Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 6 – THCS Tuân Đạo

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 6 – THCS Tuân Đạo

Tiết 1, 2: Văn bản: Tôi đi học

 - Thanh Tịnh-

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tự trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: soạn bài

- Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2. Bài mới

Trong cuộc đời mỗi con người những kỷ niệm về tuổi học trò, đặc biệt là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được ôn lại những kỷ niệm đó cùng nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.

 

doc 51 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 6 – THCS Tuân Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Tiết 1, 2: Văn bản: Tôi đi học
 - Thanh Tịnh-
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tự trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
Trong cuộc đời mỗi con người những kỷ niệm về tuổi học trò, đặc biệt là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được ôn lại những kỷ niệm đó cùng nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Tịnh?
Ông có gần 50 năm cầm bút sáng tác. Sự nghiệp văn học của ông đa dạng và phong phú. Nổi bật nhất có thể kể là các tác phẩm: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm(truyện ngắn), Đi từ giữa mùa sen(truyện thơ).
Trình bày hiểu biết của em về VB “Tôi đi học”? 
Đây là tập văn xuôi tiêu biểu nhất của TT.
Giải thích từ: Tựu trường, lạm nhận?
Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể truyện?
Truyện được kể theo trình tự nào?
Bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Trong đoạn 2 có thể chia làm nhiều đoạn nhỏ tương ứng với cảm xúc của NV
Giọng chậm, bồi hồi, chú ý những câu đối thoại giữa hai mẹ con
- GV đọc 1 đoạn-> gọi học sinh đọc tiếp
Nỗi nhớ về buổi tự trường đầu tiên của tác giả thường được khơi nguồn vào thời điểm nào? Vì sao?
Khi đó NV “Tôi” có tâm trạng ntn? 
Vì sao nhân vật “tôi” Lại có tâm trạng như vậy?
Vì ở đây có sự tương đồng, tự nhiên giữa quá khứ và hiện tại 
Có gì đặc biệt trong việc dùng từ ngữ để khắc hoạ tâm trạng NV? Hãy phân tích?
Những cảm xúc ấy không mâu thuẫn mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể, sinh động tâm trạng NV khi nhớ lại quá khứ và cảm xúc thực của NV trong quá khứ. Các từ láy đó góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện xảy ra đã bao năm mà như mới hôm qua
I. Giới thiệu chung
1.Tác giả- Tác phẩm
 * Tác giả(1911-1988)
 - Tên thật là Trần Văn Ninh, quê ởThừa Thiên- Huế
 - Thơ văn của ông đạm chất trữ tình, giàu cảm xúc, trong trẻo.
* Tác phẩm
 - In trong tập “Quê mẹ”(1941)
 - Là VB nhật dụng có giá trị biểu cảm cao
2. Chú thích
3. Bố cục:
 Theo dòng hồi tưởng của nhân vật
- Đoạn 1: từ đầu-> tưng bừng rộn rã
ND: Khơi nguồn cảm xúc
- Đoạn 2: Cảm xúc của nhân vật “tôi” về buổi tựu trường đầu tiên
ND: còn lại
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
 a. Khơi nguồn cảm xúc của NV “tôi”
 - Thời gian: Cuối thu(khai giảng)
 - Cảnh vật, con người: lá dụng nhiều, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè cùng mẹ đến trường
-> Tâm trạng: náo nức, mơn man, tưng bừng rộn rã nhớ về buổi tựu trường đầu tiên 
- NT: sử dụng từ láy có giá trị biểu cảm cao
Tiết 2 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Gọi học sinh đọc lại VB
Đoạn 2 này có thể chia làm mấy đoạn nhỏ?
- Cảm nhận của T trên đường tới trường: Buổi mai hôm ấytrên ngọn núi
- Cảm nhận của T lúc ở sân trường: tiếp...được nghỉ
- Cảm nhận của T trong lớp học: còn lại
Thời gian, không gian của ngày đầu tiên đến trướng được nhớ lại cụ thể ntn?
Vẫn thời gian, không gian ấy nhưng hôm nay NV “Tôi” có cảm nhận ntn?
Vì sao NV “tôi” lại có cảm giác như vậy?
Cả tình cảm và nhận thức của cậu đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cậu tự thấy mình lớn lên nên con đường làng không còn dài và rộng như trước nữa, cậu đã tự nhận thức được học hành là điều rất quan trọng với bản thân mình
Qua đoạn văn: “Trong chiếc áo vải lướt trên ngọn núi” ta hiểu thêm điều gì về nhận thức của NV “Tôi” với việc học?
Điều này được thể hiện hiện rõ nét qua các chi nào?
- ghì thật chặt hai quyển vở mới
- muốn thử sức mình tự cầm bút, thước
Qua những cảm nhận của NV “Tôi” có thể thấy NV đã bộc lộ đức tính gì?
Khi nhớ lại ý nghĩ: chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả đã sử dụng BPNT gì? Hãy phân tích?
Hình ảnh so sánh. So sánh một hiện tượng vô hình là (ý nghĩ thoáng qua) với một hiện tượng tự nhiên, hữu hình (làn mây lướt qua ngọn núi) -> khiến người đọc thấy những kỉ niệm của NV thật cao đẹp, sâu sắc và đồng thời đề cao sự học với con nguời
Trong cảm nhận của NV “Tôi” ngôi trường làng có gì thay đổi trước và sau khi đi học?
Cảnh sân trường làng Mĩ Lí được miêu tả có gì nổi bật?
- Rất đông người
- Người nào cũng đẹp
Cảnh tượng đó có ý nghĩa gì?
- Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường
- Thể hiện tinh thần hiếu học của ND ta
Nổi bật trong sân trường là hình ảnh của ai? Được MT ntn?
Trong đoạn văn này tác giả sử dụng BPNT gì?
- Phép so sánh thứ nhấ(lớp học như cái đình làng: nơi thường diễn ra các sinh hoạt cộng đồng như tế lễ, thờ cúng) diễn tả được cảm xúc trang nghiêm, thành kính, lạ lùng của người học trò đối với ngôi trường
- Phép so sánh thứ 2 vừa thể hiện khát vọng của tuổi trẻ vừa thể hiện tâm trạng.
Khi nghe thầy hiệu trưởng đọc tên từng người NV “T” có cảm giác ntn?
Sau khi gọi tên các em vào lớp, thầy giáo đã nói gì?
“Các em phải cốnghe chưa”
Qua đây, em hiểu thêm điều gì về người thầy?
Khi ngồi trong lớp cậu cảm nhận được điều gì?
Lạ vì lần đầu tiên được vào lớp học song lại cảm thấy không xa lạ vì ý thức được rằng đây sẽ là những thứ gắn bó với mình
Những chi tiết ấy thể hiện điều gì trong tâm hồn NV “Tôi”? 
-> yêu thiên nhiên nhưng cũng ý thức rõ việc học hành
Tóm lại, khi ngồi trong lớp học NV tôi đã trải qua những tâm trạng ntn?
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, cách MT được sử dụng trong đoạn văn này?
Hệ thống lại những đặc sắc về ND- NT của VB?
b. Cảm xúc của “Tôi” về buổi tựu tường đầu tiên
* Cảm xúc trên đường tới trường
 - Thời gian: Buổi sáng cuối thu(một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh)
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp
- Cảm giác: mọi cảnh vật thân quen đều thay đổi, tự thấy mình đã lớn, có chí học ngay từ đầu
-> háo hức, hăm hở đi học
* Cảm xúc lúc ở sân trường
- Khi chưa đi học: thấy trường cao ráo và sạch sẽ
- Khi đi học: 
+ Thấy trường vùa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng- > lo nghĩ vẩn vơ
+ Các cậu học trò như những con chim non, ngập ngừng, e sợ
+ Thèm vụng, ước ao thầm
+ Cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng
- > NT: So sánh để diễn tả cảm giác hồi hộp, bỡ ngỡ, lo lắng
* Cảm xúc khi ngồi trong lớp học
- Nghe thầy đọc tên-> tim như ngừng đập, giật mình, lúng túng
- Cảm thấy chưa bao giờ xa mẹ như lần này
- Mọi vật đều lạ và hay nhưng rồi lại cảm thấy không xa lạ chút nào
- Nhìn theo cánh chim nhưng 
- Chăm chú nhìn thầy viết và đọc theo 
-> lo sợ, bỡ ngỡ mà lại thân quen, hồn nhiên nhưng ý thức rõ tầm quan trọng của việc học
- NT: Kết hợp MT – TS - BC, ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, chất nhạc
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
2. Luyện tập(SGK)
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
 1. Củng cố
 - Nắm được cảm xúc của NV “T” trong buổi tựu trường đầu tiên
 - Nắm được đặc sắc NT của VB
 2. Hướng dẫn về nhà
 - Học và tập trình bày phần ND- NT của VB
 - Chuẩn bị trước bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
3. Rút kinh nghiệm: .
******************
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Bài 1 Tiết 3 
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Hiểu rõ cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức về MQH giữa cái chung và cái riêng.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, BP
- Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi ở nhà
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Học sinh quan sát BP
Nghĩa của từ “ĐV” rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá? Vì sao?
Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của ba từ trên
Nghĩa của từ thú rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ: voi, hươu?
Nghĩa của từ chim rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ: tu hú, sáo?
Nghĩa của từ cá rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ: cá rô, cá thu?
Nghĩa của các từ các từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
Em hiểu thế nào là cấp độ khái nghĩa của từ ngữ?
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi nào?
Khi nào từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
Vì T/C rộng hẹp chỉ là tương đối
GV hướng dẫn HS làm-> gọi lên bảng chữa
b. 
Vũ khí
súng
bom
súng trường, đại bác
Bom ba càng, bom bi
Học sinh làm bài theo nhóm
Học sinh làm bài theo nhóm
GV hướng dẫn học sinh tự làm
Khóc
Sụt sùi
Nức nở
I. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp
 1. Ví dụ
 - Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá
- Các từ: thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng 
hơn các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ động vật
- > cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
2. Kết luận
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ: nghĩa của một từ có thể rộng hay hẹp hơn nghĩa của một từ khác
+ Từ ngữ nghĩa rộng: là khi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
+ Từ ngữ nghĩa hẹp: là khi phạm vi nghĩa của từ đó nằm trong phạm v i nghĩa của từ khác
- Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp
II. Luyện tập
 Bài 1
a. 
Y phục
Quần
Áo
quần đùi, quần dài
áo dài, áo sơ mi
Bài 2
a. Chất đốt
b. Nghệ thuật
c. Thức ăn
d. Nhìn
e. Đánh
Bài 3
a. xe đạp, xe máy
b. sắt, đồng, nhôm
c. chanh, cam, chuối.
d. họ nội, họ ngoại, bác, cô, dì, chú.
e. xách, khiêng, gánh
Bài 4
a. Thuốc lào
b. Thủ quỹ
c. Bút điện
d. Hoa tai
Bài 5
chạy
vẫy
đuổi
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
 1. Củng cố
 - Nắm đượckhái niệm về cấp độ khái quát của từ ngữ, từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp 
2. Hướng dẫn về nhà
 - Học thuộc phần kết luận trong vở ghi
 - Làm thêm các BT trong SBT
3. Rút kinh nghiệm: .
******************
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Bài 1 Tiết 4
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Nắm được chủ đề của VB, tính thống nhất về chủ đề của VB
Biết viết một VB bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng cần trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho VB tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi ở nhà
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Gọi HS đọc lại VB “Tôi đi học”
Trong VB, tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
Từ một khung cảnh màu thu, tác giả nhớ lại từng không gian, thời gian, từng co ... gười ta thấy thi thể em bé giữa những bao diêm. Không ai biết những điều kì diệu em bé đã trông thấy.
Qua phần đầu câu truyện, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm?
Em có nhận xét gì về gia cảnh của em bé?
Câu chuyện xảy ra ở đâu, vào thời gian nào?
Đêm giao thừa là lúc mọi người chuẩn bị cho việc gì? Còn cô bé ra sao?
Thời tiết lúc này được miêu tả ntn? Cô bé được MT ntn?
Không khí đón giao thừa được MT ntn?
Lúc này hình ảnh cô bé hiện ra ntn?
Nhận xét về nghệ thuật diễn đạt trong đoạn văn này?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả- Tác phẩm
 * Tác giả(1805-1875)
- Là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em
* Tác phẩm
VB trích gần hết truyện “Cô bé bán diêm”
2. Chú thích
3. Bố cục
- Đoạn 1: từ đầucứng đờ ra -> hoàn cảnh sống của cô bé
- Đoạn 2: còn lại -> những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé
- Đoạn 3: còn lại -> Cái chết của cô bé
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc- Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
 * Gia cảnh:
 - Mồ côi mẹ, bà nội mất, sống với người cha lạnh lùng, tàn nhẫn
 - Sống chui rúc trong một xó tối tăm trên gác sát mái nhà
 - Phải đi bán diêm để sống
-> đáng thương
 * Đêm giao thừa
Em bé
Cảnh đón giao thừa
- Đi bán diêm
- Đầu trần, chân đất, bụng đói, đi dưới trời rét, đầy tuyết rơi
- Ngồi nép trong một góc tường
- Mọi người chuẩn bị đón năm mới
- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay
-> NT: tương phản, đối lập-> làm nổi tình cảnh đáng thương, bất hạnh của em bé
Trong truyện có mấy lần cô bé quẹt diêm?
5 lần
Lần thứ nhất vì sao cô bé quẹt diêm? Khi quẹt diêm em bé thấy những gì?
Điều đấy cho thấy mơng ước nào của cô bé?
Cảnh thực và ảo đan xen: ngón tay cái cầm diêm cháy gần sát làm nóng bỏng lên, ngồi trước lò sưởi bóng loáng. Vì em đang rét cóng nên mơ ước đầu tiên của em, cái em cần nhất là một chiếc lò sưởi
Những lần quẹt diêm tiếp theo xuất phát từ cơ sở thực tế nào? Những hình ảnh kì diệu nào hiện ra? Có ý nghĩa gì?
Con ngỗng quay là hình ảnh được gợi ra từ cảnh thực. Nhưng cảnh con ngỗng quay, cắm thìa về phía em bé thì thật kì diệu. Nó hoàn toàn là do tưởng tượng của em bé vì giờ đây sau cái rét là cái đói. Ước mơ cháy bỏng nhất trong trong đầu em là được sưởi ấm và ăn no. Ngỗng quay là món ăn ngon phổ biến ở châu Âu và Đan Mạch. Nhưng khi que diêm phụt tắt em lại trở về với thực tế (tr 66)
Đón Giáng sinh là một trong những phong tục của các nước châu Âu và của những người Thiên chúa. 
Khi que diêm tắt, tất cả các ngọn nến bay lên biến thành những ngôi sao em lại trở về với thực tế
Lần thứ 4 quẹt diêm có gì khác so với các lần trước?
- Hình ảnh người bà đã mất hiện về
- Em bé cất tiếng nói với bà
Đó là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị của bất kì đứa trẻ nào.
Lần quẹt diêm thứ 5 có gì đặc biệt? Cảnh tượng trong lần cuối cùng này có ý nghĩa gì?
Nhận xét về NT sử dụng trong đoạn văn?
HS đọc đoạn văn cuối
Đoạn văn khắc hoạ cảnh tượng gì?
Tất cả những điều trên cho ta thấy đó là một em bé ntn? Em có cảm xúc gì trước số phận của em bé?
Qua đây em hiểu gì về XH Đan Mạch lúc bấy giờ? Và hiểu thêm điều gì về tác giả?
- XH hoàn toàn thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo
Hãy tóm tắt giá trị ND- NT chủ yếu của tác phẩm?
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Cô bé bán diêm”?
b. Những lần quẹt diêm của cô bé
 Thực tế Mộng tưởng
- Lần 1: đang rét cóng - thấy lò sưởi bằng sắt
 -> Mong ước được sưởi ấm
- Lần 2: đang đói – phòng ăn sang trọng, bàn ăn thịnh soạn -> ước được ăn 
- Lần 3: cô đơn trong đêm giao thừa – cây thông Nô-el lộng lẫy
-> ước được vui đón Giáng sinh
- Lần 4: co ro một mình- bà nội hiện về, mỉm cười với em -> mong được mãi ở cùng bà, được bà che chở, yêu thương
- Lần 5: quẹt cả bao diêm- hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời -> thoát khỏi cảnh nghèo khổ, đói rách, được sống trong tình yêu thương
-> NT: kể truyện đan xen giữa thực- ảo
c. Cái chết của cô bé bán diêm
- Em bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa: Thi thể em ngồi giữa những bao diêm,
với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười
-> Đó là cái chết đáng thương của một sô phận vô cùng bất hạnh
-> Tác giả bộc lộ thái độ thương xót, đồng cảm, bênh vực.
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung
Kể về số phận bất hạnh, về những ước mơ của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa, thể hiện qua 5 lần quẹt diêm
* Nghệ thuật
- Đan xen giữa thực và ảo
- Đối lập, tương phản
2. Luyện tập
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được những cảnh thực và ảo-> ước mơ của cô bé qua các lần quẹt diêm
 - Thấy được số phận của người nghèo, trái độ của XH, sự đồng cảm của tác giả
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học bài( phần b, c)
 - Xem trước bài: Trợ từ, thán từ
3. Rút kinh nghiệm: .
******************
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Tiết 23 : Trợ từ, thán từ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ. Tác dụng của trợ từ, thán từ 
- Rèn kỹ năng sử dụng trợ từ, thán từ 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, bảng phụ
- Học sinh: xem trước bài ở nhà 
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: Phân biệt từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Bài mới
Trong khi nói và viết, ngoài việc sử dụng những từ loại chính như: danh từ, động từ, tính từta còn sử dụng nhiều từ loại khác làm cho nội dung diễn đạt thêm sâu sắc. Một trong những từ loại đó là: trợ từ và thán từ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS đọc
Ba câu văn trên giống và khác nhau ở điểm nào?
Ngoài thông tin sự kiện còn bộc lộ thái độ của người nói
Thái độ đó được bộc lộ qua những từ nào?
Trợ từ là gì?
HS đọc
Các từ in đậm trong VD trên có tác dụng gì?
Nhận xét về cách dùng các từ này bằng cách lựa chọn câu trả lời ở bên dưới?
Các từ này đứng ở vị trí nào trong câu? 
Đầu câu
Căn cứ vào tác dụng có thể chia thán từ làm mấy loại?
- Gọi đáp
- Bộc lộ cảm xúc
Em hiểu gì về thán từ?
GV hướng dẫn học sinh làm-> gọi HS lên bảng chữa= > nhận xét
GV hướng dẫn học sinh làm-> gọi HS lên bảng chữa= > nhận xét
I. Trợ từ
1. Ví dụ
- Giống nhau: thông tin sự kiện(nó ăn hai bát cơm)
- Khác nhau:
+ Câu 1: Chỉ có thông tin sự kiện
+ Câu 2: Thêm từ “những” -> nhấn mạnh việc ăn nhiều
+ Câu 3: Thêm từ “có”- > nhấn mạnh việc ăn ít
> “những, có” đi kèm các từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá sự vật => trợ từ
2. Kết luận
Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá, sự vật, hiện tượng được nói đến trong ngữ cảnh đó.
II. Thán từ
1. Ví dụ
 - Này: gây sự chú ý của người nghe(hô ngữ)
 - A : thái độ tức giận(hoặc vui mừng)
 - Vâng: thái độ lễ phép
-> có thể tạo thành câu độc lập, có thể làm thành phần biệt lập của câu => thán từ
2. Kết luận
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp, thán từ thường đứng ở đầu câu hoặc được tách thành một câu đặc biệt
- Thán từ gồm hai loại:
+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
+ Gọi đáp
II. Luyện tập
Bài 1
a. Chính-> trợ từ, nhấn mạnh hành động của thầu hiệu trưởng
c. Ngay -> nhấn mạnh đối tượng được nói đến là mình
g. là -> tỏ ý khen
i. Những -> nhấn mạnh là đã nhắc nhiều
Bài 2
- lấy: không có một lá thư, đồng qùa, một lời nhắn gửi
- nguyên: chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao
- đến: quá vô lí
- cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường
- cứ: nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán
Bài 3
a. Này, à -> bộc lộ cảm xúc
b. ấy -> bộc lộ cảm xúc
c. Vâng -> gọi đáp
d. Chao ôi -> bộc lộ cảm xúc
e. Hỡi ơi -> bộc lộ cảm xúc
Bài 4
- Kìa: đắc ý
- Ha ha: khoái chí
- ái ái: tỏ ý van xin
- Than ôi: tiếc nuối
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được khái niệm trợ từ, thán từ
 - Biết nhận diện và sử dụng trợ từ, thán từ 
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học thuộc ghi nhớ
 - BTVN: 5,6- 72
3. Rút kinh nghiệm: .
******************
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Tiết 24 : Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong VB tự sự 
- Biết vận dụng các yếu tố này trong bài tập làm văn 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: xem trước bài ở nhà 
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Trong các văn bản tự sự ta tường thấy có sự đan xen các yêu tố miêu tả- biểu cảm. Vởy sự kết hợp đó có tác dụng gì
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS đọc
Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên?
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự?
Bỏ hết các yếu tố miêu tả, biểu cảm-> đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn gốc và cho nhận xét:
ĐV tự sự: Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. mẹ tôi lên xe. Tôi oà khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
Nếu không có các yêu tố MT-BC thì việc kể chuyện sẽ ntn?
Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ để lại yếu tố MT-BC thì đoạn sẽ ra sao?
Từ đó rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố MT-BC trong VBTS và vai trò của yếu tố kể người, kể việc trong VBTS?
Trong VB TS các yếu tố kể, tả, biểu cảm thường kết hợp với nhau ntn?
Các yếu tố MT - BC có vai trò như thế nào trong VBTS?
HS làm bài độc lập
Gợi ý:
 Yêu cầu: Kể lại giấy phýt đầu tiên khi gặp bà 
Cách làm: 
 Không gian: từ xa đến gần(vóc dáng, mái tóc, gương mặt, nụ cười)
Hành động: lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ.
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
1. Ví dụ
- Yếu tố tự sự:
+ Mẹ tôi vẫy
+ Tôi chạy theo
+ Mẹ kéo tôi lên xe
+ Tôi oà khóc, mẹ tôi khóc theo
+ Tôi ngồi bên mẹ ngả đầu vào tay mẹ.
- Yếu tố miêu tả:
+ Tôi thở...
+ Trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
+ Mẹ tôi không còm cõi, gương mặt mẹ.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại sự sung sướngsung túc
+ Tôi thấy những cảm giáclạ thường
+ Phải bé lạivô cùng
-> Các yếu tố này đan xen vào nhau một cách hài hoà
+ Nếu bỏ các yêu tố MT- BC đoạn văn sẽ khô khan, không gây xúc động cho người đọc
+ Nếu bỏ hết các yếu tố kể, đoạn văn trở nên vu vơ khó hiểu(vì không có cốt truyện)
=> các yếu tố MT- BC làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn
2. Kết luận
 - Trong VBTS thường có sự kết hợp hài hoà các yếu tố kể tả biểu cảm
 - Các yếu tố MT- BC khiến người đọc phải liên tưởng, suy nghĩ, làm choi bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động
II. Luyện tập
Bài 1
- Đoạn văn trong “Tôi đi học”
- Đoạn văn trong “Tắt đèn”
- Đoạn văn trong “Lão Hạc”
Bài 2
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được vai trò của MT BC trong VBTS
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học thuộc ghi nhớ
 - BTVN: 2(74)
3. Rút kinh nghiệm: .
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-6.doc