Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức

I. Mụctiêu cần đạt :

 -Giúp học sinh biết kể chuyện trước tập thể mợt cách rõ ràng,gãy gọn ,sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm,qua đó ôn tập lại ngôi kể.

II.Các bước lên lớp :

 1.Ổn định lớp:

 2.Kiểm tra bài cũ :

 -Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm,đánh giá như thế nào ?

 -Khi kể cần kết hợp với miêu tả và biểu cảm để làm gì ?

 3.Bài mới :

a. Giới thiệu bài :

 Hằng ngày chúng ta vẫn thường trò chuyện nói năng,nhưng khi có một nội dung ,chủ đề cần diễn đạt thì chúng ta cần phải nói như thế nào ?Hôm nay chúng ta sẽ luyện nói về cách kể chuyện theo ngôi kể có kết hợp miêu tả ,biểu cảm và đánh giá.

b. Tiến trình hoạt động:

 

doc 13 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10
TIẾT 42
oOo
I. Mụctiêu cần đạt : 
 -Giúp học sinh biết kể chuyện trước tập thể mợt cách rõ ràng,gãy gọn ,sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm,qua đó ôn tập lại ngôi kể.
II.Các bước lên lớp :
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm,đánh giá như thế nào ?
 -Khi kể cần kết hợp với miêu tả và biểu cảm để làm gì ?
 3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
 Hằng ngày chúng ta vẫn thường trò chuyện nói năng,nhưng khi có một nội dung ,chủ đề cần diễn đạt thì chúng ta cần phải nói như thế nào ?Hôm nay chúng ta sẽ luyện nói về cách kể chuyện theo ngôi kể có kết hợp miêu tả ,biểu cảm và đánh giá.
b. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
 * Hoạt động 1: Ôn tập về ngôi kể (5 phút).
 # GV nêu nhiệm vụ cho học sinh theo ba câu hỏi trong SGK.
 ?-Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ?như thế nào là kể theo ngôi thứ ba?Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể ?
 -Sau khi học sinh trả lời ,gv nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ :
 @ Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện ®kể trực tiếp những gì mình nghe,thấy ,trải qua,có thể nói ra những suy nghĩ ,tình cảm của chính mình Þ tăng tính chân thực ,thuyết phục ,dễ bộ lộ cảm xúc khách quan .
 @ Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự dấu mình đi ®kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật .Kể khách quan trên nhiều phương diện.
 -G/V yêu cầu học sinh lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học .
 Ví Dụ : “Mặt lão đột nhiên co rúm lạinó không ngờ tôi lỡ tâm lừa nó!”
 +Lão : ngôi thứ ba;tôi : ngôi thứ nhất (Lão vá “tôi “ đều nói về nhân vật Lão Hạc ).
 ?- Theo em tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?
 -Thay đổi ngôi kể để tăng tính sinh động ,phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người .
 * Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý (7’®10’).
 # G/V gọi HS đọc đoạn văn trong SGK và lưu ý học sinh theo dõi việc kể chuyện đan xen với các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn biểu hiện ở chỗ nào .
 ?- Câu chuyện kể về việc gì ?và được kể theo nhôi thứ mấy ?
 -Câu chuyện kể lại việc chị Dậu đã đạnh người nhà lý trưởng và được kể theo ngôi thứ ba ,
 ?- Hãy chỉ ra và phân tích các yếu tố biểu cảm được thể hiện trong các câu đối thoại của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lý trưởng.
 “Cháu van ông,nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc,ông tha cho!”
 ® Van xin ,nhún nhường .
 “ chồng tôi đau ốm,ông không được phép hành hạ !”
®Tức giận còn kìm nén ,còn quan hệ công dân –pháp luật.
 -“mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem “
® Lòng căm uất.
Þ Người Việt Nam biểu lộ tình cảm rất rõ qua cách xưng hô,cách sử dụng các đại từ nhân xưng , có thể thấy sự biểu cảm được thể hiện ngay trong những lời nói của chị Dậu .
?-Tìm các yếu tố miêu tả thể hiện trong đoạn văn .Phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả ấy.
 -“Sức lẻo khẻothét trói vợ chồng kể thiếu sưu “
Nhanh như cắt chị Dâu nắm ngay được gậy của hắn,hai người giằng co,đu đẩy nhauhắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.”
®Các yếu tố miêu tả làm cho việc kể chuyện sinh động hơn.
*Hoạt động 3:Luyện nói (25’)
 # Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu ba ở trang 112 :Hảy tưởng tượng mình là chị Dậu và kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe .
 @Yêu cầu của việc luyện nói :
 +Nói theo ngôi kể thứ nhất (Học sinh đóng vai chị Dậu,xưng tôi khi kể ).
 +Phải thể hiện tính biểu cảm ,chú ý lời nói ,động tác,cử chỉ ,nét mặt,bám sát theo doạn văn để kể lại dưới cai nhìn của chị Dậu .
 +Trước khi nói phải giới thiệu về mình –Gồm có tên-tổ ,phần trình bày.Sau khi trình bày xong ,Học sinh phải có lời cảm ơn hay lời kết thúc bài nói.
 @G/V gọi đại diện học sinh của từng nhóm nói trước tập thể lớp:
 @Học sinh ở các nhóm khác nhận xét về các mặt sau :
 +Nội dung đã đầy đủ ,rõ ràng chưa?
 +Kể có diễn cảm ,đúng ngữ điệu không?
 +Ngôn ngữ và cách dùng từ có phù hợp không ?
 @Cuối cùng giáo viên nhận xét ,đánh giá ,tổng kết tiết học (5’)
 I.Tìm hiểu bài :
 Đề : Hãy tưởng tượng mình là chị Dậu và kể lại câu chuyện trên theo ngôi kể thứ nhất chon cả lớp nghe .
(trong khi kể,có thể kết hợp với các động tác ,cử chỉ nét mặtđể miêu tả và thể hiện tình cảm )
 Yêu cầu luyện nói :
 -Người kể đóng vai chị Dậu ,xưng tôi khi kể .
 -Bám sát theo đoạn văn để kể lại nhưng tất cả đều dưới cái nhìn của nhân vật xưng tôi (chị Dậu ).
 -Lể một cách rõ ràng ,gãy gọn sinh động có kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
II. Luyện nói :
 -Đại diện từng nhóm lên trình bày theo yêu cầu .
 -Học sinh các nhóm khác góp ý.
 -Giáo viên nhận xét tổng kết .
 4..Củng cố : 
 -Rút kinh nghiệm về tiết luyện nói.
 5.Dặn dò :
 -Chuẩn bị bài :”Câu ghép và các kiểu câu ghép”.
BÀI 11
TIẾT 43
 I. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh nhận biết :
 -Câu ghép là câu có hai kết cấu chủ vị trở lên và các kết cấu chủ vị này không bao nhau (tiết đầu).
 -Câu ghép chính phụ là kiểu câu ghép có vế chứa quan hệ từ phụ thuộc ,và nhận biết các kuểu quan hệ nghĩa giữa các vế trong câu ghép chính phụ (tiết sau).
II.Các bước lên lớp :
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ:
 -Thế nào là nói giảm ?nói tránh? Ví dụ .
 -Nêu một tình huống cụ thể có sử dụng cách nói giảm,nói tránh Þmục đích sử dụng?
 -Sửa bài tập nhà.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
 -Khi đọc một tác phẩm các em thấy tác giả thường sử dụng rất đa dạng các kiểu câu.Kiểu câu thường hay gặp là câu đơn và câu ghép.Câu ghép có tác dụng như thế nào về ngữ pháp và biễu hiện nội dung.Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu câu ghép và các kiểu câu ghép.
b.Tiến trình hoạt động :
*Hoạt động 1: Nhận biết câu ghép .
 -Học sinh đọc các ví dụ a,b,c SGK trang 113.G/v ghi bảng.
-HS quan sát 3 ví dụ trên ,chú ý phần in đậm ở mỗi câu.
?-Mỗi câu in đậm trên gồm có mấy kết cấu chủ vị ?Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu?
?-Các kết cấu chủ vị trong những câu trên đều có chung một đặc điểm gì ?
 -Không bao nhau ,nghĩa là không làm toàn bộ việc gì thay cho nhau.
?-Đối chiếu 3 câu trên ,em thấy có những điều gì đáng chú ý giữa các kết cấu chủ vị của mỗi câu ?
 -Câu a,b có dùng quan hệ từ ,câu c không dùng quan hệ từ .
?- Vậy quan hệ từ “bởi vì”,”và” giữ nhiệm vụ gì trong câu ?
 -Nối hai vế câu với nhau.
 ?-Nếu bỏ qua quan hệ từ đi thì những câu trên sẽ như thế nào?
-Bỏ quan hệ từ đi thì có thể tách từng kết cấu chủ vị trong các câu trên ra thành những câu riêng .Mỗi cụm chủ vị của câu ghép có dạng một câu đơn hay ta gọi là một vế của câu ghép.
?-Những câu như thế ta gọi là câu ghép. Vậy em hiểu thế nào là câu ghép ?
 -Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 114.
?-Tóm lại theo em điều quan trọng nhất giúp em nhận diện câu ghép là gì ?
-Hai kết cầu chủ vị trở lên . Các kết cấu chủ vị này không bao nhau .
 @ Học sinh dặt một câu ghép .
*Hoạt động 2 :Luyện tập về câu ghép .
 1.Tìm câu ghép (phân biệt chung câu ghép và câu đơn ).
 a.Câu ghép là câu giữa (Có hai vế phụ,cả hai đều có từ” để” dẫn đầu,chúng nối với nhau bằng từ “và” Þ câu ghép chính phụ có hai vế phụ.
 b.Câu ghép là câu đầu (vế phụ bắt đầu bằng từ “mặc dù “).
 c.Phần trích này có hai câu ghép,trừ câu đơn đầu tiên .Câu ghép đầu không có quan hệ từ.Câu ghép sau có quan hệ từ “rồi”.
 d. Câu ghép là câu thứ hai ,có quan hệ từ “và”.
 đ. Câu ghép là câu thứ 2,có 3 vế câu,vế cuối cùng được nối bằng quan hệ từ “và”.
 e. Có 2 câu ghép làm thành lời nói,không có từ nối.
 g. Câu ghép là câu đầu,có quan hệ từ “nhưng”.
2.Nhận biết cách nối các vế ở câu ghép .Chỉ rõ những quan hệ từ dùng để nối,nếu có.
 a)Câu ghép có quan hệ từ “bởi vì”.
 b)Câu ghép có quan hệ từ “nếu” ở ca 3 câu.
 c)Câu ghép có quan hệ từ “và” (thứ 2).
 d)Câu ghép không dùng quan hệ từ.Hai câu ca dao này làm thành một câu ghép có 3 vế câu.
3.Giúp cho HS thấy có những cách dùng câu khác nhau:hoặc dùng hai câu đơn,hoặc dúng 1câu ghép với những cách ghép khác nhau và dùng quan hệ từ khác nhau “Mẹ tôi đã mất.Chị tôi đi lấy chồng xa”
Những câu ghép có thể thực hiện :
 Mẹ tôi đã mất, chị tôi đi lấy chồng xa.
 Mẹ tôi đã mất và chị tôi đilấy chồng xa.
 Mẹ tôi đã mất ,rồi chị tôi đi lấy chồng xa.
 Mẹ tôi đã mất,còn chị tôi đi lấy chồng xa.
(không sử dụng các quan hệ từ như:vì ,nếu ,dù vì chúng khó thích hợp trong điều kiện không thêm từ ngữ vào 3 câu đã cho).
b)Hai việc nêi ở hai câu đơn này trong tình huống không có quan hệ chặt chẽ theo kiểu việc này là nguyên nhân của việc kia và cũng không có lý do để phải gây ấn tượng là việc này có quan hệ khắng khít với nhau.Đó chỉ là hai việc xảy ra trong những thời gian khác nhau .Vì vậy cách viết của tác giả tốt hơn là dùng những câu ghép như đã đề nghị.
4.Bình luận về cách viết của truyền thuyết”nhanh như cắt mặt hồ xanh”.
 -Có thể tách hai vế của câu ghép đã cho thành hai câu đơn .Nhưng viết thành câu ghép của tac giả thì tốt hơn ,bởi vì “Ánh sáng le lói dưới mặt hồ xanh” bắt nguồn từcái “gươm” nói ở vế trước theo kiểu quan hệ nhân- quả.
* Hoạt động 3:nhận biết câu ghép chính phụ 
(hình thành khái niệm về câu ghép chính phụ qua thực tienã khảo sát các ví dụ ).
 HS đọc những câu ghép a,b,c,d SGK.
?-Quan sát 4 ví dụ trên ,chú ý phần in đậm của câu.Hãy xác định các kết  ... p chính phụ này ).
Quan hệ từ “vì” ® kiểu quan hệ :nguyên nhân.
Quan hệ từ “để” ® kiểu quan hệ :mục đích.
Quan hệ từ “nếu”®kiểu quan hệ:điều kiện,
Quan hệ từ “tuy”®kiểu quan hệ: nhượng bộ
 2.Chọn quan hệ từ thích hợp thay thế quan hệ từ trong những câu ghép-giữ nguyên kiểu quan hệ nghĩa vốn có giữa 2 vế câu (mở rộng khả năng sử dụng những quan hệ từ khác cho cùng 1 kiểu quan hệ nghĩa ).
	a) Quan hệ từ cho sẵn:giá	® quan hệ từ thay thế :nếu.
	b) Quan hệ từ cho sẵn:nếu	® quan hệ từ thay thế :hễ.
	c) Quan hệ từ cho sẵn :vì	® quan hệ từ thay thế:bởi,do.
	d) Quan hệ từ cho sẵn:bởi 	® quan hệ từ thay thế :nhờ,vì.
	đ) Quan hệ từ cho sẵn:mặc dù 	® quan hệ từ thay thế :tuy,dù.
	e) Quan hệ từ cho sẵn:cho,để 	® quan hệ từ thay thế :để,cho.
 3.Dựa theo nội dung của câu dẫn “bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh “,trả lời câu hỏi bằng các câu ghép,cho biết kiểu câu ghép và quan hệ nghĩa giữa hai vế.
	-Nếu bao bì ni lông lẫn vào đất thì quá trình sinh trưởng các loài thực vật bị nó bao quanh sẽ cản trở
	-Quá trình sinh trưởng các loài thực vật bị cản trở khi trong đất có lẫn bao bì ni lông có thể bao chung quanh ác loài thực vật đó.
	Þ Câu ghép chính phụ,quannhệ nghĩa giữa haivế câu : 1 (diều kiện) , 2 (nguyên nhân ).
4. Đối chiếu các câu và cho biết quan hệ từ “vì tại “ có sắc thái nghĩa khác nhau như thế nào trong việc đánh giá nguyên nhân (ý thức rằng các quan hệ từ trong nhóm đồng nghĩa với nhau có thể có những sắc thái ý nghĩa khác nhau ,không thể dùng lẫn được cho nhau).
Từ :”vì “ có sắc thái trung tính (không tích cực cũng không tiêu cực).
Từ “nhờ” có sắc thái đánh giá tích cực đối với nguyên nhân(có phần ý cho là may mắn).
Từ “tại” có sắc thái đánh giá tiêu cực đối với nguyên nhân (có phần ý trách móc ).
5. Chuyể đổi trật tự của hai vế trong câu ghép chính phụ sau( có thể đổûi cả trật tự giữa các từ Bác Hồ và người)và thêm quan hệ từ vào câu.
-Bởi vì Bác Hồ sống sôi nổi,phong phú đời sống và cho nên Bác sống đời sống giản dị ,thanh bạch như vậy.
6. Chuyể đổi trật tự của 2 vế trong câu ghép chính phụ và xét xem trong trường hợp nào thì cần phải bỏ quan hệ từ” nhưng”
-Ngay cả cái bát múc cám lợn ,sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh,mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng.
7. Từ bài tập 5,6 nêu qui tắc chuyển vế câu trong câu ghép chính phụ bằng cách lựa chọn 1 từ không đúng trong 2 từ in đậm.
-Xoá bỏ từ “không thể “.
-Xoá bỏ từ “có thể”.
Þ trong câu ghép chính phụ,nếu vế phụ đứng trước thì có thể thêm quan hệ từ tương ứng ở đầu vế chính đứng sau,nếu vế phụ đứng sau thì không thể dùng quan hệ từ tương ứng ở đầu vế chính đứng trước.
 4.Củng cố :
 -Đọc lại ghi nhớ.
5.Dặn dò :
 -Học bài-làm bài tập nhà.
 -Soạn :yêu cầu và phương pháp thuyết minh.
PHẦN GHI BẢNG
I. Tìm hiểu bài:
Câu ghép :
Nhận biềt câu ghép:
 a) Hắn / vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão / lương thiện quá.
 C	-	V bởi vì C - V
 b) Cái đầu lão / nghoẹo về một bên và cái miệng móm ném của lão/ mếu như con nít
	C	 -	V	 và	 C	-	V
 c) Mẹ tôi / cầm nón vẫy tôi, vài giây sau,tôi /đổi kịp .
 C 	-	V	 C - V
Þ Hai cụm chủ vị trở lên ,không bao nhau.
Câu ghép chính phụ :
Nhận biết câu ghép chính phụ .
 a) Những ý tưởng ấy tôi / chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi / không biết ghi .
 	C	 -	V	C -	V
	( nguyên nhân –(vì) ).
 b) Nếu ai / có bộ mặt không được xinh đẹp thì gương /không bao giờ nói dối,nịnh xằng là xinh đẹp.
 C	-	V ( điều kiện –(nếu ) ) C	- V
 c) Mặc dù nó / vẽ bằng những nét to tướng ,nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn,sứt một miếng / cũng trở 
	 C	-	V (nhượng bộ- (mặc dù) )	C	 - V
	Nên ngộ nghĩnh.
Chị / hãy nói với ông cai, để ông ấy / ra đình kêu với quan cho .
 C	- V	C -	V (mục đích- (để) )
Þ Vế phụ chứa quan hệ từ phụ thuộc .
Các quan hệ từ phụ thuộc :
- Nguyên nhân : bởi,do,bởi vì,tại,nhờ.
- Điều kiện :giá,nếu ,hễ.
- Nhượng bộ : dẫu ,dù ,mặc dầu,tuy.
- Mục đích : để ,tặng, cho.
II. Ghi nhớ :
	 - Sách giáo khoa trang 114 + 117 .
III. Luyện tập :
TIẾT 44
 oOo
 I. Mục tiêu cần đạt :
	-Giúp học sinh hiểu được vai trò ,vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống của con người.
II. Các bước lên lớp :
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
-Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có tác dụng gì ?
-Nêu ngôi kể trong văn bản tự sự ? Tác dụng của từng ngôi kể ?
Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
 Đất nước Việt Nam của chúng ta có rất nhiều thắng cảnh .Chung quanh chúng ta hằng ngày cũng có bao nhiêu sản phẩm phát minh mới lạ . Muốn biết rõ những điếu ấy chúng ta cần được giới thiệu ,trình bày, giải thích, tức là chúng ta cần được thuyết minh .
b.Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoat động 1:
 Gọi HS đọc văn bản trong SGK/21.
 @ Đọc văn bản a: “Cây dừa Bình Định”.
?- Văn bản này trình bày về vấn đề gì?
 -Trình bày những ích lợi của cây dừa Bình Định.Những lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có . Cây dừa Bến Tre hay cây dừa ở những nơi khác cũng ích lợi như vậy ,nhưng văn bản này giới thiệu ,trình bày về cây dừa Bình Định gắn bó với người dân Bình Định.
 @ Đọc văn bản “ Tại sao lá cây có màu xanh lục”.
 ?-Văn bản này giải thích điều gì ?
 -Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh .
 @ Đọc văn bản “Huế”.
?- Văn bản này giới thiệu địa điểm nào ?
 -Huế.
?- Thành phố Huế được giới thiệu có những nét tiêu biểu ra sao ?
 -Huế là một trung tâm văn hoá ,nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế .
?- Các em cho biết ý khaí quát về nội dung của 3 văn bản vừa học ?Ba văn bản trên đã trả lời cho các em câu hỏi gì ?
 ( học sinh thảo luận ).
Ba văn bản trên trình bày một vấn đề trong tự nhiên,giải thích một hiện tượng trong tự nhiên ,giới thiệu một sự vật trong xã hội .
Hãy trả lời cho những câu hỏi cụ thể :ích lợi gì? Tại sao ? như thế nào?
*Hoạt động 2 :Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản khác .
?- Các em đã học qua những văn bản làm văn nào ?
 -Văn bản tự sự ,văn bản miêu tả,văn bản nghị luận.
?- Cho biềt thế nào là văn bản tự sự ,văn bản miêu tả và văn bản nghị luận ?
 -Văn bản tự sự trình bày sự việc diễn biến ,nhân vật .
Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể để cho ta cảm nhậ được sự vật ,con người.
 Văn bản nghị luận trình bày ý liến, luận điểm
?-Vậy 3 văn bản vừa đọc trên có đặc điểm của văn bản tự sự,miêu tả, nghị luận không?Giải thích?
 ( Câu hỏi thảo luận )
 -Không có vì :
+ Không trình bày sự việc ,diễn biến, nhân vật .
+ Không trình bày chi tiết cụ thể.
+ Không trình bày ý kiến ,luận điểm.
?- Vậy 3 văn bản trên cung cấp cho chúng ta điều gì ?
Cung cấp tri thức về các hiện tượng và sư ïvật trong thiên nhiên,xã hội.
?-Phương thức cung cấp tri thức trong văn bản ra sao?
-Cung cấp tri thức bằng phương thức trình bày,giải thích ,giới thiệu.
· Đó chính là văn bản thuyết minh .
-Cho HS nhắc lại văn bản thuyết minh .
?- Các em thường gặp văn bản thuyết minh ở đâu
 -Trong các môn như :Toán, lý .hoá. sinh,sử, địa, ngữ pháp,nhạc
?-Kể thêm vài loại văn bản thuyết minh mà em biết?
 -Bảng quảng cáo sản phẩm,bản thuyết minh về cách sử dụng máy móc,bảng giới thiệu về thắng cảnh du lịch 
?-Nội dung những điều thuyết minh phải có tính chất như thế nào ?
-Phải có tính chất tri thức,khách quan, thực dụng,xác thực, hữu ích cho con người ,phải tôn trọng sự thực .
?-Trong văn bản thuyết minh có thể hư cấu ,tưởng tượng không ?
_không ,ví đó là tri thức khách quan ,trình bày bằng qui luật,cách thức.
?- Một sự vật ,một địa điểm sẽ có rất nhiều yếu tố ,vậy muốn có` văn bản thuyế minh hay phải trình bày ra sao ?
 -Một văn bản thuyết minh hay là một văn bản trình bày rõ ràng ,hấp dẫn.
· Đọc lại 2 câu cuối văn bản b.
?-Nhận xét ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản thuyết minh ?
 -Sử dụng ngôn ngữ chính xác ,cô d0ọng ,chặt chẽ ,sinh động.
· HS đọc phần ghi nhớ .
*Hoạt động 3: Luyện tập
#Bài tập 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ?vì sao ?
Khởi nghĩa Nông văn Vân.
® Đây là văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về lịch sử.
Con giun đất .
® Đây là văn bản thuyết minh cung caến thức khoa học sinh vật .
# Bài tập 2 :Văn bản “thông tin về ngày trái đất năm 2000”là văn bản nghị luận.
-Phần nội dung thuyết minh có tác dụng nói rõ tác hại của bao bì ni lông làm cho đề nghị có tính thuyết phục cao.
# Bài tập 3:Các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận cần yếu tố thuyết minh để nội dung trình bày được rõ ràng,dễ hiểu.
*Hoạt động 4:
 -Các tổ trình bày một văn bản thuyết minh mà các em sưu tầm được.
Các tổ còn lại nhận xét .
 *Hoạt động 5:
-Dặn dò; học bài.
-Soạn : Ôn dịch,thuốc lá.
 I. Tìm hiểu bài :
 -Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh .
 1.Văn bản thuyết minh trong đời sồng con người 
 a)Cây dừa Bình Định .
® Trình bày lợi ích của cây dừa.
 b)Tại sao lá cây có màu xanh lục ?
® Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh. 
Văn bản “Huế”.
® Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam.
Þ Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp tri thức về hiện tượng,sự vật trong tự nhiên ,xã hội.
2. Đặc điểm chung của vănbản thuyết minh
 -Tính chất tri thức,khách quan, thực dụng.
Ngôn ngữ chính xác,cô đọng, chặt chẽ ,sinh động.
II.Ghi nhớ.
 Sách giáo khoa.
III.Luyện tập 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc