ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1. Nhận rõ đặc điểm các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.
2. Nâng trình độ lên thành kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ của ngôn ngữ nói và ngôi ngữ viết.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Không phải ngẫu nhiên, người ta chia phong cách ngôn ngữ thành ngôn ngữ phong cách sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Để thấy được điều này, chúng ta tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết A. Mục tiêu bài học Giúp HS: Nhận rõ đặc điểm các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp. Nâng trình độ lên thành kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ của ngôn ngữ nói và ngôi ngữ viết. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học. C. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới. Không phải ngẫu nhiên, người ta chia phong cách ngôn ngữ thành ngôn ngữ phong cách sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Để thấy được điều này, chúng ta tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Phương pháp thực hiện Nội dung cần đạt I. Đọc - hiểu Ngôn ngữ nói và viết hình thành như thế nào? (H/S đọc mấy dòng đầu) Đặc điểm của ngôn ngữ nói. (H/S lần lượt đọc SGK) Anh (chị) trình bày về đặc điểm ngôn ngữ nói ? Mục 2 SGK Trình bày nội dung gì về đặc điểm ngôn ngữ nói. Đặc điểm thứ ba của ngôn ngữ nói là gì ? Cần phân biệt giữa nói và đọc như thế nào ? Đặc điểm của ngôn ngữ viết (H/S lần lượt đọc các phần ở SGK). Nêu đặc điểm của ngôn ngữ viết mục 1 SGK ? Nêu đặc điểm ngôn ngữ viết trình bày ở mục 2 SGK ? - Nêu đặc điểm ngôn ngữ viết được trình bày ở mục 3 SGK ? Phần chú ý của SGK lưu tâm ta điều gì đáng nhớ? II. Củng cố III. Luyện tập Bài tập 1 Phân tích đặc điểm thể hiện của ngôn ngữ viết qua đoạn trích. Bài tập 2 Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, dáng điệu, sự thay phiên vai người nói, người nghe) được ghi lại trong đoạn trích. Bài tập 3 Phân tích lỗi và sửa các câu dưới đây cho phù hợp với nguồn chữ viết. a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý. b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ. c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng thì cả ốc tôm cua chúng chẳng chừa ai sất. Thuở loài người mới sinh ra trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ hành động. Dẫn đến tiếng nói hình thành họ trao đổi tư tưởng tình cảm bằng ngôn ngữ nói. Sau này tìm ra chữ viết, con người dùng chữ bên cạnh là tiếng nói để thông tin cho nhau. Nói và viết là biểu hiện sự phát triển trong lịch sử văn minh nhân loại. Ngôn ngữ nói có đặc điểm: Đó là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau: Họ có thể đổi vai (nói - nghe - nghe - nói) cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi. Người nói ít có điều kiện gọt giũa, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích. Ngôn ngữ nói Rất đa dạng về ngữ điệu (ví dụ) có thể cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng. Rõ ràng ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin. Phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu. Từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nói khá đa dạng. Từ địa phương Khẩu ngữ Tiếng lóng Biệt ngữ Câu có khi rườm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa đây là giao tiếp tức thời. Giống nhau: cùng phát ra âm thanh. Song đọc lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu ngắt câu. Trong khi đó người nói phải tận dụng ngữ điệu cử chỉ, để diễn cảm. - Mục 1 SGK trình bày: Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản (ví dụ). Khi viết phải suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa nên người đọc phải đọc đi đọc lại, phân tích nghiền ngẫm để lĩnh hội. Ngôn ngữ viết đến với đông đảo bạn đọc trong không gian và thời gian lâu dài (ví dụ). Từ ngữ phong phú nên khi viết tha hồ được lựa chọn thay thế. Tuỳ thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ. Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ. Được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý định. Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ: Một là ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó. Hai là ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng (thuyết trình trước tập thể, hội nghị bằng văn bản, báo cáo). Lời nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp). Đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu). Ngoài hai trường hợp này cần tránh sự lẫn lộn giữa hai loại ngôn ngữ. Tức là tránh dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại. (Tham khảo phần ghi nhớ SGK). Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sử dụng hệ thống thuật ngữ: Vốn chữ của tiếng ta, phép tắc tiếng ta bản sắc, tinh hoa, phong cách. Thay thế các từ: Vốn chữ của tiếng ta thay cho "từ vựng"; phép tắc của tiếng ta thay cho: Ngữ pháp. Sử dụng đúng các dấu câu; hai chấm (:) ngoặc đơn (), ngoặc kép "" và ba chấm Tách dòng và dùng số từ chỉ thứ tự. Cố Thủ tướng đã sử dụng ngôn ngữ viết rất chuẩn mực. - Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong văn bản viết. Dựng đối thoại giữa Tràng và cô gái. Từ ngữ miêu tả cử chỉ, dáng điệu (cong cớn, ton ton liếc mắt cười tít). Thay vai nói, nghe giữa cô gái và Tràng. Lúc thì cô gái nói, Tràng nghe. Lúc thì Tràng nói, cô gái nghe. Dùng ngôn ngữ nói, sai câu vì thiếu C. Sửa là trong thơ ca Việt Nam ta thấy có nhiều bức tranh miêu tả mùa thu rất đẹp. Thừa từ: Còn như, thì: Dùng từ địa phương: Vống Sửa là: Máy móc, thiết bị nước ngoài đưa vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai tăng lên đến mức vô tội vạ. Sử dụng ngôn ngữ nói thì như, thì cả. Sử dụng từ không có hệ thống để chỉ chủng loại loài vật. Sử dụng từ không đúng: ai Sử dụng từ địa phương, thể ngữ: Sất, sửa là: Cá, rùa, ba ba, tôm , cua, ốc sống ở dưới nước đến các loài chim, vạc, cò, gia cầm như vịt, ngỗng chúng chẳng chừa một loài nào. Ca dao hài hước A. Mục tiêu bài học Giúp HS: Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào động của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả lo toan. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV Thiết kế bài học C. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới. Ca dao vốn là những câu hát cất lên từ đồng ruộng. Nó dường như làm cho cây lúa xanh hơn, con người sống với nhau giàu tình giàu nghĩa hơn. Đôi khi nó thể hiện nỗi niễm chua xót đắng cay và cả tiếng cười đầy lạc quan, thông minh, hóm hỉnh. Để thấy được tiếng cười lạc quan ấy như thế nào, chúng ta tìm hiểu ca dao hài hước. Phương pháp thực hiện Nội dung cần đạt I. giới thiệu chung : 1. Phân loại ca dao hài hước a.Tiếng cười hài hước tự trào. b. Tiếng cười mua vui giải trí. 2. Nghệ thuật : II. Nội dung chính Bài 1 (H/S đọc - giải nghĩa các từ khó). GVH: Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường ? Cách nói của chàng trai, cô gái đó có gì đặc biệt ? GVH: Từ đó anh (chị) nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo ? Bài 2,3,4 GVH: Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì và với thái độ ra sao ? GVG: Nếu ở bài một tiếng cười tự trào thì tiếng cười ở những bài ca dao này chủ yếu là phê phán. Tác giả dân gian đã cười vào từng đối tượng cụ thể. Đó là những đức ông chồng vô tích sự, những người chồng nịnh dơ vợ và cả những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. GVH: Anh(chị) cho biết chàng trai ở câu ca dao này là người như thế nào ? GVG: + Chồng người đánh bắc dẹp đông Chồng em ngồi bếp giương cung GVH: Những đối tượng nào bị phê phán trong bài ca dao này ? GVH: Anh(chị) hãy tìm một số bài ca dao hài hước khác và thử phân tích ? Đánh giặc thì chạy trước tiên Xông vào trận tiềngiặc ra. Nam mô bồ tátcuộn tròn Anh hùng là anh hùng rơm . GVH: Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước? III. Củng cố Là người lao động tự lấy cái nghèo của mình ra để tự cười mình, thi vị hoá cảnh nghèo. Có nghĩa là họ đã vượt lên cao hơn cảnh nghèo để lạc quan vui sống. Là tiếng cười vui cửa, vui nhà rất cần trong cuộc sống còn vất vả lo toan bộn bề và cũng rất phù hợp với đặc tính hài hước, ưa trào lộng của nhân dân ta. - Có sự chọn lọc những chi tiết điển hình, hư cấu dựng cảnh tài tình, cường điệu phóng đại để tạo ra những nét hài hước hóm hỉnh. - Bài ca được đặt trong thể đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai đều nói đùa, nói vui. Nhưng cách nói lại giàu ý nghĩa về cuộc sống con người. Trong cuộc sống trai gái lấy nhau, hai gia đình ưng thuận thường có chuyện thách và dẫn cưới. Trong bài ca này cả dẫn và thách cưới có cái gì không bình thường: "Cưới nàng anh toan Mời làng" Cách nói giả định: "Toan dẫn voi", "dẫn trâu", "dẫn bò, anh ta dự tính dẫn các thứ đó. Sang quá! Và to tát quá. Nhưng chàng trai thật hóm hỉnh bởi đưa ra lí do cụ thể: + Dẫn voi thì sợ "quốc cấm" + Dẫn trâu thì sợ "máu hàn" đau bụng. + Dẫn bò thì sợ ăn vào co gân. Lí do ấy chắc hẳn bên đối tác chẳng nói vào đâu được. Thế thì dẫn bằng thứ gì. Tiếng cười bật lên ở hai câu: "Miễn là mời làng" Dẫn cưới bằng chuột thì xưa nay chưa hề có. Tiếng cười làm vơi nhẹ nỗi vất vả của cuộc sống thường nhật. Thách cưới là yêu cầu của nhà gái đối với nhà trai về tiền cưới và lễ vật. Thường thì nhà gái xưa thách quá cao. Trong bài ca này, cô gái bộc lộ sự thách cưới của nhà mình: "người ta thách lợn nó ăn". Thách như thế có gì là cao sang đâu. Thách như thế thật phi lí vì xưa nay chưa từng thấy bao giờ. Tiếng cười cũng bật lên nhưng có gì như chia sẻ với cuộc sống còn khốn khó của người lao động. Đằng sau tiếng cười ấy là phê phán sự thách cưới nặng nề của người xưa. ở bài 2: Đối tượng châm biếm là bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai. Thủ pháp nghệ thuật của bài ca này là sự kết hợp giữa đối lập và cách nói ngoa dụ. Đối lập hay còn gọi là tương phản "làm trai", "sức trai" phải "xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan" hoặc làm trai quyết chí tang bồng, sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam". ở đây đối lập lại với "làm trai" và sức trai" là "Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng". Thật thảm hại. Cách nói ngoa dụ thường là phóng đại, tô đậm các hiện tượng châm biếm "khom lưng chống gối" ấy như thế nào mọi người đã rõ. Bài 3: Đối tượng châm biếm là đức ông chồng vô tích sự, lười nhác, không có chí lớn. Đi ngược về >< ngồi bếp sờ đuôi con mèo (Đảm đang) --- (Vô tích sự) => tác giả dân gian đã tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ. So sánh: + Chồng người đi Hán về Hồ Chồng em cháy quần. + Chồng người lội suối trèo đèo Chồng tôi cầm đũa đuổi mèo quanh mâm. Bài 4: Phê phán những ông chồng coi vợ trên tất cả, cái gì ở vợ c ... a nước đỏ cá về, Đợi chim tăng ló hót gọi hè, Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông, Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già". 2. Cử chỉ, lời lẽ hành động của chàng trai khi thấy cô gái ở nhà chồng. GVH: Em hãy phân tích đoạn thơ này ? Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ, Dậy phủi áo kẻo lấm! Đầu bù anh chải cho, Tóc rối đưa anh búi hộ. Anh chặt tre về đốt gióng đầu, Chặt tre dày, anh hun gióng giữa GVH: Lời tiễn dặn của chàng trai ở đoạn cuối này được thể hiện như thế nào ? Về với người ta thương thuở cũ, Chết ba năm hình còn treo đó; Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thẳm, Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung, Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát, Chết thành hồn chung một mái song song. GVH: Lời chàng trai còn thể hiện như thế nào ? Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng, Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già, Ta yêu nhau tàn đời gió không rung, không chuyển, Người xiểm xui, không ngoảnh, không nghe. GVH: So sánh giữa hai lời tiễn dặn của chàng trai ? =>"Lời tiễn dặn" là tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, khát vọng đòi quyền sống cho con người. Từ đó hiểu được vì sao đồng bào Thái rất yêu quý say mê, coi tiễn dặn người yêu là niềm tự hào của dân tộc. Người Thái có câu '"Hát tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày". III. Củng cố + Chú ý các yếu tố nghệ thuật. - Phần tiểu dẫn SGK giới thiệu về truyện thơ các dân tộc ít người, tóm tắt tác phẩm và giới thiệu đoạn trích. Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và công lí. Hai chủ đề thể hiện trong truyện thơ là khát vọng tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi. Nhân vật chính của các truyện thơ là các chàng trai, cô gái, nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán. út lót - Hồ Liêu (Mường) Cầm Đôi - Hiền Tom (Tày) Chàng Lú - Nàng ủa (Thái) Nàng Nhàng Dợ - Chàng Chà Tăng (Mông) Cốt truyện thường theo ba chặng: Đôi trẻ yêu nhau tha thiết Tình yêu tan vỡ đau khổ Tìm cách thoát khỏi cảnh ngộ chết cùng nhau hoặc vượt khó khăn để trở về sống hạnh phúc. => Kết thúc truyện thơ thường bằng cái chết hoặc phải xa nhau vĩnh viễn của đôi bạn tình. Nó phản ánh cuộc sống ngột ngạt của thanh niên nam nữ các dân tộc, tố cáo xã hội, bộc lộ khát vọng tự do yêu đương. Một loại kết thúc khác là đôi bạn tình được chung sống hạnh phúc trải qua bao nhiêu trắc trở. "Tiễn dặn người yêu" thuộc loại kết thúc này. Dựa vào 3 sự việc sau đây: Tình yêu tan vỡ Chàng trai, cô gái cùng ra đời, cùng chơi chung từ ấu thơ. Lớn lên hai người càng quấn quýt và yêu nhau. Nhưng cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo, gả cô cho một người giàu có khi cô đang còn ở trên nương. Cô gái đau khổ nhưng bất lực. Chàng trai trước tình cảnh ấy quyết ra đi tìm sự giàu sang, ước hẹn trở về chuộc lại người yêu. Cô gái ở nhà chờ đợi hết cả thời gian rể trong, rể ngoài, đành phải theo người chồng mà cha mẹ cô đã ép buộc. 2. Lời tiễn dặn Chàng trai trở về giữa lúc cô gái phải về nhà chồng. Chàng trai đành dặn cô gái hết lời hết lẽ. Tiễn cô về nhà chồng, anh ở lại một thời gian chứng kiến cảnh cô bị chồng đánh đập, hành hạ khổ sở. Anh chăm sóc cho cô và mong ước ngày sum họp. Hạnh phúc đoàn tụ Được vài năm cô bị nhà chồng đuổi về. Bố, mẹ cô lại bán đứt cho một nhà quan, cô đau khổ càng trở lên vụng về, ngang ngạnh. Nhà quan mang cô ra chợ bán. Cô gái ngày nào "ngón tay thon lá hành, đôi mắt đẹp dài như là trầu xanh" mà nay tiều tụy chỉ đáng một bó lá dong. Người đổi cô là chàng trai xưa, không nhận ra cô, anh đã có gia đình nhà cao cửa rộng. Tủi phận cô mang đàn môi - một kỉ vật ngày nào ra thổi. Nhận ra cô gái, anh liền tiễn vợ về nhà chu đáo (người vợ này cũng lấy được chồng và sống hạnh phúc). Chàng trai và cô gái lấy nhau sống hạnh phúc đến trọn đời. Mạc Phi là người dịch. Tác phẩm gồm 1846 câu thơ trong đó có gần 400 câu là lời tiễn dặn. "Lời tiễn dặn" là đoạn trích gồm 2 đoạn. Đoạn một là lời tiễn dặn của chàng trai khi anh chạy theo cô, tiễn cô về nhà chồng "Quây gánh qua đồng ruộng" đến "khi góa bụa về già". Đoạn hai còn lại thương cô bị đánh đập, anh càng khẳng định mối tình tha thiết, bền chặt của mình. => Bằng lời tiễn dặn đoạn trích làm nổi bật tâm trạng xót thương của chàng trai nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. Đồng thời khẳng định khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy, của chàng trai với cô gái. Lời của chàng trai. Cô gái chỉ hiện ra qua lời của chàng trai nghĩa là qua cảm nhận của chàng trai. Chàng trai cảm nhận nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái: "Vừa đi vừa ngoảnh lại. Vừa đi vừa ngoái trông" Chàng trai như thấy được cô gái vẫn nuối tiếc, chờ đợi, nuôi hi vọng với tâm trạng "chân bước xa lòng càng đau càng nhớ". Cô buộc phải lấy người mình không yêu làm sao tránh khỏi nỗi buồn đau. Cô "ngoảnh lại", "ngoái trông", "lòng càng đau càng nhớ" vì nghĩ tới mối tình lỡ hẹn của mình. Cô như muốn thu tất cả những kỉ niệm của mối tình ấy, những con đường lên nương, lối mòn xuống núi, đường qua suối Tất cả vẫn còn đây mà lòng người phải cách xa. Mỗi bước cô là nỗi đau ghìm xé "chân bước xa lòng càng đau càng nhớ". "Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi, Tới rừng lá ngón ngóng trông". Cử chỉ chờ, đợi ngóng trông diễn tả tâm trạng đau khổ như cố bám víu lấy một cái gì. Mặt khác ớt cay, cà đắng và độc địa thay "lá ngón" gợi ra tâm trạng đầy cay đắng của cô gái và sự chờ đợi mà thôi. Đây cũng là tâm trạng đau khổ của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng. Cảnh đã thể hiện tình cảm của con người. Chàng trai khẳng định tấm lòng thủy chung của mình. Chàng trai nói với cô gái: "Xin hãy cho anh kề vóc mảnh, Quấn quanh vai ủ lấy hương người Cho mai sau lửa xác đượm hỏi Một lát bên em thay lời tiễn dặn!" Người Thái có tục hỏa táng. Khi thiêu xác, họ đốt theo cái áo, cái khăn hoặc mấy sợi tóc của người thân yêu nhất để hơi của người thân khiến họ không cô đơn, xác sẽ cháy đượm, hồn siêu thoát. Chàng trai mượn hương người yêu từ lúc này vì suốt đời anh không còn ai yêu thương hơn để lúc chết, xác nhờ có hương của người yêu mà cháy đượm. Chàng trai đã khẳng định tấm lòng thủy chung của mình, tình yêu của mình. Anh đã động viên cô gái "Con nhỏ hãy đưa anh ẵm. Bé xinh hãy đưa anh bồng, Cho anh bế con dòng đừng ngượng, Nựng con rồng, con phượng đừng buồn". "Con nhỏ con phượng" là chỉ con của cô gái với người khác được anh yêu quý như con đẻ của mình. Câu thơ còn có ý nghĩa đề cao dòng giống của đứa trẻ để vừa lòng mẹ nó. Động viên, an ủi đấy mà vẫn có gì xót xa đến tận gan ruột của chàng trai. Không chỉ động viên, an ủi cô gái, chàng trai đã ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống. Thời gian luân chuyển "tháng năm lau nở, nước đỏ cá về" đến cả âm thanh quen thuộc "chim tăng ló hót gọi hè". Tất cả gắn bó, gần gũi với cuộc sống con người. Bước đi của thời gian còn khẳng định sự chờ đợi của chàng trai tính bằng mùa, bằng vụ và tăng lên tính bằng cả đời người. Rõ ràng lời tiễn của chàng trai xoay quanh một chữ đợi. Chờ đợi là tình nghĩa thủy chung của chàng trai với cô gái. Tình yêu của họ là bất tử, song chờ đợi cũng có nghĩa là chấp nhận cuộc sống hiện tại chỉ còn hi vọng ở tương lai, thể hiện sự bất lực trước tập tục, chấp nhận hôn nhân do cha mẹ định đoạt. Chàng trai đã đưa cô gái đến tận nhà chồng và, chứng kiến cảnh cô bị gia đình nhà chồng hành hạ. "Em ngã lăn chiêng cạnh miệng cối lợn dũi Em ngã lăn đùng liền bên mạng lợn vầy Ngã không kịp chống kịp gượng". Theo phong tục hồn nhiên và giàu nhân văn của người Thái nếu hai người yêu nhau mà không lấy được nhau họ sẽ thành anh, em bè bạn, gần thì thỉnh thoảng thăm nhau, xa xôi thì hàng năm có phiên chợ tình họ tìm về chợ gặp gỡ chia sẻ vui buồn cùng nhau. Chàng trai trong đoạn trích này chứng kiến cảnh cô gái bị gia đình nhà chồng hành hạ. Anh cảm thông săn sóc cô bằng lời lẽ và hành động chia sẻ hết mực yêu thương. => Đây là lời chàng trai cùng với cái nhìn xót xa thương cảm. Người đọc hình dung ra cô gái áo lấm, đầu bù, tóc rối đau đớn vì bị đánh đập hành hạ. Đó là tình cảnh đáng thương, là tiếng kêu cứu về quyền sống của người phụ nữ, gợi bao nhiêu nỗi thương cảm xót xa. Những tiếng gọi tha thiết "dậy đi dậy đi em ơi!" cùng với cử chỉ ân cần "đầu bù anh chải cho, tóc rối anh búi hộ" cùng với sự chăm sóc "anh hun gióng giữa, lam ống thuốc này em uống khỏi đau". Đây là cử chỉ, lời nói và hành động của tình yêu thương. Lời nói đó còn ẩn chứa nỗi xót xa, đau đớn hơn cả nỗi đau mà cô gái phải chịu. Lời lẽ đó thấm nhuần tình cảm nhân đạo đối với số phận người con gái và những phụ nữ Thái xưa. Lời tiễn dặn của chàng trai thể hiện tình yêu nồng nàn mãnh liệt của anh: Chàng trai khẳng định với cô gái sống chết cùng có nhau. Từ chết được lặp lại sáu lần cũng là sáu lần anh khẳng định sự gắn bó, không thể sống xa nhau. Hãy sống cùng nhau đến lúc chết. Dẫu có phải chết, cũng chết cùng nhau. Thêm một lần ta bắt gặp tình yêu thủy chung, son sắt của những chàng trai, cô gái Thái. Đây là xã hội vạn ác với nhiều bất công vô lí đang đè nặng lên kiếp sống con người. Đồng tiền và sự giàu sang đã phá hoại hạnh phúc con người. =>Lời chàng trai thể hiện khát vọng giải phóng được sống trong tình yêu. Hai tiếng yêu trọn đời, yêu trọn kiếp là sự khẳng định quyết tâm trước sau như một không gì có thể thay đổi. Gió không bao giờ ngừng. Song dẫu gió có thể ngừng (tàn đời gió) thì tình yêu của chàng trai và cô gái cũng không bao giờ thay đổi. Đây cũng là khát vọng tự do, khát vọng được sống trong tình yêu. Khát vọng ấy như khắc vào gỗ, tạc vào đá, bền vững đến muôn đời. Lời tiễn dặn đầu thể hiện: Chàng trai cảm nhận nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái, cũng là nỗi đau khổ của chàng trai. Anh khẳng định tấm lòng thủy chung, động viên, an ủi cô gái. ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống. Lời tiễn dặn sau: Sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ với cô bằng lời lẽ nhất mực yêu thương, thể hiện khát vọng giải phóng, khát vọng tự do được sống trong tình yêu. Lời tiễn dặn đầu tập trung trong một chữ "đợi" thì lời tiễn dặn sau tập trung trong một chữ "cùng". Cả hai lời tiễn dặn thể hiện sự phát triển tâm trạng thủy chung, ước hẹn, chờ đợi cùng nhau vươn đến khát vọng tự do, khát vọng giải phóng. Lời tiễn dặn nghiêng về lời dặn dò mang sắc thái tình cảm nhưng đồng thời cũng bộc lộ tư tưởng tiến bộ. Đó là phơi bầy thực chất của xã hội phong kiến miền núi xưa. Một xã hội ngăn cấm toa chiết (Tòa " khóa, chiết " đập vỡ) tình cảm con người. . Hình ảnh đậm màu sắc thiên nhiên núi rừng diễn đạt tình cảm. Lối diễn đạt đó chỉ có trong thơ văn các dân tộc thiểu số mang màu sắc thiên nhiên phong phú hùng vĩ, vừa mộc mạc vừa giàu chất thơ.
Tài liệu đính kèm: