Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường TH Canh Liên

 Tuần 10 - Tiết 37 NÓI QUÁ

I- Mục tiêu cần đạt :

- Giúp HS hiểu được thế nào là nói quá .

- Tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hằng ngày .

II- Chuẩn bị :

 1-GV: N/cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo – soạn giảng , bảng phụ

 2-HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk

III-Tiến trình tiết dạy :

1-Ổn định :(1)

2-Kiểm tra 15 (viết tại lớp )

 Đề :

Câu 1(4đ) : Trình bày khái niệm : Trợ từ , thán từ , tình thái từ .

 2 (3đ) : Đặt câu có trợ từ , có thán từ , có tình thái từ

 (Gạch chân dưới trợ từ , thán từ ,tình thái từ )

 3 (3đ) : Chỉ ra các trợ từ , thán từ , tình thái từ trong các câu sau (nếu có )

- U bán con thật đấy ư ?

- Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ

- Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 N Soạn: 25-10-2005 
 Tuần 10 - Tiết 37 NÓI QUÁ
I- Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp HS hiểu được thế nào là nói quá .
- Tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hằng ngày .
II- Chuẩn bị :
 1-GV: N/cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo – soạn giảng , bảng phụ 
 2-HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
III-Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định :(1’) 
2-Kiểm tra 15’ (viết tại lớp ) 
 Đề :
Câu 1(4đ) : Trình bày khái niệm : Trợ từ , thán từ , tình thái từ .
 2 (3đ) : Đặt câu có trợ từ , có thán từ , có tình thái từ 
 (Gạch chân dưới trợ từ , thán từ ,tình thái từ ) 
 3 (3đ) : Chỉ ra các trợ từ , thán từ , tình thái từ trong các câu sau (nếu có ) 
- U bán con thật đấy ư ? 
- Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ 
- Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế 
 3-Bài mới :
a- Giới thiệu bài : (1’) Nói quá là một biện pháp tu từ ,nó có đặc điểm như thế nào và nó có tác dụng trong sử dụng như thế nào . Cô cùng các em tìm hiểu ở bài học hôm nay .
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
20’
15’
HĐ 1: H/dẫn HS tìm hiểu bài 
-Treo bảng phụ ( các câu tục ngữ , ca dao ở sgk ) 
-Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng , ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Vì sao ? 
Thực chất mấy câu tục ngữ ,ca dao này là nhằm nói lên điều gì ? 
-Gơi ý trả lời ;
-Đối chiếu nội dung các câu với thực tế 
- Tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn 
*Kết luận : Các câu đã phóng đại mức độ , qui mô ,tính chất sự vật , hiện tượng được miêu tả 
- Cách nói như vậy có tác dụng gì ? 
- Treo bảng phj gợi dẫn HS so sánh :
Đêm đã sáng – Đêm tháng 5 rất ngắn 
Ngày đã tối – Ngày tháng 10 rất ngắn 
Mồ hôi cày - Mồ hôi ướt đẫm 
à Sinh động hơn , gợi cảm hơn , gây ấn tượng hơn 
*két luận : các câu tục ngữ , ca dao có sử dụng biện pháp tu từ nói quá . 
-Em hiểu nói quá là gì ? 
-HS trả lời – GV hình thành khái niệm 
- Y/cầu HS cho ví dụ về nói quá 
HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
_Y/cầu HS đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập , làm bài tập .
-GV hướng dẫn , nhận xét , sửa chữa 
-Gợi ý bài tập 1 ( phần giải thích ) 
Đặt từ ngữ đó vào ngữ cảnh để hiểu ý nghĩa 
-Gợi ý bài tập 2 :Tìm hiểu ý nghĩa của các thành ngữ trước ,sau đó đọc câu , sẽ thấy được thành ngữ cần điền 
-
Gợi ý bài tập 3 : Tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ trước khi đặt câu 
-Bài tập 4: Tìm thành ngữ so sánh 
Bài tập 6 : H/dẫn HS thảo luận nhóm 
-có thể cho HS so sánh 2 câu sau : 
+Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông ) 
+Tớ sẽ biến viên đá này thành cơm nếp ( 1 bạn trai nói ) à không nên nói khoác 
- Đọc các câu tục ngữ , ca dao 
- Đối chếu thực tế , tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn 
+Các câu này nói quá sự thật 
+Ngụ ý trong các câu là 
Câu 1 : ngụ ý hiện tượng thời gian đêm tháng năm rất ngắn .
Câu 2 : ngụ ý thời gian ngày tháng mười rất ngắn 
Câu 3 : ngụ ý lao động của người nông dân hết sức vất vả 
- So sánh, đối chiếu , nhận xét 
+Nội dung biểu đạt như nhau 
+Các câu có sự phóng đại 
-> sinh động , gợi cảm 
-Trả lời :
-HS cho ví dụ 
-Lớp nhận xét 
 Đọc bài tập 
-Xác định yêu cầu ,thực hiện theo hướng dẫn của GV , nhận xét , sửa chữa bài vào vở 
+Xác định từ ngữ sử dụng phép nói quá 
+ Giải thích ý nghĩa 
+Giải thích, tìm hiểu thành ngữ ( thầm ) 
+Điền – đọc hoàn chỉnh 
+Tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ ( thầm ) 
+Đặt câu 
- Tìm trong sách vở , đời sống 
+Thét ra lửa 
+ Lớn như thổi 
+ Mình đồng da sắt 
+Đen như cột nhà cháy 
-Thảo luận nhóm 
-Trình bày kết quả thảo luận vào bảng phụ .
-nói khoác
I- Nói quá và tác dụng của nói quá 
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô , tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm .
II-Luyện tập : 
1- Tìm biện pháp tu từ nói quá . Giải thích ý nghĩa : a-Sỏi đá cũng thành cơm : thành quả của lao động vất vả , nhọc nhằn 
(nghiã bóng : niềm tin vào bàn tay lao động ) 
b-đi đến tận chân trời : vết thương chẳng có nghĩa lí gì không phải bận tâm 
c-thét ra lửa : kẻ có quyền sinh sát đối với người khác 
2- Điền thành ngữ : 
vd: Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau , trồng cà .
3-Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá :
vd: Nàng có vể đẹp nghiêng nước nghiêng thành 
4-Tìm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá 
vd: Ngáy như sấm 
6-Phân biệt tu từ nói quá với nói khoắc : 
-Giống : đều là phóng đại mức độ qua t/c của s/v , h/đ
-Khác : nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh , gây ấn tượng tăng sức biểu cảm 
Nói khoắc :nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không ó thực , có tác dụng tiêu cực .
4-Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
Củng cố : 
- Đọc lại phần ghi nhớ sgk 
- Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong các câu thơ sau ? 
 Bác ơi tim Bác mênh mông thế ! 
 Ôâm cả non sông moiï kiếp người ! (Tố Hữu ) 
 A- Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ 
 B- Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ 
 C- Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ 
 D- Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ 
b-Hướng dẫn về nhà : 
 Học nội dung bài 
-Làm bài tập 5 , đoạn văn viết phải tự nhiên , ránh gượng ép 
- Chuẩn bị : Ôn tập truyện kí Việt Nam 
+Trả lời 3 câu hỏi sgk ( Đọc kĩ gợi ý sgk ) 
+ Câu 2 cần trả lời rõ ràng , mach lạc ,cũng cần tự lập bảng hệ thống so sánh 
+Câu 3 : Viết thành đoạn văn trả lời ( h/d cụ thể ) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
 ----------------------------------------------------------
 N Soạn :30-10-2005 
 Tuần :10 – Tiết :38 ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS củng cố , hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 8
-So sánh đối chiếu điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của 3 văn bản (bài 2,3,4 ) 
II-Chuẩn bị : 
1-GV : Tham khảo sgk, sgv , hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam 
2-HS : Chuẩn bị bài ôn tập theo hướng dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định : (1’) 
2-KTBC : (5’) 
- Nêu cảm nhận sâu sắc của em về nghệ thuật , về nội dung của đoạn trích “Hai cây phong “ Ai-ma-tốp . 
3- Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Vừa qua, các em đã được học phần truyện kí hiện đại Việt Nam , bài học hôm nay giúp các em củng cố lại kiến thức đã học .
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
22’
12’
5’’
HĐ 1: 
- Kiểm tra chung sự chuẩn bị của HS 
-Gọi 1 HS trình bày phần chuẩn bị của mình về từng văn bản 
- Y/cầu HS khác nhận xét 
-Sửa lại và ghi lên bảng (bảng thống kê kẽ ở bên ) 
HĐ 2 : 
- Hướng dẫn HS đối chiếu so sánh 3 văn bản truyện kí (bài 2,3,4 ) về các phương diện : thể loại , phương thức biểu đạt , nội dung chủ yếu ,đặc sắc nghệ thuật 
-Nêu những nét chung giống nhau giữa 3 văn bản : Trong lòng mẹ , Tức nước vỡ bờ , Lão Hạc 
-Nêu những nét riêng của mỗi văn bản 
- Hướng dẫn HS làm bảng đối chiếu 
HĐ 3 : 
-Y/cầu HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị về một nhân vật yêu thích (hoặc đ/v yêu thích ) 
-Nhận xét , bình giá cụ thể 
-Mở vở soạn để trước mặt để GV kiểm tra 
-Trình bày về từng văn bản , tên văn bản , tác giả , thể loại , phương thức biểu đạt , nội dung chủ yếu , đặc sắc nghệ thuật 
-Nhận xét( đúng , sai , bổ sung ) 
- Sửa chữa , ghi vào vở học 
- So sánh , đối chiếu , trình bày 
+Đều là văn tự sự (hiện đại) 
+Đề tài : con người và cuộc sống của xã hội đương thời 
+Yêu thương ,trân trọng những tình cảm , phẩm chất đẹp đẽ của con người , tố cáo những gì tàn ác , xấu xa 
+Bút pháp hiện thực 
-Điền vào bảng đối chiếu GV đưa ra 
(mỗi HS lên bảng thực hiện 1 văn bản .
-Đọc (2 hoặc 3 HS ) 
- Nhận xét , bình giá sơ lược 
I- Bảng thống kê các văn bản truyện kí Việt Nam đã học ở lớp 8 .
 Mẫu( sgk ) 
II-Điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của 3 văn bản (bài 2,3,4) 
* Giống nhau : 
- Đều là văn bản tự sự , là truyện kí hiện đại 
- Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của t/g , đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập 
-Đều chan chứa tư tưởng nhân đạo 
- Đều có lối viết chân thực , sinh động 
* Khác nhau :
Bảng đối chiếu 
III-Đoạn văn về một nhân vật hoặc đoạn văn được yêu thích 
I-
 BẢNG THỐNG KÊ CÁC VĂN BẢN TRUYỆN KÍ VIỆT NAM ĐÃ HỌC Ở LỚP 8 
Tên vb
 Tác giả 
Thể loại 
Phương thức
biểu đạt
 Nội dung chủ yếu 
Đặc sắc nghệ thuật 
Tôi đi học .Thanh Tịnh (1911-1988) 
Truỵện ngắn 
Tự sự (kết hợp m/tả ,biểu cảm) 
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học .
Tự sự kết hợp với trữ tình , kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm , những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm .
Trong lòng mẹ .(Những ngày thơ ấu) N Hồng (1918-1982) 
Hồi kí 
(trích ) 
Tự sự xen trữ tình 
Nỗi cay đắng , tuổi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ 
-Tự sự kết hợp trữ tình 
-Kể chuyện kết hợp miêu tả , biểu cảm ,đánh giá 
-Cảm xúc vàtam trạng nồng nàn, mãnh liệt . H/ảnh so sánh , liên tướng táo bạo . 
Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn 1939) NTT(1893-1954) 
Tiểu thuyết 
(trích ) 
Tự sự 
- Phê phán chế đô tàn ác ,bất nhân .
-Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn , sức sống tìm tàng vủa người phụ nữ nông thôn 
-Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực , sinh động .
-Xây dựng tình huống truyện bất ... n “Hai cây phong “của Ai-ma-tốp ? 
- Qua văn bản này nhắc nhở em điều gì ? 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta , là nhiệm vụ của mọi người chúng ta . Một trong những việc làm cụ thể , cần thiết hằng ngày là hạn chế thấp nhất đến mức không dùng các loai bao bì bằng n lông . Vì sao như vậy ? Thông tin về ngày trái đất năm 2000 sẽ giải thích chúng ta .
Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
7’
20’
5’
5’
Hđộng 1: H/dẫn đọc và tìm bố cục 
- H/dẫn đọc : rõ ràng ,mạch lạc , chú ý các thuật ngữ chuyên môn , đặc biệt thể hiện tính cấp thiết của vấn đề và thuyết phục được người nghe 
-GV đọc , gọi 2 HS đọc nối tiếp đến hết 
(GV nhận xét sửa sai nếu có ) 
-Y/cầu HS giải thích các từ ô nhiễm ,khởi xướng , plactíc , prôtêin 
-Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ? 
+GV nhận xét và định hướng 
Đây là một văn bản nhật dụng thuyết minh về một vấn đề khoa học?
Hđộng 2 ;H/dẫn HS tìm hiểu văn bản 
-Tìm hệ thống ý được nêu ở phần đầu ? 
-Nhận xét cách vào đề của văn bản có đạt y/cầu hay không ? 
- Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây ô nhiễm môi trường ?
-Tìm những nguyên nhân và tác hại cụ thể của việc dùng bao bì ni lông gây tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người 
-Em có nhận xét gì về cách thuyết minh về những nguyên nhân và những tác hại của việc dùng bao ni lông ? 
+GV nêu một số chứng cứ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông : Hằng năm trên thế giới có khoảng 100,000 chim ,thú biển chết do nuốt phải túi ni lông , tại vườn thú quốc gia Cô-bê ở Aán Độ , 90 con hươu đã chết do ăn phải hững hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khcáh tham quan vứt bừa bãi 
-Ở Việt Nam và trên thế giới đã có những biện pháp nào để xử lí bao bì ni lông ? 
Nhận xét về mặt hạn chế của các biện pháp ấy ? 
+Việc xử lí bao bì ni lông hiện nay đang là một vấn đề phức tạp và chưa triệt để , chưa có biện pháp thực tiễn khả thi cao , vì vậy chỉ có thể hạn chế việc dùng bao bì này .
-Văn bản đã nêu ra những đề xuất nào để hạn chế việc dùng bao bì ni lông ? 
- Các biện pháp nêu trên có được thực hiện triệt để không ? 
-Muốn thực hiện được cần có thêm những điều kiện gì ? 
(các biện pháp ấy đã giải quyết triệt để tận gốc vấn đề chưa ? Tại sao ? ) 
- Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và gia đình ? 
-Văn bản đưa ra lời kêu gọi hành động trước mắt của mọi người là gì ?
-Phân tích tính thuyết phục và tính khả thi của những kiến nghị ? 
Gợi ý : 
Tại sao văn bản không đề nghị bỏ hẳn bao bì ni lông ? Đề nghị hành động “Một ngày không dùng bao bìo ni lông “ có tính khả thi không ? 
 Cách dùng từ ngữ ở đoạn này có gì đặc biệt ? 
Hđộng 3 : H/dãn HS tổng kết 
-Nghệ thuật của văn bản có gì đặc sắc ? 
- Qua văn bản này , em rút ra được bài học gì ? 
Hđộng 4 : luyện tập :
-Từ vì vậy ,hãy có tác dụng gì trong việc liên kêt và kết thúc văn bản ?
-HS nghe và thực hiện theo hướng dẫn .
-HS đọc 
lớp nhận xét 
-Giải nghĩa từ khó 
- HS trình bày cách chia đoạn của mình 
-HS phát hiện và trả lời 
-HS nhận xét : 
vào đề theo cách gián tiếp , từ xa đến gần , từ rộng đến hẹp . Ngắn gọn mà đầy đủ thông tin , rõ vấn đề trọng tâm của toàn văn bản 
-HS quan sát , phát hiện trình bày 
-Thảo luận , trình bày : Văn bản đã đưa ra những ví dụ cụ thể , sinh động và phổ biến 
- HS lắng nghe 
- HS nêu một số biện pháp mà HS biết 
-HS phát hiện trả lời 
HS thảo luận liên hệ thực tế , phát biểu 
Là những biện pháp có khả năng thực thi , nhằm phòng tránh , giảm thiểu tác hại do bao ni lông . Đòi hỏi mọi người phải có ý thức tự giác nghiêm túc 
-HS liên hệ trả lời 
-HS phát hiện trình bày 
- HS trao đổi , thảo luận trình bày 
- Giúp lời kêu gọi vang lên một cách khẩn thiết , có sức lay động mạnh mẽ , bảo vệ môi trường là nhiệm vụ không chỉ riêng ai mà là của toàn nhân loại 
- HS khái quát trả lời 
-Đọc ghi nhớ 
- HS tìm hiểu trả lời 
- Từ” vì vậy “liên kết một cách tự nhiên , hợp lí giữa nguyên nhân và kết quả .
-Từ “hãy “ là lời kêu gọi khẩn thiết xuất phát từ trách nhiệm chung đối với toàn nhân loại và mọi người 
I- Đọc, tìm bố cục 
-Chia thành 4 đoạn 
Đ1 : Từ đầu” sử dụng bao bì ni lông “
Giới thiệu ngày trái đất Việt Nam 
Đ2 : Tiếp theo “trẻ sơ sinh “ Tác hại của việc dùng bao bì ni lông 
Đ3 “ Vì vậy với môi trường “ 
Đ4 còn lại 
Lời kêu gọi động viên mọi người 
II-Tìm hiểu văn bản 
1- Nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông 
- Ô nhiễm môi trường do tính không phân huỷ của nhựa 
- Dùng không đúng cách và thải hàng triệu bao ni lông ,phần lớn bị vứt bừa bãi 
- cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật , làm sói mòn đất 
- tắc cống dẫn nước thải , tăng khả năng ngập lụt 
- làm muỗi phát sinh ,lây truyền bệnh tật , 
-làm chết sinh vật khi nuốt phải 
- gây ô nhiễm thực phẩm , gây ngộ độc , ung thư 
2- Những biện pháp hạn chế dùng bao bì ni lông 
- không dùng khi không cần thiết 
-thay thế bằng dùng giấy lá , 
- tuyên truyền với mọi người về tác hại của bao ni lông 
3- Lời kêu gọi 
“Một ngày không dùng bao ni lông “ 
-Từ “hãy “ lập lại 3 lần à lời kêu gọi khẩn thiết xuất phát từ trách nhiệm chung đối với nhân loại và mọi người 
III-Tổng kết : 
Ghi nhớ (sgk) 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (3’)
a-Củng cố : - HS đọc lại phần ghi nhớ sgk 
- Văn bản trên là văn bản thuyết minh , em hãy tìm những yêu cầu của kiểu văn bản này 
Về nhà : ôn tập kĩ những văn bản đã học , chuẩn bị bài kiểm tra văn 
 - Tìm hiểu bài : Nói giảm ,nói tránh 
+Đọc kĩ các ví dụ sgk và trả lời câu hỏi 
+Tìm hiểu các bài tập 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
..
..
..
NSoạn : 6-11-2005 
Tuần : 10 – Tiết 40 NÓI GIẢM ,NÓI TRÁNH 
I- Mục tiêu cần đạt: 
- HS hiểu khái niệm nói giảm nói tránh và giá trịbiểu cảm của hai biện pháp tu từ này 
-Rèn luyện kỉ năng nhận biết và vận dụng hai biện pháp tu từ này phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp . 
II- Chuẩn bị : 
GV : tham khảo sgk và sgv soạn g/án 
HS : chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
Ổn định : 
KTBC : (5') 
- Thế nào là nói quá ? Tác dụng của biện pháp nói quá ? 
- Cho ví dụ về nói quá và phân tích tác dụng của nói quá .
Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) 
Trong văn thơ cũng như trong đời sống có khi người ta không nói đúng sự thật mà nói tránh đi , cách nói đó có tác dụng như thế nào cô cùng các em tìm hiểu ở tiết học hôm nay . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
20’
15’
Hđộng 1 : H/dẫn HS tìm hiểu khái niệm 
-Y/c HS đọc ví dụ (sgk) 
- Các từ in đậm trong các ví dụ có ý nghĩa là gì ? 
- Tại sao người nói người viết lại dùng cách diễn đạt đó ? 
- Tại sao dùng từ “bầu sữa “ mà không dùng từ khác có nghĩa tương tự ? 
- Trong hai cách nói ở ví dụ 3 cách nào tế nhị nhẹ nhàng ? 
- Cách như vậy gọi là nói giảm nói tránh ? 
- : Khái quát nội dung bài học 
- Thế nào là nói giảm nói tránh ? 
-Tác dụng của cách nói này ? 
Ví dụ (bảng phụ) 
1 Ông ấy đã từ trần rồi . 
2 Bài thơ của anh chưa được hay lắm .
3 Anh cần phải cố gắng hơn nữa . 
4 Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ .
- Các câu trên sử dụng lối nói tránh bằng cách nào ? 
-GV chốt ý : có thể nói giảm nói tránh bằng cách dùng từ đồng nghĩa dùng cách phủ định ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa , nói vòng , nói trống . Không gây hiểu lầm cho người nghe 
-Y/c HS cho ví dụ nói tránh 
Hđộng 3 : H/d HS luyện tập 
- Y/c HS đọc bài tập , nêu y/c bài tập 
-Gợi ý bài 1 :
-Điền các từ ngữ nói giảm , nói tránh vào chỗ trống 
Bài 2 :Đánh dấu vào câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh 
Bài 3 :Y/c HS đặt câu có sử dụng nói giảm ,nói tránh 
+GV nhận xét , sửa sai 
- Trong trường hợp nào không nên sử dụng cách nói giảm nói tránh 
-HS đọc ví dụ 
+Trả lời : Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích ở ví dụ 1 đều có nghĩa là chết 
+người viết, người nói dùng cách diễn đạt như thế để tránh gây cảm giác quá đau buồn 
 +Tác giả dùng từ bầu sửa trong câu 2 cốt để tránh thô tục 
+cách nói thứ 2 là cách nói tế nhị nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận 
- HS thảo luận trả lời 
-HS thực hiện bài tập theo gợi ý của GV : Điền các từ nói giảm nói tránh vào chỗ trống .
-xác định câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh 
-Đặt câu : nói giảm nói tránh thường phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá 
I- Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh 
-Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển , tránh gây cảm giác quá đau buồn , ghê sợ , nặng nề ; tránh thô tục , thiếu lịch sự . 
II- Luyện tập : 
1- a, đi nghỉ 
 b,chia tay nhau 
 c, khiếm thị 
 d, có tuổi 
 e, đi bước nữa 
2 
a2+ , b2 +, c1 + 
d1+ , e2 + 
3- Đặt câu :
Bài thơ của anh dở lắm à Bài thơ của anh chưa được hay lắm .
Củng cố và hướng dãn về nhà : (2’)
 -Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ sgk . Tìm trong văn thơ hay trong đời sống có sử dụng trường hợp nói quá . Các trường hợp nào không nên nói giảm nói tránh .
- Về nhà ôn tập kĩ các văn bản đã học (bài 1,2,3,4, ) chuẩn bị tiết kiểm tra 
- Chuẩn bị luyện nói theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm . Chuẩn bị đoạn trích kể việc chị Dậu đã đánh lại cai lệ ..(Tắt đèn của Ngô Tất Tố ) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T10).doc