Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Phả Lại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Phả Lại

 TUẦN 10

 Tiết 37-Ngữ văn

 Tiếng Việt: NÓI QUÁ

I. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh phân biệt được thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.

- Có ý thức vận dụng biện pháp nói quá trong giao tiếp khi cần thiết, cách nói quá được sử dụng như một biện pháp tu từ.

II. Chuẩn bị.

- Giáo viên: +Soạn bài và nghiên cứu bài soạn.

 +Bảng phụ

- Học sinh:+Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

 +Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ văn sử dụng biện pháp nói quá.

III.Tiến trình bài dạy.

A. Tổ chức lớp:Sĩ số-8A4:

B. Kiểm tra bài cũ :

-Thế nào là tình thái từ ? Giải bài tập 5 trong SGK tr83?

-Phân biệt tình thái từ với trợ từ và thái từ? Lấy ví dụ?

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Phả Lại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10
 Tiết 37-Ngữ văn 
 Tiếng Việt: nói quá
Ngày dạy: 8-11-2007. 
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh phân biệt được thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói quá trong giao tiếp khi cần thiết, cách nói quá được sử dụng như một biện pháp tu từ.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: +Soạn bài và nghiên cứu bài soạn.
 +Bảng phụ
Học sinh:+Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. 
 +Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ văn sử dụng biện pháp nói quá.
III.Tiến trình bài dạy.
A. Tổ chức lớp:Sĩ số-8A4:
B. Kiểm tra bài cũ :
-Thế nào là tình thái từ ? Giải bài tập 5 trong SGK tr83?
-Phân biệt tình thái từ với trợ từ và thái từ? Lấy ví dụ?
C.Bài mới. 
GTB:Bằng cách nêu vấn đề:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế 
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
 (Tố Hữu) 
-Hai câu thơ trên tác giả ca ngợi Bác với tình thương bao la. Vậy có phải tim Bác ôm được cả non sông kiếp người. Phải chăng Tố Hữu đang nói rối, Theo em lời thơ của Tố Hữu có đúng không? Em đọc câu thơ có thấy hay không? Vì sao?
-GV dẫn dắt vào bài? 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
-Đọc ví dụ?
-Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối và mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có qua sự thật không?Thực chất cách nói ấy nói điều gì?
-Tác dụng của biện pháp nói quá?
* Các cụm từ in đậm phóng đại mức độ, tính chất sự việc được nói đến trong câu. ''Chưa nằm đã sáng'' - rất ngắn; ''chưa cười đã tối'' - rất ngắn; ''thánh thót... cày'' - ướt đẫm.
*Tạo ra cách nói sinh động, gây ấn tượng.
-Đây chính là phép nghệ thuật tu từ nói quá.Vậy nói quá là gì, tác dụng của nói quá?
-HS đọc ghi nhớ SGK/102?
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập nhanh?
-Cho biết tác dụng của phép nói quá trong các câu ca dao sau? 
a.Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo.
b.Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
c.Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em
-Vậy muốn hiểu được tác dụng của phép nói quá ta phải chú ý điều gì?
*Chú ý:-Hiểu được nội dung diễn đạt của câu.
-Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn được nói đến trong câu.
-HS đặt một ví dụ về phép nói quá trong ca dao tục ngữ?
-Hs đọc yêu cầu của bài tập 1?
-Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ ?
b) đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bận tâm.
c) thét ra lửa: Kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác.
-Điền các thành ngữ đã cho vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá?
-HS lên bảng làm bài, hs khác nhận xét, gv đánh giá, kết luận và cho điểm hs làm tốt?
-Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá?
d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
e.Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
-GV tổ chức chơi trò chơi tiếp sức:Thời gian chuẩn bị 2 phút.
Chia lớp làm 4 nhóm theo 4 tổ:
- Học sinh làm việc theo nhóm, thi giữa các nhóm giải nhanh bài tập 4:
HS nhận xét chéo nhóm:GV đánh giá, kết luận, động viên đội làm tốt và cho điểm?
Yêu cầu:Dùng 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá?
I. Nói quá và tác dụng của nói quá 
1. Ví dụ –SGK/101.
2. Nhận xét
- Không đúng sự thật.
=>Tác dụng:+Nhấn mạnh qui mô, kích thước tính chất của sự vật, sự việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc.
+Tăng sức biểu cảm.
3- Ghi nhớ-SGK102.
Gợi ý:
a. Nhấn mạnh lời than thân của người nông dân, với cuộc sống vất vả, nhọc nhằn.
b.Nhấn mạnh lời từ trối nghĩa là không bao giờ mình lấy ta.
c.Nhấn mạnh sự thương nhớ, bồn chồn trong lòng chàng trai.
=> Tăng sức biểu cảm.
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
a) Sỏi đá .. thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn (nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động)
2. Bài tập 2
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài da
d) Vắt chân lên cổ
3. Bài tập 3
a. Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.
b. Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển
c. Công việc lấp biển vá trời là việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
4. Bài tập 4
- Ngày như sấm, trơn như mỡ, nhanh như cắt, lừ đừ như ông từ vào đền, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, lúng túng như gà mắc tóc.
D. Củng cố: 
1-Nhắc lại ghi nhớ: Khái niệm và tác dụng của nói quá?
2-Phân biệt biện pháp nói quá và cách nói khoác?
Gợi ý:*Giống nhau: Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.
*Khác nhau: ở mục đích:-Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
-Nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực , nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 5, 6 SGK tr103
- Xem trước bài ''Nói giảm, nói tránh''.
-Chuẩn bị bài ôn tập truyện kí Việt Nam :lập bảng theo SGK ,...?
 Tiết 38-Ngữ văn: 
 Văn học: ôn tập truyện kí việt nam
 Ngày dạy: 10-11-2007. 
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8.
- Tích hợp với các văn bản đã học, với tập làm văn kiểu bài kể kết hợp với miêu tả biểu cảm 
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét kết hợp trong quá trình ôn tập
II. Chuẩn bị.
-Giáo viên:+Soạn và nghiên cứu bài soạn.
+ Hướng dẫn và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh đã trả lời các câu hỏi ôn tập trong SGK 
-Học sinh: +Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
+Trả lời các câu hỏi trong bài ôn tập trang 104 SGK 
III.Tiến trình bài dạy.
A. Tổ chức lớp:ơSix số-8A4:
B. Kiểm tra bài cũ :
-Phân tích hình ảnh nhân vật tôi trong văn bản Hai cây phong?
C.Bài mới. 
 - Giới thiệu bài: Phân biệt truyện kí hiện đại với truyện kí trung đại( Dế Mèn phiêu lưu kí, Một thứ quà của lúa non : cốm ,Sống chết mặc bay với Mẹ hiền dạy con,...)
1. Câu 1: Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm theo mẫu?
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phần chuẩn bị theo từng văn bản theo các mục trong mẫu hoặc theo từng mục.
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét (theo chú ý trong SGK)
- Giáo viên bổ sung, sửa chữa, ghi lên bảng?
STT
Tên văn bản, tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
-'Tôi đi học''
(1941)
-Thanh Tịnh(1911-1988
Truyện ngắn.
Tự sự xen trữ tình
- Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học
- Tự sự kết hợp với trữ tình, kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm, đánh giá. Sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, gợi cảm.
2
'-'Trong lòng mẹ''
(1940)
-Nguyên Hồng
(1918-1982)
Hồi kí
Tự sự xen trữ tình
- Nỗi cay đắng tủi cực, lòng căm thù chế độ phong kiến với những hủ tục hà khắc, bất nhân và tình thương yêu mãnh liệt của Hồng khi xa mẹ và được gặp mẹ.
- Tự sự kết hợp với trữ tình, văn giàu cảm xúc, chân thực trữ tình, thiết tha.
3
-Tức nước vỡ bờ (Trích ''Tắt đèn'')
(1939)
-Ngô Tất Tố
(1893-1954)
Tiểu thuyết (trích)
Tự sự
- Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn, số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và phẩm chất cao đẹp của họ
- Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực 1 cách chân thật, sinh động, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào... hợp lí.
4
-''Lão Hạc''
(1943)
-Nam Cao 
(1915-1951
Truyện ngắn
(trích)
Tự sự xen trữ tình
- Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
- Khắc hoạ ngoại hình sống động ,diễn biến tâm lí sâu sắc, cách kc tự nhiên, linh hoạt, chân thực đậm chất triết lí trữ tình.
2. Câu 2: Nêu điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản ở bài 2, 3, 4?
- Giáo viên gọi học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét
- Giáo viên bổ sung, chốt lại
* Điểm giống:
- Thể loại văn bản: Văn bản tự sự, truyện kí hiện đại
- Thời gian ra đời: Trước cách mạng, giai đoạn 1930-1945
- Đề tài: Cuộc sống và con người trong xã hội đương thời của tác giả, đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
- Giá trị tư tưởng: Đều chứa chan tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, phê phán những gì tàn ác, xấu xa)
- Về nghệ thuật: Lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực). Đó là những điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng.
+ Giáo viên nói thêm về dòng văn học này.
* Điểm khác nhau: Chủ yếu như câu 1, khắc sâu về đề tài, nghệ thuật (cảm xúc tuôn trào - nghệ thuật tương phản qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động - diễn biến tâm lí sâu sắc, giọng văn trầm buồn)
3. Câu 3:Trong các văn bản kể trên em thích nhất nhân vật nào? Tại sao?
- Giáo viên gọi học sinh trình bày đoạn văn viết về 1 nhân vật hoặc 1 đoạn văn trong các văn bản thuộc bài 2, 3, 4 mà em thích nhất (đã viết ở nhà).
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh 
D. Củng cố:
-Nhắc lại tên các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đã học ở lớp 8?
-Đặc điểm của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng 8?
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45'.
- Giải thích thành ngữ ''Tức nước vỡ bờ'' - thành ngữ này đã được chọn làm nhan đề văn bản có thoả đáng không? Vì sao/
- Viết một kết truyện khác cho truyện ngắn ''Lão Hạc''
- Soạn văn bản ''Thông tin ngày trái đất năm 2000'' ,theo câu hỏi SGK/107?
Tiết 39-Ngữ văn: 
Văn bản : thông tin ngày trái đất năm 2000.
Ngày dạy:10/11/2007 
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận dụng mọi người cùng thực hiện
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích tực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị.
-Giáo viên: +Soạn và nghiên cứu bài soạn.
+Tìm hiểu nguồn gốc của bản thông tin: Văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát ngày 22-4-2000,ỉtong năm lần đầu tiên VN tham gia Ngày trái đất.
-Học sinh:+Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
+Tìm hiểu tình hình dùng bao ni lông trong thôn xóm của mình.
III.Tiến trình bài dạy.
A- Tổ chức lớp: Sĩ số-8A4:
B. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra vở soạn bài của HS)
C. Tiến trình lên lớp: 
- Giới thiệu bài:Bảo vệ môi trường sống quanh ta, rộng hơn là Trái Đất-ngôi nhà chung của chúng ta- đang bị ô nhiễm nặng nề là một nhiệm vụ khoa học-0 xã hội, văn hoá vô cùng quan trọng đối với nhân dân toàn thế giớ, cũng là nhiệm vụ của mỗi cá nhân.Một trong những việc làm cụ thể và cần thiết hằng ngày là hạ ... ã học ở lớp dưới, em hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?
Bài tập nhanh:Phân tích cấu tạo câu trong các ví dụ sau và xác định câu ghép?
 a.Chiều nay, lớp 8A4/ lao động.(Câu đơn)
 TN CN VN
b.Cô tôi nói chưa dứt câu,
 CN VN
cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc 
 CN VN
không ra tiếng. (Câu ghép).
c.Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng 
 CN VN CN
luyện càng trong.(Câu ghép)
 VN
d.Quyển sách này bìa/ màu đỏ.
 CN CN VN
 VN
(Câu mở rộng thành phần VN)
e.Bông hoa hồng/ màu đỏ thắm 
 CN
 là đẹp nhất trong vườn.
 VN TN
(Câu mở rộng thành phần CN)
-Vậy thế nào là câu ghép?
* Câu ghép là câu có 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau.
-Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK/112?
-GV cho HS thảo luận nhóm theo bàn thời gian:2 phút?
-Tìm thêm những câu ghép trong đoạn trích ở mục I?
- Câu 4: ''Nhưng mỗi lần thấy ... rộn rã'' là mở rộng có cụm C-V nằm trong thành phần TN.
+ C6: Câu này lược CN ở vế 2:Câu có 2 cụm C-V không bao chứa nhau.
+Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
-Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
-Tìm thêm các ví dụ khác về cách nối các vế trong câu ghép?
Ví dụ:
a.Hắn vốn không ưa lão Hạc / bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ bởi vì)
b.Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp (nối bằng dấu phẩy)
c.Khi 2 người lên trên gác / thì Giôn-xi đang ngủ. (nối bằng cặp quan hệ từ: khi-thì)
-Em thấy có mấy cách nối các vế của câu ghép?
* Có 2 cách nối:
- Nối bằng từ có tác dụng nối
+ Nối bằng quan hệ từ
+ Nối bằng cặp quan hệ từ
+ Nối bằng cặp từ hô ứng (phó từ, chỉ từ, đại từ)
- Không dùng từ nối giữa các vế, thường dùng dấu phẩy hoặc dấu (:)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ-SGK/112?
-Tìm các câu ghép, cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối bằng cách nào?
b.- Cô tôi chưa ... không ra tiếng (nối bằng dấu phẩy)
- Giá những cổ tục ... mới thôi (nối bằng dấu phẩy)
c) Tôi lại im lặng ... cay cay (bằng dấu:)
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập 2, 3?
-Hãy đặt câu ghép với cặp quan hệ từ?
-Chuyển thành câu ghép mới?
-Học sinh thi giữa các nhóm theo hướng dẫn của giáo viên?
-Đặt câu theo yêu cầu của SGK?
I. Đặc điểm của câu ghép 
1. Ví dụ –SGK/111.
2. Nhận xét:
+ C2: 2 cụm C-Vnhỏ làm phụ ngữ cho động từ “quên” và “nảy nở”=>Câu mở rộng.
-Tôi quên thế nào được những
CN VN
 cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi/ (như) mấy cành hoa tươi mỉm
 QHT CN VN
 cười giữa bầu trời quang đãng.
+ C5: Câu có 1 cụm C-V=>Câu đơn.
-Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn
 TN CN
 đi trên con đường làng nhỏ và hẹp.
 VN 
+ C7:Có 3 cụm C-V không bao chứa nhau, cụm C-V cuối giải thích cho cụm C-V(2)=> C â u ghép.
 -Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,
 CN VN 
 (vì) chính lòng tôi đang có sự thay đổi
 CN VN
 lớn; hôm nay tôi đi học.
 TN CN VN
3. Kết luận-ghi nhớ:
II. Cách nối các vế câu 
1.Ví dụ 
2. Nhận xét
+ C1: Hàng năm cứ vào cuối thu, lá /ngoài đường rụng nhiều và trên không không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi/ lại náo nức những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường.
(Câu ghép).
+ C3: Những ý tưởng ấy tôi/ chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi và ngày nay tôi/ không nhớ hết.(Câu ghép)
- Các vế trong C1, C3, C6 nối với nhau bằng quan hệ từ: vì, và, nhưng
- Câu 7: +Các vế trong câu 7 (vế 1 và vế 2) nối với nhau bằng quan hệ từ: vì
+ Vế 2 và vế 3 trong câu 7: không dùng từ nối (dùng dấu:)
Hoặc:d. Nếu quê anh có nhiều dừa thì quê tôi có nhiều núi.(Nối bằng từ: thì)
e.Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu (nối bằng cặp đại từ bao nhiêu - bấy nhiêu hoặc bằng dấu phẩy)
3. Kết luận-ghi nhớ:
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1
a) U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)
- Dần hãy để chị đi với u,đừng giữ chị nữa.. (nối bằng dấu phẩy)
- Sáng ngày người ta ... thương không? (nối bằng dấu phẩy)
- Nếu Dần không buông ... nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)
2. Bài tập 2, 3
- Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
 Trời mưa to nên đường rất trơn.
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
3.Bài tập4:
a.Mình vừa mới làm xong cậu ấy đã làm hỏng.
b.Nó nghe đâu, nó bỏ ở đấy.
c.Nó càng nói, càng thấy nó dại.
D. Củng cố: 
- Nhắc lại 2 ghi nhớ của bài: k/niệm câu ghép và cách nối các vế của câu ghép?
IV. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc 2 ghi nhớ?
Tiếp tục làm bài tập 4,5 SGK tr114; xem trước bài:Câu ghép (tiếp theo).
Chuẩn bị bài :Tìm hiểu chung về văn thuyết minh.
+Tìm hiểu về vai trò đặc điểm chung của văn thuyết minh.
+Đọc ví dụ và phân tích ví dụ?
Tiết 44-Ngữ văn:
Tập làm văn: tìm hiểu chung về văn thuyết minh
 Ngày dạy: 
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
- Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
- Rèn luyện kĩ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Xem lại đặc điểm của văn bản tự sự, miêu tả để so sánh, sách hướng dẫn du lịch,xem lại băng hình tiết dạy mẫu.
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà, phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy học:
A. Tổ chức lớp Sĩ số:8A4: 
B. Kiểm tra bài cũ :
-Kể tên các thể loại văn bản đã học từ lớp 6 thuộc phân môn tập làm văn? Đặc điểm của từng thể loại?
C. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Cuốn sách hướng dẫn du lịch, nhãn thuốc, giới thiệu tác giả văn bản thuyết minh .
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
-HS đọc ví dụ SGK/115?
-Mỗi văn bản trình bày những vấn đề gì, giới thiệu, giải thích điều gì?
-Vậy em thấy các văn bản này có đặc điểm chung như thế nào?
* Các văn bản này cung cấp tri thức về đặc điểm , tính chất, nguyên nhân về một sự vật, hiện tượng trong đời sống bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.
-Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu?
-Kể tên 1 số văn bản thuyết minh mà em đã học, đã đọc?
-Văn bản thuyết minh là gì?
-Học sinh đọc ý 1 trong SGK/117?
- Tổ chức học sinh trao đổi nhóm:
-Các văn bản trên có giống với các văn bản tự sự hay miêu tả,nhị luận, biểu cảm không?Tại sao?
* Các văn bản này khác với các văn bản đã học
- Chúng khác với văn bản đó ở chỗ nào?
- Văn bản nghị luận: trình bày quan điểm, ý kiến của người viết về một vấn đề, sự việc nào đó qua hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng..Còn các văn bản này chỉ có kiến thức khoa họcđời sống
-Các văn bản trên có những điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu văn bản riêng?Hãy phân tích?
* Ba văn bản này, văn bản nào cũng trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minvà trình bày một cách khách quan..
-Các văn bản đã thuyết minh đối tượng bằng những phương thức nào?
(Phương thức giải thích, giới thiệu, trình bày).
-Em nhận xét gì về ngôn ngữ và tri thức, cách diễn đạt trong văn bản thuyết minh? Mục đích của văn bản thuyết minh?
(Ngôn ngữ khách quan, rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ).
-Em hiểu thế nào về tính khách quan?
- Tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp với thực tế và không đòi hỏi người làm phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình, người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng.
-Đặc điểm của văn bản thuyết minh?
- Học sinh khái quát?
-Học sinh đọc ghi nhớ?
- Học sinh đọc các văn bản trong SGK?
-Các văn bản đã cho (trong SGK-tr117) có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
-Văn bản ''Thông tin về ... '' thuộc loại văn bản nào?
-Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm?
1. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
a.Ví dụ :SGK/115.
b. Nhận xét:
- ''Cây dừa Bình Định'' trình bày ích lợi của cây dừa mà cây khác không có. Cây dừa vùng khác cũng ích lợi như thế nhưng đây giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định, gắn bó với dân Bình Định
- ''Tại sao lá cây có màu xanh lục'' giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
- ''Huế''; giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
- Ta thường gặp loại văn bản này trong thực tế cuộc sống khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng(sự vật, sự việc, sự kiện ...)vì chúng rất thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.
-VD:
+ Cầu LB chứng nhân lịch sử
+ Thông tin về ngày trái đất năm 2000
+ Ôn dịch thuốc lá.
Hoặc: Các tờ giấy thuyết minh đồ vật, bài giới thiệu về 1 tác phẩm VH, 1 tác giả, ...
c. Kết luận-ghi nhớ:
- 
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
a. Ví dụ
b.Nhận xét
- Khác với các văn bản khác: Về phương thức biểu đạt.
- Văn bản tự sự: trình bày sự việc, diễn biến , nhân vật.Còncác văn bản này không đề cập đến những yếu tố đó, chúng không có cốt truyện, nhân vật .
- Văn bản miêu tả:phải có cảnh sắc, con người ..được trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người. Các văn bản này chủ yếu làm cho người ta hiểu đặc điểm, tính chất của sự vật.
*Đặc điểm chung:
a.Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của đơi tượng.
a.Cây dừa: từ thân, lá đến nước dừa, cùi dừa, sọ dừa đều có ích cho con người cho nên nó gắn bó với cuộc sống của người dân.
b.Lá cây có chất diệp lục cho nên có màu xanh lục.
c.Huế là một thành phố có cảnh sắc, sông núi hài hoà, có nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật nổi tiếng, có nhiều vườn hoa cây cảnh, món ăn đặc sản, nó trở thành trung tâm văn hoá của nước ta
b.Trình bày một cách khách quan.
*Mục đích:-Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được sự hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ.
-Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn (có thể sử dụng số liệu)
+ Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc
thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm VH. Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt.
3. Kết luận-ghi nhớ:
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Cả 2 văn bản đều là văn bản thuyết minh
a: Cung cấp kiến thức lịch sử.
b: Cung cấp kiến thức sinh vật.
2. Bài tập 2:
- Văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn nghị luận
- Có sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao.
3. Bài tập 3:
- Các văn bản khác cũng cần yếu tố thuyết minh để giới thiệu, để trình bày sự việc, hoặc giải thích vấn đề nhưng yếu tố đó chỉ là những yếu tố phụ.
D. Củng cố: 
-Nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh? đặc điểm của văn bản thuyết minh?
IV. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3
-Xem trước bài ''Phương pháp thuyết minh''
-Chuẩn bị bài Ôn dich thuốc lá:
+Đọc kĩ văn bản và phần chú giải.
+Soạn bài theo câu hỏi trong sgk/121-122?
Phả Lại, ngày 12 tháng 11 năm 2007
 Phó hiệu trưởng kí duyệt:
 Phạm Minh Thoan

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8(10,11) thuy.doc