trong câu ghép như thế nào ? Cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép.
HS đọc ví dụ trong SGK 
- Giáo viên treo bảng phương ghi các câu in đậm được phân tích.
? Mỗi câu trên gồm mấy kết cấu C- V ? Chỉ rõ từng kết cấu C – V ấy .
Vd 1 : à Câu có một cụm C – V .
Vd 2 : Câu có cụm C – V nhỏ nằm trong cụm 
C – V lớn .
Vd 3 : Câu có nhiều cụm C – V không bao chứa nhau 
? Em hãy cho biết thế nào là câu ghép ? Mỗi cụm C – V trong câu được gọi là gì ? 
HS rút ra ghi nhớ 1 SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nối các vế của câu ghép.
?Trong 3 câu trên , câu nào dùng các quan hệ từ nối những cụm C – V lại với nhau ? Câu nào không dùng quan hệ từ vào việc đó ? Nếu bỏ các quan hệ từ đi (Vd 2 ,Vd 3 ) và thay dấu phẩy bằng dấu chấm , ta có thể tách các vế câu thành câu đơn không ?
- Nhưng mỗi lần tôi thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường , lòng tôi // lại tưng bừng rộn rã .
à Câu đơn có cụm C – V nằm trong thành phần trạng ngữ .
VD1: Vì tôi đi học muộn nên lớp bị trừ điểm.
VD2: Mặc dù tôi đã cố gắng học nhưng tôi vẫn bị ở lại lớp.
Hs rút ra ghi nhớ.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP 
Vd1 : Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng .
à Câu có 2 cụm C – V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ “quên “ và“ nảy nở “
Vd 2 : : Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh , mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp .
à Câu có một cụm C – V 
à Câu đơn . 
Vd 3: Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi / đi học .
à Câu có nhiều cụm C – V không bao chứa nhau ( Câu này có ba cụm C – V . Cụm C – V cuối cùng giải thích nghĩa cho cụm C – V thứ hai ) à Câu ghép .
­Ghi nhớ 1: (SGK/112)
II/ CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU :
Vd1 : - Hằng năm , cứ vào cuối thu , lá ngoài đường / rụng nhiều và trên không , có những đám mây bàng bạc , lòng tôi / lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
à không dùng từ nối .
Vd 2 : Những ý tưởng ấy tôi / chưa lần nào ghi trên giấy , vì hồi ấy tôi / không biết ghi và ngày nay tôi / không nhớ hết . 
à dùng từ nối “ vì “.
Vd 3 :  Hắn / làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão / lương thiện quá . 
à dùng cặp quan hệ từ “bởi vì “... “nên“
­Ghi nhớ 2: (SGK/112
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Câu ghép , Cách nối các vế câu
a/ - U / van Dần , u / lạy Dần ! (nối bằng , )
 - Chị / có đi , u / mới có tiền nộp sưu , thầy Dần / mới được về với Dần chứ ! 
 ( nối bằng , )
 - Sáng ngày người ta / đánh trói thầy Dần như thế ,Dần có thương không . (nối bằng , )
 - Nếu Dần / không buông chị ra , chốc nữa ông lí / vào đây , ông ấy / trói nốt cả u , / trói nốt cả Dần nữa đấy . ( nối bằng cặp quan hệ từ “nếu”  “thì”)
b/ - Cô tôi / chưa dứt câu , cổ họng tôi / đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng ( nối bằng, )
 - Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi / là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ , tôi / quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
 ( nối bằng , và bằng quan hệ từ “ giá “.(có thể thay dấu phẩy bằng “thì”) )
c/ Tôi / lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi / càng thắt lại , khoé mắt tôi / đã cay cay . ( nối bằng : ) 
d/  Hắn / làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão / lương thiện quá . ( nối bằng từ “ bởi vì ” ) 
 Bài tập 2. Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây : 
a/ Vì trời mưa to nên đường rất trơn .
b/ Nếu bạn An chăm học thì nó sẽ thi đỗ .
c/ Tuy nhà ở khá xa nhưng Mai vẫn đi học đúng giờ .
d/ Không những Vân học giỏi mà còn rất khéo tay .
Bài tập 3: Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau :
* Bỏ bớt một quan hệ từ .
* Đảo lại trật tự các vế câu.
a/ - Trời mưa to nên đường rất trơn .
 - Đường rất trơn vì trời mưa to .
b/ - An chăm học thì nó sẽ thi đỗ . 
 - Nó sẽ thi đỗ nếu chăm học .
c/ - Nhà ở khá xa nhưng Mai vẫn đi học rất đúng giờ.
 - Mai đi học rất đúng giờ tuy nhà ở khá xa .
d/ - Vân học giỏi mà còn rất khéo tay .
Bài tập 4. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây :
a/ Nó vừa được điểm khá đã huyênh hoang. 
b/ Nó lấy cái gì ở đâu là cất vào đấy một cách nghiêm chỉnh .
c/ Nó càng chăm chỉ càng học giỏi .
Bài tập 5: Viết đoạn văn
4. Củng cố
Thế nào là câu ghép?Nêu cách nối các vế câu ghép? Lấy ví dụ minh hoạ? 
5. Dặn dò:
 - Về nhà học kĩ bài, làm các bài tập còn lại
	- Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn.
 - Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn thuyết minh” 
--------˜&™--------
Ngày soạn:27/10/2011
Ngày dạy: 29/10/2011 
Tiết: 44 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Nắm được đặc điểm, vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh.
1. Kiến thức
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ.)
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn văn bản đã học trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách tạo lập bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh .
- Suy nghĩ sáng tạo: thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho việc tạo lập bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
3. Thái độ : 
- Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
- Nghiêm túc trong học tập.
 B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Xem lại đặc điểm của văn bản tự sự, miêu tả để so sánh, sách hướng dẫn du lịch,xem lại băng hình tiết dạy mẫu.
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà, phiếu học tập 
 C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống để phân biệt sự khác biệt của văn thuyết minh với các loại văn bản đã học .
- Thực hành viết tích cực: viết đoạn, bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh theo các yêu cầu cụ thể.
- Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách tạo lập bài văn thuyết minh 
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Kể tên các kiểu văn bản và mục đích giao tiếp của những kiểu văn bản đã học.(10đ)
 HS: Miêu tả,tự sự,biểu cảm,nghị luận.
3. Bài mới : 
*Giới thiệu bài
Trong đời sống hàng ngày, thuyết minh là một việc làm quen thuộc. Mua một cái máy giặt, ta sẽ có một bản thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản, xem một quyển sách người viết trình bày về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung  quyển sách, đó là thuyết minh. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một loại văn bản mới : văn bản thuyết minh.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Cho HS trả lời câu hỏi ở các đoạn văn.
? Văn bản trình bày về vấn đề gì? Giải thích điều gì?
? Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? Hãy kể thêm một vài văn bản mà em biết?
(Trong sách báo, tài liệu về địa lý, về sinh vật, các danh lam thắng cảnh của đất nước
Hoạt động 2: Phân biệt các kiểu văn bản đã học để hiểu tính chất chung của văn bản thuyết minh.
* Câu hỏi thảo luận :
?Các văn bản trên có phải là văn bản miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm không ? Vì sao ?
? Chúng khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ở chỗ nào? 
 (Không phải văn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận vì không giúp ta cảm nhận chi tiết về sự vật, không trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, không làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp của ngôn từ, không trình bày ý kiến, luận điểm ). 
?Các văn bản trên trình bày đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh bằng phương thức nào ? (Văn bản 1 : Liệt kê từ thân cây, lá, nước dừa, cơm dừa đến sọ dừa đều ích lợi " gắn bó với đời sống người dân;
 Văn bản 2 : giải thích trong lá cây có chất diệp lục nên có màu xanh lục; 
Văn bản 3 : nêu trình tự các mặt về Huế : sông núi hài hòa, nhiều công trình nghệ thuật cổ kính; món ăn đặc sản  " trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn )
º Văn bản nào cũng trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng mà nó thuyết minh.
? Em hãy nhận xét về ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh trên. (Cô đọng, đơn nghĩa, chính xác)
? Em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh ?
HS rút ra ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
? Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
? Văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản có tác dụng gì?
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người:
- Văn bản a: Trình bày lợi ích của cây dừa.
- Văn bản b: Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây màu xanh.
- Văn bản c: Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hoá lớn của VN.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng
- Cung cấp tri thức xác thực, không hư cấu.
Þ Đặc điểm văn bản thuyết minh
­ Ghi nhớ : (SGK/117)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Hai văn bản trên là văn bản thuyết minh
- Văn bản a: Cung cấp kiến thức lịch sử
- Văn bản b: Kiến thức KH sinh vật
Bài tập 2:
- Là bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao.
4. Củng cố:
Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là gì?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học kĩ bài, làm các bài tập còn lại
 - Soạn bài “Ôn dịch thuốc lá”.
	-Tìm đọc thêm về văn bản thuyết minh.
--------˜&™--------

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN CKTKN TUAN 11.doc