Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 21 - Trường THCS Quảng Đông

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 21 - Trường THCS Quảng Đông

TIẾT 1

 TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Cảm nhận đựoc tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm

2. Kĩ năng:

-Đọc-hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả và biểu cảm

-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân

3. Thái độ:

Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk

 

doc 254 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 21 - Trường THCS Quảng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Ngày soạn: 16/8/ 2011 
 Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
i. mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Cảm nhận đựoc tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm
2. Kĩ năng:
-Đọc-hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả và biểu cảm
-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
ii. chuẩn bị:
1.Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk
iii. tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs
2. Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh?
? Đặc điểm thơ, truyện?
? Xuất xứ tác phẩm “Tôi đi học”?
GV: hướng dẫn đọc cảm, những câu biểu cảm.
HS đọc thầm và chú ý ở SGK
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở dây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
? Xét về mặt thể loại VB, có thể xếp bài này vào kiểu loại VB nào? Có thể gọi đây là VB nhật dụng, VBBC được không? vì sao?
(Có thể xếp vào kiểu văn bản biểu cảm. vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.)
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nvật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên, vậy ta có thể tạm ngắt bằng những đoạn như thế nào?
G/V: Như vậy, từ những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối thu và hỡnh ảnh những em nhỏ rụt rố nỳp dưới nún mẹ lần đầu tiờn tới trường gọi cho nhõn vật “ tụi” nhớ lại mỡnh ngày ấy với những kỷ niệm trong sỏng, được tỏi hiện theo trỡnh tự thời gian. Kỷ niệm ấy đó sống dậy ào ạt trong lũng tỏc giả để thành truyện ngắn này 
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Quê: Gia Lạc, ven sông Hương (Huế). 1933 đi làm rồi vào nghề dạy học và bắt đầu sáng tác văn chương.
- Thanh Tịnh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, dài, thơ, cac dao, bút ký, giáo khoa.
- Đậm chất trữ tình, toát lên vẽ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2.Tác phẩm
- In trong “Quê mẹ” - xuất bản 1941
 3.Đọc - chú thích
 4. Thể loại 
- Thể loại :Truyện ngắn đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản. 
5. Bố cục
Truyện có 5 đoạn cụ thể:
Đ1. Từ đầu - rộn rã: Khơi nguồn nổi nhớ
Đ2. Tiếp -ngọn núi: Tâm trạng hoặc cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường
Đ3. Tiếp- các lớp: Khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn
Đ4. Tiếp - nào hết: Khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
Đ5: Khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai? - Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
- Hs đọc 4 câu đầu. 
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
?Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kĩ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- >Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ. g Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.Nó không >< nhau, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhứ lại và cảm xúc thực của tôi khi ấy.
GV:Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Khi cựng mẹ đi trờn con đường tới trường trong ngày khai giảng đầu tiờn, nhõn vật “ tụi” cú cảm nhận và tõm trạng như thế nào? 
?Tõm trạng ấy xuất phỏt do đõu? 
II. Tìm hiểu văn bản
1.Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
a. Khơi nguồn kỷ niệm: 
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè cùng mẹ đến trường.
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
b. Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên
- Con đường cảnh vật vốn rất quen nhưng lần này tự nhiờn thấy lạ đ tự cảm thấy cú sự thay đổi lớn trong lũng. 
- Cảm thấy đứng đắn, trang trọng với bộ quần ỏo dài, với mấy quyển vở mới trờn tay. 
- Cẩn thận nõng niu mấy quyển vở. Vừa lỳng tỳng, vừa muốn khẳng định mỡnh khi xin mẹ được cầm bỳt thước như cỏc bạn khỏc
ị Sự kiện quan trọng : Hụm nay tụi đi học. Đú là dấu hiệu đổi khỏc trong tỡnh cảm và nhận thức của một cậu bộ giàu cảm xỳc trong ngày đầu tới trường, tự thấy mỡnh như đó lớn lờn
3. Củng cố
-Nhớ lại những chi tiết làm em xúc động nhất trong buổi tựu trường.
4. Hướng dẫn về nhà:
-Đọc văn bản.
-Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật “ tôi” khi đến trường,khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp và khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên. 
iv. Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------
 Ngày soạn: 16/8/ 2011
 Ngày giảng:
Tiết 2 Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
Hoạt động 1: Khởi đông
1. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu một vài nét về tác giả-tác phẩm?
2. Bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV đọc đoạn văn và nêu vấn đề:
?Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kễ và tả đó?-> tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- NT: So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - ->Gợi cảm, làm nỗi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
?Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
g Tôi lúng túng vì tôi chưa bao giờ bị chú ý thế này 
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nỡ khóc khi chuẩn bị vào lớp.
-> Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn
Đọc đoạn cuối
?Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
? Hình ảnh con chin con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không? Vì sao?
-> H/ả này không chỉ đơn thuần có nghĩa thực, như một sự tình cờ mà có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng rõ ràng.
? Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì? g Kết thúc tự nhiên, bất ngờ: vừa khép lại bài văn, vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới. Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn này.
GV: Ngày nhân vật tôi lần đầu đến trường còn có người mẹ , những bậ phụ huynh khác, ông Đốc và thầy giáo trẻ.
?Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) đối với các em bé ngày đầu tiên đi học?
?Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... 
- Đoạn cuối của VB cú 2 chi tiết “ Một con chim nhỡn theo cỏnh chim”, “ nhưng tiếng phấn của thầy cụ đỏnh vần đọc
?Em hiểu 2 chi tiết này ntn?->Yờu thiờn nhiờn, yờu tuổi thơ nhưng yờu cả sự học hành để trưởng thành
? Theo dũng hồi tưởng của tỏc giả trở về dĩ vóng. Đến đõy em cú thể lý giải vỡ sao thời gian và khụng gian “Một buổi mai đầy sương thu và giú lạnh” ấy lại trở thành kỷ niệm khụng phai trong tõm trớ tỏc giả? 
ị Thời gian và khụng gian ấy gắn liền với kỷ niệm đầy ý nghĩa : Lần đầu tiờn trong đời được cắp sỏch tới trường 
II. Tìm hiểu văn bản
c. Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường
-Sân trường đặc cả người, ngôi trường to rộng, không khí trang nghiêm->tôi lo sợ vẩn vơ.
-Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, như con chim con muốn bay nhưng còn e sợ, thèm đựơc như những người học trò cũ.
-Nghe tiếng trống trường vang lên thấy chơ vơ, vụng về lúng túng, chân dềnh dàng, toàn thân run run.
d. Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Cảm thấy quả tim ngừng đập, giật mỡnh lỳng tỳng khi nghe gọi đến tờn .
- Cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ, dỳi đầu vào lũng mẹ nức nở khúc theo bạn. Thấy mỡnh bước vào thế giới khỏc và cỏch xa mẹ hơn bao giờ hết đ vừa lo sợ vừa cảm thấy sung sướng. 
e. Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
-Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với cảnh vật(tranh treo tường, bàn ghế)
-Với người bạn tí hon ngồi bên cạnh chưa gặp,nhưng ko cảm thấy xa lạ.
-Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin,nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên với bài Tôi đi học.
2. Cảm nhận về thỏi độ, cử chỉ của người lớn đối với cỏc em bộ lần đầu tiờn đi học : 
- Cỏc PHHS: Chuẩn bị chu đỏo cho con em; trõn trọng tham dự buổi lễ quan trọng này: cựng lo lắng, hồi hộp cựng con
- ễng đốc : là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo từ tốn, bao dung, nhân hậu. 
- Thấy giỏo trẻ : vui tớnh, giàu tỡnh thương. 
ị Nhà trường và gia đỡnh rất cú trỏch nhiệm với thế hệ tương lai. Ngụi trường của nhõn vật “tụi” là một ngụi trường giỏo dục ấm ỏp, là nguồn nuụi dưỡng cỏc em trưởng thành. 
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này là gỡ? (chỳ ý bố cục, phương thức biểu đạt
III. Tổng kết
1.NT
- Bố cục theo dũng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhõn vật “tụi” theo trỡnh tự thời gian. 
- Kết hợp hài hũa giữa kể –miờu tả-biểu cảm
2. ND
-Kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ,ấm áp như còn tươi mới của tuổi học trò khi nhớ về ngày đầu tiên cắp sách đi học.
-Cảm xúc chân thành tha thiết của tác giả qua đó thấy được tình cảm đối với người mẹ, với thầy cô, bạn bè của tác giả.
3. Củng cố
?Trong truyện ngắn “Tôi đi học” tác giả sử dụng bao nhiêu biện pháp NT so sánh?
g Có 12 lần Thanh Tịnh sử dụng biện pháp NT so sánh
? Tỡm và phõ ... m được học bài thơ “ khi con tu hú” một bài thơ được ông sáng tác trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt ở chốn lao tù. Vậy qua bài thơ này Tố Hữu muốn giãi bày tâm trạng gì, tình cảm gì, chúng ta đi vào tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
?Giới thiệu một vài nét về tác giả ?
Gv giới thiệu thêm trong sgv.
?Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
Gv nói thêm trong sgv
GV hướng dẫn HS đọc khổ 1 giọng vui tươi, khổ hai giọng mạnh mẽ, pha sự uất hạnh
HS đọc những từ ngữ ở phần chú thích.
?Theo em có thể chia văn bản làm mấy đoạn? ý nghĩa chính của mối đoạn? 
?Bài thơ “ khi con tu hú “ được viết theo thể thơ nào? 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Nguyễn Kim Thành(1920-2002).
Quê : Thừa Thiên-Huế
-Là nhà CM, nhà thơ lớn của dân tộc.
-Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca CM và kháng chiến.
 2. Tác phẩm
-Sáng tác (7-1939) tại nhà lao Thừa Phủ(Huế).
3. Đọc-chú thích
4.Cách thức tổ chức văn bản
-Bố cục : 2 đoạn
+6 câu đầu : khung cảnh mùa hè
+4 câu cuối : tâm trạng của người chiến sĩ CM.
-Thể thơ : lục bát
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Tìm hiểu tên bài thơ :Câu 1 sgk
Đó chỉ là 1 vế phụ của 1 câu nên chưa trọn ý.
Đặt câu : Khi con tú hú gọi bầy là khi mùa hè đến,người tù CM càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài.
-Đối với người tù,sự liên hệ với cuộc sống bên ngoài chỉ qua những âm thanh,tiếng chim ấy là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng ở bên ngoài, của trời cao tự do lồng lộng. Vì vậy tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.
Gọi hs đọc 6 câu đầu
?Âm thanh nào đã làm thức dậy khung cảnh mùa hè trong tâm hồn của người chiến sĩ ?
?Một sự sống như thế nào được gợi lên từ những âm thanh ấy?
*Tiếng chim tu hú gọi bầy là âm thanh quen thuộc chốn đồng quê báo hiệu mùa hè đang đến. Âm thanh ấy đã thức gọi trong tâm hồn người tù một khung cảnh mùa hè
?Không gian mùa hè còn nhuốm màu sắc nào? Từ màu sắc đó vẻ đẹp nào của cuộc sống được toát lên?
?Tác giả đã nhẵc đến những sản vật điển hình nào của mùa hạ?
?Một sự sống như thế nào mà ta có thể cảm nhận được qua những hình ảnh đó?
?Không gian mùa hè còn được gợi tả qua hình ảnh nào?
?Em có nhận xét gì về không gian được gợi tả ở đây?
?Qua những chi tiết trên cho thấy cảnh tượng mùa hè được hiện lên với những vẻ đẹp nào?
*Chỉ là trong tưởng tượng 
Nhưng cảnh mùa hè hiện lên thật cụ thể và sống động, đủ cả hình ảnh,âm thanh, màu sắc và cảm giác: màu vàng của lúa chiêm đang chín trên cánh đồng, của những hạt bắp phơi trên sân rực rỡ nắng hồng, tiếng ve ngân trong vườn cây râm mát, vị ngọt của trái chín, đôi cánh diều chao lượn trên bầu trời xanh cao rộng, tiếng sáo diều vi vu..Đó ko chỉ là bức tranh của thiên nhiên, của sự sống mà còn là bức tranh thân thuộc của quê hương này. chỉ từ 1 âm thanh,người tù hình dang ra cả bức tranh của mùa hè tràn trề nhựa sống ở mọi tầng bậc gần- xa, cao- thấp của ko gian.
ở trong nhà giam nhưng tg vẫn có thể nhìn thấy, ngửi, có thể nếm,có thể cảm được bằng da thịttất cả những vẻ đẹp của cs bên ngoài. Nếu ko có niềm gắn bó thiết tha với cuộc đời, ko có niềm khao khát tự do mãnh liệt, ko có 1 tâm hồn tinh tế nhạy cảm và ko có 1 trí tưởng tượng lãng mạn phong phú thì nhà thơ ko thể viết được những câu thơ tuyệt vời đến như vậy.
*Sống trong nhà giam ngột ngạt tù túng nhà thơ luôn khát khao tự do.
Hs đọc 4 câu cuối
?Khi nhà thơ viết : 
Ta nghe hè dậy bên lòng
Ta hiểu nhà thơ đã đón nhận mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn ?
->Sức mạnh của tâm hồn
?Từ đó ta có thể hình dung trạng thái tâm hồn của tác giả ?
->Nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do.
*Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do.
?Vậy khi ở trong nhà tù nhà thơ có tâm trạng ntn,được thể hiện qua chi tiết nào ?
?Nhận xét cách ngắt nhịp, dùng từ ngữ ?
Cách ngắt nhịp bất thường : 6/2(câu 8), 3/3(câu 9)
Từ ngữ mạnh : đập tan phòng, chết uất
Những từ ngữ cảm thán : ôi, thôi, làm sao.
?Qua đó ta thấy người tù CM có tâm trạng gì ?
Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ,uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến,ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua,lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
Người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức,vui tươi bên ngoài chỉ là tưởng tượng,bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Còn hiện tại kẻ thù đang giày xéo quê hương
?Tâm trạng đó thể hiện khát khao gì ?
->khát khao muốn thoát khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.
Nhưng thực chất ko gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một ko gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn. Cho nên khổ thơ là sự bừng tỉnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến ko gian tự do, tự tại thật sự.
*Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho CM.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khung cảnh mùa hè
-Âm thanh : +tiếng tu hú gọi bầy
+Tiếng ve ngân
-> gợi cuộc sống rộn rã, tưng bừng.
-Màu sắc : vàng, hồng, xanh
(bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh .....)
-> cuộc sống tươi thắm, rực rỡ, thanh bình.
-Những sản vật: 
lúa chiêm đang chín
 trái cây ngọt dần
bắp rây vàng hạt
-> sự sống đang sinh sôi, nãy nở, đầy đặn, ngọt ngào.
-Không gian :
trời xanh càng rộng....từng không. 
->phóng túng, tự do, khoáng đạt.
=>ảnh mùa hè rộn rã, căng đầy nhựa sống, phóng khoáng tự do.
2. Tâm trạng người tù cách mạng
-Muốn đạp tan phòng
-Ngột làm sao, chết uất thôi
NT : Ngắt nhịp bất thường
Từ ngữ mạnh, thán từ
=>Đau khổ, uất ức, ngột ngạt
Hoạt động 4: Tổng kết
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
NT :
-Tả cảnh, tả tình
Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại.
ND :
Ghi nhớ : sgk
3. Củng cố
Trong bài thơ, tiếng tu hú được nhắc đến mấy lần? Chỉ ra sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú?
TL:
Lần 1:ở câu đầu: gợi ra cảnh mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, khơi thức khát vọng tự do.
Lần 2: ở câu cuối: tiếng chim khiến nhà thơ thấy bực bội ,đau khổ, day dứt.
Nhưng cả hai lần tiếng chim đều vang lên như tiếng gọi của tự do.
4. Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Nắm ND, NT văn bản
-Soạn bài: Câu nghi vấn(tiếp theo)
+Tìm hiểu những chức năng khác của câu nghi vấn
iv. Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ------------------------------------------------
 Ngày soạn: 11/1/2012
Tiết 80 câu nghi vấn (tiếp)
i. mục tiêu
-Hiểu rõ câu nghi vấn ko chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc.
1. Kiến thức: Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:Giáo dục HS
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
ii. chuẩn bị
1. Giáo viên: Nghiên cứu sgk, stk, soạn bài
2. Học sinh: Soạn bài
iii. tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ
Câu nghi vấn là gì? chức năng chính của câu nghi vấn? Lấy ví dụ?
2. Bài mới: Ngoài chức năng chính dùng để hỏi thì câu nghi vấn còn có một số chức năng khác. vậy những chức năng khác của câu nghi vấn là gì? chúng ta cùng đi vào bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Gọi hs đọc vd
?Trong những đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ?
?Các câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?
?Nhận xét về dấu kết thúc câu nghi vấn. Có phải bao giờ cũng là dấu ? không ?
->ko phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ 2 ở câu e kết thúc bằng dấu chấm than.
?Ngoài chức năng chính thì câu nghi vấn còn có những chức năng nào nữa ?
?Ngoài kết thúc bằng dấu chấm hỏi, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng những dấu câu nào nữa ? Lấy ví dụ ?
III. Những chức năng khác
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a. Những người muôn năm cũ
Hồn ở đau bây giờ ?
->bộc lộ tình cảm, cảm xúc(sự hoài niềm, tiếc nuối)
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
->đe dọa
c. Có biết không ? 
Lính đâu ? 
Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộ vào đây như vậy ?
 Không còn phép tắc gì nữa à ?
->Tờt cả đều dùng để đe dọa.
d. Cả đoạn trích là 1 câu nghi vấn
->Khẳng định
e. Con gái tôi vẽ đây ư ?
Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy !
->Bộc lộ cảm xúc(ngạc nhiên)
3. Kết luận
Hoạt động 3: Luyện tập
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích và cho biết chúng được sử dụng để làm gì?
ậ câu d có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán(từ ôi), nhưng đó vẫn là câu nghi vấn. Tuy nhiên, dù có xếp câu này vào kiểu câu nào đi nữa thì chức năng của nó cũng thay đổi : dùng để thể hiện ý phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó ?
Những từ in đậm và dấu chấm hỏi ở cuối câu(chỉ có trong ngôn ngữ viết) thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn
?Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?
BT 1:
a). “ con người đáng kính...ư?” -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( ngạc nhiên)
b). các câu dùng để phủ định bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
c). Cầu khiến, bộc lộ tình cảm.
d). phủ định bộc lộ tình cảm, cảm xúc
BT 2 :
a). “ Sao cụ lo xa quá thế? –phủ định
“ Tội gì bây giờ...? để lại? –phủ định
“ ăn mãi...lấy gì...? - phủ định
b). “ cả đàn bò giao cho thằng bé chăn dắt làm sao”?- bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
c). “ Ai dám bảo thảo mộc...mẩu tử”?- khẳng định
d). “ Thằng bé kia, mày có việc gì”? -hỏi
“ sao lại đến khóc”?-hỏi
3. Củng cố
-Nhắc lại các chức năng khác của câu nghi vấn.
4. Hướng dẫn về nhà
-Nắm nội dung bài học
-Làm hoàn thành các bài tập
-Soạn bài: Thuyết minh về một phương pháp
+Đọc các vb và tìm hiểu cách trình bày.
iv. Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Kiểm tra giáo án đầu tuần
 TTCM
 Lê Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8tuan 121.doc